Theodor W. Adorno
Theodor Wiesengrund Adorno (1903 - 1969) nhà triết há»c, xã há»™i há»c và là luáºn âm nhạc Äức gốc Do Thái, cùng Max Horkheimer (1895-1973) sáng láºp Viện nghiên cứu xã há»™i (Institut für Sozialforschung) tại Frankfurt, chiếc nôi của "TrÆ°á»ng phái Frankfurt" (Frankfurter Schule) trong lÄ©nh vá»±c xã há»™i há»c và triết há»c xã há»™i vá»›i những đại diện tiêu biểu khác nhÆ° Herbert Marcuse (1898-1979) và Jürgen Habermas (1929). Vai trò của ông trong Ä‘á»i sống tinh thần ở phÆ°Æ¡ng Tây và đặc biệt ở Äức không thể đánh giá hết. Ngoà i những thà nh tá»±u của "Là thuyết phê phán" (Kritische Theorie) và ảnh hưởng ná»n tảng đối vá»›i phong trà o cánh tả và phong trà o sinh viên những năm sáu mÆ°Æ¡i, nhất là bằng những luáºn chiến chống lại trÆ°á»ng phái Heidegger (1889-1976), ông còn để lại dấu ấn sâu Ä‘áºm trong văn há»c và âm nhạc, đặc biệt qua những nghiên cứu vá» nhà phê bình văn há»c Walter Benjamin (1892-1940) và vá»›i tÆ° cách "cố vấn âm nhạc" cho Thomas Mann (1875-1955) trong tiểu thuyết "Doktor Faustus" (1947).
Những tác phẩm chÃnh của Adorno Ä‘á»u do Suhrkamp-Verlag Frankfurt xuất bản:
Philosophie der neuen Musik (1958)
Minima Moralia, Reflexionen aus dem beschädigten Leben (1965)
Dissonanzen, Musik in der verwalteten Welt (1963)
Noten zur Literatur 1-3 (Bibliothek Suhrkamp Band 47, 71, 146)
Eingriffe, Neun kritische Modelle (edition suhrkamp Band 10)
Jargon der Eigentlichkeit, Zur deutschen Ideologie (edition suhrkamp Band 91)
Negative Dialektik (1966)
Bà i viết
Vá» khủng hoảng của phê bình văn há»c (
Zur Krisis der Litetarurkritik) vốn là má»™t thuyết trình Ä‘á»c trên Äà i phát thanh "Bayerischer Rundfunk" và được in lần đầu và o năm 1952, tuy nói vá» tình trạng văn há»c và xã há»™i ở má»™t đất nuá»›c khác và đã cách chúng ta hÆ¡n ná»a thế kỉ, khi Adorno từ cuá»™c sống lÆ°u vong ở MÄ© trở vá» má»™t nÆ°á»›c Äức vừa thoát khá»i chế Ä‘á»™ Quốc xã, nhÆ°ng má»—i dòng má»—i ý trong đó dÆ°á»ng nhÆ° Ä‘á»u có thể khiến chúng ta suy ngẫm vá» hoà n cảnh của văn há»c và xã há»™i Việt Nam hiện tại. Xin giá»›i thiệu cùng Ä‘á»™c giả.
talawas
Theodor W. Adorno
Về khủng hoảng của phê bình văn học
Trương Hồng Quang dịch và chú thích
Ai trở lại Đức sau nhiều năm dài lưu vong sẽ nhận thấy tình trạng suy thoái của phê bình văn học. Ở đây có thể có một phần của cảm giác tự huyễn hoặc. Người bị xua đuổi vẫn dễ có xu hướng lý tưởng hoá đời sống tinh thần ở Đức vào thời gian trước khi Hitler cầm quyền và gạt bỏ ý nghĩ về tất cả những gì ngay từ lúc đó đã tiềm ẩn mầm mống man rợ của chủ nghĩa phát xít. Chỉ cần nhớ đến cuộc đấu tranh mà Karl Kraus
[1] tiến hành chống lại các tên tuổi phê bình văn học danh giá, đến bằng chứng mà ông đã đưa ra một cách không khoan nhượng về tính chất xu thời, sự thiếu hụt của thẩm quyền chuyên môn, cách làm việc cẩu thả, thói ta đây và tinh thần vô trách nhiệm của họ, ta sẽ đánh mất mọi ảo tưởng về thời hoàng kim của phê bình dạo đó. Tuy nhiên, ngay trong khi phê phán, Karl Kraus đã biết phân biệt giữa sự ngu độn và tính đểu cáng, giữa mức độ tầm thường và thói ti tiện, giữa kẻ loè bịp và những người phụ hoạ. Cũng với thái độ sòng phẳng như vậy, người ta cần chỉ rõ sự khác nhau giữa tình trạng hiện thời ở Đức, nơi dường như tinh thần phê phán tự do và thái độ tự chủ đang vắng bóng, và giai đoạn mà trong đó phê bình có thể đã tự thổi phồng một cách quá quắt vai trò của mình, song ít ra thì cũng giữ được phần nào tính độc lập trước cái gọi là đời sống tinh thần.
Từ lâu tôi đã có ý định bàn sâu hơn về cuộc khủng hoảng của phê bình văn học mà theo cảm nhận của tôi bao hàm những phương diện nghiêm trọng hơn nhiều so với việc chẳng hạn một tên tuổi như Alfred Kerr
[2] sẽ chẳng bao giờ xuất hiện. Một số ý tưởng mang tính nguyên tắc tôi đã có dịp thử trình bày trong bài viết "Phê phán văn hoá và xã hội"
[3] in trong vựng tập kỷ niệm 75 năm ngày sinh của Leopold von Wiese
[4] mang tiêu đề "Nghiên cứu xã hội học trong thời đại của chúng ta". Hôm nay tôi muốn tự giới hạn vào việc nêu ra một số khía cạnh mà theo ý kiến của tôi là đặc trưng cho hoàn cảnh hiện tại. Phê bình văn học như chúng tôi đã biết đến vào thời tuổi trẻ của mình là một sản phẩm của thời đại tự do. Nguồn gốc của nó nằm ở những tờ báo như "Frankfurter Zeitung" (Báo Frankfurt) và "Berliner Tageblatt" (Nhật báo Berlin). Điều kiện tiên quyết của nó không chỉ là quyền tự do ngôn luận và lòng tin vào khả năng đánh giá không bị hạn chế của cá nhân, mà cũng là một thứ quyền uy nhất định của báo chí gắn liền với vai trò của lĩnh vực thương mại và lưu thông. Những kẻ Quốc Xã đã nhận ra mối tương quan này một cách thô bạo và triệt hạ phê bình văn học như một trong những phương tiện chủ yếu của công luận tự do và thay vào đó cách bình giá nghệ thuật của họ. Ngày nay, sau khi chế độ độc tài sụp đổ, chỉ với việc thuần tuý thay đổi hệ thống chính trị thôi, các điều kiện xã hội của phê bình văn học vẫn chưa được tái lập. Không có một loại hình công chúng đọc báo chí tự do, cũng không có những người mà xuất phát từ tiền đề cá nhân của mình có khả năng đánh giá một cách độc lập và hợp lí về các tác phẩm văn chương. Quyền uy của chủ nghĩa phát xít đã tiêu tan, song cái mà nó để lại là thái độ nể vì trước mọi thế lực đang tồn tại, được công nhận và tự nống mình một cách đầy tự đắc. Tính hài hước, sự linh hoạt của tinh thần, thái độ hoài nghi với tất cả những gì đang hiện diện chưa bao giờ được đánh giá cao ở Đức. Ngay cả trong thời đại tự do, những thái độ ứng xử tinh thần như vậy cũng chỉ được chấp nhận một cách miễn cưỡng và được thưởng thức như một thứ kích thích vụng trộm. Những thái độ ứng xử như vậy được coi là thiếu kiên định, giới báo chí và giới hàn lâm thường xuyên nhòm ngó nhau một cách đầy nghi kị. Yếu tố phê phán sáng tạo rõ ràng vẫn đang thiếu hụt trong thế hệ phê bình đương đại ở Đức. Hoặc người ta không đủ tự tin, hoặc giả có đủ tự tin để đưa ra một thể nghiệm nào đó thì lại bị thất bại. Những cuộc bút chiến chẳng hạn như của Alfred Polgar
[5] tiến hành cách đây không lâu trên tờ "Monat" (Nguyệt san) về tác phẩm mới của ngài Salomon xem ra vẫn chỉ là ngoại lệ. Một khi ai đó đưa một đánh giá mang tính chất phê phán, thì sự phê phán này được thực hiện theo lối của một chỉ thị quyền uy chứ không phải là kết quả của việc đào sâu vấn đề. Sự phủ nhận vẫn thuờng xuyên diễn ra dưới hình thức "hãy đem bắn bỏ" như một cách nói thông dụng ở thời Đế chế Ba. Tuy nhiên ở phần lớn các trường hợp thì hoạt động phê bình do thiếu một khoảng cách cần thiết với đối tượng, thiếu tư thế tự do, và trước hết là thiếu những hiểu biết thật sự về các vấn đề lao động nghệ thuật, nên chỉ tự giới hạn vào những phương thức đưa tin ít nhiều kiểu cách. Thường thì thật khó phân biệt đâu là một nhà phê bình, và đâu là một người chuyên viết quảng cáo trên bìa sách. Và ngược lại, mới gần đây thôi tôi được nghe kể rằng có một nhà phê bình văn học, thay vào việc phê bình một cuốn sách, đã chuyển sang việc phê bình nội dung quảng cáo in trên bìa cuốn sách đó. Khắp mọi nơi sự xuống cấp của văn hoá, đặc biệt là tình trạng bỏ hoang của ngôn ngữ, còn góp thêm phần của mình vào đó. Thói quen thích sử dụng các sáo ngữ có sẵn thay vào việc tìm kiếm cách biểu đạt thích hợp với điều đang nghĩ đi đôi với sự bất lực trong việc cảm nhận hiện tượng dưới dạng nguyên ủy của nó. Dường như mọi thứ chỉ còn được lĩnh hội thông qua những sơ đồ sáo ngữ đã đông cứng. Người ta sợ hãi trước tính tiêu cực, làm như thể nhắc đến nó thì sẽ phải lưu tâm quá nhiều đến những mặt trái của cuộc đời mà bằng bất cứ giá nào người ta chỉ muốn quên lãng. Những lời trách cứ đối với phê bình rằng nó gây hoang mang, cường điệu, bóp méo hay thích chơi trò bí ẩn trước sau vẫn được ưa chuộng như chẳng hề có chuyện gì đã xảy ra.
Cuộc khủng hoảng của phê bình văn học, và có thể nói là của phê bình nghệ thuật nói chung, đặc biệt là phê bình âm nhạc, không đơn thuần chỉ là khiếm khuyết của các chuyên gia phê bình. Nó chỉ cho ta thấy tình trạng chung của đời sống hiện tại. Một mặt, mọi quyền lực được xác lập của truyền thống đã sụp đổ, cái lẽ ra là cơ sở của phê bình, ít nhất là đối tượng phản bác của nó. Mặt khác, cảm giác bất lực phổ biến của cá nhân làm tê liệt những nguồn xung lực vốn dĩ có thể cung cấp năng lượng cho phê bình. Một nền phê bình lớn chỉ có thể hình dung với tư cách là bộ phận hợp thành của những trào lưu tinh thần, bất luận là hoạt động phê bình hỗ trợ hay phản bác những trào lưu tinh thần đó, và về phía mình, các trào lưu tinh thần này lại được tiếp sức bởi các khuynh hướng xã hội. Xuất phát từ tình trạng vừa phi tổ chức, vừa mang khuynh hướng nô bộc của ý thức, phê bình thiếu hẳn một tiền đề khách quan. Tính xác thực không tồn tại, sự trống rỗng - căn bệnh vô phương cứu chữa mà mọi sản phẩm văn chương ngày nay đều mắc phải -, rồi dự cảm về thái độ lãnh đạm được dành cho tất cả những gì ngày nay được tiến hành với tên gọi văn hoá dưới cái bóng bao trùm của các thế lực thực tế của lịch sử, tất cả những điều đó ngăn cản sự hình thành một tư thế tinh thần nghiêm túc mà phê bình văn học cần phải có. Phê bình chỉ có sức mạnh một khi mỗi câu viết ra cho dù thành công hay thất bại của nó đều liên quan ít nhiều đến số phận của nhân loại. Khi Lessing
[6] với một tinh thần duy lý trong sáng đã có cái nhìn xuyên thấu đối với chủ nghĩa duy lý mỹ học, khi Heine
[7] tấn công trường phái lãng mạn đã trở thành khuôn sáo và phản động, khi Nietzsche
[8] bóc trần ngôn ngữ của những kẻ trưởng giả văn hoá thì tất cả họ đều tham dự vào sự hiện diện của tinh thần khách quan. Ngay cả một tác giả như Karl Kraus, người bác bỏ chủ nghĩa biểu hiện, song đồng thời cũng đã phát hiện ra Georg Trakl
[9], không thể nào có thể hình dung nổi nếu như không có trào lưu tinh thần này. Ngày nay, khi hầu như không tồn tại một khuynh hướng tinh thần khách quan có tầm cỡ tương xứng nào, và những ý tưởng tiền phong ngay từ khi xuất hiện đã lập tức vấp phải nguy cơ bị xếp xó như một thứ phế phẩm dị mọ, thì phê bình chỉ còn là việc phát ngôn những nhận xét bất cập và tùy tiện.
Tuy nhiên sẽ quá thiển cận nếu cho rằng sỡ dĩ có tình trạng khô cằn của phê bình là do tình trạng khô cằn của sáng tác. Căn nguyên thật sự ở đây là do văn hoá đã bị vô hiệu hoá. Như những ngôi nhà vô tình không bị trúng bom vẫn còn sót lại, văn hoá tuy vẫn tiếp tục hiện hữu, song chẳng còn ai còn thật sự tin tưởng vào sức mạnh của nó nữa. Trong một nền văn hoá như vậy, một nhà phê bình không chỉ đích danh văn hoá bằng tên của nó tất yếu sẽ trở thành một kẻ đồng loã, y sẽ không sao khắc phục nổi tình trạng lãnh đạm của các đối tượng tuy phản chiếu trên phương diện chất liệu những thế lực lịch sử của thời đại, nhưng không hàm chứa phần đã thành hình hài của nó. Nhiệm vụ của phê bình văn học dường như đã chuyển sang những địa hạt sâu rộng hơn của tư tưởng, bởi toàn bộ đời sống văn chương chẳng hề còn tương xứng với tầm vóc cao cả mà ba mươi năm về trước nó vẫn còn có được. Nhà phê bình văn học ngày nay chỉ hoàn thành được nhiệm vụ của mình một khi đi quá giới hạn nhiệm vụ ấy và ghi nhận trên những dòng viết của mình phần nào sự chấn động trên mặt đất mà anh ta đang đứng. Điều này chỉ có thể thành công một khi nhà phê bình vừa với tư thế tự do và tinh thần trách nhiệm trọn vẹn, bất chấp các vai trò và quan hệ quyền lực xã hội, vừa với tài hoa và vốn kinh nghiệm kỹ thuật chuẩn xác nhất để lắng sâu vào đối tượng của mình, xác quyết tham vọng tuyệt đối hàm chứa trong đó, dù chỉ dưới một dạng méo mó và ngay ở một tác phẩm nghệ thuật thảm hại nhất, dường như tham vọng tuyệt đối đó là thuộc tính của nó vậy.
Nguồn: Theodor W. Adorno, Noten zur Literatur,
suhrkamp taschenbuch wissenschaft, Frankfurt a.M. 2003, S. 661 - 664.
© 2003 talawas
[1]Karl Kraus (1874 - 1936), nhà văn Áo, nhân vật trung tâm của đời sống văn học Wien vào giai đoạn giao thời từ thế kỷ 19 sang thế kỷ 20
[2]Alfred Kerr (1867 - 1948), nhà văn và nhà phê bình Đức, một trong những nhà phê bình quan trọng nhất vào đầu thế kỷ 20
[3]Xem Theodor W. Adorno, Prismen. Kulturkritik und Gesellschaft, 3. Aufl., Frankfurt a.M. 1969, S. 7 ff (Chú thích của tác giả)
[4]Leopold von Wiese (1876 - 1969), nhà xã hội học và kinh tế quốc dân Đức
[5]Alfred Polgar (1873 - 1955), nhà văn và nhà phê bình Áo
[6]Gotthod Ephraim Lessing (1729 - 1781), nhà văn, đại diện quan trọng nhất của văn học Khai sáng Đức
[7] Heinrich Heine (1797 -1856), nhà thơ Đức
[8] Friedrich Wilhelm Nietzsche (1844 - 1900), nhà triết học Đức
[9] Georg Trakl (1887 - 1914), nhà thơ, một trong những tác giả quan trọng nhất của trường phái thơ biểu hiện Đức