trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
Xã hội
  1 - 20 / 171 bài
  1 - 20 / 171 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Xã hộiThể thao
19.12.2003
 
Thể thao hay phân phối huy chương?
Thùy Yên dịch
 
Bà i sau đây của tờ Neue Zürcher Zeitung (Thụy Sĩ) số ra ngà y 12.12.2003, một trong ba nhật báo tiếng Đức lớn nhất, có phần hoà i nghi giá trị thật của những thà nh tích thể thao tại SEA Games 22 vừa diễn ra ở Việt nam, đưa ra cách nhìn của một quan sát viên đứng ngoà i và không quên tự giễu cợt mình. Chúng tôi xin giới thiệu để độc giả biết thêm một cách đánh giá.
talawas
Những ngày này, tại một trong vô số quán bar rải khắp khu phố cổ Hà nội, cách Nhà Thờ Lớn xây theo kiểu tân gô-tích không đầy một quăng dao, ông Tây nào hỏi đến Cúp châu Âu môn Curling chắc sẽ gây ngỡ ngàng lắm. Cua-Linh là gì nhỉ? Tên cô hầu bàn mới tuyển phải không? Ở Việt nam không ai biết đến môn thể thao mang tên Curling, trò chơi cờ trên băng. Giữa dòng chảy vô tận của xe máy quanh Hồ Hoàn Kiếm thì Cúp châu Âu môn Curling đang diễn ra tại Courmayer, Thụy Sĩ (04.12-13.12.2003) chẳng là cái gì đáng quan tâm, đề tài số một ở đây bây giờ là một sự kiện thể thao khác: Sea Games. Cái này chẳng liên quan gì đến những môn thể thao ở biển, như một vận động viên môn Curling có thể tưởng. Đó là chữ viết tắt của South East Asia Games, đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22, sẽ bế mạc vào ngày 13.12 tại Hà Nội, một sự kiện mang tầm hoành tráng của Thế vận hội, gồm những trọng tâm khác thường đối với xứ sở này.

Chương trình Sea Games năm nay gồm 32 môn thi, từ điền kinh đến bơi, bóng đá, cờ vua, billard, bi sắt, hay đua thuyền truyền thống. Nội dung dàn ra rộng, nhưng cuối cùng thực chất là để phình số lượng các bộ huy chương lên tới mức tối đa. Nhưng huy chương lại che mờ bản thân môn thể thao mà nó phản ảnh, hay ít nhất đó là cảm tưởng của người đứng ngoài quan sát khi xem xét cách thông tin và tuyên truyền thường gặp về Sea Games. Trên trang chủ của Sea Games năm nay (www.english.seagames22.com.vn), bảng xếp hạng huy chương luôn chiếm vị trí cao nhất đập ngay vào mắt. Báo chí và tất cả các phương tiện truyền thông điện tử đều liên tục "đếm" huy chương. Truyền hình Thái Lan, ngay đầu tuần, sau khi rầm rộ ăn mừng huy chương vàng môn bóng ném chỉ đưa tóm tắt các đỉnh cao trong ngày bằng một đoạn phim rất ngắn. Đoạn phim đó chỉ cho thấy một vận động viên đấm bốc Thái nổi tiếng đang ghì cổ địch thủ Miến Điện giúi xuống. Sea Games luôn là đấu trường thể hiện sự kình địch giữa các nước láng giềng.

Trong khi nội dung thi đấu của Thế vận hội sẽ ngày càng bị thắt lại thì Sea Games dường như còn rộng đường co giãn cho các loại hình thể thao tham dự. Trong đại hội lần này, môn đua thuyền buồm bị gạt khỏi chương trình, nhưng cầu lông lại lọt vào, với đủ kiểu nội dung, từ cầu lông đơn, cầu lông đôi, cầu lông đội tuyển, đến cầu lông nam, cầu lông nữ. Thế là nhờ đó mà sinh thêm hẳn một bộ huy chương, và tất cả các huy chương vàng của bộ này đều thuộc về những vận động viên của một Liên hiệp thể thao duy nhất: Liên hiệp thể thao Việt nam. Hãy xem, trong cái bảng xếp hạng huy chương cực kì quan trọng ấy, chủ nhà đương nhiên dẫn đầu, với tổng cộng 158 huy chương vàng, sau đó mới đến Thái Lan và Indonexia. Phải là một người châu Âu, hoặc một ai không hiểu gì về các tập quán châu Á mới đi đặt vấn đề nghi vấn, xem trong chuyện này có lũng đoạn gì phi pháp hay không. Trong Sea Games lần trước tại Kuala Lumpur, Việt nam chỉ đóng một vai trò thứ yếu trong trò phân phối huy chương, kết quả là Malaysia dẫn đầu bảng xếp hạng. Và trong Sea Games trước đó nữa, năm 1995 tại Bankok thì kết quả là Thái Lan dẫn đầu. Truyền thống của đại hội thể thao Đông Nam Á là để cho nước chủ nhà được đóng vai kẻ chiến thắng. Lí do, theo những người thạo tin, thứ nhất là bởi vì nước chủ nhà dồn tất cả lực lượng chuẩn bị cho sự kiện thể thao khổng lồ này, và thứ hai vì các nước khác -không rõ tại sao- lại đạt kết quả thấp hơn thực lực. Giải thích như vậy, kèm theo một nụ cười châu Á tươi tỉnh, thế là có thể bỏ qua một vấn đề khác: đó là việc chương trình thi đấu được thiết kế tùy thuộc hoàn cảnh riêng, trong đó chủ nhà có quyền thẳng tay đưa ra những loại hình thể thao "đặc sản" của nước mình. Qua đó các vận động viên nước chủ nhà được mở đường tối ưu để đến với Asia Games, đại hội thể thao toàn châu Á, một sự kiện còn lớn hơn nhiều, và sau đó là đường đến Thế vận hội. Nhưng ban tổ chức của nước chủ nhà ắt phải hành động như vậy, cũng vì việc điều hành hoạt động thể thao tại các nước Đông Nam Á được coi là chính sách của nhà nước, thua tài trong cuộc tranh đua có thể dẫn đến hậu quả lớn là ảnh hưởng quốc thể.

Vì thế mà bảng xếp hạng huy chương trong Sea Games có vai trò trọng đại tới mức ấy. Chiến thắng là quan trọng nhất, tình hữu nghị với nước láng giềng chẳng quan trọng bằng, mà nếu cần thì có thể chăm sóc tình hữu nghị ấy trong vô số cuộc gặp gỡ và nâng cốc diễn ra nhân sự kiện này cũng chưa muộn. Thực ra thế là phải. Từ góc nhìn của một người Thụy Sĩ cũng phải thấy thế là hợp lí. Trận bán kết Cúp châu Âu môn Curling sở dĩ tuyệt vời vì có Thụy Sĩ tham gia. Và vì đội Áo đã bị loại.


© 2003 talawas
Nguồn: Neue Zürcher Zeitung, 12.12.2003