trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 243 bài
  1 - 20 / 243 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tủ sách talawas
30.10.2006
Phạm Công Thiện
Ý thức mới trong văn nghệ và triết học
(Luận về ý thức mới sau mười năm lang bạt)
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20 
 
Chương hai

Ý thức giải phóng – Hình ảnh thanh niên thời đại trong tác phẩm của Henry Miller

Chúng ta đã vượt qua giai đoạn thú vật, nhưng hiển nhiên chúng ta chưa là những con người thực sự.
(Henry Miller, Dimanche après da guerre, tr. 33)

Như vậy con người chính là siêu thể.
(Heidegger,Qu’appelle-t-on penser, tr. 54)

1.

Phạm Công Thiện vừa lưỡng lự, vừa ngượng ngùng đưa cho tôi tập “Hình ảnh thanh niên thời đại trong tác phẩm Henry Miller”. Tôi đón nhận với một nụ cười. Ít hôm sau tôi mới đọc. Đọc rồi tôi có cảm giác đó là một di cảo. Tôi nóng lòng hỏi thăm về anh, và được tin anh vẫn bình thường, tôi mới tạm yên lòng.

Tôi có cảm giác đó là một di cảo, hơn thế, di cảo của một người “điên” vì mắc bệnh nan y của những tâm hồn lớn trong thời suy loạn. Thiện mắc bệnh của Miller, của con người muốn là “một con heo” để tự giải thoát, của con người ý thức sự đê tiện, nhớp nhúa của mình tự căn để mà muốn dầm mình trong đó để công phá thế giới hiện tại, hầu đem lại một “cái gì khác hơn.”

Cùng hội cùng thuyền với Miller, Thiện thấy sảng khoái vì gặp người đồng điệu. Thiện liều lĩnh nói lên những sầu tư trong tâm khảm của mình như để trút vợi nó ra cho những kẻ đồng điệu khác, chưa hẳn là hiếm trong đám thanh niên trí thức ở thời đại này.

Tại sao Thiện nổi giận, muốn phá, muốn đốt hết cả? Chúng ta tự hỏi: những xây dựng tạo nên bằng khi gian manh của những kẻ thờ thần Mammon, bán luôn cả đến những sự linh thiêng nhất có đáng cho những ngọn lửa sinh, lửa diêm thành Sadome và Gomorrhe thăm viếng không?

Có kẻ bảo Thiện là bi quan, là thác loạn, là kẻ phá hoại. Tôi tưởng không phải, kẻ phá hoại thật có thể rung động trước cử chỉ trao nón dưới trời mưa phũ phàng của ông thầu khoán nọ? Kẻ phá hoại thật có thể có ý nghĩ muốn cải tổ cuộc sống bằng “giao cảm”, bằng tình ngây thơ của trẻ con như Chúa Ki Tô phán: “Nếu các người không trở nên trẻ con, các người không thể vào được Thiên đàng.”

Có lần gần đây, Thiện bảo tôi: “Tôi chưa tự tử, vì tôi còn đang đi tìm, tôi tự tử là tôi đã lựa chọn một thái độ rồi”. Câu ấy còn văng vẳng bên tai tôi. Hôm nay tôi bỗng chợt nhớ lại câu trong Phúc âm: “Hãy tìm thì sẽ thấy, hãy gọi thì sẽ mở cho…”

Và tôi lấy câu đó để chúc cho Thiện cùng cho những thanh niên như Thiện đang lang thang, lạc lõng trên phố nhân buổi xuân về…

HOÀNG MINH TUYNH
(Tạp chí Mai, số 37-38, xuân 1962)


*


Tôi và ông Hoàng Minh Tuynh khác nhau như Thiên đàng và Địa ngục. Ông Hoàng Minh Tuynh không có gì khả dĩ là tương hợp với tôi cả. Nhưng một điều lạ là nếu tôi không gặp ông Hoàng Minh Tuynh thì có lẽ tôi không bao giờ viết quyển này. Hình như có những người sinh ra trên đời để làm đất cho cỏ mọc lên.


2.

Mở cửa bước ra ngoài đường phố. Mở mắt nhìn thiên hạ. Nhìn kỹ nét mặt từng người. Tôi khổ. Anh khổ. Nó khổ. Chúng ta khổ. Chúng bây khổ. Chúng nó khổ. Bao nhiêu đêm trằn trọc; tôi thao thức không ngủ được. Tôi rùng mình: mặt trăng thờ ơ lạnh lẽo như thế kia. Tôi khổ lắm, tôi muốn hét to lên; tim tôi thoi thóp. Đầu tôi bừng lửa. Tôi quay cuồng. Tôi đi quờ quạng chung quanh gian phòng nhỏ bé. Tôi nhìn mặt tôi ở kính: tôi trợn mắt, tôi chóng mặt. Tôi tắt đèn, vội lên giường nằm, rồi thở hổn hển, nhìn chòng

Tôi không ngờ lúc hai mươi tuổi tôi phải khổ đau dữ dội như vậy. Hiện tại, tôi khổ vì người khác hơn là khổ vì tôi. Hồi trước tôi khổ vì nghĩ quá nhiều về mình. Bây giờ có lẽ tôi ít nghĩ về mình. Càng lớn lên tôi càng nổi loạn, càng yêu đời, càng thừa sức để cười mọi sự. Tất cả hạnh phúc đã nằm sẵn trong tôi, ý thức của tôi chỉ cần xê dịch một tí thì mọi sự xấu xa liền trở thành tốt đẹp.

chọc vào đêm tối. Tôi nằm lăn qua lăn lại: tôi lấy hai tay đập mạnh vào gối, vào nệm; hai dòng nước từ đâu lăn dài trên má; thế rồi bỗng nhiên tôi cảm thấy đầu óc nặng trĩu vơi đi phần nào; thế rồi bao nhiêu kỉ niệm xa xưa từ đâu bay về thấp thoáng ở đầu gương: những hình ảnh của tôi ngày xưa, những nét mặt khác nhau lần lượt hiện ra, những nét mặt ngây thơ non dại, rồi những nét mặt lặng buồn, rồi những nét mặt sầu héo; tất cả đều là những nét mặt của tôi ngày xưa, những nét mặt ấy bỗng nhiên bước lui dần vào bóng tối, trở nên xa xôi quá đến nỗi tôi cảm thấy dường như đó là những nét mặt của những kẻ khác, những kẻ xa lạ mà tôi không còn quen biết nữa; giữa bao nhiêu kỷ niệm hình ảnh chập chùng ấy, một nhạc điệu buồn thuở nhỏ tôi thường hát bỗng vi vu hiện về trong tâm tưởng: rồi một góc phố vàng nắng lung linh hiện lại chập chờn: tim tôi đau nhói lên nhẹ nhàng và nước làm ướt cả mặt; trong một thoáng giây, cả một bi kịch bi thương của nỗi đời bỗng hiện ra, tôi thấy thương tôi, thương những kẻ khác, thương tất cả những người trên thế gian nầy. Cả một bài thơ buồn của dĩ vãng sống lại trước mắt tôi: ngày xưa… còn bé… cha mẹ thường đánh chửi nhau. Tuổi trẻ hồn nhiên bỡ ngỡ:

Bây giờ cha mẹ tôi không còn đánh chửi nhau nữa, hai người rất nhường nhịn thương yêu nhau. Nhưng tại sao trễ thế? Phải chi hai người thương yêu nhau lúc tôi còn bé nhỏ thơ dại thì cuộc đời tôi bây giờ chắc chắn đã thay đổi khác hẳn hoàn toàn, nghĩa là hạnh phúc hơn, lạc quan hơn, ngây thơ hơn…

Thiên đàng thiếu tình thương… Tôi sống như xa lạ trong gia đình, không ai thèm để ý đến, tôi trốn đi tắm sông, tôi trốn học, tôi chạy theo những đứa trẻ rong chơi ở đầu đường xó chợ…

Đọc lại đoạn này, tôi thấy thương yêu tôi quá… Cả cuộc đời tôi chỉ là “rong chơi ở đầu đường xó chợ…”

Lớn lên đi vào cuộc đời với đôi mắt thơ ngây… Rồi sống già nua - Mỹ tho, Sài gòn, Nha trang, Đà lạt… Đôi mắt bơ phờ lạc lõng giữa gió đời; tôi không còn là tôi nữa, mà là một kẻ khác: khô khan, già nua, chín chắn và mỗi chiều, thường bước đi lê thê giữa những đường phố âm u, đi mà không biết đi đâu, để cho sương mù lên mờ cả mắt, rồi bước lạnh lùng về phòng trọ, mở sách ra đọc và đọc cả giờ đồng hồ chỉ có một dòng chữ mà không hiểu gì cả, ngồi dậy tắt đèn rồi nằm ngủ để mộng mị đè trĩu nặng trên quả tim bệnh hoạn…

Càng lớn tuổi tôi càng thấy mình trẻ lại, càng lúc càng trẻ lại. Tôi đi ngược trật tự thông thường: khi người ta trẻ thì tôi già, khi người ta già thì tôi trẻ.

Sáng thức dậy, đầu óc mệt mỏi, vội vàng thẫn thờ liếc xem đồng hồ, hấp tấp chạy thay quần áo để đến trường, bước vào lớp lạnh lùng như bước vào căn nhà hoang trống, đảo mắt nhìn học trò như liếc nhìn những bức tượng, nhìn để mà nhìn rồi cầm phấn, giảng bài như máy tự động không ý thức, không hăng nồng; đôi khi nhìn mây trắng nắng vàng ngoài khung cửa kính để mà ý thức bước đi khốc liệt của thời gian, giờ phút trôi đi, ngày đi, tháng đi và tôi vẫn đứng đây, đứng thẫn thờ không hiểu mình đang làm gì, không hiểu mình sống làm gì, mình sẽ đi đâu…

Tôi đứng đây? Không, tôi không còn là tôi nữa, chỉ còn một cái xác không hồn đứng đây.

Mỗi ngày tôi phải chống lại một xác chết, một con ma, một thứ bệnh ung thư đang xâm chiếm tâm trí tôi và hủy hoại tôi còn khốc liệt hơn bất cứ một cơn bịnh nào khác.

Yet every day of my life I was fighting a corpse, a ghost, a cancer that had taken possession of my mind and that ravaged me more than any bodily affection possible coud. (Henry Miller, a Devil in Paradise, tr. 94-95)

Biết mình đang ở đâu, từ đâu đến, rồi đi về đâu, tôi ca ngợi những kẻ như thế (J’admirais chez les autres cet air de savoir ou l’on est, d’ou l’on vient ou l’on va) (Milosz).

Những bài thơ của O. V. de Lubicz Milosz đã ảnh hưởng nhiều đến tôi trong tuổi hai mươi. Tâm trạng tôi dạo ấy giống như câu của Milosz: “Những người chết, những người chết thực ra ít chết hơn tôi”.

Biết bao nhiêu lần tôi đi lang thang, không biết đi đâu và về đâu; tôi đi thơ thẩn trong rừng trong bụi. Hai tay ôm đầu, tôi bắt đầu cười nức nở, tôi cười tôi, rồi cười kẻ khác, rồi cười định mạng, rồi cười những làn sóng man rợ lăn tăn; bởi đầu óc tôi tràn đầy những làn sóng man rợ lăn tăn lên xuống…

I took myself to the forest, alone, and when I had come to the usual halting place beside the pool, I sat down on a log, put my head in my hands and began to laugh. I laughed at myself, then at him, then at fate, then at the wild waves going up and down because my head was full of nothing but wild waves going up and down. (A Devil in Paradise, tr. 93)

Bỗng nhiên tôi kinh ngạc nghe thấy mình cười và khóc, đầu cổ lắc lư, tay chân múa máy, miệng nói thì thào, bước đi nghiêng ngửa như người say rượu.

To my astonishment I caught myself laughing and weeping, shaking my head from side to side, gesticulating, mumbling, lurching like a drunkard. (The Intimate Henry Miller, tr. 177)

Tôi bước lê thê nghiêng ngửa. Tôi không biết bước đi về đâu; tôi bước bơ phờ giữa đường phố Đà lạt; gió lạnh lùng, sương chập chùng. Tôi phải tìm một bến để ghé vào…

A place to go to, that’s the point. (The Intimate Henry Miller, tr. 106)

Trong túi còn vài chục đồng, tôi men vào một phòng trà; ở đây rất im lặng, ít người lui tới, chỉ có một người bồi hiền lành đứng trông coi. Bên tách cà phê, tôi ngồi mơ màng nghe nhạc du dương. Mình sung sướng mà mình không biết, tôi tự nhủ thế.

You poor bugger. You’re happy, only you don’t know it. (The Intimate Henry Miller, tr. 15)

Sung sướng? Ừ sung sướng lắm. I love Paris. Histoire d’un Amour. Jamaica Farewell. Paris Revilsited. Bambino. Tristesse de Chopin… Ngồi uống rồi nghe nhạc. Ở Đà lạt chỉ có một quán này là mang không khí Paris; giờ phút này, tất cả đều vắng lặng, chỉ uống và nghe nhạc.

Ngồi một mình một bóng, cuối nhà hàng vắng lặng và tự mình nói chuyện lê thê với mình…

Un personnage abandonné, au bout du bar, se fait de longs discours. (Henry Miller, Souvenir Souvenirs, tr. 14)

Cơ hồ như mục đích chính của đời là lãng quên… Tôi tự nhủ: “Đây là một nơi xinh xắn đấy một góc khổ ải. Mình sắp quên rằng mình là kẻ hoàn toàn cô độc và đau khổ” (Souvenir Souvenirs, tr. 14).

Trở về phòng trọ, bước lên giường và cố gắng đọc sách. Tôi tự bắn vào đầu… Tôi muốn nói tôi tắt đèn… Và nằm duỗi ra suốt đêm không ngủ…

… Et restez étendu toute la nuit, sans dormir. (Henry Miller, Souvenir Souvenirs, tr. 14)

Miller thân mến… tôi chỉ muốn nói chuyện với anh, tôi cần sự giúp đỡ tinh thần. Tôi sợ gian phòng ngủ của tôi, tôi sợ ngủ một mình. Tôi sợ cô độc… Tôi nhìn ra cửa sổ, mưa bụi đang nói chuyện với tôi mà buổi sáng không đến, dường như đêm không bao giờ dứt…

Dear Miller … I want to talk to you…only moral help I need. I am afraid of my room I am afraid to sleep alone… It is just raining outside and I’m looking out of the window… the rain is talking to me but morning won’t come – it seems to me that night will never end. (The Intimate Henry Miller, tr. 119)

Dường như đêm không bao giờ dứt. Hình ảnh xưa về trong khói cao. Nhớ nhung ướt đầy chăn gối. Nhớ lại “con đường của những ưu tư thuở ban đầu”.“La rue des premiers chagrins” (Souvenir Souvenirs, tr. 268).

Nhớ lại tuổi mười sáu đau khổ bẽ bàng tê tái; trốn vào lòng với tiếng nghẹn bi thương:

A seize ans, j’étais lamentablement morbide: je me repliais sur moi – même… (Souvenir Souvenirs, tr. 267)

Nhớ lại buổi trùng phùng ở quê hương. Trên nẻo đường đời xơ xác, một hôm, tôi bồi hồi trở về quê hương… Về đó, khi tới đường phố, nhìn mấy căn nhà lầu sừng sững, tôi lạnh cả người; đó là hình ảnh bi đát của Phân Tán, từ lâu tôi đã sợ bước lại trong mấy căn nhà ấy.

For years I had dreaded the very thought of walking into that house. (The Intimate Henry Miller, tr. 180)

Đường phố ấy nắng vàng hiu hắt, trông buồn lạ lùng; những người ở hai bên dãy phố đều có vẻ hốc hác; họ chỉ biết đuổi theo tiền… Đối với tôi, dường như họ đang hấp hối vì thiếu sự nuôi dưỡng đầy đủ cho tâm hồn.

Bước vào nhà, tôi bàng hoàng gặp lại cha mẹ. Tôi giựt mình: hai hình ảnh tiều tụy của đau khổ, hai biểu tượng bi đát của nỗi đời; chỉ mấy năm trời xa vắng, tôi đã thấy nhiều đổi thay chua xót trên hai gương mặt xanh xao; cha mẹ già đi rất nhiều… Và trong thoáng giây tê tái, tôi vội ôm ghì lấy bi kịch hãi hùng của đời sống, hai người, của đời sống tôi và của mọi con người trên trần gian nầy.

They had aged terribly. For the space of a moment I had the uncomfortable sensation of gazing at two mummies who had been removed from the vault and galvanized into a semblance of life. We embraced one another fleeting moment during which I comprehended in a flash the appalling tragedy of their life and of my own life and of every animate creatures on earth. (The Intimate Henry Miller, tr. 185)

Câu hỏi đầu tiên trên đôi môi xanh tím của mẹ tôi là: “Con có tiền không con?” Tôi đau khổ nín lặng… Bởi suốt đời, tôi chỉ là một thằng nghèo và không có đồng xu dính túi.

I arrived… in practically the same condition in which I had left, that is, penniless. (The Intimate Henry Miller, tr. 155)

Không có tiền, thế là hết. Mẹ tôi nhăn mặt và không buồn hỏi rằng con mình đi xa về thế nào, sức khoẻ thế nào, mặt sao xanh thế, người sao ốm thế, bệnh có bớt chưa… Không có tiền, thế là hết. Tôi nghẹt thở và nằm úp mặt xuống giường để rồi nghe mẹ than thở nức nở rằng mấy nhà lầu sắp bị đem bán đấu giá, mấy xe Huê kỳ sắp bị phát mãi, rằng hết tiền mua gạo, rằng ông ngoại hấp hối không có tiền mua thuốc, rằng chủ nợ đòi kiện thưa, rằng mấy em nhỏ đã thôi học vì không có tiền để đóng tiền trường, rằng cậu năm dì bảy bị tù oan ức, rằng rằng… Tôi vội chạy lên lầu thăm ông ngoại; ông cháu ôm nhau, ông chỉ còn là một bộ xương với da và nằm thở thoi thóp… Tôi muốn hét to lên… Tối đêm đó, tôi lại bơ phờ chứng kiến thêm cảnh gây cãi chửi nhau giữa mẹ và dì tư. Tôi rụng rời tê tái: từ nhỏ đến lớn, biết bao nhiêu lần tôi khóc vì hình ảnh phũ phàng chua xót như vậy: cha mẹ tôi đánh chửi nhau, mẹ tôi, các dì tôi…

Sáng hôm sau, tôi liền lên đường, trốn khỏi nhà, trốn khỏi hoả ngục tuổi thơ… Và trên đường đi, tôi để hai dòng lệ tuôn chảy thoải mái, tôi khóc nức nở lúc lên đường…

I embraced them in turn rapidly and fled out of the house. In the street I allowed the tear to flow freely I sobbed and wept unrestrainedly all the way to the elevated station. (The Intimate Henry Miller, tr. 174)

Cả sự nghiệp tiêu tan đi, tôi không bao giờ buồn một chút. Nhưng đừng bao giờ để tình yêu tàn tạ trên cõi đời này. Tại sao lại là tiền? Tiền. Tiền. Tiền. Tôi đau buồn và phẫn nộ vô cùng. I felt wretched and exasperated. (The Intimate Henry Miller, tr. 173)

Tôi thấy thương hại loài người, thương hại thế giới hấp hối này. Tôi điên, anh điên, chị điên, cả nhân loại đều điên. Đây là một thế giới điên. It is a mad world. (Henry Miller, The Colossus of Maroussi, tr. 130)

Tôi thối nát. Gia đình thối nát. Xã hội thối nát. Từ đỉnh tới đáy, tất cả mọi người đều lo âu, bất mãn, đố kị và đau bệnh trong lòng. Tất cả đều bị bệnh ung thư và bệnh hủi trong tâm hồn. Kẻ ngu si nhất và đồi bại nhất cũng sẽ bị đòi mang súng và tranh đấu cho một nền văn minh mà chỉ đem đến cho họ toàn khổ sở và suy đồi.

But all of them, from the top to the bottom, are restless, dissatisfied envious and sick at heart. All of them suffer from cancer and leprosy in their souls. The most ignorant and degenerate of them will be asked to shoulder a gun and fight for a civilization which has brought them nothing but misery and degradation. (The Colossus of Maroussi, tr. 130)

Văn minh. Tiền. Tiền. Tiền. Tiến bộ, Tiến bộ để đưa con người đến bàn mổ, đến nhà tế bần, đến nhà thương điên, đến chiến hào.

We are making constant progress, but it is a progress which leads to the operating table, to the poorhouse, to the insane asyium, to the trencher. (The Colossus of Maroussi, tr. 81)

Máy bay gieo sự chết, máy phát thanh gieo sự chết, súng máy gieo sự chết, đồ hộp gieo sự chết, trường học gieo sự chết, những luật pháp gieo sự chết, bộ ống thông hơi gieo sự chết, hình ảnh gieo sự chết, dao nĩa gieo sự chết, chính hơi thở của ta gieo sự chết, chính ngôn ngữ của ta, chính tư tưởng của ta, tiền của ta, tình yêu ta, lòng bác ái của ta, sự vệ sinh của ta, niềm vui của ta. Có hề gì đâu nếu ta là bạn hay là thù, có hề gì đâu nếu gọi ta là Nhật, Thổ, Nga, Pháp, Anh, Đức hay Mỹ, mỗi khi ta đi đâu, nơi nào mà in bóng, nơi nào ta thở thì ta đem đến thuốc độc và sự huỷ hoại… Hoan hô văn minh; hoan hô! Chúng tôi sẽ giết chết tất cả các anh, tất cả mọi người, ở khắp mọi nơi, ở khắp hoàn cầu. Hoan hô thần Chết! Hoan hô!

The aeroplane brings death, the radio brings death, the machine-gun brings death, the tinned goods brings death, the tractor brings death, the priest brings death, the schools brings death, the law brings death, the electricity brings death, the phonograph brings death, the knives and forks brings death, the books brings death, our very breath brings death, our very language, our very thought, our money, our love, our charity, our sanitation, our joy. No matter whether we are friends or enemies, no matter whether we call ourselves Jap , Turk, Russian, French, English, German, or American, wherever we go, wherever we cast our shadow, wherever we breathe, wherever we poison and destroy. Hooray for civilization! Hooray! We will kill you all, everybody. Hooray for Death! Hooray! Horray! (The Colossus of Maroussi, tr. 130 - 131)

Hằng ngày vào lớp dạy học sinh, tôi tự hào rằng tôi khôn, tôi giỏi, tôi giàu kinh nghiệm, tôi bắt buộc các em nhỏ phải làm thế này, thế kia…thật sự tôi quá hư hỏng, tất cả mọi người quá hư hỏng, trường học hư hỏng, giáo dục hư hỏng bởi vì chính quả tim của cuộc đời bị nhiễm độc

Because the very core of life is contaminated. (The Intimate H. Miller, tr. 71)

Vừa mở mắt chào đời, chiến tranh bùng nổ tứ phía, lớn lên chơi vơi giữa ngã tư cuộc đời, nhìn lại đằng sau là một đống gạch vụn, nhìn đằng trước là âm u đe doạ, nhìn dưới chân là tro tàn, là điêu đứng, tan tóc, phân tán, đổ vỡ; đi vào cuộc đời với con tim bệnh hoạn và bộ thần kinh hư hỏng, bao nhiêu bất công cuồng loạn hiện ra trước đôi mắt mệt mỏi, bao nhiêu giá trị rách nát từng mảnh, đầu óc tôi rỗng tuếch và đê tiện không chứa một tư tưởng cao siêu trong đầu; tính từ “cao siêu” biến thành vô nghĩa, tôi sống dật dờ như một bóng ma; sáng chiều lê bước đến trường dạy học rồi bơ phờ thất thểu lê la trên đường phố u buồn, con tim đã trở thành lạnh như đá, tôi ngơ ngác không hiểu gì cả, nhiều khi tôi muốn tự tử một cách bình tĩnh không bồng bột, tự tử trong khi rất sáng suốt, bởi vì tôi muốn tìm lại tôi giữa sự vắng mặt bi đát này.

Đánh mất tôi đi thì mọi sự sẽ trở lại giữa sự có mặt thơ mộng của ngày tháng…

Tất cả đều rỗng tuếch và vô vị. Ngõ cụt. Khoảng trống không. Hư vô vĩ đại. C’est une impasse, le vide, un parfait néant. (Souvenir Souvenirs, tr. 89)

Không có cuộc đời trên đường phố, không có cuộc đời trong gia đình, không có cuộc đời gì cả. Làm việc xong rồi ta trở về nhà, ăn láo nháo, vừa đọc báo vừa nghe radio vừa ngủ, để rồi sáng mai, vội vã đi làm việc, mai một chôn mình trong xưởng, trong sở, trong hiệu buôn. Ta không bao giờ tìm được ta. Luôn luôn vắng mặt, LUÔN LUÔN VẮNG MẶT. Il n’y a pas de vie la rue, pas de vie au foyer, pas de vie d’ aucune sorte. Les hommes se précipitent à la maison au retour du travail, avaient goulument leur nourriture, s’ en dorment sur le journal ou en écoutant la radio, et puis c’ est le matin, le départ à la hâte pour le travail, enterrés perdus dans une usine, une fabrique, une boutique. Il ne sont jamais là ou vous les les cherchez. Toujours absent. (Souvenir Souvenirs, tr. 89)

Cuộc đời chỉ vây phủ đầy sự trống không.

Rien que le vide partout… (Souvenir Souvenirs, tr. 95)

Sống như vậy, Nietzsche phải điên. Gérard de Nerval phải điên. Strindberg phải điên. Ezra Pound phải điên. Van Gogh phải điên. Antonin Artaud phải điên. Hoelderlin phải điên, anh phải điên, tất cả chúng ta đều phải điên mất. Tôi như đứa trẻ trần truồng bị bỏ rơi trong sa mạc. Sau cùng tôi phải điên hoặc là tôi làm hoà với đời.

One becomes like a naked infant abandoned in the wilderness. Finally one runs amok or one conforms. (The Intimate Henry Miller, tr. 129)

Phải chọn, chỉ có hai đường, chỉ có hai lối, chỉ có hai bến sông.

Tôi u mê, ngu si, yếu đuối, không tư tưởng, không quá khứ, không tương lai. Ngay đến hiện tại cũng không có, tất cả đều vĩnh viễn và nặng nề. Nặng trĩu. Mặt trời. Mặt trăng. Sự cô độc của tôi. Đêm. Khoảng vàng. Sương mù. Rừng. Nước… và không gì cả.

J’ étais abruti, idiot, sans pensée veule. Sans pensée, sans futur, Méme le présent n’existait pas… Tout était éternel et présent. Lourd. Le soleil. La lune. Ma solitude. La nuit. L’ etendue jaune. Les brouillards. Le forêt. L’ eau… Et rien. Merde! (Blaise Cendrars, Moravagine, tr. 173)

Tất cả chúng ta đều bị đóng đinh vào thập tự giá.

Nous sommes tous crucifiés, que nous le sachions ou non. (Souvenir Souvenirs, tr. 164)

Vừa mới bỡ ngỡ ngước mắt nhìn trời ta đã bị đâm bởi ngàn lưỡi kiếm.

A peine avons- nous le temps d’ ouvrir et de lever les yeux vers le ciel que nous sommes poignardés de mille épées. (Op. cit. tr. 151)

Tôi chắp tay quì lạy trời, lạy quỉ, lạy người để xin ăn mày một chút thanh bình trong lòng; chỉ có thế thôi mà suốt đời cho đến lúc mắt đã mờ, cho đến hơi thở đã tàn, thế mà tôi cũng không được một chút thanh bình ấy. Tôi xin van lạy để tôi yên một chút. Để tôi yên một chút. ĐỂ TÔI YÊN MỘT CHÚT, CHO TÔI MỘT CHÚT THANH BÌNH, CHO TÔI MỘT CHÚT THANH BÌNH!

Không thể bao giờ có được Thanh Bình. Càng sống càng mất thanh bình. Thanh Bình chỉ có trong sự chết. Tôi không còn ăn mày thanh bình nữa. Cuộc đời là một sự náo động liên tục, ồn ào liên tục. Tôi phải động đậy, bất an, ồn ào. Tôi phải gây hấn với cuộc đời, không thế thì tôi sẽ bị chìm mất trong cơn thịnh nộ của âm thanh. Kinh Hoa Nghiêm dạy tôi phải chấp nhận âm thanh, kiên nhẫn chấp nhận âm thanh (âm thanh nhẫn). Kinh Lăng Già nói đến “âm hưởng nhẫn” (Ghoshànugakshánti)!

Không ai nghe tôi cả. Chúa không nghe. Mahomet không nghe. Phật không nghe. Không ai cả. Vox clamantis

Phải sống ngay với tinh thần “vô ngã, vô nhân, vô chúng sinh, vô thọ giả” của kinh Kim Cang.

Trong nét mặt của từng người chúng ta đều trông giống như một quyển Thánh kinh sống mà từng trang giấy in lên sự đau khổ, sự khốn cùng, sự bi thống, sự dày vò, sự hấp hối, sự tuyệt vọng, sự chiến bại của nòi giống con người…

Like a human Bible on every page of which is stamped the suffering, the misery, the woe, the torture, the anguish, the despair, the defeat of the human race. (The Intimate Henry Miller, tr. 101)

Đó là sự khởi đầu của chu kì đen. Màu sắc xám xịt.

C’ est le commencement du cycle noir. La couleur est grise… (Souvenir Souvenirs, tr. 92)

Cả thế giới văn minh đều thối tha và sắp tan rã.

Tout le monde civilisé d’ un bout du globe à l’ autre, est pourri et doit se désagréger un jour ou l’autre. (Souvenir Souvenirs, tr. 129)

Tôi di động trong thời gian giữa những mảnh vụn của thế giới lịm chết, tạo ra những dụng cụ để tự tiêu diệt, hững hờ với vận mạng hay định mạng, không hề được một giây phút an bình trong tâm hồn, không hề được một chút đức tin giữa cuộc đời điêu đứng…

We move in clock time amidst the debris of vanished worlds inventing the instruments of our own destruction, oblivious of fate or destiny, knowing never a moment of peace, possessing not an ounce of faith… (The Colossus of Maroussi, tr. 199)

Cả thế giới đang lịm chết. Những quyển sách của tôi sẽ không thể nào viết với giọng điệu như thế nếu tôi không hoàn toàn tin rằng mạt kỳ của thế giới đã gần sát bên.

Je n’aurais jamais pu écrire le genre de livres que j’écrivais si je n’avais pas pleinement convaincu de la proximité de la fin. (Souvenir Souvenirs, tr. 127

Tôi bắt đầu văn nghiệp với ý định kể lại sự thực về tôi.

I began my writing career with the intention of telling the truth about myself. (The Intimate H. Miller, tr. 136)

“Và đây hỡi các ngươi, đây là sự thực huyền diệu thứ nhất, đây là đệ nhất thánh đế; thánh đế về sự đau khổ”. (Kinh Mahàvagga)

“Làm sao mà ta có thể vui được, làm sao mà ta có thể đắm chìm trong lạc thú được? Những ngọn lửa đốt cháy thiên thu. Bóng tối vây phủ, ta không muốn tìm ánh sáng sao?” (Kinh Dhammapada, tr. 146)

”Toàn thế giới bốc lửa ngùn ngụt, toàn thế giới vây phủ màn khói,toàn thế giới bị ngọn lửa thiêu đốt, toàn thế giới rung chuyển…” (Kinh Samyutta Nikâya I, tr. 133)

Chìm tận đáy tuyệt vọng, đi sâu vào hố thẳm âm u, rồi một thoáng giây giao tình nào đó, một ngọn lửa để sẽ phựt cháy nơi cõi lòng ta, rồi từ đó mà mà ánh sáng chiếu rực ngời lên, chiếu sáng cả vũ trụ…

Câu này đã soi rọi đường tôi đi trong mười năm nay. Trong đời sống ồn ào này, thường thường đều có một câu kín đáo nằm trong sự im lặng nào đó, trong xó xỉnh nào đó, thế mà chính nó tác động như cơn lốc thổi lùa đời mình đi về một phương hướng nhất định…

Một đêm tôi tuyệt vọng đến cùng cực, ý nghĩ tự tử vi vu trong đầu óc tôi… Tôi ôm đầu không hiểu gì cả. Trời mưa lênh láng, tôi bước đi khơi vơi như điên dại; thành phố Đà lạt lúc bấy giờ tối đen như ma quái, tôi đi mênh mang, mưa rơi ướt hết cả đầu tóc rối mà tôi cũng không hề biết, không hiểu sao lúc bấy giờ tôi lại có mặc áo mưa; còn đầu thì để trần; tôi đi hằng giờ lảo đảo ngoài mưa gió; đầu óc tôi bừng lửa; tôi không hiểu gì cả ý nghĩ tự tử thánh thót vi vu theo tiếng mưa rơi trên vệ đường… Khi bơ phờ xuống lưng chừng đồi, tôi hoảng hốt đứng lại… Từ trong đêm tối, bỗng vọng ra một tiếng nói dịu dàng: “Ông hãy lấy nón của tôi ra mà đội”. Tôi ngạc nhiên trừng mắt ra nhìn. Ông cụ thầu khoán ở chung nhà trọ; hồi mới dọn lại phòng ở phòng trọ đến nay chỉ mới được vài tháng, tôi chỉ gặp cụ đôi lần trong nhà và cũng chẳng bao giờ để ý đến cụ. Cụ có chết đi, tôi cũng không hề biết và cũng không hề để ý.

Thế mà hôm nay, giữa đêm mưa gió phũ phàng của lòng tôi, giọng nói cụ bỗng gây bàng hoàng kinh ngạc… Bao nhiêu nỗi khắc khoải xao xuyến biến đâu mất, nỗi tuyệt vọng khôn cùng cũng tan mất theo, một ngọn lửa nồng nàn phựt cháy trong lòng tôi… Hốt nhiên, tôi tìm lại con người tôi, hốt nhiên, đôi mắt tôi ngời sáng lên; bỗng nhiên, tôi cảm thấy sung sướng hạnh phúc; tôi thấy vũ trụ loài người không còn chống lại tôi nữa, rằng nhân loại vẫn tốt, rằng đời chưa hẳn tuyệt vọng, rằng tôi đang ở giữa loài người, loài người thực sự, con người nói chung ngôn ngữ với tôi.

I knew I was once again with human beings who spoke my language. (The Intimate H. Miller, tr. 93)

Tôi từ chối nhưng cụ vẫn không chịu, cụ cứ nài nỉ tôi phải lấy nón của cụ mà đội, kẻo mưa ướt đầu… Cụ dở nón ra, đưa tôi và tôi run run cầm lấy mà đội đầu… Cụ cười và bước đi. Tôi cười và bước đi. Tôi có cảm tưởng vừa mới được đội mũ triều thiên… bước chân thoăn thoắt xuống đồi, tôi ca hát véo von như chim non buổi sáng… Tuyệt vọng? Không, không, không có gì tuyệt vọng cả, con người còn có thể ngước nhìn ánh sáng… nếu một chút giao cảm (và tình người) còn rớt lại trên trần gian này.

But hopeless – that I can’t swallow. No, nobody is hopeless, not so long as there is a little sympathy and friendship left in the world. (The Intimate H. Miller, tr. 130)

Nón cối rộng, phủ xuống gần mắt tôi. Lần đầu tiên, tôi đội nón và hãnh diện vì đội nón. Cả đời tôi chỉ đội một lần như thế. Việc ấy tự nhiên đến nỗi làm mắt tôi rưng rưng… Hai giọt nước trên má.

Tôi cảm thấy bình an trong thế giới loài người.

In fact it sounded so good and natural that it brought tears to my eyes… I distinctly remember two big tears rolling down my cheeks and falling on to my hands. I felt safe again among human beings. (Henry Miller, Nights of Love and laughter, tr. 73)

Trời tạnh mưa. Đà lạt ngân lên những âm thanh du dương bất diệt. Nhạc của thông. Nhạc của cỏ. Nhạc của hoa, của lá, của chim, của gió, của sa mù huyền diệu…

Bước chân tôi chảy lênh láng trên cỏ non, tôi bay lênh đênh theo gió… Tôi đến gõ cửa nhà thằng bạn, hắn mở tung cửa ra như đoá hoa bừng nở. Chúng tôi kéo nhau vào nhà, đóng cửa lại và ngồi nói chuyện. Chúng tôi nói đến Paris, nói đến Thonon-les-Bains, đến những bistro ở Montmartre, đến cuộc đời, đến lãng tử, đến con người, sex, Pamplona, whore, hobo…masturbation, limbo. Đà lạt, Thiên đàng, caca pipi, nghệ thuật, tự điển Webster, vân vân… Chúng tôi bàn đến nhan đề của những quyển tiểu thuyết chúng tôi sẽ viết sau này, nào Hobo’s life hoặc Broken Home… Nhưng tựu trung tất cả câu chuyện của chúng tôi đều trở về Henry Miller, nhưng hắn là người đã hiểu Henry Miller nhiều nhất. Suốt ngày gặp nhau là chúng tôi nhắc đến Henry Miller như nhắc tên một người bạn gần gũi nhất… Nói chuyện đã rồi, chúng tôi ca hát như hai thằng điên, rồi ôm nhau cười sặc sụa.

We laughed every day and we laughed long and hard. (The Intimate H. Miller, tr. 16)

Cười vang cả nhà, rồi chúng tôi dẫn nhau ra đi lang thang các đường phố ở Đà lạt. Khuya. Gió lạnh. Hắn nhớ Paris. Đường phố Đà lạt lúc bấy giờ vắng lặng ít thấy bóng người. Hắn nhắc lại những năm trời chết đói ở Bordeaux. Chúng tôi cười vang lên, cả phố Đà lạt im lặng, một thứ im lặng mênh mang của Thiên đàng, của Mộng, của Thơ. Bóng dáng khênh vênh của hai đứa tôi in dài xuống vệ đường rồi lan rộng ra khắp trái đất. Chúng tôi cười. Chúng tôi không hề để ý đến vận mạng của thế giới, bởi vì cả hai đều quả quyết thế giới sắp gần đến hơi thở cuối cùng, chúng tôi không hề đọc báo, mấy danh từ chính trị đối với chúng tôi như rơm, như pipi caca. Chúng tôi ghét chính trị như ghét chó ghẻ. Nhân loại cứ giết nhau đi, khói lửa cứ tơi bời đi, chúng tôi vẫn tươi cười sung sướng, vẫn luôn luôn sống ngoài vòng…

Continuellement en marge. (Souvenir Souvenirs, tr. 290)

Dẫn nhau đi lang thang cho mãi đến khuya, chúng tôi mới chia tay nhau. Mỗi người trở về phòng trọ riêng để hưởng nốt niềm cô tịch vô biên của vũ trụ nồng nàn… Trên đường về, từng bước chân tôi vang lên sỏi đá và gợi lại từng khoảng đời tôi, từ thơ ngây bé nhỏ đến ngày nay, những ngày quá khứ đều đen tối thê thảm, thế mà bao nhiêu biến cố ấy, những biến cố hun đúc cuộc đời tôi bỗng nhiên trở thành quyến rũ đặc biệt, bỗng nhiên tôi cảm thấy say nồng hăng hái lên, rồi cười, nói, khóc, nghiêng ngả như say rượu. Tôi cảm thấy như sống lại… chỉ được sống thôi đã là tuyệt diệu rồi - chỉ có thế và không gì hơn nữa. Tuyệt diệu được sống, được nhớ lại bao nhiêu chuyện xa xưa…

I was alive again, that’ s what it was… It was marvellous to be alive – just that and nothing more marvellous to have lived to remember so much. (The Intimate H. Miller, tr. 177)

Bao nhiêu lần tôi sắp tự tử. Bây giờ tôi mới thấy tôi dại. Trời là. Thế giới là. Con người là. Chúng tôi là. Tôi là.

God is. The world is. Man is. We are. (Henry Miller, A Devil in Paradise, tr. 55)

Tôi nghĩ thế nào thì tôi thế ấy. Nếu có gì không thuận gió trong lòng anh đó là tại anh nghĩ không thuận gió.

What one thinks, one is, if there’s something wrong with you it’ s because your thinking is wrong. (A Devil in Paradise, tr. 92)

Thế giới không có gì sai nhịp. (A Devil in Paradise, tr. 90)

Tôi phải tự than trách mình chứ đừng than trách ai cả.

Từ đây tôi có bệnh loạn thần kinh, tôi có khắc khoải, có xao xuyến trước cuộc đời; đó là tại tôi, tại tôi không mở mắt ra mà nhìn vào lòng mình. Chính mình tự tạo ra bóng ma hãi hùng: chính tôi đã giết đời tôi; đến lúc hấp hối tôi chạy loanh quanh lẩn quẩn để tìm kẻ cứu tôi, nhưng thật sự không có ai có thể cứu tôi được, ngay đến Phật, đến Chúa, đến Mahomet: chỉ có tôi là mới có thể cứu tôi được, chỉ có tôi mới là kẻ thù của tôi, muốn tìm giải thoát, muốn tìm thanh bình cho cõi lòng; chính tôi, phải tự tìm cho tôi; tôi có thể tìm được nếu tôi có đủ đức tin nơi tôi, nếu tôi tự tin…

I blame nobody but myself for my woe and afflictions…

Nobody can help you, but yourself… It depends greatly on you on whether you want to be helped or not. You could cure yourself, I believe, if you had enough faith in yourself.

Nobody has ever been cured on anything who did no want to be cured. (A Devil in Paradise, tr. 55, 90, 91, 93)

Chính tôi hãy tự nỗ lực để giải thoát mình.

Nul ne peut être sauvé ou guéri que par ses propres efforts. Le seul reméde, c’ est la foi. Henry Miller, Big Sur et les oranges de Jérome Bosch, tr. 394)

Sự giải quyết vấn đề chỉ hoàn toàn tùy vào riêng tôi mà thôi.

De plus en plus clairement, je vois que la solution dépend tout entière de moi seul. C’ est moi qui
dois changer, c’est moi qui dois faire preuve de plus de confiance, de plus de foi en la vie elle – même. (Big Sur et les oranges de Jérome Borch, tr. 397)

Tối hôm đó, tôi không thể về phòng trọ để ngủ mà đi lang thang khắp Đà lạt; lần này tôi đi man mác bồng bềnh như đám mây trôi chứ không đi trong điên loạn nghiêng ngửa như ngày xưa, tôi cảm thấy tôi là tôi chứ không còn là một xác không hồn, tôi thấy tôi đi giữa thế giới loài người chứ không còn đi giữa thế giới ma quái; đứng trên đồi cao, giữa đêm khuya tĩnh mịch, tôi dang hai tay ra như một tên tiên tri, bóng tối in hằn trên bầu trời, lớn dần lớn dần, lan ra khắp vũ trụ, tôi bay lượn trên trần gian và nhìn nhân thế với nụ cười thanh bình, đôi mắt chan chứa và lòng thiết tha lên tiếng chúc vi vu: “Bình an cho tất cả mọi người thành tâm ở trần thế”.


3.

Trời bắt đầu sáng. Đứng trên đồi cao, tôi dần hoá thân theo ánh mặt trời. Tôi trở thành tôi ngày xưa, trẻ lại khoảng mười năm. Tôi biến hình thành trẻ con, chứ không còn người lớn nữa. Tôi đưa mắt bỡ ngỡ ngó nhìn bầu trời, ngó nhìn cảnh vật chung quanh tôi với đôi mắt ngạc nhiên lạ lùng; tất cả mọi vật đều xuất hiện trước mắt tôi như là mới xuất hiện lần đầu tiên, tôi chăm chú nhìn sung sướng, tôi nhìn cục đá, tôi nhìn con kiến, tôi nhìn lá khô, tôi nhìn ngọn cỏ, nhìn thân cây, nhìn dòng nước đục ngầu chảy trong rãnh, trong mương… Tôi cười reo, tay vẫy sung sướng như đôi cánh con bươm bướm. Tôi chạy tung tăng nô đùa bắt mấy cánh chuồn chuồn, tôi ngồi xuống hí hoáy tìm bắt mấy con ve. Tôi cười vang động cả một góc trời, từ đây tôi không thuộc vào hàng người lớn chín chắn, kinh nghiệm; tôi thuộc vào một loại khác, loại trẻ con, “loài con nít”. Chúng tôi là Arthur Rimbaud, là Raymond Radiguet, Anne Frank, James Dean, Vương Bột… Chúng tôi mãi mãi chiến đấu chết sống với thế giới của người lớn, một thế giới ma quái, một thế giới điêu tàn, một thế giới điên loạn.

Thế giới này thuộc về tuổi trẻ, chứ không phải của những kẻ già nua kinh nghiệm.

C’ est aux jeunes qu’appartient le monde, pas aux vieux. (Henry Miller, Big Sur et les oranges de Jérome Bosch)

Người lớn làm cho con người quá phức tạp, phức tạp đến nỗi đưa đến tang thương như ngày này… Tôi hãy giản dị hoá cuộc đời.

To simplify things… (A Devil in Paradise, tr. 55)

Simplifier sa vie! Cela parait la chose du monde la plus facile à entreprendre, et pourtant rien n’ est plus difficile. Il y a tout a faire. Absolument tout… (Henry Miller, Big Sur, tr. 366. 377)

Sống ở đời không phải là một điều mệt mỏi mà là một sự tiêu khiển vui chơi với điều kiện là ta phải sống trong giản dị và khôn ngoan (Thoureau).

Tôi phải chống đối lại tất cả những gì thuộc về người lớn. Tôi ghét tất cả những gì mà người lớn thích; bởi vì chính tất cả những gì họ thích, chính tất cả những thứ đó đã làm cuộc đời này trở nên bơ phờ điêu đứng. Trước hết là danh từ xã hội. Họ dạy chúng tôi phải phụng sự xã hội, phải làm tròn bổn phận đối với xã hội, phải phải… với xã hội. Không, không, chúng tôi là Arthur Rimbaud, là Henry Miller, là Anne Frank…

Chúng tôi không phụng sự gì cả, chúng tôi không phụng sự xã hội của người lớn; chúng tôi chỉ
phụng sự xã hội của con người thực sự; chứ không phụng sự xã hội của con người ma. Tất cả những xã hội của con người ở trên trần gian này đều thối nát; bởi thế chúng tôi không phụng sự gì, chúng tôi sống ngoài lề… Rất vinh dự mà bỏ mình vì một lý tưởng, nhưng những kẻ đã chết đi rồi thì không thành tựu được gì cả.

It is glorious to offer one’s life for a cause, but dead men accomplish nothing. (Henry Miller, The Colossus of Maroussi, tr. 86)

Thay vì hiến dâng cuộc sống của tôi, cuộc đời hỏi tôi dâng một cái gì khác hơn, như tâm linh, tâm hồn, thông minh, thiện chí…

Đứng bên cạnh danh từ xã hội là danh từ Tiền. Người ta thờ lạy đồng tiền, sùng kính đồng tiền hơn cả Chúa, cả Phật… Bước ra đường phố ở Sài gòn, đảo mắt nhìn chung quanh, tôi đều thấy mọi người bước đi hấp tấp vội vã, mắt họ thường đảo liếc nhìn đồng hồ, họ bước chạy làm sao cho kịp chuyến ô tô buýt hoặc taxi để đến công tư sở, họ chạy không kịp thở, vẻ mặt hốc hác, tất cả mọi người ở Sài gòn đều chạy theo tiền, chạy từ 7 giờ sáng đến khuya, họ chạy mãi mà đuổi cũng không được, sau cùng, gần hấp hối, họ mới biết rằng mình chỉ đuổi theo sự Chết… Tiền đưa đến chết…Chỉ có người lớn là mê tiền… Còn chúng tôi là những đứa con nít, chúng tôi không cần biết đến tiền, chúng tôi ghét tiền; chúng tôi không bao giờ giàu, nhưng chúng tôi sung sướng nhất trần gian.

I am crazy enough to believe that the happiest man on earth is the man with the fewest needs. (Henry Miller, The Colossus of Maroussi, tr. 136)

Sự nghèo nàn không thể làm ta khốn khổ. Tôi có thể nói như vậy bởi vì tôi đã nghèo suốt đời tôi…

I can say it because I’ve been poor all my life. (The Colossus of Maroussi, tr. 136)

Về tinh thần tôi là một kẻ triệu phú.

In spirit I’m millionaire. (The Colossus of Maroussi, tr. 136)

Thà làm một người Hi lạp nghèo nàn hơn là làm một chàng triệu phú Mỹ:

I would a thousand times rather be that poor Greek than an American millionaire. (The Colossus of Maroussi, tr. 53)

Thế là làm ăn mày ở Đà lạt còn hơn làm triệu phú ở Sài gòn. Làm ăn mày ở Ba lê còn hơn là triệu phú ở Nữu ước:

Better a beggar in Paris than a millionaire in New York. (Night of Love and Laughter, tr. 69)

Những danh từ thiêng liêng (như Tiến Bộ, Xã Hội, Văn Minh, Bổn Phận, Ái Quốc, Thành Công, Hiệu Năng, Cơ Giới, vân vân). Không có ý nghĩa gì với tôi, những danh từ này đã làm dòng nước trong trẻo của đời trở thành đục ngầu hôi thúi… Tiến Bộ để đưa đến chết. Văn Minh để đưa đến chết; tất cả danh từ này đã đưa nhân loại xuống hố. (The Colossus of Maroussi, tr. 8, 54, 79, 81, 98, 130, 131, 149, 139, 145).

Tôi không cần những danh từ thối tha trên, tôi chỉ cần một hơi thở của đời, một chút giao cảm giữa con người, một chút giúp đỡ tinh thần. (The Intimate Henry Miller, tr. 119).

Tôi chỉ cần hạnh phúc và thanh bình cô đơn và thư nhàn:

We need peace and solitude and idleness. (The Colossus of Maroussi, tr. 46)

Tôi chỉ cần cái siết tay ấm áp, ánh sáng rực ngời trong đôi mắt, chùm nho mà tôi ngấu nghiến chung nhau, cái ly mà chúng tôi nâng lên một để ghi tình bạn thắm thiết:

The important thing was the warm handclasp,the light in the eyes, the grapes which we devoured in common, the glass we raised to our lips in sign of friendship. (The Colossus of Maroussi, tr. 44)

Tôi chỉ cần mặt trời, sự trần truồng và ánh sáng:

J’ aime le soleil, la nudité, la lumière. (The Colossus of Maroussi, tr. 140)

Tôi ghét lý luận, tôi ghét trí tuệ, trí năng, lý trí (A Devil in Paradise, tr. 51, 55; The Colossus of Maroussi, tr. 8).

Tôi thích mâu thuẫn, tôi thích chơn lý, tôi thích khía cạnh thi vị của mọi vật (A Devil in Paradise, tr. 53, 50)

Hai dòng thơ còn nói nhiều, chứa đựng nhiều hơn cả một quyển sách kềnh càng của học giả.

Two lines of poetry often tell us more, give us more than the weightiest tome by an erudite. (A Devil in Paradise, tr. 58)

Tôi thích phản đối, công phẫn, nổi loạn chống lại tất cả, kể cả cá nhân mình; để mà giản dị hoá mọi sự trên đời.

Mỗi cá nhân phải phản kháng lại một lối sống nào mà không phải của chính mình; ta phải ném bỏ những ý niệm tiền định của ta về phải trái, về tốt xấu; về công bình bất công… Tôi phải tự giải thoát khỏi cái nhìn chật hẹp, bưng bít của tôi trước cuộc đời (The Colossus of Maroussi, tr. 86)
Tôi phải tra vấn nhìn lại mọi sự vật:

One begins to question everything. (The Intimate Henry Miller, tr. 129)

Phải mở tung cửa ra, cho ánh sáng tuôn vào, đừng bưng bít gì cả. Tôi muốn sống một thế giới mà:
Je veux un monde où le vagin soit représenté par une fenêtre, honnête et toute nue, un monde qui sente le contour des os, les couleurs crues et fondamentales, un monde qui ait de la crainte et du respect pour ses origines animales; j’ ai la nausée de regarder des cons tout mignards, déguisés, déformés idéalises… (Xin miễn dịch). (Henry Miller, Printemps Noir, tr. 61)

Đốt. Đốt. Đốt hết tất cả những quyển sách ở thế giới. Đốt Dostoievsky, đốt Hemingway, đốt Nietzche, đốt Spengier, đốt Shakespeare, Erich Maria Remarque, Apollinaire, Jean-Paul Sartre, Kierkegaard, Camus, Simone Weil, Sophocle, Thoreau, Thánh kinh, Eschyle, Kafka, Milosz, Céline, Blaise Cendrars, Hermann Hesses, Faulkner, J. D. Salinger, D.H. Lawrence, Knut Hamsun, Keyserling, Tagore, Antonin Artaud, Capote, Whitman, Giono, Francis Carco, Élie Faure, Rimbaud, Alberto Moravia, Somerset Maugham, Caudwell, Lawrence Durrell, Jack Kerouac, Ignacio Silone, Thomas Mann, Richard Wright, Garcia Lorca, Nikos Kazantzaki, Anne Frank, Julien Green, Jakob Wassermann vân vân.

Đốt hết tất cả đi. Hãy đốt tất cả những quyển sách của nhân loại. Hãy đốt Thánh kinh, hãy đốt sách của Karl Marx, của Khổng Tử, của Thoreau, của Gandhi, của Albert Schweitzer, của Shri Aurobindo, của Swâmi Vivekânanda, của Shri Râmakrishna, của John Dewey.

Hãy đốt hết. Chỉ chừa lại những quyển sách của Henry Miller. Đốt hết và chỉ chừa Henry Miller. Hãy đọc Henry Miller đi. Mở rộng đôi mắt ra mà đọc. Mở rộng trái tim ra mà đọc. Khi đọc xong rồi thì đốt luôn Henry Miller. Đốt hết. Không chừa gì cả, đốt luôn cả trái tim lạnh lẽo của ta. Đốt luôn cả cuộc đời chật hẹp của ta…

Cả thế giới sẽ ngùn ngụt lửa khói. Tất cả thư viện đều bốc cháy đỏ rực, tất cả những quyển sách của nhân loại sẽ thành tro bụi. Hỡi loài người, hãy cười ngất lên, hãy thức tỉnh, hãy đứng dậy, hãy dang hai tay lên trời, ngọn lửa thiêng của thế giới sẽ lan tràn khắp nơi.

Khi tất cả những quyển sách của trần gian đã biến thành tro bụi; lúc bấy giờ, hỡi loài người, ta hãy đứng im lặng, trang trọng ngắm nhìn mây trắng bay về ngút trời xanh và lắng tai nghe tiếng chim kêu vang ca trái đất: Triêu Dương của Mùa Xuân Vĩnh Cửu bắt đầu ngự trên trần gian; một đoá hoa trắng bừng nở rung rinh trên đống tro tàn điên loạn…

Khi viết chương này, tôi chưa từng gặp Henry Miller. Năm 1965, tôi được gặp Henry Miller tại Pacific Palisades ở California. Trời đất đã sắp đặt cho tôi gặp Henry Miller tại Huê kỳ để được ông “điểm đạo”. Sau khi được điểm đạo thì tôi lên sống tại Nữu Ước, sống từ địa ngục này đến địa ngục khác, rồi lại lang thang lê lết ở Paris từ quán cà phê này đến quán cà phê khác, để rồi một ngày hạ dạo đó được gặp mặt Krishnamurti tại Paris dưới bóng những cây marronnier xanh đậm, trộn lẫn với tóc trắng của mây và màu xám của những đường phố lót gạch.

Xin các ngài hình dung cảnh tượng thiêng liêng này: một chàng trai 24 tuổi gặp hai cụ già trên 74 tuổi - họ nói nhau những gì? Xin các ngài thử hình dung chàng trai Platon khi gặp cụ già Socrate và cụ Lão Tử thì cả ba ăn nói ra làm sao? Tất nhiên: một người im lặng, một người nói và một người nghe. Im lặng, nói và nghe; tất cả, tất cả đạo lý nhân loại nằm trong đó.

Nguồn: Phạm Công Thiện, Ý thức má»›i trong văn nghệ và triết học (Luận về ý thức má»›i sau mười năm lang bạt), tái bản lần thứ tÆ°, NXB An Tiêm, Sài Gòn, 1970. Bản Ä‘iện tá»­ do talawas thá»±c hiện. Bản đăng trên talawas vá»›i sá»± đồng ý của tác giả.