trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 325 bài
  1 - 20 / 325 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngĐại hội X và cải cách chính trị tại Việt Nam
Loạt bài: Tranh luận về chủ nghÄ©a Marx
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89 
9.3.2006
Hà Minh
Vài ý đối thoại cùng ông Đoàn Tiểu Long
 
Capitalists of the world, unite!
Tư bản thế giới… liên hiệp lại
(Khẩu hiệu vui đọc được ở sân bay Changi Singapore vài năm trước đây)



Đọc ý kiến ngắn của ông Đoàn Tiểu Long (ĐTL) thấy mấy điều bất cập như sau:


1.

Thứ nhất, ĐTL cho rằng “chế độ dân chủ không có lắm đặc trưng” như cách hiểu của Nguyễn Quang A (NQA), và “định nghĩa” chế độ dân chủ của Nguyễn Quang A “hình như thừa” một sổ điểm.

Dân chủ là khái niệm không phải định nghĩa (như toán học: 2+2 = 4) nên có nhiều cách hiểu khác nhau, và NQA muốn nói lên một cách hiểu khái niệm dân chủ, các thuộc tính ắt có của một nhà nước dân chủ. Ý của NQA là: nếu chế độ A là dân chủ thì nó sẽ có những thuộc tính như trên. Tranh luận về một khái niệm là vô nghĩa và buồn cười như "thày bói xem voi" hoặc như chính ĐTL viết: lấy hình học Lobatchesky mà chứng minh Euclide thì sao ổn.


2.

Thứ hai, theo ĐTL, “xã hội dân chủ là xã hội trong đó người dân làm chủ. Nó đối lập với xã hội quân chủ, hay độc tài, đảng trị, gia đình trị, nơi người dân không được quyền tham gia quản lý, hay cử người đại diện quản lý xã hội.”

Viết vậy thì khác nào nói củ khoai là… củ khoai, quả chuối là… quả chuối chứ không phải quả… chuồi.

Hay:

xã hội dân chủ là xã hội trong đó người dân làm chủ
xã hội quân chủ là xã hội trong đó ông vua làm chủ
xã hội độc tài là xã hội trong đó độc tài làm chủ
xã hội đảng trị là xã hội trong đó một đảng làm chủ
xã hội tiếu lâm là xã hội trong đó talaCu làm chủ.


3.

Thứ ba, ĐTL viết:

“Xã hội dân chủ vì thế:
  • không nhất thiết phải công nhận đầy đủ quyền công dân, các quyền tự do, nếu như toàn dân đồng ý như thế. Nếu quốc hội ra luật cấm báo chí, cấm tụ họp, cấm bia ôm, thì đó là vi phạm quyền tự do, chứ không phải dân chủ.
  • không nhất thiết là nhà nước pháp quyền, có nền tư pháp độc lập. Đây là đặc điểm của xã hội pháp quyền, chứ không phải của dân chủ. Nếu dùng đức trị, hay dùng các thoả thuận như kiểu hương ước mà quản lý được xã hội thì cũng tốt!
Trái lại, một chế độ phi dân chủ vẫn hoàn toàn có thể có những đặc trưng mà tôi loại ra ở trên.

Nhà nước quân chủ, độc tài vẫn có thể công nhận các quyền công dân, các quyền tự do, và trị nước bằng pháp luật. Các đấng minh quân có thể làm được điều này.”

Đoạn văn trên về lý thuyết thì có thể đúng nhưng thực tế lại sai hoàn toàn: đại khái: Ông đại lãn nằm há mồm chờ sung rụng vẫn có thể thành tỷ phú, ông Bill Gates, sáng chế, làm việc quần quật, vẫn có thể bị phá sản và đi ăn mày, Việt Nam trong vòng 10 năm có thể đứng trong G8, và có thu nhập bình quân cao hơn Mỹ. Những việc này hoàn toàn có thể xẩy ra chẳng hạn: đại lãn trúng quả "độc đắc" Power Ball, Bill Gates bị điên và tặng hết tài sản cho ông Phan Văn Khải, Việt Nam tìm thấy mỏ kim cương sản lượng triệu tấn / năm…, nhưng với xác suất quá nhỏ!


4.

Thứ tư, theo ĐTL, “dân chủ không phải là thứ người dân thực sự cần. Giống như muốn có cơm ăn thì phải có gạo, nước, lửa, nhưng nếu không có những thứ đó mà vẫn có cơm ăn thì còn tốt hơn!”
 
Không có gạo nước và lửa, mà vẫn có cơm ăn: vậy ăn kiểu gì? được "kính mời" ăn tiệc, ăn vụng, ăn ké, ăn trực, hay ăn "bánh vẽ"? Dân chủ có lẽ cũng cần như gạo nước lửa, thiếu nó dĩ nhiên là… đói.

 
5.

Thứ năm, ĐTL viết: “Một chế độ có thể có những điểm này mà thiếu những điểm khác: có dân chủ nhưng thiếu pháp quyền, có pháp quyền nhưng thiếu tự do, có tự do nhưng thiếu nhân quyền (quyền có việc làm, được chăm sóc y tế, được học hành, được mời luật sư khi bị tóm… chẳng hạn) v. v…

Có thể nào một chế độ phi dân chủ sẽ có nhiều pháp quyền, quyền tự do, nhân quyền hơn một xã hội dân chủ chăng? Hỏi tức là đã trả lời.


6.

Đọc tiếp bài viết mới của ĐTL “Nhà sư…” thấy cần có thêm mấy ý kiến đối thoại với ĐTL như sau:

Khi nghĩ rằng Bill Gates bóc lột những người làm thuê của mình (lập trình viên, các kỹ sư tài ba, các chuyên viên kinh tế) để có hàng tỷ đô-la thặng dư, ĐTL đã nhầm lẫn rất… nặng. Vì sao? Vì Bill Gates thực ra đã bóc lột các… khách hàng (thượng đế) của mình chứ không phải các cộng sự của mình. Về khoản này kể cả Marx cũng nhầm chứ đừng nói chi đến ĐTL. Bill Gates cũng như đại đa số các nhà tư bản kếch sù thường là đã thành công trong việc bóc lột khách hàng của mình một cách rất “êm dịu” thông qua việc bán sản phẩm của mình với giá… trên trời. Cả thế giới, trong đó có cả “thượng đế” Việt Nam đã bị Gates bóc lột mà không biết hoặc biết mà ngậm bồ hòn làm ngọt như châu Âu, vì thiếu Microsoft Windows mọi việc sẽ đình trệ. Chẳng hạn: Gates chi 10 tỷ cho nghiên cứu, phát triển sản xuất (trong đó có cả tiền lương của nhân viên và cả tiền lương của chính Gates, vài trăm nghìn đô thôi), rồi quảng cáo, bán hàng, do tính ưu việt của sản phẩm Gates thu được 100 tỷ vậy là lời ra 90 tỷ, Gates chia cho nhân viên của mình 10 tỷ thông qua cổ tức (dividend) tức lợi nhuận cổ phần mang lại, còn Gates đút túi 80 tỷ… đã làm sao? Thực ra không phải dễ dàng như vậy, sở thuế Hoa Kỳ (Revenue State Agency) sẽ vỗ vai Gates và bảo: “Hey dude, you forget to pay tax on your income” (Anh bạn thân mến, anh đã quên trả thuế rồi nhé!”) và Gates dĩ nhiên cắn răng… nôn ra khoảng 30 tỷ cho ông Thuế (Tax man), ông này lại đem số tiền đó nộp vào ngân sách nhà nước để Tổng thống xin phép lưỡng viện chi vào chiến tranh, chạy đua vũ trang, an sinh xã hội và ty tỷ thứ mục đích hay và… dở của chính quyền. Trở lại với mấy người làm thuê cho Gates: họ nói và nghĩ gì? Nếu họ nghĩ như ĐTL (hoặc Karl Marx) họ sẽ chửi bố Gates lên và bảo: A thằng Gates, mày bóc lột ông đến tận xương tủy, mày thu 100 tỷ mà chi cho ông có những… một triệu, vậy ông đếch thèm làm việc cho mày nữa. Các bạn thử nghĩ xem Gates nói sao: Vâng thưa ông “làm thuê”, ông có hai lựa chọn: “Hoặc ông cầm 1 triệu lợi tức và tiếp tục làm việc, hoặc ông nghỉ việc kể từ ngày mai và đừng bao giờ gặp lại tôi, kể từ ngày mai, ông có toàn quyền mở hãng cạnh tranh với tôi hoặc đi làm cho hãng khác với lợi nhuận cao hơn tùy ông. Anh làm thuê cho Gates có thể nghỉ việc và đi tìm chủ mới, nhưng than ôi anh quên mất rằng những hãng khác làm ăn không thịnh đạt bằng hãng của Gates, đồng lương sẽ thấp hơn rất nhiều, ngày hôm sau lại thấy anh thập thò ở cửa gãi đầu gãi tai “I love you boss”, xin được Gates “bóc lột” để lại có một triệu nữa. Ngược lại nếu anh có ý chí, anh sẽ “học lỏm” bí quyết của Gates, mở hãng riêng cho mình và lại trở thành Gates thứ hai, thứ ba, thứ 1000, thứ một triệu, như Larry Page, Sergei Brin của Google… v.v. và v.v. Phương Tây gọi đó là cơ hội bình đẳng (equal opportunity), anh có tài, anh gặp may, anh cứ việc làm giàu một cách chân chính. Trên thực tế, có rất nhiều người giỏi nhưng chỉ thích đi làm thuê (giám đốc thuê, cố vấn tài chính thuê), chẳng thích làm tư bản (chủ) vì làm tư bản có quá nhiều rủi ro có thể đến với bạn, hôm nay bạn là tỷ phú, ngày mai thị trường “giở chứng” bạn về tay không, còn người quản lý của bạn: lúc nào cũng đều đều “cơm no bò cưỡi, tiền lương hàng tháng”; bạn chết, anh ta lại đi tìm chủ mới không mảy may lo lắng, đó là lựa chọn tự do. Ở Việt Nam, tình thế trở nên khốc liệt hơn, sinh tử hơn, nếu anh không bươn chải kiếm tiền “bằng mọi giá”, anh sẽ nghèo mạt rệp, vì đó là biểu hiện của xã hội tư bản nguyên thủy như thời của Marx, tức là tao phải bóc lột mày đến tận xương tủy. Tôi đã chứng kiến quá nhiều cảnh này ở Việt Nam.

Về phần Gates, anh ta sẽ nghĩ: còn tôi, tôi đi bóc lột thế giới, hãy tưởng tượng một tấn thóc của nông dân Việt Nam một nắng hai sương bán cho thế giới được mấy trăm đô, trong khi một con chip (vi mạch) của Intel, hay Motorola, hắn in ra hàng nghìn cái trong một giây, cũng bán với giá hàng trăm đô, có bất công không? Rất bất công, nhưng anh không thể lấy nguyên lý lật đổ của Marx để xóa bỏ cái đó, anh phải làm như Nam Hàn, LG cũng “in” ra được chip thì khi ấy Intel, Texas Instrument, AMD, Motorola mới bị cạnh tranh và chịu hạ giá,… Thế giới ngày nay cũng đã khôn và ràng buộc anh giàu bằng nhiều thứ hiệp định thương mại, thuế quan. Anh nào còn u mê (không vào WTO) còn bị bóc lột. Đó là nói như TS Lê Đăng Doanh, tôi rất thích khẩu khí của ông, vì ông hiểu được xã hội tư bản một cách thấu đáo.

Cho nên những quan niệm về bóc lột kiểu của Marx là quá lỗi thời, chỉ đúng cho xã hội tư bản trong thời kỳ sơ khai (như ở Việt Nam bây giờ). Tư bản hoang dã sẽ phải cải tiến công nghệ để đi bóc lột thế giới, chứ hòng trông vào sự bóc lột chính người làm thuê của mình như ở Việt Nam sẽ không thể đứng vững được lâu (gà què mới ăn quẩn cối xay), người lao động một khi có sự lựa chọn mới sẽ bỏ ngay những tư bản nào bóc lột dã man. Đó là quy luật của thị trường, thị trường hà cớ phải cần ông Marx nói thế này, nói thế nọ mới hoạt động được? Quy luật đã đang vận hành tại Việt Nam, ô-xin đã lên giá, công nhân đã đình công. Đáng lý ra Đảng Cộng sản phải là người đứng ra hướng dẫn công nhân đấu tranh với tư bản bóc lột dã man, bảo đảm quyền lợi tối thiểu cho họ, thì cả hai lực lượng tư bản và người làm thuê mới cùng “chung sống hòa bình” và xã hội mới phát triển, đằng này lại “gặp nhau cứ… làm ngơ” thì công nhân phải tự lo lấy.

© 2006 talawas