trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 434 bài
  1 - 20 / 434 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Xã hộiĐồng tính luyến ái trong xã hội hiện đại
13.8.2002
Thy Vân
Bàn Tròn Talawas về Ðồng tính luyến ái trong xã hội hiện đại
Dạo này tôi hay trầm ngâm...
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20 
 
Chào các anh chị trong Bàn Tròn ÐTLA,

Anh Nguyễn Giang ở đài BBC coi bài Khai mở rồi có nhã ý để tôi đọc bài này cho mục Lá Thư Bốn Phương của BBC. Tôi nhận lời vì muốn đưa vấn đề này ra rộng rãi. Anh Nguyễn Giang đã phỏng vấn một tí về background để có lời giới thiệu. Các anh chị nào muốn nghe, có thể vào http://vietnameses.com/bbc/ và tìm ở Chương Trình Phát Thanh Cũ, ngày 20-07-2002, lúc 14:30 sẽ có. (Cần có WinAmp thì nghe được).
Dạo này tôi hay trầm ngâm về những câu hỏi của anh Nguyễn Anh Cơ đưa ra và tin rằng theo như Zen thì những câu hỏi có nhiều lực hơn là câu trả lời. Chẳng hạn như theo công án (koan) "Tiếng vỗ của một bàn tay" (What is the sound of one hand clapping?) thì câu trả lời tùy thuộc vào mỗi người. Rồi cuối cùng sẽ đi đến một trạng thái bừng tỉnh khi câu trả lời thốc mạnh đến mình.
Tôi sẽ còn trầm ngâm mãi nếu không có chị Tre Xanh gọi tên. Những câu hỏi của anh Nguyễn Anh Cơ, theo anh ấy nói chỉ là vụn vặt mà làm tôi ngẫm nghĩ hoài thế này, nói chi đến cái bài viết to tát của anh Trần Thiện Huy. Nhân đây tôi xin cám ơn anh Huy đã biên khảo một bài quá chằng chịt về một thế giới nhiều phức tạp, và tôi cũng mong anh sẽ có thì giờ viết thêm về đề tài tâm lý và thẩm mỹ ÐTLA mà anh có hứa. Ðọc bài của anh Huy tôi tự hỏi có thể nào phải đợi đến 50 năm hoặc hơn nữa mới được thành tựu sự đạp đổ những ý thức hệ cũ để xây dưng cái gì mới mẻ và phù hợp với thế kỷ này hơn? Phương pháp của tôi lại thiên về cá nhân, mỗi người đồng tính nên tự mình ra mặt để hợp lực tạo ra một cái thế và cùng nhau đấu tranh. Với lối phác hoạ của anh Huy đánh từ trên cao xuống, biết đâu chúng ta lại chẳng gặp nhau giữa đàng?
Quay lại các câu hỏi của anh Anh Cơ: Câu đầu tiên về hôn nhân đồng tính thì đã có chị Tre Xanh trả lời đầy đủ, tôi không lập lại. Chỉ có cái tôi không hiểu lắm về vấn đề polygamy hoặc monogamy: tại sao anh Cơ lại nêu ra như thế? Ở tiểu bang Utah của Mỹ người ta có quyền đa thê (nhưng lại không được đa phu!) cho những người theo đạo Mormon. Cũng là đạo để dẫn dắt người ta, mà rồi tùy nơi chốn, tùy luật, có việc hợp pháp ở đây lại không hợp pháp ở những tiểu bang khác, chứ đâu cứ gì vì giới tính.
Còn với câu hỏi mà có vẻ thiên về luân lý, đạo đức thì tôi sẽ hỏi lại rằng thế theo anh/chị thì luân lý và đạo đức là gì? Theo tôi hiểu về luân lý đạo đức (tôi học trường đạo Chúa lúc nhỏ, lớn lên có sưu tầm nhiều hơn về Phật Giáo, và cũng có đọc qua về Khổng), tôi thấy tôn giáo nào cũng luôn hướng thiện, khuyên làm điều lành, tránh điều dữ. Khổng thì dạy về nhân, nghĩa, lễ, trí, tín. Tất cả đều hướng về cái gì là hay, và phải của đạo làm người. Vì là như vậy cho nên những câu hỏi của anh Cơ nếu có là một vấn đề cho người dị tính trên phương diện luân lý, thì cũng sẽ là vấn đề cho người đồng tính trên.
Ngay cả câu hỏi cuối cùng "Trong ÐTLA khi có tình yêu, có khái niệm ngoại tình hay không?", xin thưa rằng: Có chứ! Nhất là khi một cặp đồng tính đã thề non hẹn biển, cam kết gắn bó keo sơn (có commitment) thì lẽ dĩ nhiên đó là cái tương đương của hôn nhân. Nếu một người trong họ lại muốn lang bang cặp với người khác thì người kia không thể chịu được, sẽ đặt vấn đề là muốn ở hay muốn đi, có thể sẽ đi đến tan vỡ. Còn nếu có những open relationships, vẫn ở với nhau mà vẫn đi với người khác, thì tôi biết người dị tính cũng có những quan hệ bỏ ngỏ như thế. Nghiã là giới tính nào thì cũng có chừng đó chuyện, cũng đại khái có vấn đề như nhau.
Tôi thấy hình như khi một chuyện gì xấu xảy ra cho một người dị tính, thì chỉ một người ấy bị lên án, nhưng nếu chuyện xấu xảy ra cho một người đồng tính thì cả giới đồng tính bị lên án. Ðấy là tật kỳ thị, là vơ đũa cả nắm, thường làm tôi khó chịu. Không phải chỉ riêng người đồng tính thôi, mà nói chung là những người thuộc thành phần thiểu số hay bị như vậy. Ví dụ, có một dạo khi một vài người Việt phạm pháp trên đất Mỹ cả cộng đồng người Việt cũng bị mang tiếng lây, và nhiều hội đoàn đã phải đứng ra tranh đấu để lấy lại danh tiếng của người mình. Vậy nên tôi hiểu người đồng tính cũng cần phải có những cái tranh đấu tương tự để có sự thông cảm từ giới không đồng tính.

Có ai lên tiếng thêm hộ tôi không? Tôi mong được nghe thêm tiếng nói của các anh chị ở những nước khác, và nhất là tôi mong được sự hiểu biết thêm về các anh chị ở Việt Nam.
Thân,

Bàn tròn Talawas ÐTLA http://groups.yahoo.com/group/ta_round
0o0