trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 89 bài
  1 - 20 / 89 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị Việt Nam
Loạt bài: Tranh luận về chủ nghÄ©a Marx
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89 
9.2.2006
Đoàn Tiểu Long
Lý tưởng của người đảng viên cộng sản là gì?
 
1. Lý tưởng của người đảng viên cộng sản là gì nhỉ?

Trả lời câu hỏi rất đơn giản đó, nhiều đảng viên nói: thì còn gì nữa, xây dựng đất nước giàu mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, có điều kiện phát triển toàn diện.

Các chú… chỉ được cái nói đúng, thoạt nghe ta sẽ nghĩ vậy. Ai mà chả mơ ước như thế, hơn nữa điều này còn được nêu rõ trong Hiến pháp và các Nghị quyết của Đảng. Tuy nhiên nếu xem xét kỹ, như một người theo chủ nghĩa Mác–Lênin thực thụ, ta sẽ thấy câu trả lời đó chưa đúng, nói cách khác là “lạc đề”. Bởi dường như họ đã nhầm lẫn giữa mơ ước của loài người nói chung với lý tưởng của người cộng sản nói riêng - vốn được trang bị học thuyết Mác–Lênin về quy luật phát triển của tự nhiên và xã hội.

Dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh, mọi người đều có cuộc sống ấm no, hạnh phúc, đó thực sự là mơ ước ngàn đời của nhân loại, chỉ trừ những kẻ thống trị quen sung sướng trên lưng người khác nhờ vào sự bất công, phi dân chủ. Tuy nhiên nó chưa chắc đã là lý tưởng của người cộng sản, mặc dù người cộng sản cũng có mong ước tương tự. Có điều gì mâu thuẫn ở đây chăng?

Không có gì mâu thuẫn cả, nếu như ta phân biệt rõ “mơ ước” với “lý tưởng cộng sản”. Mơ ước lúc nào cũng chỉ là mơ ước, người dân đã mơ ước hàng ngàn năm, nhưng chưa bao giờ được toại nguyện mà chẳng hiểu vì sao. Họ cũng chẳng biết phải làm thế nào để biến ước mơ đó thành sự thực. Còn lý tưởng cộng sản được xây dựng trên cơ sở khoa học của học thuyết Mác-Lênin về quy luật phát triển của xã hội - những quy luật theo họ là khách quan, tất yếu, không phụ thuộc vào mong muốn, ý chí con người. Học thuyết đó cho rằng những mâu thuẫn nội tại của chủ nghĩa tư bản sẽ ngày một sâu sắc, không cách gì hoá giải (nếu hoá giải được thì còn gì là biện chứng, còn gì là quy luật Aufhebung - vừa thủ tiêu vừa nâng lên, giáo sư Phan Ngọc gọi là “vượt gộp”, ta vẫn quen dịch, có lẽ từ tiếng Nga - Закoн “Отрицание oтрицания” - là “phủ định của phủ định”), tất yếu sẽ dẫn đến cuộc cách mạng để chuyển sang giai đoạn mới là chủ nghĩa cộng sản, trong đó không còn sở hữu tư nhân về tư liệu sản xuất, không còn cảnh người bóc lột người, nhà nước cũng dần dần tiêu vong để thành xã hội tự quản, giàu có, công bằng, dân chủ v.v...

Về mặt khoa học, người theo chủ nghĩa Mác hiểu và tin như vậy, chứ không chỉ mơ ước suông như người dân thường. Đó là người mác-xít, tuy nhiên chưa phải là người cộng sản. Về mặt giai cấp, hay còn gọi là “tính Đảng”, những người mác-xít nào đứng về phía giai cấp vô sản sẽ thành người cộng sản, đấu tranh cho mục đích đưa loài người tiến tới chủ nghĩa cộng sản, và tiến càng nhanh càng tốt, bằng mọi giá, kể cả máu của mình và của người khác (của người khác thì tốt hơn). Trái lại, những người mác-xít không thấy có gì hay ho trong việc tổ chức cách mạng, đưa giai cấp vô sản lên cầm quyền, sẽ tìm ra các chiêu thức hoá giải các mâu thuẫn, đặc biệt là mâu thuẫn đối kháng giữa tư bản và lao động, khiến cho các mâu thuẫn đó không những không thể đạt được điểm tới hạn để bùng phát thành cách mạng, mà thậm chí còn suy yếu đi đến mức gần như triệt tiêu. Điều này đã và đang diễn ra tại các nước tư bản phát triển: mâu thuẫn giữa tư bản và lao động kém gay gắt hơn rất nhiều so với thời của Mác, và nỗi lo thường trực của người lao động lại chính là sự thua lỗ, phá sản nơi ông chủ của họ! Nhân viên của Bill Gates thấy ông chủ mình giàu nhất thế giới thì mừng lắm, và ngày ngày thắp hương niệm Phật cầu cho Bill giàu nữa, giàu mãi, chứ không hề ghen tỵ, tìm cách lật đổ như thời Mác!

Không hẳn cứ theo học thuyết của Mác là nhất định phải thành người cộng sản. Nó giống như cùng nắm được quy luật về lực ma sát, nhưng người sản xuất má phanh tìm mọi cách gia tăng lực này, còn người sản xuất vòng bi, động cơ lại tìm cách triệt tiêu nó.

Như vậy lý tưởng của người đảng viên cộng sản không phải là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh chung chung, mà là xây dựng chủ nghĩa cộng sản, với tất cả những quy luật, đặc tính, hình thức như học thuyết Mác–Lênin đã chỉ ra. Và theo học thuyết của Mác thì may làm sao, trong xã hội đó mơ ước ngàn đời của loài người lại tình cờ có đủ điều kiện để biến thành hiện thực, như một quy luật khách quan, tất yếu. Chứ nếu học thuyết của Mác chỉ ra rằng xã hội cộng sản vẫn chưa hội đủ điều kiện thực hiện mơ ước đó, thì người cộng sản cũng sẽ tin như thế. Khi đó, một mặt người cộng sản vẫn có mơ ước như hàng triệu người khác, mặt khác tin rằng đó chỉ là mơ ước hão huyền, nếu cố sức tìm cách đạt được thì chỉ là “không tưởng”, thất bại là cái chắc, như những Saint-Simon, Fourier xưa kia vậy. Lý tưởng trước sau của họ vẫn là xây dựng chủ nghĩa cộng sản, dù rằng chủ nghĩa cộng sản chưa đáp ứng được mơ ước rất con người của chính họ. Chẳng hạn, dù luôn mơ ước về sự bình đẳng, nhưng người cộng sản vẫn tin rằng trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa cộng sản chưa thể có bình đẳng tuyệt đối giữa mọi người, và chính cái sự không bình đẳng đó mới đảm bảo sự công bằng, từ đó đặt ra phương châm “làm theo năng lực, hưởng theo lao động”, chờ đến ngày “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”.

Như thế về mặt lý thuyết – lý thuyết của Mác – có một sự trùng hợp giữa lý tưởng của người cộng sản với mơ ước của nhân loại, tuy nhiên không nên đồng nhất hai cái làm một. Nếu chỉ mơ ước chung chung như mọi người dân, thì đã chả cần tới học thuyết khoa học của Mác, chẳng cần trở thành đảng viên cộng sản làm gì.

Ý thức được điều này, ta sẽ có cơ sở để trả lời một câu hỏi khác vừa có tính lý luận vừa có tính thực tiễn: đảng viên có được làm kinh tế tư bản tư nhân hay không?


2. Đảng viên có được làm kinh tế tư bản tư nhân hay không?

Đây là vấn đề đang gây tranh cãi. Trên tạp chí Nhà quản lý, TS Nguyễn Sĩ Dũng có bài “Đảng viên làm kinh tế”, trong đó ông chứng minh sự cần thiết cho phép đảng viên làm kinh tế như một thực tế không thể né tránh. Các lý lẽ của ông có thể tóm lược như sau:

  1. Nhiều đảng viên đã làm kinh tế tư bản từ lâu, và cho phép họ chỉ là hợp thức hoá chuyện đã xảy ra trên thực tế.

  2. Về khái niệm bóc lột, vốn là lý do khiến người ta ngần ngại: trong nền kinh tế thị trường việc mua bán sức lao động diễn ra theo quy luật cung cầu, mua bán sòng phẳng, vì thế khó có thể nói người này bóc lột người kia. Hơn nữa, nếu không có người sử dụng lao động thì tình cảnh của người lao động còn tệ hại hơn nữa với nạn thất nghiệp. Quan hệ giữa hai bên là quan hệ biện chứng, phụ thuộc và thúc đẩy lẫn nhau.

  3. Đảng viên cũng là công dân, vì thế việc cấm đảng viên làm kinh tế tư bản có thể vi hiến.

  4. Tuy nhiên không phải đảng viên nào cũng được phép làm kinh tế, mà chỉ những đảng viên không chức quyền thôi. Những đảng viên có chức quyền mà làm kinh tế tư nhân thì dễ tham nhũng.
Xin được trao đổi theo từng điểm.

  1. Nhiều đảng viên xé rào đi làm kinh tế tư bản tư nhân không có nghĩa là đảng viên có thể làm điều đó, giống như một số cha cố đi lấy vợ, một số nhà sư ăn thịt chó không có nghĩa điều đó là đúng và cần được hợp thức hoá.

  2. TS Dũng diễn giải không đúng tinh thần của từ “bóc lột” trong học thuyết của Mác. Mác giả thiết rằng nhà tư bản và người vô sản mua bán sức lao động theo đúng giá thị trường, và nhà tư bản không bóc lột nhờ việc ép giá, mà bằng việc chiếm đoạt giá trị thặng dư. Mác muốn rằng cái giá trị thặng dư đó không lọt vào túi cá nhân, mà đem chia cho mọi người. Những diễn giải của TS Dũng về quan hệ biện chứng hai bên, vì thế, không có gì mới lạ, bởi đó là quy luật của chủ nghĩa tư bản, nên không thể lấy đó làm cơ sở lý luận cho việc quyết định đảng viên có được làm kinh tế tư bản hay không.

  3. Dĩ nhiên đảng viên cũng là công dân, và có mọi quyền công dân. Tuy nhiên khi đã đứng trong một tổ chức thì phải chấp nhận điều lệ của tổ chức đó, nếu như điều lệ đó không vi phạm pháp luật.

    Thế nào là không vi phạm pháp luật? Không phải Hiến pháp cho công dân quyền làm kinh tế, mà Đảng cấm, thì đó là vi phạm. Chỉ coi là vi phạm khi nào điều đó vi phạm điều cấm của pháp luật, chẳng hạn luật cấm vượt đèn đỏ mà điều lệ lại cho phép. Còn nếu luật cho công dân quyền nào đó, thì tổ chức có thể hạn chế, và công dân hoàn toàn có quyền tự hạn chế cái quyền đó của mình, chẳng hạn như đi tu thì phải kiêng rượu thịt.

  4. Việc quy định chỉ đảng viên không chức quyền mới được làm kinh tế, còn đảng viên có chức quyền thì không, thực ra đã lấn vào phạm vi điều chỉnh của luật về công chức, luật chống tham nhũng. Chẳng cần Đảng quy định như thế thì đảng viên vẫn cứ phải làm như thế.
Dường như TS Nguyễn Sĩ Dũng đang lặp lại sự nhầm lẫn đã nói ở trên, đó là không phân biệt được đâu là lý tưởng đích thực của người đảng viên cộng sản.

Nhưng tóm lại, đảng viên có được làm kinh tế tư bản tư nhân hay không?

Câu trả lời là “Không”, nếu như người cộng sản vẫn giữ nguyên lý tưởng ban đầu: xây dựng chủ nghĩa cộng sản không có tư hữu về tư liệu sản xuất, không có người bóc lột người thông qua chiếm đoạt giá trị thặng dư, không còn giai cấp v.v... Bởi làm kinh tế tư bản tư nhân là góp phần kéo dài con đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản tươi đẹp. Còn nếu người cộng sản thay đổi lý thuyết và lý tưởng, cho rằng còn lâu lắm mới tới giai đoạn cộng sản chủ nghĩa như họ hình dung, và trong vài chục, vài trăm năm tới mục đích chỉ là dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh ngay trong điều kiện tồn tại của tư hữu, của kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa, của giai cấp (trước kia họ cho rằng không thể) v.v… như một điều tất yếu, thì câu trả lời là: cứ vô tư đi, các đồng chí! Có điều lúc đó nên đổi tên cùng điều lệ, cương lĩnh của Đảng cho phù hợp. Khi đó khỏi cần tranh luận lôi thôi.

Vấn đề còn lại là: Hội đồng lý luận Trung ương do đồng chí Nguyễn Phú Trọng đứng đầu cần nghiên cứu một cách khoa học xem chủ nghĩa cộng sản thực sự trông ra làm sao, và tính toán xem khoảng bao nhiêu năm nữa nhân loại nói chung và Việt Nam nói riêng sẽ tiến lên chủ nghĩa cộng sản đó, để Bộ Chính trị có cơ sở ra nghị quyết.

Việc này e rằng hơi quá sức của Hội đồng.

© 2006 talawas