Văn há»cVăn há»c Việt Nam 17.4.2006
Nguyá»…n Quang Láºp, Phạm Xuân Nguyên
Khi cánh đồng mở ra
Linh Lê ghi
Truyện ngắn “Cánh đồng bất táºn†(CÄBT) của nhà văn Nguyá»…n Ngá»c TÆ° đã được ngÆ°á»i Ä‘á»c khi in báo nồng nhiệt tìm Ä‘á»c, khi ra sách nồng nhiệt tìm mua. Bá»—ng đâu có má»™t văn bản chÃnh trị cấp địa phÆ°Æ¡ng chỉ thị phải kiểm Ä‘iểm nghiêm khắc văn bản văn há»c đã thà nh của toà n quốc rồi ấy. Vụ việc bá»—ng trở nên nghiêm trá»ng, gây bức xúc dÆ° luáºn. Nhà văn Nguyá»…n Quang Láºp và nhà phê bình Phạm Xuân Nguyên góp tiếng nói và o chuyện nà y qua cuá»™c trò chuyện giữa hai anh. Phạm Xuân Nguyên: Lập này, ông có cảm giác ra sao khi biết tin CĐBT bị “kiểm điểm”? Cảm giác đầu tiên ấy! Còn tôi, buổi sáng ấy, vào mạng đọc Tuổi Trẻ online, phút đầu tiên nhìn cái “tít” bài “CĐBT không phản động, nhưng...” tôi đã sững người, không tin vào mắt mình nữa. Sao lại có chuyện quái lạ thế! Đọc vào bài rồi thì tôi hoảng hốt, hoảng hốt thật sự ông ạ. Cứ như là thấy một cái bóng ma từng ám ảnh đe dọa mình lâu nay tưởng đã tan biến rồi bây giờ lại hiện về. Và tôi thấy lo cho Nguyễn Ngọc Tư.
Nguyễn Quang Lập: Lúc đầu tôi nhận được tin nhắn của Lê Vĩnh Tài ở Buôn Mê Thuột, hỏi anh đã đọc báo Tuổi Trẻ đăng tin tỉnh ủy Cà Mau kiểm điểm Nguyễn Ngọc Tư chưa? Tôi hỏi: Kiểm điểm cái gì? Tài nói kiểm điểm vì CĐBT viết sai sự thật, nói xấu quê hương. Tôi không tin, nói Tài chỉ giỏi bịa. Thế kỉ 21 rồi, làm gì có chuyện dở hơi đó nữa. Đọc báo, hóa ra là có thật. Ngao ngán hết chỗ nói. Hóa ra những quan niệm ấu trĩ đến mức đó vẫn tồn tại vững bền trong một số bạn đọc và một số cán bộ lãnh đạo có quyền sinh sát văn nghệ ở phương nam xa xôi, mảnh đất mà vì những tác phẩm như Đất rừng phương Nam, Bức thư Cà Mau, như CĐBT tôi mơ ước được một lần đặt chân.
Phạm Xuân Nguyên: Và phản ứng tức khắc của ông khi đó?
Nguyễn Quang Lập: Tôi nằm dài ruột ngẫm nghĩ sự đời sao lắm chuyện trời ơi đất hỡi thế không biết. Nếu cứ tình trạng đọc văn như đọc báo, không phân biệt nổi một tác phẩm văn học với một bài báo khác nhau chỗ nào, vẫn còn ngự trị trong đầu các nhà câm cân nẩy mực ở các địa phương, thì văn học Việt biết bao giờ thoát khỏi nỗi buồn bất tận. Tôi gọi điện cho Nguyễn Ngọc Tư nhưng gọi mãi không được, chắc cô ấy đang quá nhiều những người gọi điện chia sẻ.
Phạm Xuân Nguyên: Tôi thì không nằm dài ngẫm ngợi như ông, mà bật nói to lên như đang cãi nhau với cái bóng ma hiện về đó. Sao ngươi độc ác thế, sao lúc nào ngươi cũng nhăm nhăm mấy cái chữ phản động, lệch lạc, có vấn đề... như trói vòng kim cô vào đầu người viết văn, sao ngươi không thấy thời thế khác rồi, sao ngươi không biết đọc văn chương khác đọc báo cáo, chỉ thị. Đấy, tôi cứ nói xa xả vậy với cái bóng đen vô hình trước mặt, ông ạ. Nhưng nói một lúc thì cũng thấy buồn bã người ra. Thật là không hiểu nổi tại sao lại có một thái độ, một thông báo xử lý như vậy đối với một tác phẩm, một tác giả?
Nguyễn Quang Lập: Có gì lạ đâu ông. Qua cái lúc đầu ngạc nhiên lắm, bực lắm, thì nghĩ lại thấy người ta làm vậy cũng có cái lý của người ta. Đó là hệ quả của một thứ lý luận văn học đã ăn sâu vào tiềm thức của họ. Cho đến bây giờ trong các trường đào tạo cán bộ vẫn nói về các tính văn học y xì như những năm sáu mươi thế kỉ trước. Người ta đã hiểu cái đẹp của văn học thành ra những điển hình, những gương tốt. Viết văn là để ca ngợi những điển hình những gương tốt đấy, rộng ra viết văn là để ca ngợi xã hội ta tốt đẹp bất chấp nó đã tốt đẹp hay chưa. Bây giờ vẫn có giáo sư lên giảng đường nói veo véo về xây dựng hình tượng con người mới XHCN. Chao ôi là ngao ngán.
Phạm Xuân Nguyên: Nhưng kiểm điểm CĐBT về cái gì mới được chứ? Đó là một truyện hay, nó chứng tỏ bút lực của Nguyễn Ngọc Tư trong việc đào sâu vào hiện thực cuộc sống và khơi sâu vào thân phận con người. Tôi đã nói điều này trong bài viết “Dữ dội và nhân tình” khi truyện được bàn luận sôi nổi trên mặt báo. Viết được một truyện như thế là chứng tỏ Tư có tài năng văn chương và có lòng thương người. Đúng vậy, thương người bằng những nỗi đau của con người, bằng cái cách nhìn thẳng vào những vùng sáng tối chồng chéo trên những khuôn mặt người và trong những cõi lòng người. Thế thì đáng mừng cho Tư, cho văn học nước nhà mới phải chứ. Đằng này họ lại bắt nghiêm khắc kiểm điểm tác giả. Này, tài năng là của hiếm, cần phải trân trọng, nâng niu, chứ không được vùi dập, hắt hủi!
Nguyễn Quang Lập: Tôi tưởng Cà Mau phải tự hào lắm khi có Nguyễn Ngọc Tư, đặc biệt sau khi có CĐBT. Nếu tôi không nhầm thì từ 1975 đến nay ở Cà Mau không có một nhà văn nào như Nguyễn Ngọc Tư: Vừa xuất hiện đã được dư luận cả nước quan tâm và chỉ bằng một truyện ngắn, bạn đọc cả nước gần như nhất trí đặt Tư lên chiếu trên của văn học: Chiếu của những tài năng văn học Việt Nam (Tôi nhắc lại: tài năng văn học của Việt Nam chứ không riêng gì của Cà Mau đâu nhé! Đừng có tưởng mình oai rồi muốn làm gì thì làm). CĐBT là một truyện ngắn hoàn hảo dù thi pháp không mới nhưng bù lại nó thẫm đẫm hơi thở Nam Bộ và đầy ắp tính nhân văn. Một tác phẩm chứa chất nhiều tầng nghĩa, đến nỗi tôi phải đọc đi đọc lại ba lần mới thấy được gần hết cái hay của nó. Thế mà mấy ông quan lớn quan bé đi họp về, nghe một đôi cú điện thoại kêu ca, đọc vài cái thư phàn nàn đã vội vã ra roi. Chán mớ đời.
Phạm Xuân Nguyên: Chuyện đó thì quả không lạ gì rồi. Chỉ có điều tưởng là từ thời đổi mới thì nó hết rồi, nó khác rồi, ngờ đâu nó vẫn vậy. Nghĩa là kiểu hành xử với văn chương như vậy đã ăn thành nếp trong đầu, đã thành một kiểu tư duy, của một bộ phận độc giả và lãnh đạo. Ông có thấy vậy không?
Nguyễn Quang Lập: Đúng vậy. Nhưng tôi sợ đây không phải chỉ lối tư duy văn chương ông ạ, nó là thứ tư duy mà ông Nguyễn Văn Linh đã nói là: Sự im lặng đáng sợ. Đấy là lối tư duy che đậy. Mày nói gì thì nói, không được nói chỗ tao đang trị vì có cái xấu. Tình trạng che đậy đang diễn ra khắp nơi, không chừa một chỗ nào. Đấy là lối tư duy ăn theo, té nước theo mưa, đánh hôi để kiếm lộc. Đọc bài của ông Phó giám đốc văn hoá Cà Mau Vưu Nghị Lực, tôi ngửi thấy có mùi ấy. Tôi đồ rằng ông ta biết văn là cái gì nhưng ông ta cứ nói bừa, miễn là cái đó hợp ý lãnh đạo. Lịch sử văn học Việt nửa thế kỉ qua đã cho quá nhiều dẫn chứng về các nhà văn văn hoá đầy mình nhưng vẫn hồn nhiên ăn theo nói leo với cấp trên mà không hề đỏ mặt. Tôi sợ lối tư duy thờ ơ. Hôm qua tôi đem chuyện tỉnh ủy Cà Mau kiểm điểm Nguyễn Ngọc Tư kể cho dăm bảy nhà văn. Mọi người thế à, thế à, rồi cười hô hố, rồi quên béng trong cuộc rượu tràn cung mây. Vì vậy tôi hoan hô báo Tuổi Trẻ đã quyết làm cho ra nhẽ chuyện này.
Phạm Xuân Nguyên: Tôi cho rằng đấy còn là do bao lâu nay ta hô hào văn học viết theo chủ nghĩa hiện thực nhưng thực ra là khuôn nó vào một đường hướng tả thật theo lối tích cực. Bắt nhà văn tả thật chứ không phải tả thực, cho nên dạy người đọc cũng là đọc tả thật chứ không phải đọc tả thực, do đó cứ đem câu chữ văn chương so sánh đối chiếu với ngoài đời rồi hễ thấy cái gì không có trong đời mà có trong văn là bảo không thật, là xuyên tạc thực tế, là bôi đen. Đấy, cái chuyện bôi đen hay tô hồng cũng là hệ quả của lối viết tả thật mà ra. Không ít nhà văn đã khốn đốn bởi mấy cái từ tưởng như đùa bỡn ấy rồi.
Nguyễn Quang Lập: Mấy ông như ông trưởng ban Tuyên giáo Tỉnh uỷ Cà Mau thường vẫn đến các diễn đàn văn nghệ răn dạy người ta về chân thiện mỹ. Ông nói dzậy mà không phải dzậy. Thiện mà không chân thì ông xoa đầu khen giỏi, chân mà xấu một tí bằng móng tay, tỉ như câu “dập dìu đĩ” thì ông nổi đoá đòi đánh đập người ta tức thì.
Phạm Xuân Nguyên: Vậy nên tôi mới bực tức đến đau đớn là tưởng cái kiểu hành xử đó với văn chương đã bị triệt tiêu sau hai chục năm đổi mới, ngờ đâu nó lại hoành hành trở lại dưới dạng trần trụi, thô bạo nhất đối với một nhà văn trẻ đang tràn đầy triển vọng ở tận chót mũi đất nước. Làm thế nào để triệt tiêu một lối đọc văn chương thô bạo như vậy được đây? Ông nghĩ thử xem.
Nguyễn Quang Lập: Khó lắm ông ơi. Triệt tiêu một lối đọc đã nhiễm thành máu hơn nửa thế kỉ nay không thể bằng một chỉ thị, một vài bài báo, vài cuốn sách được. Vả, tất cả những gì chúng ta đã sai lầm trong nhận thức văn học, trong giới biết với nhau nhưng người ngoài đâu có biết? Cái cách mà cái đúng thì nhai đi nhai lại cả vạn lần còn cái sai thì lờ đi, không ai kêu to lên một tiếng là sai rồi cho thiên hạ biết, vẫn được thực thi trong tất cả các ngành nghề, chứ không riêng gì văn chương.
Phạm Xuân Nguyên: Tôi nhớ ông cũng đã từng là một “nạn nhân” của lối đọc văn như đọc báo, tệ hơn, như đọc báo cáo. Hồi tiểu thuyết Những mảnh đời đen trắng của ông ra cách đây gần hai chục năm, tại một cuộc thảo luận, đã có một nhà văn hẳn hoi nhận xét là ông viết sai sự thực vì khoảng năm 1966 ở Quảng Bình đã làm gì có AD6 của Mỹ bay ra, vậy mà trong tiểu thuyết ông mô tả là có. Từ kinh nghiệm của mình, ông có sự chia sẻ, đồng cảm nào với Nguyễn Ngọc Tư hôm nay?
Nguyễn Quang Lập: Cái vị nào đó phê tôi như vậy là nhầm, vì trong Những mảnh đời đen trắng tôi viết máy bay F4H, chứ không phải AD6. Nhưng đúng là tôi cũng đã bị những cuộc tập kích hội đồng kiểu Nguyễn Ngọc Tư đang hứng chịu, nhưng ở cái thời đáng sợ hơn nhiều. Nhiều người ở Quảng Bình nói tôi nói xấu quê hương, phản bội quê hương. Có người đòi không cho tôi được về Quảng Bình, dù trong cuốn sách đó không một chữ nào tôi nhắc đến hai chữ Quảng Bình. Đến khi có phim Đời cát, cũng những người đó ca ngợi tôi là đứa con trung hiếu của Quảng Bình, dù phim Đời cát có chăng chỉ mượn cát Quảng Bình để quay chứ chẳng liên quan gì đến Quảng Bình. Tuy nhiên cái số người đó chỉ là một nhúm trong vô số những người Quảng Bình yêu mến và hiểu biết văn chương. Từ đó, tôi muốn nói với Tư: cứ bình tĩnh, đừng sợ, đừng nản. Cứ việc mình mình làm, ai không hiểu thì tự họ phải học hành lấy mà hiểu, không việc gì phải đôi co. Đôi co thế nào khi không cùng chung khái niệm mà đôi co?
Phạm Xuân Nguyên: Tôi đồng ý với ông. Ông Marx có dạy một câu thế này: người đi giáo dục cũng cần phải được giáo dục. Lại có câu này của ông Lenin: viết thông minh là giả định người đọc cũng thông minh. Đấy, theo tôi, yêu cầu nâng cao trình độ năng lực quản lý lãnh đạo văn hóa văn nghệ của các cấp chính quyền chỉ cần làm theo hai câu ấy của ông Marx, ông Lenine là đủ, là được rồi. Làm thế không phải văn nghệ sĩ, không phải người thưởng thức được lợi, mà được lợi trước hết chính là các vị quan chức, vì một nền văn hóa văn nghệ khỏe mạnh, tốt đẹp chứng tỏ một đường lối đúng, một đội ngũ cán bộ biết làm việc. Nói không quá, nhờ văn Nguyễn Ngọc Tư, cánh đồng Cà Mau, cánh đồng Nam Bộ, cánh đồng Việt Nam giờ đây đã rộng ra mênh mông, vượt ra ngoài biên giới đất nước. Người nào nhìn cánh đồng đó là vũng lầy, người đó chỉ thấy vũng lầy, không thấy được cánh đồng. Từ đó tôi cũng muốn nói với Tư: yên tâm, và viết tiếp. Và một điều tôi muốn rút ra cho ai đó từ “vụ việc CĐBT” này: muốn đọc được văn thì phải hiểu văn, muốn hiểu văn thì phải học văn, muốn học văn thì phải thiện tâm, muốn thiện tâm thì phải tập sống làm một người bình thường, vui buồn những nỗi niềm của một người bình thường. Văn là Đời hiểu theo nghĩa ấy, chứ không phải theo nghĩa tả thật.
Nguồn: Bản rút gá»n đăng trên Thể thao & Văn hóa, số 44 (1802) ra ngà y thứ Sáu, 14/4/2006. Bản đăng trên talawas là bản gốc đầy đủ.
|