trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 227 bài
  1 - 20 / 227 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị thế giới
Loạt bài: Ngày Báo chí Việt Nam 21 tháng Sáu
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49 
15.1.2005
Nabil Khatib
Còn thiếu nhu cầu có một nền truyền thông tự do
Hồ Phạm Huy Đôn dịch
 
(Nabil Khatib, Tổng biên tập kênh tin tức Al Arabija có trụ sở ở Dubai, nói về cạnh tranh, chủ nghĩa khủng bố và dân chủ trong phỏng vấn với tờ Frankfurter Rundschau, Sebastian Engelbrecht thực hiện)

Ông Khatib, hai năm sau khi thành lập, kênh Al Arabija đã khẳng định mình một cách thành công trên thị trường. Những trở ngại lớn nhất trong quá trình xúc tiến chương trình là ở đâu?

Chúng tôi cố gắng làm việc cho tốt và tin vào công việc của mình, nhưng vẫn có nhiều sự trở ngại: trong vòng một năm chúng tôi mất đi chín cộng tác viên ở Iraq. Cả chín đều bị giết, ba bởi quân Mỹ, năm bởi những lực lượng vũ trang khác. Văn phòng chúng tôi bị chính phủ đóng cửa bốn tháng liền. Tất cả các phe tham chiến đều gây thiệt hại nặng nề cho chúng tôi, mặc dù chúng tôi không làm gì hơn ngoài công việc của mình: tạo điều kiện cho việc tự do tiếp nhận thông tin và tự do truyền bá thông tin.

Liệu những phương tiện truyền thông mở có thể có trong xã hội Ả rập không?

Vì phải tường thuật về những gì thật sự xảy ra, nên chúng tôi cũng cần những thông tấn viên làm việc tự do ở Marocco, ở Ai Cập, ở Saudi Arabia, ở Palestina, ở Libya, ở mọi nơi. Thế nhưng trở ngại chính là ở điểm này, vì hiện thực ở những nơi này không cho phép có báo chí tự do thực sự. Cả việc tự do tiếp nhận lẫn việc tự do truyền bá thông tin đều không. Chúng tôi cố gắng khuyến khích phóng viên của mình đưa thông tin trung thực, những tin tức thật sự được quần chúng quan tâm. Nhưng vì thế mà họ gặp nhiều khó khăn nghiêm trọng.

Ông có nghĩ là ông ủng hộ dân chủ ở các nước Ả rập qua công việc của mình không?

Chúng tôi có góp phần vào việc đó. Nhưng chúng tôi vẫn chưa có dân chủ. Việc gầy dựng dân chủ trong thế giới Ả rập có nhiều mức độ khác nhau. Đây là một quá trình dài lâu còn phải tranh đấu rất nhiều. Nói chung thì vẫn còn thiếu nhu cầu có một nền truyền thông tự do. Do đó chưa thể yêu cầu các phương tiện truyền thông ở đây cũng có những cái mà ở Pháp hay Đức là đương nhiên. Tôi nghĩ có thể so sánh tình hình của chúng tôi với tình hình ở Tây Âu đầu thế kỉ 20 – ít ra về phương diện điều tiết, truyền thống và các hệ thống pháp lý nhằm bảo vệ tự do báo chí.

Kênh của ông khác với kênh cạnh tranh Al Dschasira ở điểm nào?

Al Dscharia theo đuổi một đường lối dân túy. Nhiều người Ả rập đang tức giận vì không có dân chủ, vì nạn thất nghiệp, vì danh dự của họ bị tổn thương, vì những vấn đề giữa Israel và Palestina. Họ tức giận vì mọi lý do trên đời. Và họ đang thất vọng. Hoặc người ta sử dụng tâm trạng này một cách hợp lý, hoặc người ta cung cấp cho quần chúng cái mà họ muốn nghe để qua đó tăng thêm cơn giận của họ. Al Dscharia làm một chương trình như thế và lấy làm mừng về điều đó. Chúng tôi cố gắng để là một tiếng nói khác, và có lẽ đó là lý do vì sao chúng ta cần một kênh truyền hình như Al Arabija. Chúng tôi gắng sức để hợp lý hơn và tường thuật trên cơ sở thực tế chứ không theo thị hiếu của quần chúng.

Ông có phát hình những thông điệp bằng video của những kẻ được gọi là khủng bố không?

Chúng tôi tuân hành một quyết định biên tập là không phát toàn bộ một băng video nào cả, mà chỉ phát những trích đoạn có giá trị tin tức. Chẳng hạn nếu ai đó tuyên bố sẽ giết một con tin 48 tiếng sau khi cuộn băng được phát hình, thì chúng tôi sẽ không phát, vì nếu phát chúng tôi sẽ góp phần khiến thời hạn cho phút chung cuộc bắt đầu. Nhưng nếu ai đó tuyên bố: “Tôi có thể đoan chắc vối các ngài là X đã bị bắt làm con tin“, và trước cũng như sau lời tuyên bố này trên cuộn băng chỉ toàn là tuyên truyền, thì chúng tôi chỉ phát riêng đoạn có tầm quan trọng đối với quần chúng mà thôi: X đã bị bắt làm con tin. Qui định này giúp chúng tôi không trở thành địa chỉ của những nhóm như thế. Vì họ chỉ tìm người sẵn lòng để họ sử dụng và truyền bá những thông điệp của họ.

Ông có thấy khó khi đưa những chuẩn mực của báo giới phương Tây vào ban biên tập của mình không?

Khó, vì chúng tôi chỉ mới có kinh nghiệm với các phương tiện truyền thông tin tức mở liên Ả rập từ 13 năm nay thôi. Tôi bảo đảm là ở các nước Ả rập không có đủ dân chuyên nghiệp có thể đáp ứng yêu cầu của những phương tiện truyền thông liên Ả rập như thế. Lúc thành lập Al Arabija, chúng tôi phải tuyển người từ các đài truyền hình địa phương và cố gắng đào tạo họ tiếp. Kênh của chúng tôi mới tròn hai tuổi, vì thế tôi chưa muốn tuyên bố rằng chúng tôi đã thành công và đã có một tiếng nói chung. Chúng tôi còn đang trên đường trở thành một tập thể nhất quán. Nhân viên đến đây từ nhiều nền truyền thông khác nhau - từ truyền hình Ai Cập hoặc Libya, Jordan hay Marocco. Do đó có nhiều sự khác biệt không nhỏ. Cả nền tảng chính trị cũng khác nhau. Một số từng là phe đối lập hay phê bình chính phủ, một số khác đã từng làm việc cho phía chính phủ, trong một đất nước mà các giá trị dân chủ vẫn chưa có hiệu lực. Chúng tôi vẫn chưa đạt được một nhận thức chung về vai trò, quan niệm đạo đức, trách nhiệm của phương tiện truyền thông, về tầm quan trọng của sự chính xác, về sự khác nhau giữa tuyên truyền và thông tin. Chúng tôi làm việc cật lực để đạt được điều này. Nhưng không đơn giản chút nào vì nó liên quan đến các nền văn hóa và các giá trị (đạo đức). Chúng tôi làm việc ngày đêm và tranh luận về từng mẩu tin một.

Những ông chủ của kênh Al Arabija là người Saudi Arabia, họ quan tâm gì ở các phương tiện truyền thông mở và dân chủ?

Tôi nghĩ những thương nhân này quan tâm đến các xã hội cởi mở về văn hóa. Có lẽ họ nghĩ rằng, xã hội mở có lợi cho công việc làm ăn của họ và cũng có lợi về chính trị. Thông thường thì thương nhân khó lòng làm bạn với xã hội tù túng và những nền văn hóa bảo thủ. Chủ nghĩa tư bản đã mang theo một cách nhìn tự do hơn. Sự tiến triển ở các nước Ả rập không phải là cuộc cách mạng Pháp. Đúng hơn là có một số quốc gia và một số dân tộc muốn thay đổi. Theo tôi đó là động cơ chính khiến những ông chủ này đầu tư vào một kênh tin tức và chấp nhận mạo hiểm.


© 2005 talawas