© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Ý kiến ngắn
7.4.2007
Một độc giả
thu 1694
 
Đọc sách Dương Nghiễm Mậu

Tuần báo Văn nghệ Thành phố Hồ Chí Minh, bộ mới, số 7, ra ngày 05.4.2007, có đăng bài viết nhan đề "Đọc sách Dương Nghiễm Mậu – Thú vật hoá con người và lưu manh hoá hình tượng văn học cổ điển của dân tộc" của tác giả Lê Ánh Đào.

Lời toà soạn của tuần báo Văn nghệ TPHCM như sau:

"Nhà xuất bản Văn nghệ và Công ty văn hoá Phương Nam vừa cho ra mắt ồ ạt một lúc 4 tập sách của Dương Nghiễm Mậu đã thật sự gây sốc đối với nhiều độc giả. Đã có nhiều bài viết về 4 tập sách trên và về Dương Nghiễm Mậu gửi đến toà soạn TB Văn nghệ. Trước tiên, chúng tôi xin giới thiệu ý kiến của cô giáo Lê Ánh Đào (Trường Trần Văn Ơn – Quận 1). Để bạn đọc tham khảo, chúng tôi sẽ tiếp tục đăng những bài khác trong các số tới."

Bài viết của Lê Ánh Đào mở đầu:

"Là giáo viên dạy văn, trưởng thành sau 75, tôi yêu văn học và luôn muốn đọc nhiều, đặc biệt là văn chương Sài Gòn trước giải phóng để hiểu biết thêm nhưng ít có điều kiện. Qua báo chí quảng cáo, tôi mua về hai tập truyện ngắn Nhan sắcĐôi mắt trên trời của Dương Nghiễm Mậu. Trước đó, tôi từng được nghe nói Dương Nghiễm Mậu là một trong những cây bút nổi tiếng của văn đàn Sài Gòn cũ. Tôi mùng vì tưởng rằng sẽ đọc được những tác phẩm hữu ích, bổ sung vào vốn kiến thức chuyên môn của mình. Thế nhưng..."

Sau khi điểm các nhân vật "Tôi" trong tập Đôi mắt trên trời, phân tích các truyện ngắn "Lấy máu" và "Những chuột", tác giả Lê Ánh Đào đi đến kết luận:

"Thú vật hoá con người đến tận cùng phải chăng chỉ là một thủ pháp nghệ thuật? Nếu chỉ là một thủ pháp nghệ thuật thì không có gì đáng nói. Nhưng đọc qua truyện ngắn "Từ Hải và cuộc phiêu lưu của đời chàng" trong tập Nhan sắc thì ngôn ngữ của tác giả không chỉ dừng lại ở thủ pháp nghệ thuật văn chương nữa. Nó đã trở thành chính 'cái tôi - bản chất’ của người cầm bút."

Và kết thúc bài viết của mình bằng nhận định:

"Tôi thật sự bị sốc. Sao tác giả lại 'độc’ đến thế. Không biết những bạn đọc từng yêu mến Truyện Kiều có cảm thấy bị xúc phạm như tôi không? Tôi sẽ dạy các em học sinh cấp 2 của tôi về Truyện Kiều như thế nào đây nếu các em đọc được Dương Nghiễm Mậu? Thú vật hoá, lưu manh hoá... Vậy tác giả là "người" gì? Văn học Sài Gòn trước 75 là thế này sao?".