trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 208 bài
  1 - 20 / 208 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Dịch thuật
23.10.2006
Đào Trung Đạo
Tiên trách kỷ, hậu… tiếu nhân
 
Nhân đọc bài «Cộng đồng Pháp ngữ Việt Nam, lạc quan hay bi quan» của Margaret Nguyen dán trên talawas ngày 16 tháng 10, 2006, tôi xin có vài lời:

Tiên trách kỷ: Xin nhận có sai sót trong:

  • việc chuyển ngữ câu «Je suis sa trace»;
  • những lỗi (định cãi nhằng là lỗi đánh máy - do mắt kèm nhèm - nhưng sợ không qua mắt Margaret Nguyen được vì bà/cô có con mắt tinh đời tách bạch đực/cái lắm! Phải là «La derniere phrase, adieu définitif» (Lần này cố gõ dấu huyền (`) trên chữ e mà vì dùng UniKey nên lại không tài nào đánh được, xin Margaret Nguyen tha tội. Tương tự, vì cùng lý do, đã không thể đánh được dấu (`) đúng vào chữ u trong cụm «pays òu…»)
Hậu… tiếu Margaret Nguyen: xin theo trật tự bài viết của Margaret Nguyen để chỉ ra những chỗ cùng cười với nhau cho vui:


1.

Kristeva viết: «De telle sorte qu’il m’arrive parfois, en rentrant de New York, après le feu des débats autour de mon travail de représentante de la french theory, de me prendre moi-même pour une intellectuelle… française. Comme il m’arrive aussi, lorsque la xénophobie de ce vieux pays me blesse, de caresser l’idée de m’installer définitivement à l’étranger.»

Dựa theo bản dịch của Từ Huy, Margaret Nguyen đề nghị: «Đến mức mà, đôi khi, trở về từ nước Mỹ sau những cuộc tranh luận nảy lửa về công trình của tôi như người đại diện cho french theory, tôi tự xem mình là một nữ trí thức… Pháp. Tương tự, khi sự bài ngoại ở cái đất nước già nua này làm tổn thương tôi, tôi cũng đôi lần ve vuốt ý nghĩ là sẽ định cư hẳn ở nước ngoài.»

Thứ nhất, «trở về từ New York» chứ không «trở về từ nước Mỹ». Thứ hai, chữ «représentante» phải hiểu rõ là «người đại diện phái nữ» (danh từ ở giống cái). Điều này rất quan trọng, hiểu đúng sẽ chứng tỏ đã thực sự đọc và hiểu Julia Kristeva. Vì ở Mỹ, chữ «French theory» được hiểu rất chung chung, không chính xác, để chỉ một nhóm những nhà tư tưởng phần đông thuộc nam giới như Jacques Derrida, Michel Foucault, Jean-Francois Lyotard, Jacques Lacan, Roland Barthes… và Julia Kristeva. Ở đây Kristeva muốn nhấn mạnh điểm bà là một đại biểu thuộc phái nữ, là một nhà tư tưởng nữ quyền.

Đọc câu Margeret Nguyen đề nghị dịch như trên đã nêu, tôi thấy Margaret Nguyen rất lúng túng vì muốn dịch «mot-à-mot» nên câu văn tiếng Việt rất tối nghĩa. Thực ra nên chia câu nói này ra hai phần, mỗi phần khởi đầu bằng câu «il m’arrive…». Vế trên là «il m’arrive parfois…» nối thẳng với ý chính là «de me prendre moi-même pour une intellectuelle… française». Vế dưới thật rõ: «Comme il m’arrive aussi…» nối thẳng với «de caresser l’idée de m’installer définitivement à l’étranger» thì thấy rất dễ hiểu ý của Kristeva. Toàn thể câu nói nên được hiểu như sau: «Trong lúc rời New York trở về, sau khi đã dự những cuộc tranh luận nảy lửa xoay quanh công trình của tôi được coi như của một đại diện phái nữ của french theory, đến nỗi đôi khi tôi toan tự xem mình là một nữ trí thức… Pháp. Cũng vậy, cứ mỗi khi sự bài ngoại của cái xứ già nua này làm tôi bị thương tổn, là tôi lại muốn ngả theo ý tưởng sang ngoại quốc ở luôn cho rồi.» Nên nhớ Julia Kristeva không phải là người Pháp cho nên bà đã ngần ngừ, cốt cho ta hiểu, bằng cách sau danh từ «intellectuelle» đã thêm tính từ… «française». Hiểu được như vậy mới thấy giọng mỉa mai của Kristeva về sự kiện: Sang Mỹ thì bị coi là một trí thức phái nữ Pháp, còn ở Pháp thì lại bị kỳ thị vì dân Pháp lại không coi bà là người Pháp (vì Julia Kristeva gốc Bulgarie, di cư sang Pháp năm 1966).


2.

Kristeva viết: «C’est alors que René Girard, qui m’avait entendue présenter Bakhtine au séminaire de Roland Barthes, m’a invitée à partir enseigner à l’université de Baltimore.»

Dựa theo bản dịch của Từ Huy, Margaret Nguyen đề nghị: «Chính lúc đó René Girard mời tôi về giảng dạy tại đại học Baltimore, ông đã từng nghe tôi giới thiệu về Bakhtine trong xê-mi-ne của Roland Barthes.»

Dịch như vậy không sai nhưng vì Margaret Nguyen chuyển vế «m’a invitée… Baltimore» nối vào sau «C’est alors que…» rồi dịch là «Chính lúc đó René Girard đã mời tôi…» Người đọc sẽ thắc mắc: «Lúc đó» là lúc nào? Có phải sau khi René Girard nghe Julia Kristeva giảng về Bakhtine trong xê-mi-ne của Roland Barhtes hay vào một dịp khác? Cho nên theo tôi, câu này chỉ đơn giản có nghĩa là: «Cũng vì René Girard đã nghe tôi trình bày về Bakhtine trong một xê-mi-ne của Roland Barthes nên đã mời tôi đi dạy ở đại học Baltimore.»

Ngoài ra, ở đây dịch «présenter» là «giới thiệu» thì không đúng nghĩa với công việc của một giáo sư đại học là «trình bày» về một học thuyết hay một tác giả chứ không thể là «giới thiệu về » được. Chữ «giới thiệu» là chữ thường dùng trong những giao dịch thông thường như: giới thiệu một món hàng, một người khách v.v… Còn «giới thiệu về» có nghĩa là nói ngắn, nói vo, sơ lược thì với tầm cỡ của một người như Julia Kristeva (vì Kristeva đọc được Nga văn và đã đọc Bakhtine rất sớm trong lúc các học giả Pháp chưa có mấy người biết Bakhtine nên được Roland Barthes mời thuyết trình về Bakhtine trong một xê-mi-ne (ít ra dài trên một giờ) chứ không thể chỉ «giới thiệu về» như Margaret Nguyen hiểu. Hơn nữa, nếu chỉ để «giới thiệu về» học thuyết của Bakhtine thì làm sao Roland Barthes, một người không những rất khâm phục sự hiểu biết về văn học của Julia Kristeva mà còn có chỗ viết lời ca ngợi «Julia Kristeva là người phụ nữ đệ nhất trên đời» dám mời Julia Kristeva.


3.

Trong đoạn trích Linda Lê trong quyển khảo luận Tu écriras sur le bonheur trang 336 từ bài «La littérature déplacée» tôi bỏ qua không dịch câu «Une parole à rebours de la rhétorique» mà muốn nhấn mạnh đến câu sau «Une parole déplacée…». Rõ ràng như vậy mà Margaret Nguyen còn đặt câu hỏi: «Tôi không hiểu Đào Trung Đạo dịch «một tiếng nói vô xứ» từ cụm từ nào trong nguyên bản tiếng Pháp»!

Về sự trích dẫn khi viết luận văn: Margaret có biết nguyên tắc người viết khảo luận có quyền chỉ trích dẫn câu hay đoạn văn nào cần thiết để chứng minh cho luận điểm của mình, miễn là trong văn cảnh toàn đoạn không có ý nào trái nghịch với luận điểm của mình? Và để cho người đọc kiểm chứng, người viết khảo luận ghi chú nguyên bản để những ai muốn tham khảo thêm về tác giả này có thể tìm đọc dễ dàng. Vì bài «Le visiteur» không hẳn là một bài luận văn của Linda Lê mà có thể coi như một đoản văn hay tùy bút cho nên khi nghe Margaret «tản mạn» về Linda Lê, nào là: «Rõ ràng Linda Lê ở trong trạng thái mâu thuẫn…», nào là: «Chính nét mâu thuẫn đó làm nên nét độc đáo trong văn phong của Linda Lê…» rồi sẵn trớn miên man thêm: «Với cô, vô xứ vừa là định mệnh lại vừa là lựa chọn» mà không hề dẫn chứng những ý trên trích dẫn từ sách nào của Linda Lê!

Đến cái kết luận Margaret Nguyen cho rằng Đào Trung Đạo đã gượng ép trong việc ghép Linda Lê vô nhóm các nhà văn «vô xứ» thì tôi không còn hiểu Margaret Nguyen muốn nói gì nữa! Chính ở đoạn văn tản mạn trên, Margaret Nguyen vừa mới viết «Với cô, vô xứ…», vậy mà chỉ một tích tắc sau đó người khác bảo Linda Lê là nhà văn vô xứ thì lại la toáng lên là «không phải, gọi như thế là gượng ép!» Ở chỗ này tôi phải khen cách «link» bài của nhóm chủ trương talawas là đã «link» luôn những bài tôi đã cho Gió-O lên mạng, trong đó có bài dịch luận văn «Littérature déplacée» của Linda Lê. Nếu như Margaret không có quyển Tu écriras sur le bonheur của Linda Lê để đọc thì ít ra cũng nên vào «đọc những bài khác của Đào Trung Đạo» trên Gió-O thì sự tình đã không đến nỗi như vậy! Đến đây tôi thấy mình đã làm đủ bổn phận «tiên… hậu» rồi.

ADIEU DÉFINITIF!