Sau má»™t thế kỉ hăng hái dấn thân hay buá»™c phải dấn thân và o những vấn đỠchÃnh trị-xã há»™i cá»§a đất nuá»›c, má»™t số đông nhà văn và trà thức Việt nam ngà y nay, nhất là ở thế hệ trẻ, dưá»ng như có khuynh hướng chia tay vá»›i tinh thần dấn thân má»™t thuở, đỠcao má»™t ý thức nghệ thuáºt và chuyên môn được coi là thuần túy, tránh má»i hình thức can thiệp trá»±c tiếp và o các vấn đỠthá»i sá»± bị coi là nhất thá»i. Chúng tôi xin giá»›i thiệu những tiếng nói nổi báºt cá»§a các trà thức, há»c giả và nhà văn quốc tế, những ngưá»i không dừng lại ở vị trà chuyên môn xuất sắc vá»›i công chúng hẹp cá»§a mình, mà dấn thân trong ý nghÄ©a đẹp nhất cá»§a từ nà y và o những lÄ©nh vá»±c chÃnh trị, văn hoá và xã há»™i nóng bá»ng: nữ nhà văn Ấn Äá»™ Arundhati Roy, nhà văn và há»c giả Mỹ gốc Palestin vừa quá cố Edward W. Said, nhà xã há»™i há»c Pháp đã mất Pierre Bourdieu, nhà ngôn ngữ há»c Mỹ Noam Chomsky, nhà thÆ¡ Äức Hans Magnus Enzensberger...
talawas
Những tác phẩm lớn chỉ có thể được sinh ra bởi những người sáng tạo chúng đã biết tách mình khỏi cái lô-gích của lợi nhuận thuần túy. Dưới đây là những suy nghĩ về quyền lực của thị trường và các phương tiện thông tin đại chúng, về sự kháng cự của văn hóa. Pierre Bourdieu là nhà xã hội học sáng giá nhất của Pháp. Từ năm 1981 ông là giáo sư tại Collège de France. Trong những ấn bản nổi tiếng nhất của ông, La Distinction (1979, Sự khác biệt) và La misère du monde (1993, Nỗi khốn khổ của thế giới), Bourdieu đã phê phán gay gắt chủ nghĩa tân tự do.
Liệu ngày nay và trong bao lâu nữa, người ta còn có thể nói về các hoạt động văn hóa và về văn hóa nói chung? Tôi có cảm tưởng rằng cái lô-gích về sự đồng gia tăng tốc độ và lợi nhuận, nhắm tới lợi nhuận cao nhất trong thời gian ngắn nhất - như chỉ số truyền hình (l'audimat de la télévision), số lượng sách báo bán ra, số lượng khán giả của những bộ phim mới xuất xưởng - không dung hòa được với khái niệm văn hoá. Nói như Ernst H. Gombrich
[1] , nếu các "điều kiện sinh thái nghệ thuật" bị phá huỷ thì nghệ thuật và văn hóa cũng mau chóng nối gót theo chúng.
Tôi nghĩ về những gì đã xảy ra với nền điện ảnh Ý, từng là một trong những nền điện ảnh sáng giá nhất thế giới, nay chỉ sống sót nhờ vào một nhúm các nhà làm phim, nghĩ về nền điện ảnh Đức hay Đông Âu. Hay là về cơn khủng hoảng kéo dài của phim nghệ thuật (film d'auteur), thể loại phim đã bị biến mất khỏi thị trường, cũng như về số phận của những kênh radio văn hóa đang dần bị giải thể nhân danh tính hiện đại, nhân danh chỉ số truyền hình và một hiệp ước bí ẩn với thế giới của các phương tiện thông tin đại chúng.
Quyền năng của các nhà phân phối lớn
Nhưng người ta sẽ không thực sự hiểu việc hạ cấp văn hóa xuống thành hàng hóa thương mại có nghĩa gì khi mà họ không hề nghĩ tới các quy luật trong quá trình hình thành của các sản phẩm văn hoá - những quy luật phổ biến trong các ngành nghệ thuật tạo hình, trong văn học và điện ảnh mà chúng ta đều nhìn nhận. Những tác phẩm nghệ thuật được trưng bày trong các bảo tàng, những sáng tác văn học nay đã trở thành kinh điển, những bộ phim nay được lưu giữ trong các kho tư liệu, tất cả là kết quả của lao động tập thể trong các môi trường xã hội, chúng phát triển dần dần bằng ý thức tách mình ra khỏi những quy tắc thường nhật và lô-gích của lợi nhuận.
Một ví dụ khác sẽ làm sáng tỏ hơn: nhờ các hợp đồng được giữ lại, người ta biết được rằng một hoạ sĩ
quattrocento [2] đã phải đấu tranh với chủ đặt hàng của mình để tác phẩm của anh ta không bị đối xử như một món hàng, không bị định giá theo kích thước và giá màu; anh ta phải đấu tranh vì quyền được kí tên vào tác phẩm, vì quyền được đối xử như một tác giả, các quyền này gần đây được gọi là "quyền tác giả" (chính Beethoven cũng đã phải tranh đấu vì điều này); anh ta phải đấu tranh vì tính duy nhất, vì giá trị của tác phẩm - cùng với các nhà phê bình, các nhà viết tiểu sử và một lịch sử nghệ thuật ra đời muộn màng - để khẳng định mình là nhà nghệ sĩ, là "người sáng tạo".
Tất thảy những điều đó đang bị đe dọa, trong thời buổi mà các tác phẩm nghệ thuật chỉ còn được xem như hàng hóa. Các cuộc đấu tranh hiện nay của các nhà làm phim vì quyền
final cut và chống lại yêu sách của các nhà sản xuất về quyết định cuối cùng cũng giống như sự phản kháng của các họa sĩ
quattrocento. Đã cần tới gần năm trăm năm để có được quyền tự do lựa chọn màu sắc, quyền được vẽ như thế nào và cuối cùng là quyền được tự do lựa chọn đối tượng - và làm nó hoàn toàn biến mất như trong nghệ thuật trừu tượng, gây bực mình cho các ông chủ với thị hiếu tầm thường. Cũng như vậy, cần phải có một môi trường xã hội cho sự phát triển của phim nghệ thuật: những phòng nhỏ giới thiệu phim, những rạp chiếu các bộ phim "kinh điển" mà đối tượng lui tới nhiều nhất là sinh viên, những câu lạc bộ điện ảnh được "hâm nóng" bởi các học giả cuồng nhiệt và các nhà phê bình tầm cỡ như trong
Cahiers du Cinéma, sau rốt, các nhà làm phim cũng nâng cao nghiệp vụ bằng cách xem đi xem lại những bộ phim mà họ sẽ bình luận sau đó trong
Cahiers. Cần cả một môi trường xã hội đặc thù mà ở đó một rạp chiếu phim nhất định có thể được nhìn nhận và chứng tỏ giá trị của nó.
Những môi trường xã hội đó ngày nay bị trấn áp bởi điện ảnh thương mại và quyền năng của các nhà cung cấp dịch vụ lớn. Nhà sản xuất nào cũng phải đương đầu với các nhà cung cấp dịch vụ này, trừ phi anh ta cũng đồng thời là một nhà cung cấp. Sau một quá trình dài phát triển, nay họ đang ở trong một cuộc thoái biến, một sự thụt lùi, trở lại tình trạng trước đây: tác phẩm trở thành hàng hóa, tác giả trở thành những tay thợ khai thác triệt để các khả năng kĩ thuật, trượt theo các kỹ xảo, phó thác vào một ngôi sao ăn khách, tất thảy cực kỳ đắt đỏ nhằm gây sốc hoặc thỏa mãn những mong đợi tức thời của khán giả (mà người ta thường sắp đặt với sự trợ giúp của các kĩ thuật viên và các chuyên gia marketing).
Làm gì?
Việc tái du nhập quyền năng "thương mại" vào môi trường nghệ thuật - môi trường đã từng lớn mạnh từ từ và đối lập với sự thương mại hóa - có nghĩa là đẩy những sáng tạo tuyệt vời nhất của con người, nghệ thuật, văn học và ngay cả khoa học vào vòng nguy ngập. Tôi không nghĩ rằng có ai đó lại mong muốn điều này. Bởi thế tôi nhớ lại công thức nổi tiếng của Platon là "không ai thực sự muốn xấu". Nếu quả thực các thế lực công nghệ liên kết với các thế lực kinh tế vì lợi nhuận và cạnh tranh đang đe dọa văn hóa thì người ta có thể làm gì để chống lại xu hướng này? Chúng ta có thể làm gì để ủng hộ những người có tầm nhìn xa, như các hoạ sĩ ấn tượng, để lao động vì một thị trường tương lai?
Tôi rất muốn thuyết phục bạn rằng việc chạy theo lợi nhuận tối đa và tức thời là không cần thiết, không cần phải tuân thủ lô-gích của nhu cầu đại chúng, khi mà nó liên quan đến những bức tranh, những cuốn sách hoặc những bộ phim. Nếu cuộc chạy đua vì lợi nhuận cao nhất đồng nghĩa với việc cố đạt cho được số lượng công chúng lớn nhất thì sẽ có nguy cơ đánh mất nhóm công chúng hiện có - một nhóm công chúng hạn chế trong số những người đọc nhiều, thường xuyên lui tới các bảo tàng, nhà hát, rạp chiếu phim - mà không thể giành thêm được nhóm công chúng khác về lâu dài.
Thế giới thu nhỏ của các nhà sản xuất
Khi người ta biết rằng, chí ít là ở các nước phát triển, thời gian và quy mô đào tạo trong nhà trường cũng như trình độ học vấn nói chung đều tiếp tục tăng, vì thế mọi hoạt động thực tiễn dựa trên nền tảng đó đều còn giá trị, thì người ta cũng có thể tưởng đến một chính sách đầu tư kinh tế cho các nhà sản xuất văn hóa và các sản phẩm văn hoá với những "đặc trưng chất lượng" cần thiết, ít nhất là một chính sách trung hạn, thậm chí là dài hạn.
Bởi thế, vấn đề cũng không phải là sự lựa chọn giữa "toàn cầu hóa" - tức là tuân thủ các quy luật kinh doanh và quyền lực của thương mại, những thứ luôn là kẻ thù của văn hóa ở khắp mọi nơi - và sự bảo vệ văn hoá quốc gia hay một hình thái nào đó của chủ nghĩa văn hóa dân tộc hoặc văn hóa khu vực.
Sự vô vị của "toàn cầu hóa" thương mại - quần bò, coca-cola, soap opera - hay những bộ phim thương mại lớn với kỹ xảo đặc biệt và cả cái "world fiction" hiện diện khắp nơi đối nghịch với các tác phẩm văn học nghệ thuật và điện ảnh (mà thủ đô của chúng trong mọi trường hợp đều không phải là nơi trú ẩn của một truyền thống quốc gia về tinh thần thế giới trong nghệ thuật, ngay cả Paris từ lâu đã từng là một nơi như thế và có thể còn như thế nữa, cũng tương tự như London và New York). Bởi tất cả những người như Joyce, Faulkner, Kafka, Beckett hay Gombrowicz, những người Ailen, Mĩ, Tiệp Khắc hay Ba Lan đều tồn tại và ghi dấu ấn ở Paris, cũng như rất nhiều nhà làm phim cùng thời như Kaurismaki, Manuel de Oliveira, Satiajit-Ray, Kieslowski, Woody Allen, Kiarostämi và rất nhiều người khác nữa, họ hẳn sẽ không được là họ như bây giờ nếu không có một tinh thần quốc tế về văn học, nghệ thuật và điện ảnh mà trung tâm hoạt động của nó là Paris. Hiển nhiên bởi ở đó, vì những nguyên nhân thuần túy lịch sử, đã hình thành một thế giới thu nhỏ của các nhà sản xuất và người tiếp nhận, những yếu tố thiết yếu cho sự tồn tại và phát triển lâu dài của nó.
Sự kháng cự của văn hóa
Tôi nhắc lại rằng phải cần nhiều thế kỉ mới sản sinh được những nhà sản xuất có khả năng nhìn được các thị trường tương lai. Sẽ rất sai lầm, như ngày nay người ta thường mắc phải, là đặt ra vấn đề đối lập giữa "toàn cầu hoá" (mà người ta thường đặt nó bên cạnh quyền lực thương mại và kinh tế, hay cạnh sự tiến bộ và hiện đại) với một chủ nghĩa quốc gia đi liền với những hình thức bảo toàn bản sắc văn hóa cổ hủ. Thực ra đây là cuộc đấu tranh giữa quyền lực thương mại - cái luôn có tham vọng mở rộng ra toàn thế giới những lợi ích kinh tế đặc thù của những kẻ nắm giữ chúng - và sự kháng cự của văn hoá dựa trên việc bảo vệ những giá trị phổ quát của các thành tựu văn hóa được sản sinh bởi tinh thần quốc tế của những người sáng tạo ra chúng.
Người ta kể rằng trong giao tiếp với người đặt hàng lớn của mình là giáo hoàng Jules II, Michel-Ange đã ít tuân thủ các nghi thức tới mức giáo hoàng luôn phải tìm cách ngồi vào ghế thật nhanh, tránh việc Michel-Ange ngồi sớm hơn ông ta. Ngày nay, điều chính yếu là tiếp tục truyền thống đã được Michel-Ange khơi mở, truyền thống giữ khoảng cách với quyền lực, nhất là với các thế lực mới ngày nay đang hiện hình trong sự cấu kết giữa tiền bạc và các phương tiện thông tin đại chúng.
08.12.1999
© 2003 talawas
[1]Nhà nghiên cứa mỹ thuật, xin xem thêm bài phỏng vấn Ernst H. Gombrich trên
talawas, 13.11.2003[2]Trào lưu nghệ thuật thế kỉ XV