trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 325 bài
  1 - 20 / 325 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Xã hộiKinh tế
Loạt bài: Tranh luận về chủ nghÄ©a Marx
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89 
15.12.2006
Phạm Tuấn Anh
Về tranh luận giữa hai ông Hoàng Giang và Đoàn Tiểu Long
 
Sau khi đọc bài của ông Đoàn Tiểu Long đăng trên talawas ngày 4/12 tôi có xem lại hai bài của ông và ông Hoàng Giang đăng trước đó để xem rõ ngọn nguồn của tranh luận. Cảm nhận của tôi là đang xem hai ông thầy bói mù sờ voi. Tôi xin phép được làm ông thầy bói mù thứ ba để nói vài lời với ông Đoàn Tiểu Long. Tôi tạm thời chưa có ý kiến gì về những nhận xét của ông về hàm lượng tri thức trong hàng hóa mà chỉ xin nhận xét về những điểm trong tranh luận của ông mà tôi thấy còn chưa được đúng hay tốt.

Thứ nhất, ông Đoàn Tiểu Long có vẻ như đánh đồng kinh tế chính trị học nói chung với kinh tế chính trị học Marxist. Theo tôi hiểu, kinh tế chính trị học Marxist chỉ là một bộ phận của toàn bộ những gì người ta gọi chung là kinh tế chính trị học. Có thể định nghĩa đơn giản kinh tế chính trị học là ngành nghiên cứu các hoạt động kinh tế trong khuôn khổ chính trị, tức là các cơ cấu tổ chức xã hội loài người. Kinh tế chính trị học Marxist chỉ là một trong các cách nhìn nhận, và có lẽ chính xác nếu nói rằng nó chưa phải là cách nhìn nhận tiêu biểu hay tiêu biểu nhất, về các đối tượng nghiên cứu của kinh tế chính trị học. Cách ông Đoàn Tiểu Long sử dụng các khái niệm kinh tế chính trị học và kinh tế chính trị học Marxist như kiểu hai khái niệm này có thể tráo đổi hoán vị dễ dàng được cho nhau làm cho tranh luận của ông mất đi phần nào tính thuyết phục.

Thứ hai, ông Đoàn Tiểu Long có lẽ hơi quá tự tin trong cách ông cố tình đặt ra một ranh giới cứng giữa kinh tế học và kinh tế chính trị học. Ở mức độ của người học căn bản, kinh tế học đúng là chỉ chú trọng dạy cho người ta về những thứ như ông gọi là hời hợt như cung, cầu này kia. Nhưng càng lên cao thì kinh tế càng trở nên gắn bó với chính trị, kinh tế học càng trở nên đồng nhất với kinh tế chính trị học và cả chính trị học. Kinh tế học như một ngành học và nghiên cứu sinh ra từ nhận thức rằng không thể xem xét thấu đáo các vấn đề kinh tế mà không cùng xem xét khuôn khổ chính trị nơi các hoạt động kinh tế đó xảy ra. Đồng thời cũng không thể xem xét thấu đáo các cơ cấu xã hội (chính trị) mà không cùng xem xét cách các hoạt động kinh tế tác động thế nào đến sự phát sinh, phát triển, và tiêu vong của các cơ cấu xã hội. Nếu kinh tế xã hội học là một đồng xu thì hai mặt không thể tách rời của nó sẽ là kinh tế học và chính trị học và vì thế cách ông coi trọng cái đồng xu mà lại coi khinh những mặt không thể tách rời của nó, chứng tỏ có sự hời hợt và thiếu chặt chẽ trong lý luận của ông.

Thứ ba, ông Đoàn Tiểu Long đưa ra giải thích của ông về quan điểm của ông rằng kinh tế học (tôi tránh dùng từ kinh tế học hiện đại của ông vì nó vừa có nghĩa mà lại vừa không có nghĩa gì cả) là cái thứ đồ hời hợt vớ vẩn còn kinh tế chính trị học Marxist là siêu việt bằng những lập luận kiểu như sau:

"Theo quan điểm marxist thì môn kinh tế học đó khá hời hợt, vì nó chỉ loay hoay với các hiện tượng bề mặt: sản xuất cái gì, như thế nào, cạnh tranh ra làm sao, quản trị kinh doanh thế nào, kể cả các vấn đề có vẻ vĩ mô như tăng trưởng, lạm phát, thất nghiệp v.v... còn môn kinh tế chính trị nghiên cứu các quan hệ thực sự, ẩn giấu, bị che lấp dưới các hiện tượng bề mặt đó. Vì thế môn kinh tế học chủ yếu mang tính kỹ thuật, trong khi học thuyết kinh tế chính trị của Marx mang tính triết học."

Đang cố chứng minh cái này siêu việt hơn cái kia mà lại dùng chính quan điểm của cái đang cần được chứng minh là siêu việt hơn để chứng minh cái cũng đang cần phải được chứng minh là không siêu việt bằng là không siêu việt bằng thì tôi nghĩ học trò tiểu học nó cũng làm được. Kiểu như trò A nói với trò B: "Bố tao siêu việt hơn bố mày." Trò B hỏi lại: "Bằng chứng đâu?" Trò A bảo: "Bố tao bảo bố mày hời hợt vì chỉ loay hoay với các hiện tượng bề mặt… trong khi bố tao nghiên cứu các quan hệ thực sự, ẩn giấu, bị che lấp v.v… và vì thế bố mày chỉ là thằng kỹ thuật còn bố tao là triết gia nên bố tao siêu việt hơn bố mày."

Ông Đoàn Tiểu Long còn viết:

"Hay lấy một ví dụ khác. Kinh tế học vi mô dạy người ta các lý thuyết về cung, cầu, hành vi người tiêu dùng, quản trị doanh nghiệp sao cho giành được lợi nhuận tối đa v.v… Nếu có doanh nghiệp nào đó thua lỗ và hỏi ý kiến anh Hoàng Giang, hẳn anh sẽ đối chiếu hoạt động của doanh nghiệp với các lý thuyết, các mô hình, phương trình này, đường cong nọ, xem có chỗ nào sai không."

Ông Đoàn Tiểu Long ơi, môn học dạy cho người ta quản trị doanh nghiệp sao cho có được lợi nhuận tối đa không phải là môn kinh tế vi mô mà là các môn về kinh doanh. Kinh tế vi mô không có chỗ nào hứa hẹn với người ta là nếu cứ làm đúng như thế này thế kia thì sẽ giầu to, sẽ được làm theo năng lực hưởng theo nhu cầu cả. Những lời hứa kiểu này tôi nghĩ là nếu muốn nghe có thể học một ngành khác.

Giờ tôi cứ lịch sự và chấp nhận với ông rằng kinh tế học vi mô là môn dạy kinh doanh đạt lợi nhuận cao để có thể xem xét tiếp câu hỏi của ông:

"Bây giờ giả dụ mọi doanh nghiệp đều áp dụng chuẩn xác các lý thuyết, mô hình đó, thì liệu có còn hiện tượng thua lỗ, phá sản không? Nếu có, thì làm sao giải thích cho các ông chủ phá sản khốn khổ đây, khi rõ ràng họ làm đúng lý thuyết?"

Ý ông định hỏi là nếu kinh tế học tốt và chính xác như thế thì tại sao các ông chủ "làm đúng lý thuyết" mà vẫn bị thua lỗ phá sản và như thế có thể kết luận là kinh tế học không tốt và không chính xác, có phải vậy không ạ? Tôi không muốn làm tốn thời gian của mọi người bằng việc phân tích những thứ sai logic trong cách đặt câu hỏi của ông. Giờ tôi chỉ muốn hỏi ông lại một câu tương tự như câu ông đã hỏi:

"Bây giờ giả dụ mọi đất nước đều áp dụng chuẩn xác các lý thuyết, mô hình đó, thì liệu có còn hiện tượng chết đói, thất nghiệp, người bóc lột người, phá sản về cả kinh tế, đạo đức, và văn hóa nữa không? Nếu có, thì làm sao giải thích cho các đất nước phá sản khốn khổ đây, khi rõ ràng họ làm đúng lý thuyết?"

Bài của ông còn nhiều những thứ kỳ lạ giống như những thứ tôi đã chỉ ra ở trên. Một vài ví dụ:

1. "Cám ơn anh Hoàng Giang đã khuyên tôi cập nhật kiến thức kinh tế, tôi cũng có đọc báo chí kinh tế thường xuyên, Tây ta có cả, phần lớn nhờ vào trang web của giáo sư Trần Hữu Dũng bên Mỹ, và thú thực, không thấy có gì khó hiểu (và thú vị) lắm. Khác hẳn với khi đọc Marx, đọc mười lần mà cảm tưởng mới chỉ hiểu được 1/10 những gì Marx trình bày."

Việc ông thấy một thứ là không có gì khó hiểu hay thú vị và một thứ khác đọc mười lần mà cảm tưởng mới chỉ hiểu được 1/10 thực sự không phải là lý do thuyết phục để chứng minh một thứ là siêu việt hơn thứ kia. Cái lỗi vì tôi thấy nó thế này thế kia nên nói chung nó phải thế này thế kia là một lỗi lập luận rất khó tha thứ nhất là đối với một người tỏ ra rất tự tin là đọc nhiều sách, nghiên cứu cặn kẽ, và hiểu nhiều biết rộng như ông.

2. "Xem tình hình này thì có vẻ sẽ rất khó khăn nếu muốn giải thích cho anh Hoàng Giang hiểu rằng than đá nằm dưới đất, con cá bơi dưới sông hoàn toàn không có một chút giá trị nào, chừng nào chưa có lao động của con người tác động tới. Và nếu như ai đó bán mỏ than, thì không phải là bán giá trị than đá như anh tưởng, mà chỉ là bán cái quyền khai thác than."

Các lập luận này của ông tạo cho tôi cảm giác là ông còn chưa thực sự hiểu lý thuyết lao động là giá trị của kinh tế chính trị học Marxist hoặc nếu có hiểu thì ông vẫn còn tỏ ra lúng túng trong việc vận dụng những gì ông hiểu vào phân tích. Tôi xin phép hỏi ông vài câu:

- Cái quyền khai thác than mà ông nói ở trên bản thân nó có giá trị không? Nếu không thì tại sao không? Nếu có thì xác định nó thế nào?

- Quyền khai thác than nói ở trên kia dù có giá trị hay không thì để được trao đổi mua bán cũng phải được gán một giá cả. Giá cả này được xác định thế nào? Và quan hệ của nó với giá trị của nó là thế nào?

- Nếu có hai mỏ than giả tưởng giống nhau về mọi đặc điểm trừ trữ lượng chứng minh được một bên nhiều và một bên ít thì giá trị của hai mỏ than có khác nhau không? Giá trị của quyền khai thác hai mỏ than có khác nhau không? Và tương tự giá cả của quyền khai thác hai mỏ than này có khác nhau không?

3. "... nghĩa là ám chỉ hàm lượng tri thức chứa trong giá trị sử dụng của sản phẩm, và cho rằng sản phẩm càng hiện đại thì giá trị càng cao, thì họ đã sai lầm, vì giá trị không phụ thuộc vào giá trị sử dụng. Đây là kiến thức kinh tế chính trị sơ đẳng."

Ai nói sản phẩm càng hiện đại thì giá trị càng cao? "Hiện đại" nghĩa là gì? "Giá trị càng cao" là giá trị nào, có giống với "giá trị" trong "giá trị không phụ thuộc vào giá trị sử dụng" hay không?

© 2006 talawas