trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
Xã hội
Pháp luật
  1 - 20 / 28 bài
  1 - 20 / 28 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Xã hộiPháp luật
Loạt bài: Việt Nam vá»›i Công Æ°á»›c Berne
 1   2 
22.2.2005
Trần Tâm Y
Gia nhập Công ước Berne nghĩa là thế nào?
 
Ngày 26.10.2004, Việt Nam đã chính thức trở thành thành viên thứ 158 của Công ước Berne về Bảo vệ các Tác phẩm Văn học và Nghệ thuật (gọi tắt là Công ước Berne). Theo thủ tục, trước đó ba tháng, ngày 26.7.2004, nước CHXHCN Việt Nam đã đăng kí gia nhập Công ước Berne. Toàn văn bản đăng ký như sau:

Berne Notification No. 241
Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works

Accession by the Socialist Republic of Viet Nam

The Director General of the World Intellectual Property Organization (WIPO) presents his compliments to the Minister for Foreign Affairs and has the honor to notify him of the deposit by the Government of the Socialist Republic of Viet Nam, on July 26, 2004, of its instrument of accession to the Berne Convention for the Protection of Literary and Artistic Works of September 9, 1886, as revised at Paris on July 24, 1971, and amended on September 28, 1979 (Berne Convention), with the declaration that the Socialist Republic of Viet Nam avails itself of the faculties provided for in Articles II and III of the Appendix to the said Convention.

The said instrument of accession was also accompanied by a declaration according to which, pursuant to Article 33(2) of the Convention, the Socialist Republic of Viet Nam does not consider itself bound by the provisions of paragraph (1) of Article 33 thereof.

The Berne Convention will enter into force, with respect to the Socialist Republic of Viet Nam, on October 26, 2004. On that date, the Socialist Republic of Viet Nam will also become a member of the International Union for the Protection of Literary and Artistic Works ("Berne Union"), founded by the Berne Convention.

July 26, 2004
http://www.wipo.int/edocs/notdocs/en/berne/treaty_berne_241.html

Công ước Berne là một công ước quốc tế rất phức tạp. Ra đời ngày 9.9.1886, có hiệu lực từ ngày 6.12.1887, cho đến nay nó đã trải qua nhiều lần bổ sung, chỉnh lí, lần quan trọng nhất là tại Paris ngày 24.7.1971, với một Phụ Lục gồm 6 điều khoản đánh số La Mã (I-VI), trong đó có nhiều điểm thiết yếu liên quan đến trường hợp các nước được coi là những quốc gia đang phát triển như Việt Nam. Toàn văn Công ước Bern, văn bản Paris 1971, được công bố trên website của Tổ chức Sở hữu Trí tuệ Thế giới (WIPO).

Bản tiếng Anh:
http://www.wipo.int/treaties/en/ip/berne/trtdocs_wo001.html

Bản tiếng Pháp:
http://www.wipo.int/treaties/fr/ip/berne/trtdocs_wo001.html

Bản tiếng Tây Ban Nha:
http://www.wipo.int/treaties/es/ip/berne/trtdocs_wo001.html

Việc Việt Nam chậm gia nhập Công ước Berne có những nguyên nhân có thể hiểu được. Trước chúng ta một chút có Ả Rập Emirate (14.7.2004), Syria (11.6.2004), Ả Rập Saudi (11.3.2004)…, những nước thường đi sau trong các thoả thuận quốc tế, nhưng Trung Quốc đã gia nhập từ năm 1992 và Bắc Triều Tiên từ 19.2.2003. Tuy nhiên, một cường quốc văn hoá như Hoa Kì cũng chỉ mới gia nhập Công ước Berne từ năm 1989 và một nước Tây Âu như Ái Nhĩ Lan thậm chí đến ngày 02.3.2005 mới trở thành thành viên thứ 161.

Phần lớn các nước được hưởng chế độ ưu tiên dành cho các quốc gia đang phát triển đều tận dụng những quyền được quy định tỉ mỉ trong phần Phụ Lục của văn bản Paris 1971. Nhưng những quy định này được chuyển thành thực tế tại mỗi nước như thế nào lại cũng liên quan đến luật bảo vệ sở hữu trí tuệ tại các nước đó. Có thể nói rằng dù có được dịch ra tiếng Việt, người bình thường cũng khó lòng nắm hết được các chi tiết trong văn bản của Công ước Berne. Vì thế, nhiều người đã ở trong ngành xuất bản từ rất lâu và thật sự quan tâm đến hậu quả của việc gia nhập Công ước Berne đối với Việt Nam hiện nay thấy rất lúng túng. Mới đây, ông Đoàn Tử Huyến phát biểu:

“Không có văn bản hướng dẫn từ các cơ quan hữu quan như Bộ Văn hóa - Thông tin, Cục bản quyền; thậm chí để tìm văn bản chính thức của Công ước (bằng tiếng Việt) cũng rất khó. Cả các nhà báo, cả các cán bộ nhà xuất bản cũng chỉ biết hỏi nhau và chỉ biết lắc đầu. Quá trình xuất bản, làm sách là không thể dừng, nhưng nay đụng đâu cũng thấy hỏi "bản quyền đâu?", mà bản quyền đâu thì không đâu biết, xin ở đâu, bằng cách nào cũng chẳng đâu hay. Vậy thì trong thời gian ngơ ngác chờ đợi đó chắc chắn là... khoảng trống?! Mà khoảng trống thì tai hại biết chừng nào! Tình trạng và hậu quả ta có thể hình dung được. Tôi không hiểu tại sao không chuẩn bị trước cho kỹ lưỡng, vội đi đâu mà cứ đánh rụp một cái đem con bỏ chợ như vậy?”

Và ông cũng nhận ra rằng:

“Công ước có những điều khoản ưu tiên, miễn trừ đối với các nước đang phát triển mà tôi thấy còn để ngỏ.”

Đúng như vậy. Trong bản đăng ký số 241 nêu trên, Việt Nam cũng sử dụng một số quyền này, nhưng cho đến nay chẳng những toàn văn Công ước không được dịch và phổ biến rộng rãi trong các ngành hữu quan, mà thật ra cũng chẳng ai hay rằng những quyền này sẽ đem lại cho chúng ta các điểm ưu tiên và hạn chế gì.

Chỉ có thể nói một điều: Sự tắc trách, cẩu thả, nhanh nhẩu đoảng, kém năng lực tổ chức của những người có trách nhiệm trong “vụ việc Công ước Berne” này là điển hình cho cung cách làm việc của phần lớn các cơ quan nhà nước của Việt Nam. Việc chung, có chết ai đâu mà lo. Đó là chưa kể câu hỏi: Trước khi ra quyết định đăng ký gia nhập Công ước Berne, các cơ quan hữu trách có tổ chức một thảo luận sâu rộng trong các ngành và các cấp liên quan không? Hay đơn giản là cứ vào cái đã, hậu quả thế nào thì cả nước chịu chứ riêng gì ai?

Hội nhập quốc tế có những cái giá phải trả của nó. Hội nhập mà luôn thiếu thốn thông tin, kiến thức, khả năng tổ chức, tầm nhìn bao quát… thì cái giá phải trả sẽ rất đắt.

© 2005 talawas