trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 325 bài
  1 - 20 / 325 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Xã hộiGiáo dục
Loạt bài: Hồ sÆ¡ Nhân văn-Giai phẩm
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121 
26.7.2005
Nhân văn
Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ
Ý kiến của luật sư Nguyễn Mạnh Tường, Giáo sư Đại học
 
Nhân văn, tờ báo văn hoá, xã hội - cùng với tạp chí Giai phẩm làm nên cái tên của nhóm Nhân văn-Giai phẩm -, trụ sở tại 27 Hàng Khay, Hà Nội, do Phan Khôi làm Chủ nhiệm và Trần Duy làm Thư kí toà soạn, trong số ra mắt, số 1 ngày 20.9.1956, đã đăng ngay trên trang nhất bài „Chúng tôi phỏng vấn về vấn đề mở rộng tự do và dân chủ“. Người được phỏng vấn đầu tiên là luật sư Nguyễn Mạnh Tường. Loạt bài được dự định tiếp tục với bác sĩ Đặng Văn Ngữ, nhà sử học Đào Duy Anh, nhà văn Nguyễn Đình Thi v.v..., nhưng cho đến số cuối cùng được ra mắt là số 5, ngày 20.11.1956, Nhân văn chỉ có thể công bố bài phỏng vấn Đặng Văn Ngữ và Đào Duy Anh. Ngày 15.12.1956, Ủy ban hành chính Hà Nội ra thông báo đóng cửa báo Nhân văn. Số 6 không được in và phát hành. Chúng tôi xin giới thiệu loạt ba bài phỏng vấn này như những tư liệu văn học và lịch sử.
talawas
Câu hỏi:

  1. Theo ý ông, lúc này giới trí thức nói chung và giới văn nghệ nói riêng, cần phải làm những gì để góp phần thực hiện mở rộng tự do tư tưởng, tự do ngôn luận, tự do nghiên cứu và sáng tác?

  2. Theo ý ông và trên cơ sở nhu cầu phát triển của ngành ông thì chúng ta cần phải đem ra thảo luận rộng rãi những vấn đề gì?

Trả lời:
  1. Các tự do tư tưởng, ngôn luận, nghiên cứu, sáng tác, toàn là những tự do dân chủ. Qua phong trào phát động dân chủ do Đảng Lao động, Chính phủ và Mặt trận chủ trương và tổ chức, ta nhận thấy sự thực hiện dân chủ trong 2 năm vừa qua còn thiếu sót nhiều. Nguyên do ở đâu? Theo ý tôi là vì:

    1. Đảng viên Lao động và cán bộ thi hành chính sách thiếu tinh thần dân chủ. Do đó xa lìa quần chúng, và tạo ra tình trạng đối lập quần chúng với mình. Để sửa đổi, cần xây dựng quan điểm quần chúng cho đảng viên và cán bộ, và yêu cầu Trung ương Đảng và Chính phủ đảm bảo sự thi hành triệt để các tự do dân chủ.
    2. Quần chúng chưa thấm nhuần tinh thần chủ nhân ông trên đất nước, do đó chưa tranh đấu đòi thực hiện dân chủ. Để sửa chữa, ta cần xây dựng ý thức dân chủ cho quần chúng.

    Sở dĩ tinh thần dân chủ còn thiếu sót hiện thời là vì trong thời kì kháng chiến vừa qua, quyền hưởng các tự do dân chủ gặp nhiều trở ngại do cuộc chiến đấu võ trang giành độc lập tạo ra. Khi ấy, quần chúng nhận định rằng chưa phải lúc đòi hỏi các tự do dân chủ. Bây giờ ta đã chuyển sang đấu tranh chính trị trong hoà bình, nhưng có một số chưa có nhận thức rõ điều ấy và tiếp tục duy trì tác phong hạn chế dân chủ. Đó là một sai lầm nghiêm trọng. Vì trên trường quốc tế, phong trào dân chủ rất mạnh, song song với phong trào hoà bình. Vì trong nước có thực hiện được đầy đủ dân chủ ở miền Bắc thì mới có lợi cho cuộc tranh đấu thống nhất đất nước.

    Có người, để chối từ thực hiện dân chủ, nói rằng nếu ta làm như vậy, sẽ có người lạm dụng các tự do dân chủ. Nhận định như vậy không đúng. Đứng trên lập trường cách mạngh, ta phải tín nhiệm quần chúng, đặc biệt quần chúng trí thức hết sức thiết tha với các tự do dân chủ và sẵn sàng mang hết khả năng ra phục vụ nhân dân, nếu được sống trong một bầu không khí thực sự dân chủ.

  2. Đối với ngành Đại học, vấn đề chủ yếu là xây dựng một nền đại học xứng đáng với chính thể của chúng ta, với sự đòi hỏi của quần chúng trong Nam cũng như ngoài Bắc, với dư luận trên trường quốc tế. Do đó, theo ý tôi và ý các giáo sư đại học Trung Quốc, Liên Xô, Ba Lan, Lỗ, Tiệp mà tôi vừa được tiếp xúc trên trường quốc tế, thi Đại học của ta phải xây dựng trên cơ sở 2 nguyên tắc:

    1. Tác phong của cấp lãnh đạo phải thật sự dân chủ. Quyền quyết định là do cấp lãnh đạo sử dụng, nhưng nếu tranh thủ được ý kiến của quần chúng cơ sở có đủ điều kiện để nhận định tình hình và để đề đạt nguyện vọng, thì quyết nghị của cấp lãnh đạo mới có hy vọng đảm bảo được tổ chức và đưa công tác đến chỗ thành công.
    2. Lựa chọn cán bộ thì phải dựa vào tiêu chuẩn chuyên môn là chính. Dĩ nhiên cán bộ thì phải có lập trường chính trị, điều ấy không ai chối cãi. Nhưng nếu chỉ có lập trường chính trị mà thôi thì chưa đủ vì thực hiện công tác phải đủ khả năng chuyên môn. Đảm bảo được một giáo trình đại học không phải là một việc chỉ đòi hỏi ở cán bộ một hay hai năm nghiên cứu. Đặt một người vào một cương vị đại học không khó: chỉ cần một chữ ký. Nhưng người được đặt vào cương vị ấy, muốn chứng minh rằng mình xứng đáng, sẽ gặp rất nhiều trở ngại nếu mình thiếu khả năng chuyên môn. Điều động cán bộ vào đại học không thế giải quyết theo cảm tình, trái lại phải giải quyết trên nguyên tắc của nền giáo dục mới và chính sách đối với trí thức. Không thể chú trọng đến cá nhân mà phải chú trọng đến tổ chức. Dư luận của quảng đại quần chúng trong nước từ Nam chí Bắc, và trên trường quốc tế, rất sáng suốt và theo rõi tình hình Đại học của nước Việt nam Dân chủ Cộng hoà. Nếu quả thực ta quý trọng chính thể của ta, nhất định ta không để một ai có thể dị nghị về chính sách đối với trí thức nói chung, đối với đại học nói riêng.

Sẽ đăng: Ý kiến bác sĩ Đặng Văn Ngữ, nhà sử học Đào Duy Anh, nhà văn Nguyễn Đình Thi v.v…

Nguồn: Nhân văn số 1, ngày 20.9.1956, trang 1 + trang 5