trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
Văn học
  1 - 20 / 97 bài
  1 - 20 / 97 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcVăn học Việt Nam
Loạt bài: Hồ sÆ¡ Nhân văn-Giai phẩm
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121 
8.9.2007
 
Ðầu đuôi câu chuyện bài thơ “Chiếc lược” của Thuỵ An và bài thơ khiếu nại lên Hồ Chủ tịch
 
Đầu năm 1956, Hội Văn nghệ có tổ chức một lớp học chính trị ngắn hạn cho một số anh chị em văn nghệ sĩ, tại số 1 đường Bà Triệu. Có một đồng chí cán bộ của Ủy ban C.C.R.D Trung ương tới nói chuyện về cải cách ruộng đất, có kể một câu chuyện “Một chị bần cố nông đến lúc chia quả thực, chỉ ước ao có một cái lược chải đầu, vì từ bé đến giờ chưa có một cái lược...” Câu chuyện nghe rất cảm động và quả là một đề tài văn học sống động. Đồng chí ấy có nói thêm rằng: Hồ Chủ tịch có nghe biết câu chuyện này và có lời nhắn các cô chú văn nghệ sĩ nên khai thác đề tài ấy.”

Trong số học viên của lớp học, có chị Thuỵ An. Sau khi nghe câu chuyện về cái lược, nhất là được nghe lời nhắn nhủ của Bác, chị hăm hở sáng tác và đã hoàn thành bài thơ “Chiếc lược”.

Báo Trăm Hoa số 3 có đăng trọn bài thơ ấy! Và trong lời toà soạn có nói bài thơ này có “chuyển sang Vụ Văn hoá đề nghị in vào loại phổ thông. Nhưng Vụ Văn hoá đại chúng lại cho là bài thơ không hay...”

Mới đây Trăm Hoa có nhận được thư của ông Đào Duy Kỳ Giám đốc Vụ Văn hoá đại chúng cho biết là Vụ Văn hoá đại chúng chưa hề nhận được bài thơ “Chiếc lược”. Chúng tôi xem lại tài liệu thì rõ đó là “Phòng Văn nghệ Quần chúng thuộc Vụ Nghệ thuật” chứ không phải Vụ Văn hoá đại chúng. Vậy nay xin đính chính lại cho đúng. Chúng tôi chắc rằng nếu bài thơ “Chiếc lược” này mà chị Thuỵ An gửi cho Vụ Văn hoá đại chúng thì đã không bị trả lại với những câu phê “Bài thơ loại này chúng tôi có nhiều rồi”, mà chắc rằng sẽ được đề cao, cho in rất nhiều như quyển Tình Bắc Nam của ông Đào Duy Kỳ vậy. Vì ông Kỳ là một người sành thơ. Tiếc thay!

Lúc ấy, bài thơ “Chiếc lược” không được phổ biến, chị Thuỵ An lấy điều làm ức lắm. Chị có làm ngay một bài thơ khiếu nại gửi lên Hồ Chủ tịch, vì lẽ cái đề tài này, Hồ Chủ tịch có nhắn nhủ anh chị em văn nghệ nên sáng tác. Vậy mà sáng tác rồi lại không được dùng.

Sau đây là bài thơ khiếu nại lên Hồ Chủ tịch. (Nhưng theo lời chi Thuỵ An thì vì biết Bác hiện còn phải bận nhiều công việc to lớn quan trọng hơn, mình gửi lên chỉ làm phiền Bác nên chị đã không gửi).

Vâng lời Bác dặn
Viết chuyện chiếc lược này
Lời chưa thật là đẹp
Ý chưa thật là hay
Còn vụng về bỡ ngỡ
Như người trong chuyện đây
Dưới gông cùm địa chủ
Tóc buộc túm đầu chấy
Giờ mói có lược chải
Nên ngượng nghịu bàn tay
Lược như vành trăng tỏ
Tôn mớ tóc xanh mây
Tóc xanh quyến cờ đỏ
Theo gió thổi tung bay
Hát bài ca nhựa sống
Trồi lên những luống cầy
Phá vỡ bọng đất tối
Uống mặt trời no say
Vui sao người thôn nữ
Một sớm rạng mặt mày!

Luống thương bao gái khác
Tóc bỏ rối đêm ngày
Hẩm hiu không lược chải
Vì mẹ ở gắt gay
Khư khư giữ gương lược
Như là của riêng tây
Không nhớ duyên có thuở
Hoa nở có hạn ngày
Dao sắc không mài giũa
Ruồng bỏ cùn gỉ ngay
Nhà có con gái đẹp
Chả uốn chân nắn tay
Chả lược gương chải chuốt
Cho rạng rõ mặt mày
Đi nhìn con nhà khác
Mà tủi nỗi khen vay
Đi vớt duyên già lại
Mẹ cố làm dáng thay
Gạt con trong xó bếp
Cho nó khóc lay nhay
“Nhường duyên con một tý
Đừng làm cớm duyên này
Đừng để mầm vãn lụi
Trong bọng đất đen dày
Đảng giơ cao ngọn đuốc
Mẹ đừng che bàn tay!”

Bức thư dâng lên Bác
Kể lể nỗi đắng cay
Của nhiều nhà văn nghệ
Tên kém vẻ “trưng bày”
Gặp mẹ “Hội văn nghệ”
Chểnh mảng để lắt lay
Gần hai năm chăm chút
Đột kích vài chục ngày
Đánh trống bỏ dùi lại
Trông nóc đi ôm cây
Đành đem con bỏ chợ
Để mặc con loay hoay
Xin đưa một ví dụ:
Chuyện chiếc lược này đây
Viết thi đua sáng tác
Đợt đầu tiên chín ngày
“Sau đó sẽ liên tục
Làng văn nhiều chuyện hay”
Bảo nhau bỏ cả Tết
Hăm hở viết mê say
Vâng lời Bác căn dặn
Viết chuyện chiếc lược này
Ít lâu Hội trả lại
Với lời phê “khá hay”
Nhưng ý Vụ Văn hoá:
“Hay gì mà kêu hay
Loại này vô thiên lủng
Đem giả tác giả ngay”
Nghe phê bình chẳng, chuộc
Tác giả đâm ngẩn ngây:
Lược đẹp hay không đẹp?
Vứt bỏ hay dùng đây?
Luống thương công chuốt lược
Mà chẳng lọt đến tay...!

Sự tình kiện lên Bác
Hoạ có vơi hận này

Ngày 2-6-56

Thuỵ An tức Phương Thao kính bút

Câu chuyện đầu đuôi là như vậy. Sở dĩ chúng tôi đăng bài thơ “Chiếc lược” lên Trăm Hoa, trước tiên là thấy bài thơ đó hay, cần được phổ biến. Sau đó cũng ức, là bài thơ hay mà đã hơn một năm nay không được sử dụng. Thấy “một bông hoa bị vùi dập” lòng nào chẳng xót thương.

Theo trong tinh thần bài thơ khiếu nại lên Hồ Chủ tịch thì chị Thuỵ An có ý trách Hội Văn nghệ đã có những phân biệt đối xử, lơ là, không chú ý nâng đỡ... Đó là chuyện ngày xưa. Đến nay Thường vụ Hội Văn nghệ đã thành khẩn nhận phê bình nhiều khuyết điểm về chính sách đối với văn nghệ sĩ, về lề lối làm việc, tác phong, thái độ...

Thường vụ hội hứa sẽ sửa chữa và toàn thể anh chị em văn nghệ của chúng ta sẽ được hoàn toàn đổi mới về đường lối chính sách cũng như về những cá nhân phụ trách, nên chúng ta càng phấn khởi để góp phần xây dựng đại hội của chúng ta được kết quả trăm phần tốt đẹp.

Trăm Hoa
Nguồn: Trăm Hoa, ngày 2 tháng 12 năm 1956. Bản Ä‘iện tá»­ do talawas thá»±c hiện.