trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
Xã hội
Kinh tế
  1 - 20 / 135 bài
  1 - 20 / 135 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Xã hộiKinh tế
25.2.2008
Tiêu Vũ Niên
Ai quan tâm chiếu cố cuộc sống của trăm họ
Dương Quốc Anh dịch
 
Những thông tin mới về năm 2008 nhiều thật, nhưng được người ta quan tâm chú ý vẫn là mấy cái tin “nước, điện, lương thực sẽ còn tăng giá”… khiến lòng người có chút khẩn trương, cảm thấy chờ đợi mình vẫn là những tin tức “tình hình thị trường không có lợi”.

Thực ra tuy hàm nghĩa của xấu và tốt trái ngược nhau, nhưng cảm thụ tốt, xấu lại do người mà có sự khác nhau. Nước mưa làm ướt quần áo, nhiều người cho rằng đó là việc xấu. Nhưng đối với những người nông dân hạn lâu gặp mưa rào thì đó lại là một việc phấn khởi đến mức họ nhẩy vào trong mưa dù toàn thân bị ướt đầm. Bởi thế, nhìn thấy kết quả mình đã dự tính thì không thể coi là việc xấu.

Nhất định sẽ có người châm biếm rằng, biết là giá cả sẽ tăng, song chẳng lẽ tăng giá lại là việc tốt ư? Đích xác, giá cả tăng lên sẽ làm cho ví tiền của chúng ta “co lại”, dường như chẳng ai muốn. Thế nhưng trong kinh tế thị trường khi gặp cảnh giá cả lên xuống chẳng lẽ lại không giống như khi đang bơi trên biển lớn gặp từng đợt từng đợt sóng một, đẩy người ta lên đỉnh sóng cao cao, sau đó là một cái xả hơi, khiến anh ta rơi xuống chân sóng; và bất kể người đi bơi nào khi đang ở trên đỉnh sóng có cảm giác tốt như thế nào, nói chung vẫn có một chân sóng đang chờ đợi họ ở dưới.

Cải cách mở cửa ba mươi năm nay, con thuyền khổng lồ kinh tế Trung Quốc đang vượt qua sóng to gió lớn, GDP bình quân đã tăng trưởng với tốc độ cao tới 10%, đã tích luỹ được đỉnh sóng của cải to lớn, bình quân đầu người GDP của Trung Quốc đã từ 100 USD đạt hơn 2000 USD. Thế nhưng nếu không tránh được những đá ngầm bãi hiểm thì con thuyền khổng lồ đó vẫn có thể mắc cạn.

Biện pháp duy nhất để phòng ngừa con thuyền khổng lồ Trung Quốc không mắc cạn là kiện toàn hệ thống thị trường hiện đại, trung thực hoá sự phản ảnh quan hệ cung cầu thị trường, phản ảnh mức độ thiếu hiếm năng lượng, phản ảnh yếu tố giá thành sản xuất làm tổn hại môi trường và cơ chế hình thành giá năng lượng. Thời kỳ đầu cải cách và mở cửa, so sánh với các nước phương Tây, kinh tế Trung Quốc rất không phát triển, giá trị trung bình một giờ lao động do công nhân mang lại vô cùng thấp, mà biểu hiện của nó là sức cạnh tranh của sản phẩm cực yếu. Lối thoát duy nhất là khống chế giá nguyên vật liệu và giá năng lượng trong quá trình sản xuất để làm cho giá cả của sản phẩm Trung Quốc tương đối thấp, nhờ đó đổi lấy một số sức cạnh tranh. Để đạt được mục đích này, chính phủ Trung Quốc không thể không dùng biện pháp hành chính, ngăn chặn không cho giá nguyên vật liệu và giá năng lượng gia tăng. Vì vậy, từ ý nghĩa đó mà nói, thành công của sự phát triển tốc độ cao của Trung Quốc là ở chỗ: trong thị trường tiêu dùng thì thi hành cạnh tranh thị trường; trong thị trường nguyên vật liệu và năng lượng vẫn duy trì can thiệp hành chính. Điều này cũng là một trong những nguyên nhân khiến Trung Quốc nhanh chóng trở thành “nhà máy của thế giới”. Thế nhưng cùng với toàn cầu hoá kinh tế, kinh tế Trung Quốc càng ngày càng kết nối với kinh tế thế giới, điều này đã làm cho sự phối hợp đã từng dường như là một sự hoàn mỹ bắt đầu xuất hiện vấn đề mới.

Lấy giá cả ra để nói, lượng mưa ở Bắc Kinh mỗi năm một ít đi, nhưng lượng tiêu dùng nước của mọi người lại mỗi năm một tăng. Còn nhớ mấy năm trước khi ở trong căn phòng tập thể, mỗi tuần lễ tôi chỉ đi nhà tắm công cộng tắm một lần. Hiện nay tôi có một căn hộ riêng, dường như ngày nào cũng có thể tắm được. Vì vậy lượng nước tôi dùng trong mấy năm đã gia tăng rất lớn. Nếu như cộng tất cả lượng nước tiêu dùng gia tăng trong cả nước từ mấy năm này lại chắc chắn sẽ được một con số làm người ta vô cùng kinh ngạc. Nếu như mọi thành viên xã hội đều nhấn mạnh quyền lợi dùng nước giá rẻ, e rằng người Trung Quốc cuối cùng sẽ vì chuyện tranh cướp “nước máy” mà đánh lẫn nhau. Cũng có thể, chúng ta sẽ yêu cầu chính phủ tiếp tục dựa vào biện pháp hành chính ngăn chặn giá nước gia tăng, thế nhưng làm như vậy chẳng khác gì dùng mệnh lệnh hành chính qui định biển lớn không được có sóng. Hậu quả của nó sẽ thấy rõ ngay.

Lại ví dụ như, giá điện gia tăng cũng là cục diện đã rõ. Giá điện tăng vì giá than tăng. Vậy thì vì sao giá than phải tăng? Nhìn những công nhân đào than bất chấp nguy hiểm sinh mạng, lao động vất cả trong môi trường cực kỳ ác liệt, mọi người chắc sẽ vô cùng căm hận bọn chủ mỏ tàn bạo, có người thậm chí còn hô lớn: “Không cần những hòn than dính máu!” Thế nhưng lối ra duy nhất để trình độ sản xuất than và trình độ an toàn của Trung Quốc có sự thay đổi thực chất là cho phép các xí nghiệp than lớn lớn, nhỏ nhỏ thu được thu nhập nhiều hơn trong thị trường tiêu dùng than to lớn. Chỉ có như vậy, sản xuất than Trung Quốc mới thoát khỏi việc sử dụng những sinh mạng giá rẻ để đổi lấy vòng tuần hoàn ác tính của sản xuất than. Nhìn từ góc độ này thì thấy, cái mà công nhân đào than cần không phải là chúng ta hô khẩu hiệu suông, mà là chúng ta tự nguyện bằng tấm lòng công bằng trả nhiều thêm chút tiền cho sự ấm áp thoải mái mùa đông.

Nói đến đây, chắc sẽ có người đưa ra một nghi vấn khác: chẳng lẽ giá cả gia tăng mà không suy tính tới sức chịu đựng của trăm họ à? Nếu chênh lệch thu nhập của trăm họ Trung Quốc không lớn, giá cả gia tăng sẽ giống như những bông hoa tuyết rơi một cách công bằng xuống người mỗi một thành viên trong xã hội. Thế nhưng sự phát triển tốc độ cao của kinh tế Trung Quốc lại không thể tránh khỏi dẫn tới sự chênh lệch giầu nghèo rõ rệt. Theo tính toán của các ngành có liên quan, năm 2000, mức lương bình quân của ngành cao nhất hơn mức lương bình quân của ngành thấp nhất là 2,63 lần, nhưng đến năm 2005 đã tăng lên 4,88 lần và đã xuất hiện xu thế ngày càng mở rộng hơn. Trên quốc tế người ta công nhận mức chênh lệch hợp lý về thu nhập giữa các ngành là khoảng 3 lần. Điều này có nghĩa là giá cả gia tăng công bằng bề ngoài đã để lộ hiệu quả cực không công bằng, những người vì những nguyên nhân nào đó mà đến hôm nay vẫn chưa thu được lợi ích nhiều hơn từ trong cải cách kinh tế lại một lần nữa chịu sức ép về sinh hoạt lớn hơn. Chỉ cần xem xét một chút, do giá vé xe điện ngầm giảm 1 NDT, mà trước cửa các ga xe điện ngầm ở Bắc Kinh người đông như kiến, và xin thử nghe xem những tin vui dồn dập của những người giầu Trung Quốc ngồi trên những chiếc ô-tô du lịch siêu hào hoa hết lần này tới lần khác không ngừng phá vỡ những thành tích mua sắm; và qua đó mới có thể hiểu được sự keo kiệt của người nghèo Trung Quốc đối với 1 NDT và sự hào phóng của những người giầu Trung Quốc đối với 1 triệu NDT.

Thế thì trăm họ làm thế nào để cuộc sống từ nay trở đi có được càng nhiều niềm vui hơn? Một mặt, cần học được chiến thuật “khai nguồn”: trăm họ phải tự cường, phải học được nhiều bản lĩnh, phải kiếm được nhiều tiền; đồng thời cũng phải học được nghệ thuật tiết kiệm: ví dụ như bớt lãng phí một chút nước, điện, dầu, gaz, suy nghĩ kỹ để làm thế nào nâng cao được tỷ lệ tận dụng, ta cũng phải cống hiến một chút trí tuệ của mình vào việc giải quyết khủng hoảng năng lượng. Mặt khác chính phủ cũng không thể tuỳ tiện vứt bỏ sự khống chế điều chỉnh vĩ mô, hướng bảo hiểm xã hội nghiêng về nhóm người thu nhập thấp.

Cuộc sống của trăm họ cần sự quan tâm chiếu cố của mọi người.


Bản tiếng Việt © 2008 talawas