trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
Tư tưởng
Triết học
  1 - 20 / 7412 bài
  1 - 20 / 7412 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tư tưởngTriết học
Loạt bài: Hồ sÆ¡ Nhân văn-Giai phẩm
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121 
1.6.2004
Nguyễn Đình Thi
Trần Đức Thảo, người lữ hành vất vả
 
Bốn mươi năm kể từ quyết định trở về nước cho đến lúc quay lại Paris (1952-1992) chính là quãng thời gian mà Trần Đức Thảo đã tự nguyện trải qua để "làm cho cuộc đời ăn nhập với triết học". Với tư cách là một người Marxist, ông đã góp phần căn bản trong việc cung cấp cho "vận động hiện thực" diễn ra suốt cuối thế kỉ vừa qua tại Việt Nam một biện minh triết học, một cứu cánh luận mang tầm lịch sử thế giới. Cuộc vận động này, oái oăm thay, đã chà đạp không thương xót lên số phận cá nhân và tư cách trí thức của ông. Vượt lên phạm vi của những hệ lụy chính trị, bốn mươi năm đó đồng thời cũng là hành trạng lí thuyết của triết gia Trần Đức Thảo với mục tiêu "liên hợp được những cội rễ vật chất, sinh vật, lịch sử, xã hội của con người với ý thức tự do của nó" (Trần Đạo). Hành trạng tư tưởng thuần lí này, một ngoại lệ đặc biệt trong lịch sử tư tưởng Việt Nam, về phần mình lại không in một dấu ấn đáng kể nào lên đời sống tinh thần hay tác động đến viễn cảnh của nó, khả dĩ tạo ra một lằn ranh truyền thống mới. Các tư liệu sau đây: bài phát ngôn lập trường chính thức trên tạp chí "Học Tập" năm 1958 (Khắc Thành), hồi ức của một người đồng hành trí thức có số phận may mắn hơn (Nguyễn Đình Thi), tiếng nói suy tư của một học trò cũ (Nguyễn Bản) và nhận định về sự nghiệp triết học của Trần Đức Thảo, nhìn từ mốc cuối cùng của cuộc đời ông ở Paris (Trần Đạo), là những mảng ghép đầy tương phản có thể gợi ra bức tranh toàn cảnh của một số phận và sự nghiệp đặc biệt. Bức tranh ấy, trong thời gian gần đây, có nguy cơ đã bị biến dạng bởi một số thao tác tráo trở của "vận động hiện thực" trong giai đoạn tái địa phương hoá và hậu triết học triệt để của nó.

talawas
Khoảng năm 1952, trong một dịp về khu căn cứ Việt Bắc, buổi sáng ấy, tôi tìm đến cơ quan Mặt trận Liên Việt. Lội qua dòng suối, tôi thấy dưới bóng những cây mai rừng, bên chiếc bàn tre, anh Dương Bạch Mai đang ngồi nói chuyện với một người khách lạ đeo kính trắng. Tôi vẫn nghe anh Dương Bạch Mai bị cầm tù tại Pháp, từ sau ngày kháng chiến toàn quốc. Vậy mà anh đã vuợt về đây! Tôi đến chào, anh Mai cười ha hả kéo tôi ngồi xuống, và bảo: "Đây, tôi giới thiệu hai nhà với nhau, một nhà triết học, một nhà thơ!" Người khách lạ ấy là Trần Đức Thảo, cũng mới từ Pháp về nước.

Tôi đã được biết anh Trần Đức Thảo là thạc sĩ triết học trường cao đẳng sư phạm Pa-ri, nhà trường nổi tiếng là một cái nôi đào tạo những nhà tư tưởng và những chính khách cho nước Pháp. Với học vị ấy, con đường danh vọng đã rộng mở cho anh, trong lĩnh vực dạy đại học ở nước Pháp và ở cả các nước Âu-Mỹ. Vậy mà anh đã bỏ tất cả, để về rừng núi Việt Bắc, tham gia kháng chiến. Điều đó làm cho tôi tự nhiên quý anh ngay.

Năm đó, Trần Đức Thảo trạc ba mươi lăm, ba mươi sáu tuổi, gương mặt vuông hơi bầu bĩnh có một vẻ hồn nhiên, đôi mắt cận thị sau kính nhìn như luôn hơi ngạc nhiên. Tôi hỏi anh về tồn tại luận của nhà văn Pháp Xac-tơ-rơ (J. P. Sartre), sau này ở ta hay gọi là chủ nghĩa hiện sinh. Anh Thảo kể qua cho tôi nghe cuộc tranh luận của anh với Sartre, từ cuộc tranh luận đó, anh đã viết cuốn sách Hiện tượng học và duy vật biện chứng.

Mấy năm sau, những ngày về Hà Nội, tôi được biết anh Trần Đức Thảo làm Trưởng khoa Trường đại học của ta. Tôi thầm nghĩ: như vậy phải quá.

Sau vụ báo "Nhân văn"; Trần Đức Thảo thôi giảng dạy ở trường đại học. Tôi nghe nói anh về làm chuyên viên cao cấp ở Bộ Giáo dục và cộng tác với Nhà xuất bản Sự Thật trong việc dịch và hiệu đính bản dịch những tác phẩm của Các Mác, từ nguyên bản tiếng Đức.

Những năm 60, tôi thấy anh Thảo vất vả nhiều, và anh còn gặp một nỗi buồn trong đời riêng. Mấy năm ấy, tôi có dịp làm việc với anh trong công chuyện dịch và giới thiệu văn học Việt Nam sang Pháp. Những lần gặp nhau, anh thường nói chuyện về các trường phái triết học thịnh hành ở phương Tây thời bấy giờ, anh có thái độ rất quyết liệt với chủ nghĩa cấu trúc, với các khuynh hường thổi phồng và tuyệt đối hoá những luận điểm của Phờ-rớt (Freud). Nghe anh, tôi thấy việc anh thôi giảng dạy cũng không phải chuyện gì lớn lắm, công việc chính anh cần làm là viết tác phẩm triết học.

Rồi Hà Nội bước vào những ngày tháng bom đạn ác liệt. Trần Đức Thảo vẫn lụi hụi sống một mình trong căn hộ của anh ở khu Kim Liên. Mỗi lần gặp anh, tôi thấy nhà triết học uyên bác ấy vẫn luôn như ngơ ngác trong cái việc đời. Sức khoẻ anh sút giảm, anh phàn nàn vì đau gan, vì quá thiếu sách báo tư liệu về những phát hiện khoa học mới trên thế giới. Hình như sau những lời phàn nàn ấy đang có một cái gì muốn bật ra. Và một hôm, giữa những hồi còi báo động, anh tìm tôi, đưa một tập bản thảo đánh máy bằng tiếng Pháp, hẹn sẽ gặp lại để trao đổi ý kiến.

Tôi đã đọc những trang đánh máy ấy, cũng giữa những hồi còi báo động, những tiếng máy bay rít, tiếng súng gầm rung chuyển Hà Nội không kề ngày đêm. Trần Đức Thảo viết về cử chỉ trỏ tay ở đứa bé, và nhận xét: khi đứa bé biết trỏ tay là bắt đầu tự phân biệt nó với thế giới bên ngoài. Tôi thầm nghĩ: một điều tưởng như hiển nhiên trước mắt, nhưng từ bao lâu đã vượt qua sự tranh cãi với các học thuyết muốn hạ thấp và phủ nhận phần ánh sáng trong con người. Trên con đường mà triết hoc Mác đã mở ra, anh tự suy nghĩ, quan sát, và đi tới nhũnng phát hiện riêng của anh, để tìm hiểu sự hình thành ý thức từ ở đứa bé còn chưa biết nói.

Ít lâu sau, Trần Đức Thảo lại đưa tôi đọc một bản thảo mới nữa: một công trình dày dặn, phân tích và lý giải sự hình thành của tiếng nói con người trong xã hội nguyên thủy. Tôi vui nhất là được thấy, ngay trong những ngày chiến đấu một mất một còn của đất nước, sống khó khăn thiếu thốn trăm bề, người lữ hành vất vả ấy đã tìm thấy cái hướng công việc của anh. Trên con đường không giới hạn của sự hiểu biết, anh đang bước khó nhọc và không nản. Hình như qua khu vực này khu vực khác, anh đang muốn đi tới một cái nhìn bao quát và cốt lõi về sự hình thành con người.

Rồi những công trình của Trần Đức Thảo được in trên Tạp chí Tư duy (La Pensée), một tạp chí khoa học và triết học hàng đầu ở Pháp. Sau đó, tác phẩm của anh được xuất bản ở Pa-ri, và dịch sang Đức, sang Nga. Sau ngày giải phóng miền Nam, khoảng năm 1980, tôi gặp anh ở Mát-xcơ-va, anh vừa đi làm việc với Viện Triết học Cộng hoà Dân chủ Đức về, và đang ở lại một thời gian làm việc với Viện Triết học Liên Xô. Lần này thấy anh khoẻ hơn và vui.

Khi Trần Đức Thảo vào ở Thành phố Hồ Chí Minh, tôi có đến thăm anh một buổi, trong căn phòng của anh ở khách sạn Bến Nghé. Căn phòng của nhà triết học bề bộn, trên bàn, trên giường, dưới sàn, chỉ những sách và tạp chí. Tôi mừng thầm, nay anh có điều kiện hơn, tiếp xúc với khoa học thế giới.

Rồi nghe anh sang công tác ở Pháp. Tôi nghĩ đây là dịp anh găp nhiều bạn cũ, nay đã thành những học giả danh tiếng, để trao đổi, so đo những sự nhìn nhận. Và cũng là dịp anh có điều kiện thu nhận, đánh giá những phát hiện mới trong các ngành hiểu biết về con người, để dùng cho công trình mà anh đang theo đuổi. Bỗng nghe tin anh mất ở Pa-ri, một người bạn cho tôi biết anh đang viết mấy chương đầu của tác phẩm có lẽ là kết tinh sự tìm kiếm của anh suốt bao năm.

Người lữ hành đã một mình đi xa mãi.

Tôi thầm mong có một ngày, nắm tro của anh được đem về gửi nơi đất quê hương anh hằng lặng lẽ yêu dấu không rời.

Các bài khác về/của Trần Đức Thảo trên talawas:

Trần Đức Thảo: Niên biểu, 24.4.2004
Michel Keil: Tưởng niệm Trần Đức Thảo, 24.4.2004
Đặng Phùng Quân: Đọc lại Trần Đức Thảo, 24.4.2004
Nguyễn Quyến: Triết gia Trần Đức Thảo, người chiến binh của niềm hi vọng, 26.4.2004
Nguồn: Bài đăng trong bá»™ sách Những người lao Ä‘á»™ng sáng tạo thế kỉ, tập 1, tr.418-424, Nxb Lao Động, Hà Ná»™i 2001