trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 305 bài
  1 - 20 / 305 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Nghệ thuậtÂm nhạc
Loạt bài: Hồ sÆ¡ Nhân văn-Giai phẩm
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121 
21.7.2005
Nam Dao
Những con voi không đẻ được
Tưởng nhớ Văn Cao
 
Bài này đăng trên báo Ðất Việt năm 1986, khi anh đang nằm bệnh, đã tưởng khó qua. Anh lành bệnh, và in tập thơ Lá (nxb Tác phẩm mới, 1988), viết «Voi đã đẻ, gửi đứa con để anh nuôi». Rồi năm 95, anh cũng đã về với cát bụi. Và cát bụi mệt nhoài, trong hoàn cảnh những người làm văn hóa của thế hệ anh.
1.

Ra khỏi nhà anh Lê Ðạt, nắng Hà Nội hầm hập. Nắng đến rát mắt, nắng sáng lóa, nắng lên đỉnh ngọn tre ở nhà quê. Nắng đổ xuống làm ướt nhem nhép nhựa đường lòng phố thành thị. Cả Hà Nội ngủ trưa thì phải. Chỉ còn vài kẻ gò người đạp xe đạp. Mồ hôi ứa ra ướt đẫm nách áo, lưng áo. Dăm ba đưa trẻ ngơ ngác bước ven những căn nhà cũ, bẩn, nhưng vẫn còn chút bóng mát của những cái liếp tre, liếp nứa treo hờ hững. Hơi nóng từ mặt đường nứt nẻ, lỗ chỗ, từ những bức tường gạch xám xịt, loang lổ cứ bốc đến độ khó hít thở một cách tự nhiên.

Nắng quá, anh ơi. Lấy tờ báo mà che đầu, khéo cảm đấy. Nhanh nhanh đi anh, bà chị em bà ấy đợi. Này, rẽ trái trên phố Lương Văn Can trước mắt kia kìa. Nắng ráo, ráo cả cổ. Giá mà có một cốc nước chanh. Thật lạnh, là hết xẩy. Hết xẩy là làm sao cậu? Là hết ý của Hà Nội ta đó. À, ra thế, hay nhỉ! Thế anh có biết cái hết ý «hiện đại» của dân gian không? Mình đóng cửa đọc sách lâu rồi, chịu không biết! Thế kể nhé «...Tiền là tiên là Phật. Là sức bật của loài người. Là nụ cười của tuổi trẻ. Là sức khỏe của cụ già. Là cái đà của danh vọng. Là cái lọng của nịnh thần. Là cán cân của công lý. Tiền là... hết ý».

Thế là cùng cười. Tôi nhìn sang anh, vẫn có một cái gì thật đôn hậu trong cái con người đầy sóng gió này. Anh cũng đưa mắt nhìn lại. Nụ cười không còn cái xuề xòa của một câu chuyện vui, hình như mắt đầu hơi mếu. Chúng tôi bỗng dưng trở nên trầm ngâm. Và bước nhanh hơn. Eo ơi! Vẫn cứ nắng. Nắng bốc lửa. Nắng xém tóc. Cứ thế này, trở thành Xuân tóc đỏ tất. Nắng bốc hơi, nắng thui, nắng và ẩm, nắng làm ri rỉ mồ hôi. Nắng quá.

Chúng tôi bước vội vào căn nhà, số... phố... Ðây là một hiệu ăn sắp khai trương. Ông bà chủ là họ hàng gì đó với chủ cái gác ở Lý Quốc Sư, cái gác ăn kiểu Âu nổi tiếng. Tôi nói bâng quơ «Kiểu Âu nhưng cách Hà Nội đấy». Món ăn Âu đã biến hóa, được thêm thắt bằng cái mùi vị rất ta. Nhất định là có cả nước mắm. Anh Ðạt hóm hỉnh «Ta có cách của Ta».

Chị tôi vẫn chưa đến. Nói gẫu một lúc. Trời vẫn nóng. Bà chủ bảo con dội nước lên cái vách tường hửng nắng, kêu «Cứ như nung như nấu thế này thì ăn uống gì được». Những chiếc quạt giấy kêu phành phạch. «Không có điện hả bà? Có quạt điện bây giờ thì tốt quá!». «Cúp điện chú ạ! Chú chịu khó». Anh Ðạt cười rộng lượng, quạt đi cậu, quạt này là quạt «cải tiến». Ôi chao ơi, hai chữ «cải tiến» nó lại làm lộn ruột đến độ nóng mặt lên. Anh Ðạt nhìn tôi dò hỏi. Số là, anh ạ, một buổi tối em với Nguyễn Duy từ Thủ Ðức về Sài Gòn, thấy những đốm đỏ rơi lả tả xuống mặt xa lộ, lạ quá kêu lên, gì kia kìa, ma à? Duy nó cười «Xe than cải tiến đấy. Than hồng bò lổm ngổm trên đường là cách của ta. Ðược huy chương sáng tạo của Thành Phố mang tên Bác đấy nhé. Ðằng ấy xem có nơi nào trên thế giới có được chiếc xe này không? Thật là cực kỳ...».

Chị Băng vừa bước vào vừa kêu «Nóng quá, em nhỉ?». Khi thấy anh Ðạt, chị sửng sốt «À anh, chào anh...» rồi hỏi «Ðể xe đạp ngoài cửa có sao không bà?». Bà chủ đon đả «Dạ, khóa thì không sao! Nhưng tôi bảo cháu nó nom cho. Thời buổi này cứ sểnh ra là mất ngay...». Chị Băng ngồi xuống, tay cầm lấy cái quạt giấy tôi đưa chị. Chị có vẻ hơi sượng sùng «Có lẽ đến hai mươi năm không gặp lại anh». Anh Ðạt cười «Vâng, trên hai mươi năm, từ năm năm chín đến bây giờ...». Chị Băng cười, nét mặt có hơi đăm chiêu. Ðấy, chị tôi, một người đàn bà rất đẹp. Lại con tư sản, thứ thiệt. Chị yêu ông anh tôi, một chiến sĩ cách mạng. Ông ấy thì thật đủ thứ tài. Ðã từng lên võ đài đánh bốc. Ðã hoạt động thời Tây, nằm ở nội thành, trên cái bến cảng vào ra của miền Bắc. Ðã lên chiến khu khi cụ Hồ kêu gọi toàn quốc kháng chiến. Trêu chị, hỏi có phải chỉ vì thế mà chị lấy anh không, chị hiền hậu cười mỉm mà không đáp...

Chúng tôi gọi một số món ăn thử. Chị Băng vui vẻ «Nếu ăn được, bà chủ ạ, chúng tôi sẽ đặt cưới để khai trương hiệu cho bà đấy». Quí hóa quá, ông bà với chú đây giúp cho thì thật là quí hóa quá. Nào, xin mời. À, cái món xúp cua này ngon chị ạ. Thế có phải thật là Tây nó ăn như thế không? Em chịu. Ðấy anh, em gắp cho anh bồ câu quay này... Ăn được không? Ðược đấy, nhưng nóng. Nóng quá. Thiếu quạt bà chủ ơi. Thôi, chị cầm lấy cái quạt này đi. Ðể em lấy báo làm quạt. Hà Nội ơi, cái nóng tháng bảy sao mà ngột ngạt thế này! Này, đừng gấp tư, cứ mở ra, gấp hai rồi cầm cho chắc. Báo này mà làm quạt thì nhất rồi, quạt mát lắm. Cậu còn trẻ, quạt đi nào. Nóng này, quạt lên làm gió này... Ðó cũng là biện chứng.

Thưa chị, anh đi công tác ở Cộng hòa Dân chủ Ðức? Vâng, nhưng mà đi chơi thôi chứ có công tác công tiếc gì đâu! Lần đầu được ra nước ngoài đấy anh ạ. Nhà tôi đi cũng được hai tuần rồi. A, còn cái chuyện Quốc ca! Chẳng hiểu cho anh ấy đi, rồi về người ta có đổi không nhỉ? Tôi cũng không biết. Anh Ðạt trầm ngâm, chuyện bụng đói thì chẳng lo... Vả lại Quốc ca là của cả nhân dân, của một giai đoạn lịch sử và thuộc vào lịch sử... Cứ ra nghị quyết mà đổi được đâu. Ôi thôi, rỗi hơi anh ạ! Nghị quyết kiểu này thì mặc nghị quyết. Nhà nước có cái việc họp việc bàn việc ra nghị quyết, nhân dân có cái việc của nhân dân. Nhiều cái phải lo ngay. Cứ bữa tối bữa sáng mà lo cho đủ cũng đã chết mệt rồi... Trước hôm nhà tôi đi, tôi bàn để cho tôi đi vay vốn, ông ấy ra ngoài mua ít hàng về. Dễ gì mà xuất ngoại. Các anh «ấy» cũng đã nhận cho vay, bán xong rồi chia. Con cháu tôi nó làm cả một thư mục những cái mua được, bán được. Thế nhưng mà ông ấy gắt nhắng lên, không chịu. Ông ấy bảo đi là đi cho tất cả anh em, ai lại làm con buôn đi buôn lậu. Gàn thật... Tôi buột miệng, chẳng phải gàn đâu, chị Băng ơi, sao chị lẩm cẩm thế! Chú không biết, chị không lo thì ai lo? Cái ăn, cái uống... Chú ạ, khổ lắm! Lại sợ nữa. Chị nói, cho nên anh ấy chỉ vẽ thôi. Vẽ nghệch ngoạc cho báo Văn Nghệ. Vẽ thì khó bắt tội. Người ta có ưa gì anh ấy. Rồi quay sang anh Ðạt, chị nói như xin lỗi «Viết lách là tôi lo ngay ngáy, chỉ sợ... chuyện cũ lôi ra...». Anh Ðạt thở dài, lặng lẽ. Tôi ồn ào nói vào «Chị hay can thiệp quá, can thiệp vào đến cả tâm thức của anh ấy...». Rồi tôi nói đi nói lại, chị Băng ơi, chị đừng bắt anh ấy cũng phải sợ như chị, cứ để anh ấy tự do... Chú nói dễ lắm, nhưng còn các cháu nữa, còn cả nhà... chú ạ, khổ lắm, chú không biết hết đâu...

Tôi cứ kêu trời, trời ơi đất ơi, một người có tài như anh, thì phải để anh ấy viết văn, làm thơ, làm nhạc, vẽ... Cả trăm năm mới kết được một thứ tinh hoa, không còn làm được gì thì phí phạm biết bao nhiêu cho mai sau? Cái lỗ trũng đen ngòm trong nền văn hóa, ít hay nhiều, lớn hay bé đều là những cái ta đáng lẽ có thể lấp đầy được cả! Tại sao ta cứ phải làm tội lấy mình? Rồi tôi bắt chị Băng hứa. Chị hứa với em nhé, hãy để cho anh ấy tự do. Ðừng kìm hãm, giằng cái cọ anh đang vẽ, giữ cái bút anh đang cầm... Chị hứa đi... Chị Băng cúi xuống, ứa nước mắt. Tiếc lắm chú ơi. Anh Ðạt nhỏ nhẹ:

«Anh ấy là voi. Voi đẻ thì cần mười năm để thai nghén... Chúng tôi xin đợi.»


2.

Tháng tám năm đó, Văn Cao ở Cộng hòa Dân chủ Ðức về. Tôi đến nhà anh. Chúng tôi ôm lấy nhau. Anh vẫn râu vẫn tóc. Vẫn cái giọng nói hơi ê a, cái cười nửa xuề xòa nửa làm ra xuề xòa. Anh châm đèn, rít một điếu thuốc, mắt như đê mê trong một khắc thời gian ở giữa cái không và cái có. Chị Băng giữ tôi lại ăn cơm, kể lại chuyện cái đám cưới ngộ nghĩnh đó. Vui không? Vui lắm anh ạ! Nhất là có cụ Tuân! Thiếp cưới in ở nhà in báo Nhân Dân, đỏ chét, buộc lạt mang về. Nguyễn Duy rủ, đến ông cụ ngay. Em bảo, ông ấy «kiểu cách» chết. Không sao đâu! Thế là đến, mở lạt, cộc lốc «Thưa cụ, đám cưới «tự phát», chẳng phép tắc quái gì cả. Cụ là người đâu tiên được mời, mời ở cái nghĩa là ép buộc cụ để «nhậu» cho vui...». «À, ha ha... được, được rồi...». Anh Văn hồn nhiên «Vui thế mà mình lại vắng mặt, phí quá...». «Ta làm lại vậy, anh nhé».

Hai hôm sau, rủ rê nhau lại nhà anh Lân và chị Sâm. Nào uống thêm một bữa. Uống mừng. Còn kể chuyện bên Ðức nữa. Nào, rủ cụ Tuân. Uống rượu Tây nhé. Anh Văn ơi, chẳng biết mừng gì đây? Hay là mình uống để mừng một ngày vẫn còn sống, còn thở, còn tin rằng mình vẫn ít nhất còn chút ích lợi, dù đó chỉ là cái tình với nhau? Hay là mình uống để chôn đi những hoài bão, ao ước, quên đi cái chuyện «Ðời đi qua như một tiếng thở dài, ta chôn cả khát khao vào bụng vợ»? Nhưng cứ phải uống. Mỗi người say cho mọi người! Mọi người say cho mỗi người! Dzô, dzô đi anh, một trăm phần trăm! Dzô à? Tại sao lại dzô? Dzô là «vào cuộc».

Vào cuộc, xin mời anh một trăm phần trăm. Vào cuộc đi, con voi khổng lồ phải thai nghén mười năm. Sau Thiên Thai, sau Suối Mơ, sau Những người trên cửa biển. Sau cú đấm, nặng chì của võ sĩ Văn Cao tuổi thanh xuân. Sau Tiến quân ca, Không quân Việt Nam, Hải quân Việt Nam. Sau bức vẽ Ðặng Thái Mai u uẩn lắng đọng. Sau... rất nhiều. Nhưng đã từ một thuở xa xưa rồi, con voi phục xuống nằm im nhăn nhó.

Ốm nghén quả là khó chịu. Bụng cồn cào axít. Muốn ăn, ăn cả vôi, cả đất. Những quả nhót đỏ chua lè. Một bốc sung chát, thật chát. Ăn nữa, ăn sống cả mướp đắng. Nếu có mạt cưa, cũng ăn. Ăn xong, ta hát. Hát khản cổ. Hát những bài hát mang niềm tức tưởi của con người cổ sơ mới tìm được lửa ở họng núi lửa nhưng không biết cách mang lửa về được bản làng. Hát những bài hát thèm muốn biển rộng, thèm muốn trời cao, thèm cơn gió lồng lộng ở chốn thinh không. Hát nữa, hát mãi với tiếng đàn còn lại. Văn Cao xoài người ra như ôm lấy cây đàn để cùng đàn lắng mình vào âm hưởng một thế giới chưa có thực. Chiếc đàn piano đó, chị Sâm vẫn dùng để dạy đàn cho mấy lớp em, lớp cháu. Văn Cao ngửng đầu lên, dướn thẳng người. Những nốt nhạc nhảy nhót đến chín bậc thinh không. Văn Cao cúi xuống, những nốt nhạc chìm dần vào những vực sâu tưởng sẽ mất hút. Văn Cao gục xuống, tiếng đàn nghẹn lại tăm tích mơ hồ. Mắt anh đầy nước mắt. Bỗng Văn Cao vùng dậy, râu tóc dựng đứng. Râu tóc ấy đã bạc phơ, song cái xanh của con người trong anh, dẫu có lẫn chút bóng đen của đêm tối, thì vẫn xanh. Tối hôm ấy, khi nắm tay Văn Cao, tôi thấy ươn ướt. Thì ra Văn Cao đánh đàn thế nào mà ngón tay ứa máu.

Khi đèo xe đạp anh về nhà, tôi vòng tay ra sau quàng lấy anh. Anh chỉ mặc một cái áo mỏng. Tôi đau xót chạm vào xương vào da của anh. Cẩn thận anh Văn ơi, anh ngã xuống thì chúng tôi đau khổ lắm. Còn nhiều người yêu anh, anh ạ.

Nguồn: Ðất Việt, 1986. In lại trong Văn Cao, cuối cùng và còn lại, chủ biên Nguyá»…n Thụy Kha, Nhà xb Trẻ, 1998.