trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 257 bài
  1 - 20 / 257 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị Việt Nam
Loạt bài: Tranh luận về chủ nghÄ©a Marx
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89 
14.4.2006
Nguyễn Kiến Giang
Suy tư 90 - Nhìn lại quá trình du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam
Lữ Phương sưu tầm, hiệu đính, giới thiệu
 1   2 
 
III. Du nhập những gì?

Quá trình du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam không đơn giản như có người tưởng. Bản thân chủ nghĩa Mác-Lênin trải qua những cách lý giải khác nhau, với những điểm nhấn mạnh từng lúc khác nhau. Nó không phải là một hệ thống lý luận thuần túy, mà gắn chặt với những chủ trương chính trị từng lúc, và mỗi lần đường lối chính trị thay đổi là một lần có sự lý giải khác đi về mặt lý luận. Điều đó nhiều khi đặt người cộng sản vào những hoàn cảnh thật khó xử. Những nội dung của nó cũng được bổ sung dần dần, từ chỗ sơ lược đến chỗ ít sơ lược hơn, từ những dự báo ban đầu đến những kết luận. Trong một thời gian dài, từ những năm 30, tức là từ khi Đảng Cộng sản Đông Dương ra đời, trung tâm lý giải và truyền bá chủ nghĩa Mác-Lênin là Moskva. Tuy không hình thành một “giáo hội”, nhưng trên thực tế chúng ta cũng thấy một cái gì tương tự. Stalin, với những tác phẩm và những bài phát biểu của ông, đóng vai trò “giáo chủ”. Mọi ý kiến của Stalin được coi như những “chân lý cuối cùng”, những chuẩn mực để phân biệt đúng sai trong phong trào cộng sản quốc tế. Không những các vấn đề chung của thế giới, mà cả nhiều vấn đề trong từng nước có đảng cộng sản hoạt động, những ý kiến của Stalin thường được viện dẫn ra làm căn cứ, làm phương pháp. Tôi nhớ đầu năm 1950, khi học trường Nguyễn Ái Quốc, có một vài đồng chí cán bộ cấp cao của Đảng đến giảng và đưa ra một vài nhận xét về những sai lầm về đường lối của Trung ương Đảng lúc đó (như về chủ trương “chuyển sang tổng phản công”, về vấn đề ruộng đất…). Mặc dầu Tổng Bí thư hồi đó (Trường Chinh) đã giải thích lại và bác bỏ những ý kiến phê phán này, nhưng chưa đủ sức thuyết phục. Một buổi tối tháng Năm, Cụ Hồ đến. Cụ rất nghiêm như ít khi thấy. Cụ nói thẳng vào những ý kiến phê phán Trung ương của một số cán bộ và nói: “Bác vừa đi Liên Xô về. Bác đã gặp đồng chí Stalin, đã trình bày đường lối của đảng ta với đồng chí Stalin. Nghe xong, đồng chí Stalin nhận xét: đường lối của Đảng các đồng chí là đúng. Mà đồng chí Stalin đã nói đúng là đúng, vì đồng chí Maurice Thorez nói, đồng chí Stalin là người không bao giờ sai cả”. Cả lớp im lặng và cảm thấy được thuyết phục hoàn toàn. Ví dụ nhỏ vừa nói cho thấy uy quyền của Stalin về mặt tư tưởng và lý luận đến mức nào. Không chỉ ở nước ta, ở một số nước khác cũng vậy. Chẳng hạn năm 1948, G. Dimitrov, Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Bulgari (trước đó là Tổng Bí thư Quốc tế Cộng sản), đã đưa ra luận điểm về con đường dân chủ nhân dân lên chủ nghĩa xã hội khác với con đường xô viết, đó không phải là con đường chuyên chính vô sản. Stalin bác bỏ ngay luận điểm này và khẳng định: xô viết và dân chủ nhân dân chỉ là hai hình thức khác nhau của cùng một con đường chuyên chính vô sản, thực chất của dân chủ nhân dân cũng là chuyên chính vô sản. Dimitrov phải rút bỏ ý kiến của mình ngay. Có thể kể ra rất nhiều những ví dụ như vậy.

Chúng ta không chỉ tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin từ Liên Xô, từ Stalin, mà còn từ Trung Quốc, từ Mao Trạch Đông nữa. Trong nhận thức của những người cộng sản Việt Nam trước đây, Mao Trạch Đông là một nhà mácxít-lêninnít vĩ đại, có công áp dụng và phát triển chủ nghĩa Mác-Lênin ở Trung Quốc và ở các nước Châu Á. Sự du nhập chủ nghĩa Mao từ những năm 40 đến những năm 60 đã để lại những dấu ấn sâu đậm trong đời sống lý luận và tư tưởng của những người cộng sản Việt Nam [1] . Thậm chí có thể nói tới một sự sao chép gần như nguyên xi một số luận điểm của Mao: ba phương châm “dân tộc, khoa học, đại chúng” trong lĩnh vực văn hóa “dân chủ mới” rồi “chuyên chính dân chủ nhân dân” trong lĩnh vực chính trị “ba giai đoạn" trong lĩnh vực quân sự, “chỉnh phong, chỉnh đảng” trong lĩnh vực xây dựng đảng, rồi “cải tạo xã hội chủ nghĩa”, “hợp tác hóa nông nghiệp”, rồi đấu tranh “chống chủ nghĩa xét lại hiện đại” trong lĩnh vực tư tưởng v.v… và v.v… Nói cách khác, cùng với Stalin, Mao Trạch Đông cũng được coi là “chính thống” của chủ nghĩa Mác-Lênin ở nước ta. Nhiều người cộng sản Việt Nam, khi tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin, thật ra rất ít đọc thẳng từ Marx, Engels và Lenin, mà chủ yếu là “nhập môn” bằng những tác phẩm của Stalin và Mao Trạch Đông. Tiếc thay, vấn đề này chưa bao giờ được làm rõ đến mức cần thiết cả. Nói như vậy, để thấy rằng cái gọi là “chủ nghĩa Mác-Lênin” được du nhập vào Việt Nam về cơ bản là “chủ nghĩa Stalin” và “chủ nghĩa Mao”. Những người trực tiếp đọc Marx, Engels và Lenin thật ra chỉ là một số rất ít trong thời kỳ trước cách mạng, và về sau này tuy số người đó có tăng lên (chủ yếu trong số cán bộ nghiên cứu và giảng dạy lý luận) nhưng vẫn còn ít ỏi.

Trong thời gian gần đây những sai lầm của chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao được nhiều người nhận rõ qua những hậu quả hết sức tai hại đối với công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội. Chủ nghĩa Mác-Lênin, vì thế, được điều chỉnh lại cho phù hợp với hoàn cảnh mới, nhưng công cuộc điều chỉnh này thật ra cũng chưa thật mạnh mẽ và triệt để, di sản của chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao vẫn còn được giữ nguyên trên nhiều vấn đề căn bản. Vả chăng, vấn đề không phải là “điều chỉnh” vấn đề được đặt ra ở một chiều sâu hơn nhiều: đó chính là vấn đề “tồn tại” của chủ nghĩa Mác-Lênin. Và bây giờ, rõ ràng chúng ta đứng trước một bức tranh hỗn loạn. Những người muốn bảo vệ chủ nghĩa Mác-Lênin trên thực tế vẫn bị chủ nghĩa Stalin và chủ nghĩa Mao cầm tù. Trong khi đó, một số ngày càng nhiều người thấy rõ tính chất lỗi thời của chủ nghĩa Mác-Lênin và lên tiếng phê phán và bác bỏ nó. Tình hình ấy phải chăng báo hiệu giai đoạn kết thúc quá trình du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin vào nước ta? Xin để cho thời gian phán xét.

Sự du nhập một học thuyết không bao giờ là quá trình một chiều từ ngoài vào, mà bao giờ cũng là quá trình hai chiều, vì có sự tiếp nhận từ bên trong. Chủ nghĩa Mác-Lênin không phải ngoại lệ. Ở trường hợp Việt Nam, có thể nói chiều thứ hai, chiều tiếp nhận chủ động từ bên trong, là rất mạnh (chiều bên trong này bao gồm cả ở những người cách mạng Việt Nam ở ngoài nước, vì nói chung họ gắn bó rất mật thiết với những phong trào cách mạng trong nước). Nhưng chính chiều thứ hai này, trong khi góp phần du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin từ ngoài vào như một nhân tố ngoại sinh (exogène), đã làm cho nó thích ứng với những nhu cầu bên trong, lai ghép với “cơ địa” Việt Nam để rồi, trong trường hợp thành công nhất, trở thành một nhân tố “nội sinh” (endogène). Và khi đó, chủ nghĩa Mác-Lênin không còn giữ nguyên dạng của nó nữa, mà có những biến hóa nào đó. (Tình hình này về cơ bản giống như Khổng giáo du nhập Việt Nam ngày xưa, một đằng thì trải ra hàng trăm năm, một đằng chỉ trong vòng vài chục năm). Như đã nói, ở Việt Nam, hệ vấn đề đặt ra đầu thế kỷ là độc lập dân tộc và canh tân xã hội. Hai yêu cầu này vẫn còn nguyên khi chủ nghĩa Mác-Lênin du nhập vào nước ta.

Bộ phận cấp tiến trong những người yêu nước và cách mạng từ những năm 20 tuy tiếp nhận hệ vấn đề mới của thời đại, lấy “trục giai cấp” làm chính, nhưng thứ nhất, không ai bỏ quên hai yêu cầu nói trên và thứ hai, đây là cái chủ yếu, coi hệ vấn đề mới là sự “tiếp sức” có hiệu quả hơn để giải quyết hệ vấn đề vốn có. Nói cụ thể hơn, những người tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin nói chung đều xuất phát từ lòng yêu nước và khát vọng canh tân xã hội (hiện đại hóa) và lấy nó làm “vũ khí” của mình. Hồ Chí Minh nhiều lần nói tới chủ nghĩa yêu nước đưa mình tới chủ nghĩa Mác-Lênin chính là nói tơi xu hướng chung nhất của lớp người tiếp nhận chủ nghĩa Mác-Lênin đầu tiên, tuy trong những hoàn cảnh có khác nhau. Và không chỉ lớp cộng sản đầu tiên, cả những lớp cộng sản sau này (cho đến năm 1975) và đại thể cũng như vậy, mặc dầu động cơ trở thành cộng sản có thể mang thêm một số yếu tố khác (tiến thân, quyền lực v.v…).

Đọc lại những tài liệu lịch sử của phong trào cộng sản lúc đầu, có thể nhận thấy rất rõ một trong những “chất nền” (substance) của phong trào cộng sản Việt Nam là chủ nghĩa yêu nước và khát vọng tiến bộ xã hội của những bộ phận quần chúng rộng lớn. Không phải chỉ riêng những người cộng sản mới có “chất nền” này, nhiều người, nhiều bộ phận khác (kể cả những người chống lại chủ nghĩa cộng sản) cũng có. Chỉ có khác là những người cộng sản là bộ phận cấp tiến hơn, họ muốn tìm thấy những vũ khí mạnh hơn, phù hợp với xu hướng cách mạng bạo lực của họ trong bối cảnh lịch sử mới của thế giới và đất nước. Thứ vũ khí họ tìm thấy đó là chủ nghĩa Mác-Lênin. Yêu nước và khát vọng tiến bộ xã hội cộng với xu hướng cấp tiến, bạo lực phải chăng đó là “mẫu số chung” của các lớp người đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin ở nước ta?

Ở đây, có một vấn đề đã và đang được thảo luận trong nước và cả ở ngoài nước là: đối với những người cộng sản Việt Nam, giữa hai nhân tố “dân tộc” và “giai cấp”, nhân tố nào chiếm vị trí chủ đạo? Cụ thể hơn, đối với Hồ Chí Minh, có người đặt câu hỏi: đối với ông chủ nghĩa cộng sản là phương tiện để giành giải phóng dân tộc, hay giải phóng dân tộc là phương tiện để thực hiện chủ nghĩa cộng sản? Theo dõi cuộc tranh luận này, có thể thấy rõ hai ý kiến ngược hẳn nhau. Một bên đặt “giải phóng dân tộc” lên hàng đầu, còn bên kia thì đặt “giai cấp”, “chủ nghĩa cộng sản” lên hàng đầu. Và bên nào cũng đưa ra những luận cứ riêng của mình, Huỳnh Kim Khánh, tác giả cuốn Vietnamese Communism 1925-1945 (Cornell University Press 1982), lấy vấn đề này làm cốt lõi cho công trình nghiên cứu của mình, trình bày những ý kiến của mình dựa vào rất nhiều tài liệu lịch sử phong phú và đáng tin cậy. Nhưng cuối cuốn sách, tác giả vẫn chưa đi tới kết luận rõ ràng. Câu hỏi vẫn được treo ở trang cuối là: “Trong sự kết hợp hệ tư tưởng cộng sản với chủ nghĩa yêu nước trong sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản Việt Nam, chủ nghĩa Mác-Lênin phải chăng là cỗ xe chuyên chở chủ nghĩa yêu nước Việt Nam? Hay chủ nghĩa yêu nước đã được lợi dụng để bành trướng hệ tư tưởng cộng sản? (tr. 341). Tiếc thay, ông mất đột ngột vì trụy tim ở Mỹ và không tiếp tục được công trình hết sức thú vị của mình.

Đây không chỉ là một vấn đề học thuật, mà còn là một vấn đề luôn luôn nảy sinh và được giải quyết đi giải quyết lại trong lịch sử chủ nghĩa cộng sản ở Việt Nam. Và theo tôi hiểu, vấn đề này cũng đang được đặt ra ngay cả trong quá trình “đổi mới” hiện nay.

Tôi xin có một số ý kiến về vấn đề này. Trước hết, cần nhìn lại thực tế vốn có, mà không phải theo suy diễn. Và để được thuận tiện, xin lấy trường hợp của Hồ Chí Minh, người cộng sản đầu tiên và cũng là người có uy tín nhất trong phong trào cộng sản Việt Nam, để phân tích. Theo tôi, ở Hồ Chí Minh, không có vấn đề cái gì là chính, là chủ đạo giữa hai nhân tố “dân tộc” và “giai cấp”. Ở ông, hai nhân tố quyện lại thành một, không thể phân chia. Đọc lại toàn bộ tác phẩm của ông, theo dõi toàn bộ hoạt động của ông (mà về đại thể đã có thể nắm bắt được, trừ một vài “lỗ hổng” nào đó cần tiếp tục tìm kiếm), không ai có thể nghi ngờ lòng yêu nước của ông, cũng như không ai có thể nghi ngờ tín niệm cộng sản (conviction communiste) của ông. Ông là nhà yêu nước lớn, là một trong những lãnh tụ nổi tiếng của phong trào giải phóng dân tộc - điều đó đã được nhìn nhận khá đầy đủ. Chỉ riêng một việc ông bị những đồng chí của mình phê phán là theo chủ nghĩa quốc gia (tức chủ nghĩa dân tộc) vào đầu những năm 30, cũng đủ để chứng minh điều này. Trong cuốn sách của Huỳnh Kim Khánh, ta đọc thấy mấy trang nói rất rõ về chuyện này (trước đó, trong một cuốn sách viết về Cách mạng Việt Nam, Daniel Hémery cũng có viết về chuyện này, và lần đầu tiên tôi biết được việc Ban lãnh đạo Hải ngoại của ĐCSĐD phê phán Nguyễn Ái Quốc chính là từ cuốn sách của tác giả người Pháp ấy). Huỳnh Kim Khánh, dựa vào nhiều tài liệu có thật, cho ta biết sau 1931 Nguyễn Ái Quốc bị phê phán là mắc “tàn tích tiểu tư sản”, cuốn Đường cách mệnh bị coi là một “tài liệu nồng nặc mùi quốc gia chủ nghĩa” và việc ông chủ trương dùng bạo lực tối thiểu chống lại các thế lực phản cách (trung lập hóa địa chủ và tư sản) bị tố cáo là “cơ hội chủ nghĩa”, kìm hãm sự phát triển nhanh chóng của chủ nghĩa cộng sản ở Đông Dương. Hồng Thế Công, bí danh của một người lãnh đạo Đảng hồi đó (mà người ta cho rằng đó là Hà Huy Tập) kịch liệt công kích Nguyễn Ái Quốc trên Tạp chí Bônsơvích (số 8/12-1934) [2] :

“Công lao của Nguyễn Ái Quốc đối với chúng ta thật to lớn, nhưng các đồng chí chúng ta không được quên những tàn tích quốc gia chủ nghĩa của Nguyễn Ái Quốc và những chỉ thị sai lầm của đồng chí ấy về những vấn đề căn bản của phong trào cách mạng tư sản dân quyền và những lý luận cơ hội của đồng chí ấy bám rễ vào đầu óc của phần đông đồng chí chúng ta, giống như những tàn tích tư sản vẫn sống dai dẳng trong đầu óc những hội viên Thanh Niên, Tân Việt và Vừng Hồng.

Nguyễn Ái Quốc không hiểu được những chỉ thị của Quốc tế cộng sản; không hợp nhất được ba tổ chức cộng sản từ trên xuống dưới… Tài liệu Sách lược vắn tắt của ĐảngĐiều lệ của Đảng hợp nhất không theo đúng chỉ thị của Quốc tế cộng sản. Ngoài ra Nguyễn Ái Quốc còn chủ trương một sách lược cải lương và hợp tác: “trung lập tư sản và phú nông”, “liên minh với địa chủ nhỏ và vừa”, v.v… Vì những sai lầm đó, nên từ tháng Giêng đến tháng Mười năm 1930, ĐCSĐD đã đi theo một chiến lược có nhiều điểm trái với những chỉ thị của Quốc tế cộng sản, tuy trong thực tế đã lãnh đạo quần chúng kiên quyết đấu tranh cách mạng”. (Huỳnh Kim Khánh, sách đã dẫn, tr. 185).

Nhiều bằng chứng sau đó cho thấy Hồ Chí Minh luôn luôn chủ trương đặt giải phóng dân tộc lên cao nhất, đặc biệt là trong thời kỳ Việt Minh 1941-1945, trong cách mạng Tháng Tám và kháng chiến, thậm chí vì lợi ích dân tộc đã chủ trương công khai giải tán Đảng Cộng sản Đông Dương (tháng 11/1945), dù rằng trên thực tế Đảng vẫn hoạt động. Đối với tuyệt đại đa số những người cộng sản cho đến năm 1975, vấn đề dân tộc vẫn được đặt lên cao nhất.

Thế thì Hồ Chí Minh và những người cộng sản khác có thật sự là những người cộng sản kiên định và trung thành không? Theo tôi, đúng là như vậy. Trừ một số người vào đảng với tính toán cơ hội chủ nghĩa (nhất là từ khi đảng cộng sản cầm quyền), coi đó là “bằng đỏ” để tiến thân, nói chung, đó là những người chân thành tin theo chủ nghĩa cộng sản dù rằng trình độ lý thuyết của số đông còn thấp (và cũng không thể khác thế được).

Trong tập sách Hồ Chí Minh – Sa vie et son oeuvre (Paris, 1990), một số ngòi bút người Việt và người Pháp đưa ra nhiều bằng chứng để chứng minh rằng Nguyễn Ái Quốc - Hồ Chí Minh trước sau vẫn trung thành với cộng sản, vẫn là người triệt để tuân theo đường lối của Quốc tế cộng sản, của Stalin. Nhiều tài liệu họ đưa ra, theo tôi là có thật. Về mặt này, họ không sai. Nhưng dụng ý của họ là từ chỗ đó để bác bỏ tinh thần dân tộc, sự nghiệp giải phóng dân tộc của Hồ Chí Minh và những người cộng sản Việt Nam. Vì bây giờ chế độ cộng sản sụp đổ ở một loạt nước, chủ nghĩa cộng sản bị coi là “tội lỗi”, nên họ muốn đặt Hồ Chí Minh và những người cộng sản khác vào ghế bị cáo của lịch sử. Đới với họ, nếu đã là yêu nước thì không thể là cộng sản, và nếu là cộng sản thì không thể là người yêu nước. Sự thật lịch sử chứng minh hoàn toàn khác. Người ta có thể vừa là yêu nước vừa là cộng sản. Cũng như người ta có thể là yêu nước mà không phải là cộng sản. Ở Việt Nam, chủ nghĩa Mác-Lênin mang hai nội dung chủ yếu đối những người cộng sản: Thứ nhất, nó là phương tiện và điều kiện có hiệu quả nhất, thuận lợi nhất để giành giải phóng dân tộc; Thứ hai, nó đề xướng những lý tưởng xã hội cao đẹp nhất, những lý thuyết đưa tới giải phóng xã hội và con người khỏi mọi áp bức bóc lột. Vì thế, người cộng sản vừa chân thành mưu cầu giải phóng dân tộc, lại vừa chân thành tin theo lý tưởng và lý thuyết của chủ nghĩa cộng sản. Về sau này, hai mặt đó dần dần tách khỏi nhau qua sự thể nghiệm lý thuyết cộng sản ở Việt Nam (mà dưới đây sẽ trở lại với điều này). Còn trong một thời gian dài, hai mặt ấy không tách khỏi nhau trong tâm thức của những người cộng sản. Di chúc của Hồ Chí Minh là bằng chứng nổi bật nhất, ở đó con người yêu nước-cộng sản là nguyên khối.

Hãy gác lại một bên ý kiến của một số người cho rằng không cần tới chủ nghĩa Mác-Lênin, nhiều nước thuộc địa và nửa thuộc địa vẫn giải phóng mình khỏi ách thực dân. Cách đặt vấn đề như vậy không giúp gì thêm cho nhận thức về lịch sử Việt Nam mấy. Các quá trình lịch sử bao giờ cũng rất hiện thực, rất cụ thể. Những suy luận trừu tượng, theo lối “giả định”, có thể có ích trong lĩnh vực nhận thức nào đó (các khoa học kỹ thuật có tính chính xác cao, chẳng hạn), nhưng trong nhiều lĩnh vực nghiên cứu khoa học xã hội và nhân văn thì phương pháp đó ít có hiệu quả. Vấn đề đặt ra là: chủ nghĩa Mác-Lênin giúp được những gì (hay không giúp được gì) cho những người cộng sản trong đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam (tôi nhấn mạnh: ở Việt Nam)? Xin trả lời: giúp được nhiều, rất nhiều với điều kiện (và trên thực tế đã có điều kiện ấy), những người cộng sản đặt đúng vấn đề về dân tộc, nói cụ thể hơn, đặt “dân tộc” lên trên “giai cấp”. Sở dĩ phải nói đến điều kiện không thể thiếu này, vì không phải không có một số người cộng sản nào đó đặt ngược lại và do đó, đã dẫn tới những hậu quả tai hại cho giải phóng dân tộc đã đành mà còn cả cho chính bản thân đảng cộng sản (như trong thời kỳ Xô viết Nghệ An 1930-1931).

Chủ nghĩa Mác-Lênin giúp được những gì?

Trong bối cảnh thế giới và trong nước từ giữa những năm 20 đến giữa những năm 70, chủ nghĩa Mác-Lênin giúp tìm kiếm những sức mạnh mới để đấu tranh giải phóng dân tộc. Như đã biết, những người yêu nước và cách mạng trước đó cũng đã làm công việc này nhưng không thành công. Ở bên trong, những người cộng sản hướng tới các tầng lớp “bên dưới" hơn là các tầng lớp “bên trên”, tức là hướng tới những khối quần chúng nhân dân đông nhất, vừa giàu lòng yêu nước lại vừa có khát vọng công bằng xã hội mạnh mẽ nhất (đó cũng là hai nét tâm thức truyền thống của người Việt). Với những người cộng sản, các tầng lớp “bên dưới" được huy động ngày càng rộng lớn vào đấu tranh giải phóng dân tộc, mà tiêu biểu nhất trong các cuộc biểu tình khởi nghĩa hồi tháng Tám 1945 và sau đó trong các cuộc kháng chiến chống ngọai xâm. Những tầng lớp này, trước kia thường bị coi như những lực lượng ủng hộ và tham gia các phong trào yêu nước một cách thụ động, thì bây giờ họ được coi là lực lượng chính, với ý thức chủ động ngày càng lớn. Tính nhân dân của các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Việt Nam trước hết là ở chỗ đó. Đi đôi với điều căn bản này, những người cộng sản Việt Nam, bằng những thái độ uyển chuyển và khôn khéo của mình, còn liên kết được với những bộ phận nhất định trong các tầng lớp “bên trên” tham gia đấu tranh giải phóng dân tộc. Và trong những giờ phút có tính bước ngoặt lịch sử, đặc biệt trong cách mạng Tháng Tám 1945 và một thời gian sau đó, đúng là những người cộng sản đã lập được một Mặt trận thống nhất dân tộc ở một trình độ rộng lớn chưa từng thấy. Tính toàn dân của cách mạng giải phóng dân tộc được thể hiện khá đầy đủ. Nhà sử học Pháp P. Devillers được nhắc tới trên đây, trong Histoire du Viet Nam de 1940 a 1952 (Ed. Du Seuil, Paris), đã nói tới điều này không thể nào đúng hơn

“Những niềm hy vọng, những mối oán hận, những say sưa bị đẩy lùi từ hàng chục năm nay đột nhiên nổ ra trong một sự hăng hái kỳ lạ, một nhiệt tình tập thể mà lịch sử dân tộc chưa hề thấy, toàn thể nhân dân chan hòa với nhau trong một điều thần bí là Độc lập. Họ tìm thấy sự hùng mạnh và thống nhất của mình. Không có một việc gì đối với họ là không thể làm được (trích theo Nguyễn Kiến Giang, Việt Nam năm đầu tiên sau Cách mạng Tháng Tám, NXB Sự thật, Hà Nội 1961, trang 20).

Ở bên ngoài, những người cộng sản cũng tìm kiếm những sức mạnh mới làm chỗ dựa của công cuộc giải phóng dân tộc. Trong thời đại mới, phong trào giải phóng dân tộc nào không tìm được những chỗ vựa vững chắc ở bên ngoài thì chắc chắn không thể thành công được. Trước đó, vấn đề này cũng được đặt ra với các nhà yêu nước và cách mạng cũ (Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh là những nhân vật tiêu biểu). Những chỗ dựa họ muốn tìm và cũng tìm được phần nào, nói chung là không thể tin cậy, vì thế họ không thể thành công. Bây giờ chủ nghĩa Mác-Lênin giúp cho những người cộng sản Việt Nam tìm được những sức mạnh mới, trước đó chưa có, và những sức mạnh này tỏ ra là đáng tin cậy. Tính giai cấp của phong trào cộng sản và vô sản trên thực tế đã mang lại cho những người cộng sản Việt Nam sự đoàn kết và ủng hộ của những người cộng sản Pháp, Nga, Trung Quốc,… Và qua đó, của một bộ phận vô sản cũng như một bộ phận giới trí thức (“trí thức tiến bộ”, như người ta thường gọi vậy) ở các nước đó. Cũng cần nói thêm sự đoàn kết của các dân tộc thuộc địa ở những vùng xa xôi hay gần gũi thông qua những tổ chức chống đế quốc khác nhau. Về phần mình, những người cộng sản cũng đoàn kết và ủng hộ những phong trào cách mạng và vô sản ở nhiều nước khác. Cần đặc biệt nhất mạnh một điểm hết sức quan trọng: sự ủng hộ của các đảng cộng sản đã nắm chính quyền, trước hết là ĐCSLX, hoặc trực tiếp, hoặc thông qua Quốc tế cộng sản. Đây không chỉ là ủng hộ về mặt tinh thần, mà cả về mặt tổ chức và vật chất, về ảnh hưởng trực tiếp của Liên Xô trong chiến tranh chống phát xít, của sức mạnh kinh tế và quân sự của Liên Xô, và về sau này của ĐCSTQ sau khi đảng này nắm chính quyền. Nhiều người cộng sản được đào tạo từ các nước này, nhiều nguồn viện trợ vũ khí, kỹ thuật… cũng đến từ các nước này. Tất cả những sự đoàn kết và ủng hộ ấy được những người cộng sản gọi một cách đầy phấn khởi và tin tưởng là “chủ nghĩa quốc tế vô sản”. Những người cộng sản và nhân dân Việt Nam đóng vai trò nhân tố “chủ quan” một cách đầy đủ và thật chủ động, nhưng không thể nào giải thích những thắng lợi của những người cộng sản Việt Nam mà bỏ qua hoặc đánh giá thấp nhân tố “khách quan” ấy. Dù trong sự đoàn kết và ủng hộ theo “chủ nghĩa quốc tế vô sản” ấy có xen lẫn những yếu tố không lành mạnh (vị kỷ, nước lớn, áp đặt…) thì không vì thế mà có thể phủ nhận nó như một thực tế hiển nhiên. Ưu thế của những người cộng sản Việt Nam so với những người yêu nước và cách mạng trước kia là ở đó.

Chủ nghĩa Mác-Lênin giúp cho những người cộng sản và một bộ phận rộng lớn trong nhân dân Việt Nam có được những lý tưởng xã hội làm linh hồn cho các cuộc đấu tranh giải phóng. Nhìn lại lịch sử, ở nước ta cũng như nhiều nước khác, phong trào giải phóng dân tộc nào cũng đi theo những lý tưởng xã hội nào đó. Yêu nước và giải phóng đất nước không bao giờ là lý tưởng riêng biệt, mà thường gắn với những lý tưởng, những học thuyết xã hội khác nhau (chủ nghĩa Gandhi, chủ nghĩa Tam dân của Tôn Trung Sơn, chủ nghĩa Kémal…). Câu hỏi của những người dân mất nước bao giờ cũng là: sau khi giành được độc lập dân tộc rồi, chế độ xã hội nào đến với mình? Đó là câu hỏi liên quan với số phận từng con người với tư cách con người. Chủ nghĩa cộng sản đem lại một câu trả lời rành mạch: đó là một xã hội không có người bóc lột người, một xã hội công bằng, không có giàu nghèo, không có của riêng, mọi thứ đều là của chung cả. Tất nhiên, không phải ai cũng tán thành lý tưởng đó. Nhưng số đông người dân đang sống nghèo cực, đó là lý tưởng hết sức hấp dẫn. Nhất trong những hoàn cảnh như của Việt Nam, với tâm thức cộng đồng còn mạnh, với lý tưởng một xã hội “đại đồng” còn phảng phất màu sắc chủ nghĩa bình quân, với khát vọng “đổi đời” nhanh chóng thì lý tưởng đó rất hợp với “thể tạng” đại đa số người, nếu không nói là tất cả những người cộng sản Việt Nam và những người đi theo họ đều gắn lòng yêu nước, ý chí giải phóng dân tộc với những lý tưởng công bằng xã hội ấy. Ngây thơ ư? Có thể là thế, nhưng đó là một sự thật. Cuộc sống sau này, khi bắt tay xây dựng một xã hội mới theo những lý tưởng đó, dần dần mở mắt cho mọi người để thấy rằng những lý tưởng ấy mang “tính không tưởng vĩ đại”, nhưng đó là chuyện về sau. Còn trong tiến trình đấu tranh giải phóng, những lý tưởng xã hội do chủ nghĩa Mác-Lênin đề xướng đã đóng đầy đủ vai trò “chính ủy” của nó.

Chủ nghĩa Mác-Lênin đem lại cho những người cộng sản Việt Nam một phương pháp tổ chức lực lượng đối với bản thân mình và đối với quần chúng đông đảo rất có hiệu quả. Có nhà nghiên cứu nước ngoài gọi đó là “kỹ thuật tổ chức” của cộng sản, và gọi như vậy không có gì sai. ĐCSVN được tổ chức theo “đảng kiểu mới” của Lênin, tỏ ra rất có hiệu quả trong đấu tranh, nhất là khi phải đương đầu với những thế lực thù địch mạnh hơn nó rất nhiều. Một đảng chiến đấu, với kỷ luật thép để bảo đảm sự lãnh đạo tập trung từ trên xuống dưới, để bảo toàn lực lượng đến mức cao nhất trong những hoàn cảnh khủng bố và chiến tranh – những người cộng sản Việt Nam đã tạo ra được một đảng như vậy. Và bằng những hình thức, những phương thức tổ chức vừa uyển chuyển, vừa chặt chẽ, ĐCSVN đã tạo ra được cả một mạng lưới tổ chức quần chúng chặt chẽ ngày càng sâu rộng, tới tận ngõ ngách thành phố, làng mạc, thâm nhập các tầng lớp xã hội khác nhau. Thành công của những người cộng sản Việt Nam, ở một mức độ rất lớn, là thành công về mặt tổ chức. Và thành công này chính là bắt nguồn từ học thuyết về tổ chức đảng của chủ nghĩa Mác-Lênin.

Tóm lại, với chủ nghĩa Mác-Lênin, những người cộng sản Việt Nam có được những sức mạnh mới, những lý tưởng xã hội mới, những phương thức tổ chức mới, những yếu tố này làm tăng thêm rất nhiều sức chiến đấu giành giải phóng dân tộc và làm cách mạng xã hội.

Về chủ nghĩa cộng sản với tư cách một xã hội tương lai, thì trong thời gian đầu, từ giữa những năm 20 đến giữa những năm 50, nó chỉ mới hiện ra dưới dạng lý tưởng xã hội. Mặc dù rải rác đây đó có nói tới chủ nghĩa xã hội như một chế độ xã hội hiện thực ở Liên Xô trên báo chí bí mật và công khai của đảng cộng sản (rất tiếc là Nhật ký chìm tàu của Nguyễn Ái Quốc, một tập sách nhỏ viết về xây dựng xã hội mới ở Liên Xô, đã bị thất lạc). Phải đến sau khi giải phóng miền Bắc, tức là khi vấn đề chuyển sang giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa được Đảng Cộng sản chính thức đặt ra, thì những lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin mới được du nhập như một học thuyết. Và điều này cũng chỉ được làm dần dần, vừa về lý luận, vừa bằng kinh nghiệm.

Trên thực tế, những lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội đó chủ yếu là dựa vào những tác phẩm của Stalin (những báo cáo, những bài nói, những bài viết của Stalin từ cuối những năm 20 đến cuối những năm 30, và sau đó là tác phẩm Những vấn đề kinh tế của chủ nghĩa xã hội ở Liên Xô năm 1951), tất cả đều được coi như những tác phẩm kinh điển. Toàn bộ “hành trang lý luận” của những người cộng sản Việt Nam khi bước vào giai đoạn cách mạng xã hội chủ nghĩa là ở đó. Nhưng có hai điểm cần chú ý:

1. Từ sau đại hội ĐCSLX lần thứ XX (1956), một số luận điểm của Stalin về chủ nghĩa xã hội bị phê phán và được điều chỉnh lại theo hướng coi trọng hơn sản xuất hàng hóa dưới chủ nghĩa xã hội theo quy luật giá trị và phi tập trung hóa quản lý kinh tế. Nhưng nói chung, mô hình xây dựng chủ nghĩa xã hội (gọi là “mô hình Xô Viết”) đã hình thành từ thời Stalin vẫn giữ được về cơ bản.

Bên cạnh “mô hình Xô Viết”, những người cộng sản Việt Nam cũng đặc biệt chú trọng những bài học về cải tạo xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội của Trung Quốc (công thư hợp doanh trong lĩnh vực công thương nghiệp, hợp tác hóa trong lĩnh vực nông nghiệp, “nhiều, nhanh, tốt, rẻ” trong xây dựng chủ nghĩa xã hội…). Về thực chất đó cũng là một “mô hình Xô viết” nhưng có “cải biên” cho phù hợp với tình hình Trung Quốc.

Về đại thể lý luận Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội có thể tóm tắt như sau:

  • Chủ nghĩa cộng sản gồm có hai giai đoạn: chủ nghĩa xã hội (bậc thấp) và chủ nghĩa cộng sản (bậc cao).

  • Thời kỳ quá độ tiến lên chủ nghĩa xã hội với những nội dung chủ yếu: cải tạo quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa và cá thể thành quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa dưới hai hình thức sở hữu chính: Nhà nước (toàn dân) và tập thể (hợp tác xã); công nghiệp hóa xã hội chủ nghĩa; tập thể hóa (hợp tác hóa) nông nghiệp; cách mạng văn hóa và tư tưởng (bảo đảm cho hệ tư tưởng Mác-Lênin thành hệ thống trị duy nhất và phổ biến toàn xã hội).

  • Bảo đảm sự lãnh đạo duy nhất và vững chắc của đảng cộng sản trong quá trình xây dựng chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản, chủ yếu bằng Nhà nước xã hội chủ nghĩa mà thực chất là chuyên chính vô sản.

  • Chủ nghĩa quốc tế vô sản trong đấu tranh cách mạng chuyển thành chủ nghĩa quốc tế xã hội chủ nghĩa trong xây dựng chủ nghĩa xã hội (hợp tác, phân công lao động quốc tế xã hội chủ nghĩa, đoàn kết, thống nhất trong hệ thống xã hội chủ nghĩa thế giới để chống lại, đẩy lùi và thủ tiêu hệ thống tư bản chủ nghĩa thế giới…).
Phải nói rằng trong những người cộng sản Việt Nam từ giữa những năm 50 đến đầu những năm 60, vấn đề xây dựng chủ nghĩa xã hội được tiếp nhận một cách vô vùng hoan hỉ và với niềm tin mãnh liệt (Hồ Chí Minh: “Đường lên hạnh phúc rộng thênh thang”, 1961). Những biến động xảy ra trong phe xã hội chủ nghĩa hồi đó, như các sự kiện Hungari; và Balan năm 1956, cuộc đấu tranh về quan điểm giữa ĐCSLX và ĐCSTQ dẫn tới sự chia rẽ trong phe xã hội chủ nghĩa và trong phong trào cộng sản quốc tế… dù có gây ra những phân vân nào đó, cũng không lay chuyển được niềm tin vào tương lai xã hội chủ nghĩa của những người cộng sản Việt Nam.

Nhân đây, xin nói một chút về cuộc đấu tranh tư tưởng trong phong trào cộng sản quốc tế, chủ yếu là giữa ĐCSLX và ĐCSTQ từ cuối những năm 50 đến những năm 70. Về thực chất, đây là cuộc đấu tranh giữa hai xu hướng khác nhau về xây dựng chủ nghĩa xã hội và đấu tranh chống chủ nghĩa đế quốc, hai mặt này gắn chặt với nhau rất khắng khít. Trong khi ĐCSTQ và những người tán thành nó về cơ bản vẫn duy trì “mô hình Stalin” về xây dựng chủ nghĩa xã hội, hơn nữa còn đẩy những mô hình đó tới những chỗ cứng rắn hơn, cực đoan hơn, thì ĐCSLX và những người tán thành nó muốn điều chỉnh mô hình đó cho “mềm hơn”, có hiệu quả kinh tế hơn, dân chủ hóa đời sống xã hội và sinh hoạt đảng. Gắn liền với điều đó, về mặt quốc tế, một bên vẫn giữ con đường đấu tranh bạo lực chống đế quốc, mở rộng các cuộc cách mạng ra các khu vực khác nhau trên thế giới. Còn một bên thì chủ trương thi đua kinh tế, chung sống hòa bình giữa hai hệ thống, chuyển biến hòa bình lên chủ nghĩa xã hội. Lúc đầu, ĐCSVN về cơ bản tán thành những lập trường của ĐCSTQ, cuộc đấu tranh chống “chủ nghĩa xét lại hiện đại” diễn ra một cách quyết liệt về mặt tư tưởng và chính trị, và sử dụng cả những công cụ chuyên chính vào mục đích này. Về sau, khi đã thống nhất được đất nước, khi đất nước lâm vào cuộc khủng hoảng xã hội và kinh tế ngày càng nghiêm trọng, thì chính ĐCSVN chuyển sang tiếp nhận “mô hình Xô Viết” có điều chỉnh. Nhưng sự chuyển hướng này không đủ để cứu vãn tình trạng khủng hoảng của đất nước. Chính bản thân Liên Xô, với mô hình có điều chỉnh ấy, cũng rơi vào tình trạng trì trệ và suy thoái nặng nề. Cuối cùng thì ĐCSTQ từ cuối những năm 70 cũng phải vất bỏ mô hình cũ, chuyển sang đường lối cải cách và mở cửa, vượt xa “mô hình Xô Viết” có điều chỉnh rất nhiều, đến mức dung nạp nhiều yếu tố cơ bản của kinh tế tư bản chủ nghĩa và họ làm điều đó không úp mở (một số nhà nghiên cứu nước ngoài đã mỉa mai đọc “chủ nghĩa xã hội mang màu sắc Trung Quốc” thành “chủ nghĩa tư bản mang màu sắc Trung Quốc” hoặc “chủ nghĩa tư bản mang nhãn hiệu chủ nghĩa xã hội”). Đến lượt ĐCSVN, bằng đường lối “đổi mới”, về thực chất cũng như trên thực tế cũng từ bỏ “mô hình Xô Viết” dù là kiểu Stalin hay kiểu “có điều chỉnh”. Đến đây, thật sự đang diễn ra một cuộc khủng hoảng tư tưởng; và lý luận. Không phải mô hình cũ, chắc chắn là thế rồi. Nhưng mô hình mới của chủ nghĩa xã hội là thế nào thì chưa có ai trả lời được cả. Thành thử, khi sự vận động xã hội và kinh tế của xã hội Việt Nam hiện nay trên thực tế đang chuyển sang một quỹ đạo khác, dần dần rời bỏ những nền tảng lý luận về chủ nghĩa xã hội theo cách hiểu Mác-Lênin, thì trong những người cộng sản Việt Nam, nhất là trong giới nghiên cứu lý luận, người ta thấy rõ một sự phân hóa ngày càng sâu sắc. Một số người muốn đoạn tuyệt với lý luận xây dựng chủ nghĩa xã hội của chủ nghĩa Mác-Lênin, đi tìm một thứ lý luận thích hợp hơn và có hiệu quả hơn. Số người này cũng chia làm hai “có người muốn trở về nguồn (Mác-Lênin hoặc Mác mà không phải Lênin), và có người muốn đoạn tuyệt về cơ bản với cả Lênin lẫn Mác. Một số những người khác coi những đổi mới hiện nay chỉ là “sách lược tạm thời”, là một sự “rút lui” cần thiết trước khi chuyển sang một (hoặc nhiều) cuộc “tiến công” mới, để trở lại với những nền tảng của mô hình cũ (chuyên chính vô sản, sở hữu nhà nước và tập thể…). Một số người khác nữa muốn làm một sự “hội tụ” của chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa tư bản, tìm thấy trong chủ nghĩa xã hội-dân chủ những yếu tố cần thiết cho “con đường thứ ba”. Cuộc đấu tranh về mặt lý luận này chắc chắn còn kéo dài và chừng nào chưa đi tới kết cục rõ ràng, chừng đó sự vận động xã hội vẫn gặp nhiếu trắc trở, nhiều bước vòng quanh, nhiều dạng nửa vời. Nhưng thực tiễn những năm “đổi mới” vừa qua cũng cho thấy một hướng ngược lại: chính từ sự vận động hiện thực của xã hội, đang và sẽ nảy sinh ngày càng nhiều yếu tố đúngcần cho sự giải quyết tình trạng khủng hoảng lý luận.


IV. Những hệ quả của sự du nhập chủ nghĩa Mác-Lênin đối với sự phát triển của xã hội Việt Nam cho đến nay

Trong những phần trên đây, đã trình bày phần nào về hệ quả ấy, ở đây xin nói rõ thêm: chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam với tư cách một thứ lý luận, một học thuyết được những người cộng sản Việt Nam coi là “cách mạng” và “khoa học” để giải quyết hai vấn đề được đặt ra từ những năm 20, giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội. Đối với những người cộng sản giải phóng dân tộc là tiền đề bắt buộc phải có để làm cách mạng xã hội, đồng thời cũng là một mục tiêu mang giá trị tự thân trong hoàn cảnh một nước thuộc địa. Cách mạng xã hội là lý tưởng cổ vũ cho giải phóng dân tộc, đồng thời là mục tiêu của sự phát triển xã hội. Hồ Chí Minh nói: “Muốn cứu nước và giải phóng dân tộc không có con đường nào khác con đường cách mạng vô sản” (Lời tựa viết cho bản tiếng Nga quyển “Hồ Chí Minh, Những bài viết và nói chọn lọc” 1959, do chính Hồ Chí Minh gạch dưới, Tuyển tập Hồ Chí Minh, NXB Sự thật 1960, tr. 705). Hay như sự tổng kết của đại hội IV về hai ngọn cờ do ĐCSVN luôn luôn giương cao: Độc lập dân tộc và “yêu nước và yêu chủ nghĩa xã hội là một”.

Thực tế lịch sử cho thấy một bức tranh khác thế. Một mặt đúng là chủ nghĩa Mác-Lênin đã giúp cho những người cộng sản Việt Nam những điều kiện và sức mạnh mới trong đấu tranh giải phóng dân tộc, như đã phân tích khá kỹ ở phần trên. Phủ nhận điều đó (nếu muốn, có thể dùng mấy chữ “cống hiến đó” hay “cống hiến to lớn đó”) là phủ nhận một mảng quan trọng của sự thật lịch sử đất nước. Nhưng cũng sẽ sai lầm khi quy tất cả những thắng lợi của giải phóng dân tộc cho chủ nghĩa Mác-Lênin. Trong mọi giai đoạn đấu tranh cho độc lập dân tộc, không thể đánh giá thấp những đóng góp của những bộ phận yêu nước khác. Tinh thần yêu nước là tài sản chung của dân tộc, không phải của riêng ai. Tinh thần yêu nước ấy được hun đúc từ trong chiều sâu xa xưa của lịch sử đất nước, và trực tiếp hơn, cả từ những phong trào yêu nước đầu thế kỷ. Những phong trào ấy nói chung gặp thất bại, nhưng cả những thất bại ấy cũng không làm lu mờ những hình ảnh của họ trong ký ức người dân. Lớp trẻ chúng tôi vào những năm trước Cách mạng tháng Tám 1945 thấy lòng mình rung động vì một hình ảnh Phan Bội Châu không kém gì hình ảnh của Nguyễn Ái Quốc. Lòng yêu nước của chúng tôi chẳng những được dấy lên với những sách báo cách mạng, mà cũng được khuấy động bằng những Thi tù tùng thoại, Thơ văn các nhà chí sĩ Việt Nam… những ca khúc bi hùng Hồn tử sĩ, Kinh cầu nguyện, Bạch Đằng giang… Đó chỉ là một vài ví dụ. Còn biết bao đóng góp có tên vào không tên của biết bao nhiêu người, biết bao nhiêu dòng yêu nước khác, giống như những con suối nhỏ cùng nhau tạo thành dòng chảy chính, mà trong dòng chảy chính ấy, những người cộng sản đã góp phần của mình một cách xứng đáng. Trong cuộc chiến đấu chống Mỹ, chẳng hạn, làm sao có thể quên được phong trào Phật giáo đầu những năm 60 với những hình ảnh xúc động lương tâm mọi người như hình ảnh tự thiêu của Thích Quảng Đức? Làm sao có thể quên được phong trào văn hóa đầy tinh thần dân tộc “Trở về cội nguồn” hay “Hát cho đồng bào tôi nghe”? Những phong trào ấy có thể chịu ảnh hưởng trực tiếp hay gián tiếp của Đảng Cộng sản (thông qua Mặt trận Dân tộc Giải phóng miền Nam Việt Nam) hay không, vẫn là dòng chảy yêu nước riêng để tụ hội thành cuộc chiến đấu chống Mỹ và những chính quyền do Mỹ đỡ đầu ở Sài Gòn.

Trong những hoàn cảnh đấu tranh quyết liệt nhất, chủ nghĩa Mác-Lênin phải thích ứng với những phong trào giải phóng dân tộc chung, mà không phải ngược lại. Bản thân những người cộng sản Việt Nam hiểu rất rõ điều đó, khi gác bỏ lại những khẩu hiệu có tính chất giai cấp của mình, khi kêu gọi đại đoàn kết dân tộc. Những khái niệm như “chủ nghĩa xã hội”, “chủ nghĩa cộng sản” không hề có mặt trong chương trình Việt Minh hay trong cương lĩnh Mặt trận dân tộc giải phóng. Và nếu như trong những hoàn cảnh như vậy, đại đa số dân chúng tin vào những người cộng sản, thì đó chủ yếu là vì họ đánh giá cao tinh thần yêu nước triệt để của những người cộng sản, mà không phải (hay chưa phải) họ đi theo chủ nghĩa Mác-Lênin như hệ tư tưởng vô sản, chưa phải họ tin vào chủ nghĩa xã hội hay chủ nghĩa cộng sản.

Ở đây, xin nói một chút về sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam. Một số người cộng sản ngày nay nói một cách khẳng định rằng: “chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam”. Đúng thế chăng? Tôi xin phép được nghi ngờ. Có lẽ không có gì rõ hơn sự lựa chọn của nhân dân Việt Nam trong thời kỳ cách mạng Tháng Tám. Hồi đó, nhân dân lựa chọn cái gì? Lựa chọn độc lập, tự do, hạnh phúc, lựa chọn Nhà nước cộng hòa dân chủ, lựa chọn Việt Minh như một mặt trận thống nhất dân tộc thật sự với những thành viên khác nhau của nó, lựa chọn những người có đứctài lãnh đạo quốc dân. Lựa chọn bằng những cuộc khởi nghĩa tháng Tám đầy khí thế. Lựa chọn bằng tham gia Giải phóng quân, Vệ quốc đoàn, Nam tiến… Lựa chọn bằng Tổng tuyển cử (6-1-1946) một cuộc bầu cử hoàn toàn tự do, có sự tham gia của nhiều tổ chức và cá nhân thuộc những xu hướng chính trị khác nhau. Lựa chọn bằng Hiến pháp thật sự dân chủ tháng 11-1946 do Quốc hội đầu tiên thông qua. Sự lựa chọn của người dân là như vậy. Còn sự lựa chọn chủ nghĩa xã hội, chủ nghĩa cộng sản là sự lựa chọn của những người cộng sản, một bộ phận (dù là cách mạng nhất đi nữa thì cũng là một bộ phận) mà không phải của nhân dân nói chung, của toàn dân.

Sự lựa chọn ấy và những hệ quả tất yếu của nó lẽ ra phải trở thành hiện thực trên đất nước này, nhưng những hoàn cảnh lịch sử tiếp theo không cho phép. Các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm bắt buộc phải gác lại nhiều khát vọng tự do, dân chủ và hạnh phúc. Như một đạo quân hùng vĩ, nhân dân Việt Nam đứng lên chiến đấu một mất một còn với những đội quân xâm lược. Và trong các cuộc chiến đấu triền miên hàng chục năm để giành độc lập, Đảng Cộng sản Việt Nam tỏ ra là một bộ chỉ huy dũng cảm và tài năng, kiên định và khôn khéo, được đông đảo quần chúng tin theo. Đó cũng là một sự thật lịch sử phải ghi nhận.

Nhưng ngay trong quá trình lãnh đạo nhân dân chống ngoại xâm ấy và cả sau đó, một số người cộng sản đi tới một sự ngộ nhận lớn: tưởng rằng sự lựa chọn về hệ tư tưởng của mình cũng là sự lựa chọn của nhân dân nói chung. Chủ nghĩa Mác-Lênin, hệ tư tưởng của những người cộng sản, được họ coi là hệ tư tưởng của nhân dân, của toàn dân (hoặc nếu chưa phải như vậy, thì phải đạt tới chỗ đó bằng mọi giá). Tôi và những người cộng sản gần gũi với tôi hồi đó cũng nằm trong số những người mắc phải sự ngộ nhận này.

Không phải chỉ có thế, chủ nghĩa Mác-Lênin, trong khi đem lại những ưu thế cho những người cộng sản trong đấu tranh giải phóng dân tộc, như đã nói ở trên kia, cũng biến thành những ưu thế ấy thành những mặt ngược lại tích cực biến thành tiêu cực. Hay nói như Lênin: ưu điểm kéo dài thành khuyết điểm.

Khi khơi dậy tinh thần yêu nước và cách mạng của các tầng lớp “bên dưới" (thường là nghèo khổ và thất học) một ưu thế không thể nào chối cãi của những người cộng sản theo quan điểm giai cấp của chủ nghĩa Mác-Lênin – thì đồng thời, cũng bộc lộ ngay những mặt trái của điều đó: sùng bái tính cách mạng “tự nhiên” của những người thuộc các tầng lớp “bên dưới” và đem đối lập họ với người thuộc các tầng lớp “bên trên” bị coi là không cách mạng (chưa nói có một số người bị coi là phản cách mạng), với giới trí thức xuất thân từ các tầng lớp đó. Ngay trong kháng chiến chống Pháp, từ năm 1951 trở đi, với những cuộc vận động chỉnh huấn, chỉnh đốn tổ chức và nhất là với phát động quần chúng giảm tô và cải cách ruộng đất, sự phân biệt đối xử này đã đạt tới mức độ rất cao. Sự sợ hãi thay dần cho niềm tin tự nguyện.

Khi dựa vào những sức mạnh bên ngoài (theo chủ nghĩa quốc tế vô sản), thì đi đôi với sự tiếp nhận những cái hay cái tốt (cả về vật chất lẫn tinh thần) – và đó cũng là một ưu thế không thể chối cãi được – còn tiếp nhận cả những cái sai, cái xấu (“chủ nghĩa Stalin” và “chủ nghĩa Mao”). Quan trọng nhất là việc đặt đất nước chịu tác động trực tiếp của cuộc đấu tranh giữa hai phe trên thế giới (các nước Phương Tây cũng phải chịu trách nhiệm nếu không phải nhiều hơn, thì cũng không ít hơn về mặt này), khiến cho cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nước ta phải kéo dài và mất quá nhiều tổn phí về người và của.

Khi đưa những lý tưởng xã hội vào đấu tranh giải phóng dân tộc, thì đồng thời cũng thổi lên một bầu không khí không tưởng về những “ngày mai ca hát”, về “tương lai tươi sáng” dưới chủ nghĩa xã hội, cách biệt rất xa với những gì đang xảy ra ở những “thiên đường trên trái đất” (Liên Xô hôm nay là ngày mai của chúng ta”…).

Khi áp dụng những phương thức tổ chức rất có hiệu quả vào đấu tranh giải phóng dân tộc, cũng đồng thời biến nó thành nền nếp sống của xã hội và cá nhân, đặt cá nhân vào những hoàn cảnh “hy sinh” thường xuyên cho tập thể, triệt tiêu tính chủ động và những khát vọng sống bình thường của cá nhân, biến cá nhân thành “cái đuôi” của tập thể. Các quyền dân chủ và tự do của người dân bị hạn chế trong hoàn cảnh chiến tranh, và người dân tự nguyện chịu sự hạn chế ấy để tập trung ý chí và sức mạnh vào chiến đấu và chiến thắng, nhưng điều đó lại chuyển thành tình trạng mất dân chủ (từ phía lãnh đạo cũng như từ phía bị lãnh đạo, “quần chúng”).

Những chuyển hóa ấy và những yếu tố tâm lý, lịch sử khác nữa tạo ra một mảnh đất hết sức thuận lợi cho sự hình thành một chế độ toàn trị, về mặt khách quan. Trong khi đó, về mặt chủ quan, chủ nghĩa Mác-Lênin đã chứa sẵn trong bản thân nó những căn tính (dispositions) hướng tới chế độ toàn trị: quan niệm lãnh đạo độc tôn, độc quyền của giai cấp vô sản mà Đảng cộng sản tự coi là đại diện duy nhất, sự phân chia xã hội thành các giai cấp, tầng lớp cách mạng và phản cách mạng (hay ít ra không cách mạng), việc biến chủ nghĩa Mác-Lênin với tư cách hệ tư tưởng vô sản thành hệ tư tưởng thống trị xã hội, tính chiến đấu không khoan nhượng (ta và địch) của những người cộng sản về chính trị và tư tưởng được đưa thành khuôn mẫu chung cho toàn xã hội… những căn tính ấy còn được tiếp sức bằng chủ nghĩa Mao, một dạng thô thiển và thô bạo hơn của chủ nghĩa Mác-Lênin, mà mô hình cố hữu của nó chính là chế độ chuyên chế quan liêu phương Đông. Và thế là sự cộng hưởng của hai mặt khách quan và chủ quan ấy tạo thành một chế độ toàn trị theo đúng nghĩa đen của nó, một biếm họa về những lý tưởng xã hội của chính chủ nghĩa Mác-Lênin.

Những điều vừa nói càng thể hiện nổi bật hơn khi tiến hành cách mạng xã hội chủ nghĩa và xây dựng chủ nghĩa xã hội theo những quan niệm, những lý luận chủ nghĩa Mác-Lênin (ở miền Bắc từ giữa những năm 50 và ở miền Nam từ giữa những năm 70). Chủ nghĩa Mác-Lênin không có và không thể có một mô hình xã hội chủ nghĩa nào khác ngoài “mô hình xô viết” với những biến thể khác nhau của nó. Mô hình này (với sự vận dụng được gọi là sáng tạo theo lối làm cho nó “mềm” hơn hay “cứng” hơn) đã đem lại những gì cho nền kinh tế và đời sống xã hội nước ta, tưởng không phải nói nhiều. Rất nhiều bài viết, và cả một số văn kiện chính thức của ĐCSVN, đã phân tích khá rõ. Chỉ có điều là sự phân tích ấy được giới hạn trong lĩnh vực kinh tế và phần nào trong lĩnh vực xã hội, mà không nói tới các lĩnh vực tư tưởng và chính trị.

Mấy chục năm noi theo “mô hình Xô Viết” kiểu Stalin (có cải biên sau đó ít nhiều), đất nước không những không tiến gần tới những lý tưởng xã hội chủ nghĩa mà còn xa rời hơn. Sản xuất không hiện đại hóa được, các hoạt động kinh tế không có hiệu quả, mức sống của đại đa số dân chúng sa sút, công thêm đời sống tư tưởng và chính trị ngày càng bị siết chặt, những bất mãn xã hội ngày càng tăng, các tệ hại xã hội xảy ra sâu hơn và rộng hơn (như có người nhận xét: còn hơn cả dưới các chế độ cũ). Giống như các nước xã hội chủ nghĩa khác, nước ta lâm vào tình trạng khủng hoảng nghiêm trọng và toàn diện từ cuối những năm 70.

Chủ nghĩa Mác-Lênin đem lại những gì cho đất nước về mặt xây dựng chủ nghĩa xã hội, mỗi người có thể trả lời không khó khăn lắm câu hỏi đó bằng sự thể nghiệm của chính bản thân mình. Đây không còn là một vấn đề lý luận nữa, mà đã là một hiện thực hiển nhiên. Chính vào lúc khủng hoảng xã hội đạt tới trình độ cao nhất, xã hội cơ hồ lâm vào ngõ cụt, thì chính người dân và những người cộng sản có đầu óc lành mạnh tìm mọi cách để thoát khỏi khủng hoảng. Vừa chịu tác động của những “cải cách”, “cải tổ” từ các nước xã hội chủ nghĩa khác, vừa tự mình tìm kiếm kiên trì và gian khổ, cuối cùng xã hội Việt Nam từ giữa những năm 80 đã bước vào một thời kỳ mới, dần dần khôi phục lại sức sống của mình. Đó là thời kỳ “đổi mới” như chúng ta vẫn thường gọi, khi ý chí và hành động của người dân “từ bên dưới" kết hợp được với sự tỉnh táo và sự dũng cảm “từ bên trên”. Đổi mới về thực chất là sự đoạn tuyệt đầy khó khăn và đầy đau đớn với lý luận của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội. Thừa nhận điều đó hay không thừa nhận, thì sự thật là thế. Khẩu hiệu “Nhìn thẳng vào sự thật”, được đưa ra tại Đại hội VI của ĐCSVN, vẫn còn giá trị và càng có thêm giá trị vào lúc này, khi đất nước đứng trước một sự lựa chọn mới, triệt để hơn.


V. Chủ nghĩa Mác-Lênin còn lại những gi?

Ở Việt Nam, chủ nghĩa Mác-Lênin đã đóng vai trò lịch sử nổi bật trong hơn ba phần tư thế kỷ nay. So với lịch sử trường kỳ của dân tộc, của đất nước đó là một thời gian khá dài. Nhưng đặt trong bối cảnh thế kỷ XX, khi nhu cầu giải phóng dân tộc và hiện đại hóa đất nước được đặt ra một cách bức bách trong thời đại hiện nay, thì đó là một thời gian không ngắn. Sự kiểm nghiệm của cuộc sống, của thời gian trong hơn ba phần tư thế kỷ qua đủ để chúng ta kết luận về “vận mệnh lịch sử” của nó trên đất nước này.

Như đã nói ở trên, chủ nghĩa Mác-Lênin du nhập vào Việt Nam đã đóng vai trò trên hai mặt: đấu tranh giải phóng dân tộc và cách mạng xã hội, xây dựng xã hội mới. Nhìn lại một cách thật tỉnh táo, thật khách quan không có định kiến nào, có thể nói: trong lĩnh vực thứ nhất, nó đã đóng vai trò lịch sử trọng yếu, không thể xem nhẹ, càng không thể phủ định một cách giản đơn. Việc những người cộng sản đi đầu và lãnh đạo các cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc trong hàng chục năm qua đã được các giới nghiên cứu, có cảm tình với chủ nghĩa cộng sản hay không, đánh giá khá đầy đủ (cũng như họ đánh giá một cách tin tưởng rằng những người theo chủ nghĩa quốc gia, trên thực tế phần lớn cuối cùng đã dựa vào các nước đế quốc, từ Pháp, Nhật đến Mỹ, bỏ rơi ngọn cờ dân tộc vì thái độ “chống cộng” cố chấp). Lịch sử về mặt này đã được viết không phải bằng mực mà cả bằng máu và nước mắt. Và bây giờ, dù có đưa ra đủ thứ lập luận hay “bằng chứng” như thế nào đi nữa, cũng không thể phủ nhận rằng những người cộng sản Việt Nam (nhất là lớp người hoạt động dưới thời thực dân Pháp, trong cách mạng và kháng chiến) đúng là những người yêu nước. Tinh thần yêu nước và kiên cường đấu tranh giải phóng dân tộc là di sản tinh thần quý giá nhất và có sức sống bền vững nhất của những người cộng sản. Chính cái thế mạnh ấy của ĐCSVN đang và sẽ giúp cho những người cộng sản còn tiếp tục đóng vai trò cần thiết đối với đất nước lúc này.

Trong lĩnh vực cách mạng xã hội, xây dựng xã hội mới, những người cộng sản Việt Nam đã cắm sâu những lý tưởng xã hội của mình trong một bộ phận quần chúng rộng lớn. Đó cũng là một thành công đáng kể, và những ý tưởng xã hội ấy có thể vẫn còn có tác dụng để ngăn ngừa những hiện tượng phân hóa xã hội không bình thường, không lành mạnh trong thời kỳ chuyển biến xã hội-kinh tế hiện nay, khi những người lao động lương thiện và những người có công với đất nước rơi vào cảnh nghèo khổ, may lắm là đủ ăn, còn cả một bọn ăn cướp hợp pháp và bất hợp pháp thì tha hồ xà xẻo của cải đất nước, trở thành những phần tử giàu có theo lối “hãnh tiến-lưu manh chính cống”.

Nhưng bên cạnh đó, những lý luận và quan niệm chủ nghĩa Mác-Lênin về xây dựng chủ nghĩa xã hội thì đã phá sản, không thể cứu vãn được “mô hình xô viết” kiểu Stalin phá sản đã đành mà tất cả những mô hình có thể có của nó cũng không tránh khỏi phá sản khi vẫn dựa vào “đấu tranh giai cấp, ai thắng ai” vào “sự thiết lập quan hệ sản xuất dưới hình thức sở hữu nhà nước và tập thể trong toàn bộ nền kinh tế quốc dân”, vào “sự lãnh đạo độc tôn của giai cấp vô sản và đảng của giai cấp này”, vào “chuyên chính vô sản như sự thống trị của giai cấp công nhân”, mà trên thực tế là quyền lực độc quyền và cao nhất của bộ máy Đảng-Nhà nước, vào “hệ tư tưởng Mác-Lênin thống trị toàn xã hội”… Trong sự nghiệp xây dựng một xã hội mới, chủ nghĩa Mác-Lênin đã mất tác dụng tích cực của nó.

Không phải ai khác, chính ĐCSVN trong thời gian gần đây đã từng bước từ bỏ những luận điểm chủ yếu của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội được quan niệm là “dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng và văn minh”. Các chế độ sở hữu khác nhau, kể cả sở hữu tư nhân, đã được dần dần coi trọng. Chuyên chính vô sản không được nhắc tới công khai, thay vào đó là khái niệm “Nhà nước do dân, của dân và vì dân”. Đấu tranh giai cấp được thay bằng “cùng nhau tìm những điểm tương đồng, trong khi vẫn thừa nhận những điểm khác nhau”. Kinh tế tập trung có kế hoạch được thay bằng “kinh tế thị trường có sự điều tiết của Nhà nước". “Đóng cửa” được thay bằng “mở cửa”.

Sự vận động hiện thực của xã hội Việt Nam theo hướng kinh tế thị trường, xã hội dân sự (hay xã hội công dân), Nhà nước pháp quyền, dân chủ, khoan hòa, mở cửa có những thuận lợi đáng kể, một phần quan trọng là nhờ ĐCSVN từng phần từ bỏ và thay thế những giáo điều cứng nhắc của chủ nghĩa Mác-Lênin về chủ nghĩa xã hội. Sự từ bỏ hay thay thế ấy, như chúng ta đang thấy, không phải một lúc và không hề suôn sẻ. Có sự từ bỏ ngày càng triệt để. Có sự từ bỏ ngập ngừng. Có sự từ bỏ theo lối sách lược. Và cũng có cả sự không chịu từ bỏ. Bằng con mắt bình tĩnh, không khó gì mà không nhận ra tình trạng giằng co hiện nay xung quanh chủ nghĩa Mác-Lênin.

Cuộc sống đã chứng minh khá đầy đủ rằng Chủ nghĩa Mác-Lênin đã thuộc về quá khứ (một quá khứ thật oanh liệt, đầy những hào hùng và những bi kịch), mà không thuộc về hiện tại, lại càng không thuộc về tương lai. Ở một mức độ nào đó, “số phận” của nó cũng giống như “số phận” của Nho giáo ngày xưa.

Sự vận động xã hội hiện nay và trong tương lai gần gũi đang đòi hỏi những tìm kiếm mới về con đường phát triển xã hội thích hợp nhất. Những tìm kiếm ấy đã bắt đầu, và cũng bắt đầu từ chính trong ĐCSVN, bên cạnh những tìm kiếm của những người có tâm huyết với đất nước, có tầm nhận thức phù hợp với thế giới hiện đại. Chưa bao giờ cần có một sự hợp lực chung để tìm kiếm con đường đi tới của đất nước như bây giờ. Chỉ cần gạt bỏ những định kiến, những mặc cảm – vết tích của một thời “tư tưởng trị” đã qua – là có thể cùng nhau làm được công việc hệ trọng và bức bách ấy. Và nếu như trong cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc, những người cộng sản từng đóng vai trò đi đầu, vai trò trung tâm, thì không một lý do gì lại ngăn cản họ tiếp tục đóng vai trò trong việc tìm kiếm con đường thích hợp với dân tộc hiện nay. Nhưng đó là sự lựa chọn của bản thân những người cộng sản, không ai có thể làm thay được. Tôi cầu mong ĐCSVN thành công trong sứ mệnh mới này. Và chắc chắn sự thành công ấy sẽ là cái bảo đảm tốt nhất để ĐCSVN tiếp tục đóng vai trò xứng đáng của mình trong xã hội, hiện nay và cả trong tương lai.

Xem xét quá trình du nhập của chủ nghĩa Mác-Lênin vào Việt Nam là một công việc không đơn giản. Và công việc này có thể tiến hành từ những quan điểm rất khác nhau, từ chính những người Mác xít-lêninnít hay từ những người thuộc các trào lưu khác. Nhiều lắm, những ý kiến trên đây của tôi cũng chỉ là những gợi ý sơ lược, và tất nhiên, theo cách suy nghĩ của tôi. Chắc chắn những ý kiến đó sẽ gây ra những sự tranh luận, thậm chí những sự bài bác [3] .

Tôi xin bày tỏ một mong muốn tha thiết, đó là không nên biến chủ nghĩa Mác-Lênin thành một vật phân chia xã hội về mặt tinh thần và tư tưởng để loại bỏ nhau. Theo hệ tư tưởng nào, đó là quyền của mỗi người, mỗi tổ chức và quyền đó phải được tôn trọng, miễn là đừng biến học thuyết mình theo thành một sự độc quyền và độc tôn. Lợi ích chung của dân tộc, của đất nước quá lớn để mỗi người không lao vào những sự đối địch nhau về tư tưởng dẫn tới chỗ chia rẽ đáng tiếc. ĐCSVN đề xướng đại đoàn kết và hòa hợp dân tộc, theo tinh thần cùng nhau tìm những điểm tương đồng và tôn trọng những điểm khác nhau. Chỉ mong sao điều đó sớm trở thành hiện thực trên đất nước ta.

Tháng giêng 1995



[1]Đại hội II của Đảng Cộng sản (khi còn lấy tên Đảng Lao động Việt Nam) năm 1951 đã chính thức đưa tư tưởng Mao Trạch Đông vào Điều lệ đảng.
[2]Dịch theo sách của Huỳnh Kim Khánh vì không có nguyên bản.
[3]Xin nhấn mạnh một lần nữa: ở đây tôi không bàn về vấn đề chủ nghĩa Mác-Lênin có liên hệ với những tư tưởng của Mác, Engels và Lenin tới mức nào. Vấn đề này được dành cho một tiểu luận khác.
Nguồn: Những bài viết của Nguyá»…n Kiến Giang trong thập niên 90 được đăng rải rác trên báo chí trong ngoài nÆ°á»›c, được chuyền tay hoặc chÆ°a công bố, nay được tập hợp thành loạt bài “Suy tÆ° 90” cho bản đăng chính thức trên talawas, vá»›i sá»± hiệu đính cuối cùng của tác giả.