trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 227 bài
  1 - 20 / 227 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị Việt Nam
Loạt bài: Ngày Báo chí Việt Nam 21 tháng Sáu
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49 
5.6.2004
Quốc Việt
vnn và talawas
 
Tôi có một dự cảm bất an mơ hồ khi đọc bài tường thuật hội nghị lí luận phê bình văn học Tp HCM, đăng lại trên talawas (31.3.2004). Trong đó có đủ thứ về quản lí phê bình văn hoá, văn học, từ đề nghị mở mặt trận đến đề nghị trung ương định hướng cho lí luận và cho các giáo sư. Thêm tiền đề cho một cái đề cương văn hoá cho thời đại công nghệ thông tin ư?

*


Có thể dự cảm của tôi là một thứ vứt đi. Ngày 18/5 vào mạng, đọc thấy một thư mời thảo luận của www.vnn.vn. Nội dung xoay quanh một quyết định nào đó của Bộ Công an, cho phép các cán bộ, chiến sĩ trong ngành của mình, nếu trong quá khứ đã lỡ gian lận giấy tờ kết quả học tập ở cấp phổ thông để lấy bằng đại học và trên đại học, thì nay được phép đi học lại phổ thông để lấp lỗ hổng bằng cấp. Tóm lại là bật đèn xanh hợp thức hoá các bằng cấp đã có được do gian lận. Làm sao có thể tin được đó là vnn?

*


Chưa kịp mừng đọc các ý kiến trong cuộc thảo luận đó thì ngày 19/5, vào trang web trên, tôi đọc ngay thấy bản tin nổi bật về ý kiến của phó thủ tướng Phạm Gia Khiêm tóm tắt kết quả hội nghị về tăng cường quản lí thông tin trên internet. Lẽ dĩ nhiên, cuộc thảo luận của vnn.vn về quyết định của Bộ Công an đã bị bóc mất, sau không đầy 24 giờ tồn tại trên mạng. Tôi hình dung ra sự dũng cảm của vnn, và cũng thầm ái ngại về hệ quả có thể có với những người làm báo. Thì ra, công khai bàn bạc trên mạng về một quyết định công khai của chính quyền là một dạng thông tin xấu cần phải quản lí chặt chẽ?

Thật vô duyên khi bàn vuốt đuôi, nhưng cái quyết định nói trên của Bộ Công An thú vị đến nỗi không thể quên đi được và tôi thấu hiểu vì sao mà vnn đã mời mọi người thảo luận về nó. Liệu có thể nói gì khác về cái quyết định đó của Bộ Công an, ngoài việc cho rằng nó dung túng, nuôi dưỡng, tạo môi trường cho tiêu cực, gian lận bằng cấp học vị; ngoài việc nó là lời biện minh hùng hồn nhất cho những vấn nạn mà ai ai cũng đổ lên đầu Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT); ngoài việc nó là một trong những luận cứ vững chắc nhất rằng giáo dục là một bài toán xã hội đa nghành mà để giải quyết thoả đáng thì đầu sợi tơ có thể lại không nằm trong tay Bộ Giáo dục? Tội nghiệp thay cho Bộ GD&ĐT: cả xã hội phá ngành giáo dục, nhưng nếu có hạn chế xấu xa gì thì cứ đổ lên đầu ông bộ trưởng bộ đó. Quốc hội đang bàn chuyện nâng cao chất lượng giáo dục, nhưng tôi đồ rằng sẽ chẳng có ai đả động gì đến cái quyết định quái dị kia của Bộ Công an cả. Lẽ nào các nghị sĩ cũng e sợ? Lẽ nào lòng dũng cảm của tất cả các nghị sĩ không bằng của một biên tập viên vô danh? Nhưng mà có lẽ chuyện ấy hỏi cũng bằng thừa.

*


1/6, đọc talawas thì được biết độc giả ở Việt Nam gặp khó khăn khi truy cập talawas. Sự cố kĩ thuật? Tường lửa?

Nếu như thảo luận một cái quyết định của nhà nước còn bị cấm thì ta-là-gì ơi, chỉ riêng câu hỏi của ngươi đã đáng là mục tiêu của một mặt trận? Tôi lại hình dung ra thế này: người ta đang nói, đề nghị trung ương bảo chúng-ta-là-gì đi, chứ ở ngoài kia họ đang hỏi nhau loạn lên đấy. Với báo chí trong nước thì chúng ta có thể bóc gỡ bài; kỉ luật, khiển trách biên tập, còn với báo chí ngoài nước thì sao? Chúng ta kỉ luật bạn đọc.

*


Rồi chúng ta sẽ tìm được cách đi vòng: trèo tường, vượt suối. Thích nghi và đi vòng là truyền thống và sở trường đắc ý nhất của chúng ta. Vượt tường cũng có cái thú riêng của nó. Đối với ông chủ bức tường, ta có được cái thú hồi hộp và sự thỏa mãn rất người: hà, cấm tôi mà được à? Còn đối với những kẻ không vượt thông thạo bằng ta, ta có cái thú về khả năng và đẳng cấp. Cũng giống như việc học thi triết học Mác-Lê bắt buộc vậy, chẳng có ai trượt tốt nghiệp đại học vì những môn đó cả. Ai cũng biết vậy. Bạn tôi bảo, muốn sống tốt ở Việt Nam thì phải lấy mỡ bôi đầu cho trơn, rồi sẽ được "Thần hành bách biến".

*


Còn tôi thì cứ hay nhớ tới câu nói của Trần Dần về cái sự nắm, hay câu mà Trương Chi của Nguyễn Huy Thiệp đã nói. Nhưng có lẽ chúng ta phải đi xa hơn thế.

© 2004 talawas