Văn há»cVăn há»c Việt Nam Loạt bài: TÆ° liệu văn há»c
20.11.2004
TrÆ°á»ng Chinh
Äá» CÆ°Æ¡ng vá» Văn hóa Việt-nam (1943)
“Dạo đó, tôi giống nhÆ° là ‘Chánh văn phòng’ của Tổng Bà ThÆ°, được anh TrÆ°á»ng Chinh yêu mến, giao nhiá»u việc quan trá»ng, và việc nà o cÅ©ng hoà n thà nh tốt. ChÃnh tôi được chứng kiến từ đầu sá»± ra Ä‘á»i của bản " Äá» cÆ°Æ¡ng văn hóa" do anh TrÆ°á»ng Chinh soạn thảo. Sau đó anh TrÆ°á»ng Chinh Ä‘á» cá» tôi mang Äá» cÆ°Æ¡ng văn hóa sang phổ biến cho anh Lê Quang Äạo, lúc bấy giá» là Bà thÆ° thà nh ủy Hà Ná»™i, phụ trách văn hóa cứu quốc.
Anh Äạo bố trà cho tôi gặp các văn nghệ sÄ© trong nhóm để tôi trá»±c tiếp phổ biến bản Ä‘á» cÆ°Æ¡ng. (Cuá»™c há»p diá»…n ra và o ngà y mồng 2 Tết năm 1945, trong nhà anh Tô Hoà i. Tôi còn nhá»› đó là má»™t căn buồng tối om, có má»™t cái giÆ°á»ng bằng gá»—, có má»™t tấm ván kê là m bà n. Chúng tôi được mẹ Tô Hoà i kiếm cho mấy cái bánh chÆ°ng, chấm nÆ°á»›c mắm mà ăn vẫn rất ngon). Ở đây lần đầu tiên tôi đã gặp các nhà văn, nhà thÆ¡ mà khi còn ngồi ghế nhà trÆ°á»ng tôi rất ngưỡng má»™: Tô Hoà i, Nguyên Hồng, Nguyá»…n Huy Tưởng... Trong lúc truyá»n đạt tôi đã cố gắng là m rõ những ý tưởng lá»›n mà tôi đã tiếp thu được qua những suy nghÄ© mà anh TrÆ°á»ng Chinh trao đổi vá»›i tôi trong quá trình chuẩn bị bản Ä‘á» cÆ°Æ¡ng, đặc biệt là 3 nguyên tắc: Dân tá»™c, khoa há»c, đại chúng...â€
Äó là những lá»i ghi của ông Trần Äá»™ trong hồi kà vá» bản Äá» cÆ°Æ¡ng vá» Văn hoá Việt Nam, hòn đá tảng đầu tiên đặt ná»n móng cho ná»n văn hoá của nÆ°á»›c Việt Nam dÆ°á»›i sá»± lãnh đạo của Äảng Cá»™ng sản. Nhiá»u ngÆ°á»i đã nghe nói vá» văn bản nà y nhÆ°ng chÆ°a có dịp Ä‘á»c trá»±c tiếp. Chúng tôi xin giá»›i thiệu nhÆ° má»™t trong những tÆ° liệu then chốt của lịch sá» văn há»c Việt Nam từ giữa thế kỉ 20 đến nay.
talawas Cách đặt vấn đề
- Phạm vi vấn đề: Văn hóa bao gồm cả tư tưởng, học thuật, nghệ thuật.
- Quan hệ giữa văn hóa và kinh tế, chính trị: Nền tảng kinh tế của một xã hội và chế độ kinh tế dựng trên nền tảng ấy quyết định toàn bộ văn hóa của xã hội kia (hạ tầng cơ sở quyết định thượng tầng kiến trúc).
- Thái độ Đ. C. S. Đ. D. đối với vấn đề văn hóa:
- mặt trận văn hóa là một trong ba mặt trận (kinh tế, chính trị, văn hóa) ở đó người cộng sản phải hoạt động.
- không phải chỉ làm cách mạng chính trị mà còn phải làm cách mạng văn hóa nữa.
- đảng tiên phong phải lãnh đạo văn hóa tiên phong.
- có lãnh đạo được phong trào văn hóa, đảng mới ảnh hưởng được dư luận, việc tuyên truyền của đảng mới có hiệu quả.
Lịch sử và tính chất văn hóa Việt-nam
- Các giai đoạn trong lịch sử văn hóa Việt-nam:
- Thời kỳ Quang-Trung trở về trước:
Văn hóa Việt-nam có tính chất nửa phong kiến nửa nô lệ, phụ thuộc vào văn hóa Tầu.
- Thời kỳ từ Quang-Trung cho đến khi Đế quốc Pháp xâm chiếm:
Văn hóa phong kiến có xu hướng tiểu tư sản.
- Thời kỳ từ Pháp sang xâm chiếm đến nay:
Văn hóa nửa phong kiến, nửa tư bản và hoàn toàn có tính cách thuộc địa (chú ý phân biệt mấy giai đoạn trong thời kỳ này).
- Tính chất văn hóa Việt-nam hiện tại:
Văn hóa Việt-nam hiện nay về hình thức là thuộc địa, về nội dung là tiền tư bản.
Chiến tranh và xu trào văn hóa hiện nay: ảnh hưởng của văn hóa phát-xít làm cho tính chất phong kiến, nô dịch trong văn hóa Việt-nam mạnh lên, nhưng đồng thời chịu ảnh hưởng của văn hóa tân dân chủ, xu trào văn hóa mới của Việt-nam đang cố vượt hết mọi trở lực để nẩy nở (văn nghệ bất hợp pháp).
Nguy cơ văn hóa Việt-nam dưới ách phát-xít Nhật Pháp
- Những thủ đoạn phát-xít trói buộc văn hóa và giết chết văn hóa Việt-nam:
- Chính sách văn hóa của Pháp:
- đàn áp các nhà văn hóa cách mạng, dân chủ, chống phát-xít.
- ra tài liệu, tổ chức các cơ quan và các đoàn thể văn hóa để nhồi sọ.
- kiểm duyệt rất ngặt những tài liệu văn hóa.
- mua chuộc và hăm dọa các nhà văn hóa.
- mật thiết liên lạc với tôn giáo để truyền bá văn hóa trung cổ, văn hóa ngu dân v.v.
- tuyên truyền chủ nghĩa đầu hàng và chủ nghĩa ái quốc mùa quáng và hẹp hòi (chauvinisme).
- làm ra vẻ săn sóc đến trí dục, thể dục, đức dục cho dân.
- Chính sách văn hóa của Nhật:
- tuyên truyền chủ nghĩa Đại-đông-Á.
- gây ra một quan niệm cho người Nhật là cứu tinh của giống da vàng và văn hóa Nhật-bản chiếu dọi những tia sáng văn minh, tiến bộ cho các giống nòi Đại-đông-Á v.v.
- tìm hết cách phô trương và giới thiệu văn hóa Nhật-bản (triển lãm, diễn thuyết, đặt phòng du lịch, viện văn hóa, trao đổi du học sinh, mời nghệ sĩ Đông-dương sang thăm nước Nhật, mở báo chí tuyên truyền, tổ chức ca kịch, chiếu bóng...)
- đàn áp các nhà văn chống Nhật và mua chuộc các nhà văn có tài.
- Tiền đồ văn hóa Việt-nam; hai ức thuyết:
- nền văn hóa phát xít (văn hóa Trung cổ và nô dịch hóa) thắng thì văn hóa dân tộc Việt-nam nghèo nàn thấp kém;
- văn hóa dân tộc Việt-nam sẽ do cách mạng dân chủ giải phóng thắng lợi mà được cởi mở xiềng xích và sẽ đuổi kịp văn hóa tân dân chủ thế giới.
Hai ức thuyết, cái nào sẽ trở nên sự thực? Căn cứ vào điều kiện kinh tế, chính trị, xã hội hiện tại, cách mạng dân tộc Việt-nam nhất quyết sẽ làm cho ức thuyết thứ hai trở nên sự thực.
Vấn đề cách mạng văn hóa Việt-nam
- Quan niệm của người C. S. về vấn đề cách mạng văn hóa:
- Phải hoàn thành cách mạng văn hóa mới hoàn thành được cuộc cải tạo xã hội.
- Cách mạng văn hóa muốn hoàn thành phải do đảng C. S. Đ. D. lãnh đạo.
- Cách mạng văn hóa có thể hoàn thành khi nào cách mạng chính trị thành công (cách mạng văn hóa phải đi sau cách mạng chính trị). Những phương pháp cải cách văn hóa đề ra bây giờ chỉ là dọn đường cho cuộc cách mạng triệt để mai sau.
- Nền văn hóa mà cuộc cách mạng văn hóa Đông-dương phải thực hiện sẽ là văn hóa xã hội chủ nghĩa.
- Cách mạng văn hóa Việt-nam và cách mạng dân tộc giải phóng:
- Cách mạng văn hóa ở V.N. phải dựa vào cách mạng dân tộc giải phóng mới có điều kiện phát triển;
- Cách mạng dân tộc giải phóng V. N. chỉ có thể trong trường hợp may mắn nhất đưa văn hóa V. N. tới trình độ dân chủ và có tính chất dân tộc hoàn toàn độc lập dựng nên một nền văn hóa mới.
- Phải tiến lên thực hiện cách mạng xã hội ở Đông-dương, gây dựng một nền văn hóa xã hội ở khắp Đông-dương.
- Ba nguyên tắc vận động của cuộc vận động văn hóa mới Việt-nam trong giai đoạn này:
- Dân tộc hóa (chống mọi ảnh hưởng nô dịch và thuộc địa, khiến cho văn hóa V. N. phát triển độc lập).
- Đại chúng hóa (chống mọi chủ trương hành động làm cho văn hóa phản lại đông đảo quần chúng hoặc xa đông đảo quần chúng).
- Khoa học hóa (chống lại tất cả những cái gì làm cho văn hóa trái khoa học, phản tiến bộ).
Muốn cho ba nguyên tắc trên đây thắng, phải kịch liệt chống những xu hướng văn hóa bảo thủ, triết trung, lập dị, bi quan, thần bí, duy tâm v.v... Nhưng đồng thời cũng phải chống xu hướng văn hóa quá trớn của bọn Tờ-rốt-kít.
- Tính chất của nền văn hóa mới Việt-nam:
Văn hóa mới V. N. do đảng C. S. Đ. D. lãnh đạo chủ trương chưa phải là văn hóa xã hội chủ nghĩa hay văn hóa Xô-viết (như văn hóa Liên xô chẳng hạn).
Văn hóa mới V. N. là một thứ văn hóa có tính chất dân tộc về hình thức và tân dân chủ về nội dung. Chính vì thế nó cách mạng nhất và tiến bộ nhất ở Đ. D. trong giai đoạn này.
Nhiệm vụ cần kíp của những nhà văn hóa mác xít Đ. D. và nhất là những nhà văn hóa mác xít V. N.
- Mục đích trước mặt:
- chống lại văn hóa phát-xít phong kiến, thoái hóa, nô dịch, văn hóa ngu dân và phỉnh dân;
- phát huy văn hóa tân dân chủ Đ. D.
- Công việc phải làm:
- tranh đấu về học thuật, tư tưởng (đánh tan những quan niệm sai lầm của triết học Âu, Á có ít nhiều ảnh hưởng tai hại ở ta; triết học Khổng, Mạnh, Đê-các-tơ (Descartes), Béc-son (Bergson), Căng (Kant), Nít-sờ (Nietzsche), v.v...; làm cho thuyết duy vật biện chứng và duy vật lịch sử thắng.
- tranh đấu về tông phái văn nghệ (chống chủ nghĩa cổ điển, chủ nghĩa lãng mạn, chủ nghĩa tự nhiên, chủ nghĩa tượng trưng v.v... làm cho xu hướng tả thực xã hội chủ nghĩa thắng).
- tranh đấu về tiếng nói, chữ viết:
- thống nhất và làm giầu thêm tiếng nói;
- ấn định mẹo văn ta;
- cải cách chữ quốc ngữ, v.v...
- Cách vận động văn hóa:
- lợi dụng tất cả khả năng công khai và bán công khai để:
- tuyên truyền và xuất bản.
- tổ chức các nhà văn
- tranh đấu giành quyền lợi thực tại cho các nhà văn, nhà báo, nghệ sĩ, v.v...
- chống nạn mù chữ v.v...
- phối hợp mật thiết phương pháp bí mật và công khai, thống nhất mọi hoạt động văn hóa tiến bộ dưới quyền lãnh đạo của đảng vô sản mác-xít.
Nguồn: Tạp chà Tiên phong, cÆ¡ quan của Há»™i Văn hóa Cứu quốc VN, số 1 (10.11.1945), in lại trong SÆ°u táºp trá»n bá»™ "Tiên phong" 1945-1946, tạp chà của Há»™i văn hóa cứu quốc Việt Nam, Lại Nguyên Ân và Hữu Nhuáºn sÆ°u tầm, táºp 1 (1945). Nxb Há»™i Nhà văn, Hà Ná»™i, 1996, tr. 32-35.
|