trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
Tư tưởng
  1 - 20 / 325 bài
  1 - 20 / 325 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tư tưởngTriết học
Loạt bài: Tranh luận về chủ nghÄ©a Marx
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89 
21.5.2005
Jacques Derrida
Di sản của Marx
Mộc Giai dịch
 
Lời người dịch: Tôi trích dịch đây một đoạn văn của Jacques Derrida: Spectres de Marx, Gallilée 1993, trang 34-36. talawas ngày 21.3.2005 đã đăng tải tiểu luận của Cao Tôn: “Những bóng ma của Marx”, bàn về tác phẩm của J. Derrida. Đoạn văn này chính đáng là một phụ lục cho bài tiểu luận của Cao Tôn; nó ngắn gọn nhưng đủ cho chúng ta thấy lời văn của J. Derrida (có những khi) mãnh liệt hàm súc và bay bổng. Đặc biệt nó còn bộc lộ tâm tư kín đáo trữ tình của J. Derrida khi nhìn lại di sản mà Marx đã để lại cho nền văn học chính trị của nhân loại
Thật là một lỗi lầm rằng tôi đã từng lãng quên điều hiển nhiên nhất của Bản Tuyên ngôn [1] . Trong bản này, trước hết là sự hiện diện của một bóng ma, nhân vật thứ nhất người cha, oai quyền mà không thật - chỉ là một ảo giác, chỉ là một hình bóng - nhưng áp chế hơn mọi nhân vật nào mà chúng ta bình tâm thấy đang hiển hiện sống… Đọc lại Bản Tuyên ngôn và một số tác phẩm khác của Marx, tôi tự nhủ có lẽ không một sáng tác văn học khác nào, trong truyền thống triết học, đã mang đến cho chúng ta một bài học cấp bách. Cấp bách cho đến tận bây giờ! Nếu chúng ta biết nhớ những lời của Marx và Engels [2] nói về “sự rồi sẽ cố hủ hóa”, bản chất sử lịch, của những văn bản, tác phẩm của chính mình. Không một tư tưởng gia nào đã cảnh cáo như vậy những người đọc sau này! Ai đã từng kêu gọi sự chuyển biến mai sau những luận điểm của chính mình? Không phải để thấy tầm kiến thức của ta thêm phong phú, vẫn phong phú trong hệ thống cố định, mà là đoạn tuyệt, giải thể toàn diện và tái tạo! Và nữa để sẵn sàng tiếp nhận, ở ngoài mọi thiết trình có thể có, ở ngoài mọi dự kiến của con người, những kiến thức mới, những kỹ thuật mới, và cả môi trường chính trị thời cuộc biến dạng. Phải! Không một tác phẩm văn học nào, trong truyền thống triết học, đã sáng suốt cho ta thấy trước cái hoàn vũ của môi trường chính trị, cái áp đảo bất khả cưỡng của khoa học kỹ thuật và hệ thống máy móc thông tin đại chúng đặt trên tư duy của con người, dù có độc lập suy tư cho đến đâu. Một cái nhìn thấu suốt vượt qua sức mạnh đen tối của “đường sắt và báo chí thời đại” Bản Tuyên ngôn đã phân tích một cách quá minh bạch - thật ít văn bản nào đã trình diễn được một cách sáng chói như vậy về luật học, tiến trình của luật pháp quốc tế và quốc gia dân tộc chủ nghĩa.

Sẽ mãi mãi là một lỗi lầm nếu ta không biết đọc đi và đọc lại, tham luận trên những tác phẩm của Marx – cũng có thể cùng với những văn bản của một ai khác, nhưng phải là nằm ngoài cách đọc và lối hội thảo kinh viện trường quy! Sẽ là một lỗi lầm lớn hơn bao giờ nữa, một sự thiếu trách nhiệm suy tư, triết lý và chính trị, như giờ đây bộ máy giáo điều, những cơ quan tư tưởng chính thống mệnh danh mác-xít (nhà nước, đảng ủy, chi bộ, công đoàn, những ban tuyên huấn tư tưởng…) đang đi dến chỗ diệt vong! Chúng ta không còn có cớ gì để cáo lỗi, hay dù chỉ muốn lẩn tránh trách nhiệm lý luận nhìn vào tương lai. Không có một tương lai tư tưởng nào nếu ta không trở về với Marx, suy luận những lời đã qua, toàn khối di sản của ông. Nhưng cũng có thể chúng ta chỉ cần tìm trở lại với một tinh thần nào đó của Marx, với tất cả thiên tài của ông, một bóng ma thôi trong rất nhiều, theo tôi nghĩ, những bóng ma của Marx!

Tuy nhiên bây giờ, tôi không muốn rơi vào trong những sự hài hòa hoan lạc như trở về với ký ức, nhớ lại tôi và những ai cùng chung một thế hệ đã sống tràn trề bao nhiêu cả một đời thực nghiệm chủ nghĩa mác-xít, với hình ảnh của Marx như người cha giữa màng lưới rối ren tư duy gia phả; chúng tôi đã chìm đắm vào chữ nghĩa và say mê đi tìm hiểu thế giới mà di sản của Marx đã là - cho đến ngày nay và có lẽ mãi cho mai sau - một phần tuyệt đối căn bản. Chúng ta không cần phải là một tư tưởng gia mác-xít hay một đảng viên cộng sản để thừa nhận sự thật hiển nhiên đó. Chúng ta tất cả đang sống trong một thế giới, hay có lẽ đúng hơn với một nền văn hóa có gốc rễ lộ thiên hay tàng ẩn thâm sâu ở trong di sản này.

© 2005 talawas



[1]Bản tuyên ngôn của cộng sản thế giới đệ nhất, Marx-Engels 1848
[2]Bản văn nên tham khảo ở đây theo chính J. Derrida: Bài tựa của Engels cho dịp tái bản Marx-Engels toàn tập 1888