Hầu hết các con đường đi qua đều biến dạng
Miếng thi ca đính gót guốc bao lâu nay không thể kéo dài thêm nữa những con đường.
(Chiếc xì-líp xanh mà đỗ kh. nhìn thấy bay phần phật trong gió trên con tàu ngày 30 tháng tư, thật ra chỉ Là những xì-líp và chỉ là xì-líp, chả ẩn dụ gì ghê gớm, có chăng chỉ năm tháng bi thảm sắm sửa)
Tưởng tượng thì ai cũng có thể tưởng tượng,
Thử tưởng tượng hầu hết các con đường đều đã biến dạng lại lăm le đòi biến dạng hoài hủy, thử hỏi rồi Sẽ về đâu đây!
Xẩy ra đường biển thì duy nhất chỉ có một ngày 30 tháng tư năm nào; kể ra thì tưởng tượng có đủ các Dạng/kiểu.
Thế thì thong thả tưởng tượng nhé!
(Cách chi rồi cũng phải đóng/mở nắp nồi cơm) về nồi cơm điện trung quốc, chả cần tưởng tượng chỉ Nước chưởi đụ mẹ mấy anh chệt, thế mà hầu hết độc gỉa cùng các nhà văn/nhà thơ ở việt nam ai cũng Sính văn chương trung cộng đương đại; được biết hầu hết các nhà văn/nhà thơ trung cộng chả ai ưa chơi Kiểu hậu hiện đại, họ cho rằng mặt hàng ấy quá xa xỉ.
Tưởng tượng, buổi sáng một bài thơ kiểu trăm năm cô đơn trong đó ngôn ngữ đầy bạo lực & tắm đẫm dục Tình chưa được dịp đọc thì liền lập tức các đồng chí cán bộ nhà thơ của hội nhà văn việt nam sẽ la toáng Lên rằng chữ nghĩa gì quá tục tĩu/dâm dật, một điểm nữa quan trọng cũng không kém là với ngôn ngữ Đầy bạo lực & tắm đẫm dục tình như thế cách chi qua mặt nổi nhóm mở miệng ở thành hồ chí minh.
Và ngoài này solo thôi, sao mà qua nổi anh đinh linh.
Từ đầu chí cuối quả chả có chi ghê gớm toàn những chuyện xưa, cũ rích cách này/cách khác thời gian đi Qua ai rồi cũng sẽ biến dạng, huống hồ những con đường; vấn đề ở đây là nhiều khi thơ thẩn chỉ bắt Được khi lơ mơ trên đường, ý tưởng thì trần truồng khi phơi mở bên kia đường lúc khép máng bên đây Đường, về mà viết ra thì lại là chuyện khác nữa.
Phụ chú thêm đây không quan trọng lắm chỉ là phần thêm vào cuộc viết về ngày 30 tháng tư của tôi mà Anh đỗ kh. đang phát động,
Ngày 30 tháng tư năm nay tôi nằm cả ngày trời trong một động trá hình chủ người việt mình gọi là dịch Vụ đấm bóp ở thành cựu kim sơn,
Về ngày 30 tháng tư năm nào thì tôi đang ở xóm mới thuộc quận gò vấp kẹt đâu đó chừng vài ngày tìm Đường về sài gòn, ngang ngã ba ông tạ ghé nằm lại nhà thi sỹ trầm phục khắc chả nói năng chi chỉ đọc Đi đọc lại tập chơi giữa mùa trăng của ông hàn mạc tử đúng ba ngày.
Lưu Hy Lạc tên thật: Vương Minh. Sinh ngày 24-8-1954 tại Hà Tiên. Vượt biên bằng đường bộ, đến Mỹ 1982, hiện sinh sống tại thành phố San Francisco, California. Tác phẩm: Yên Đi, 1999, Tạp chí Thơ, 26 Bài thơ Tân Hình Thức, Giọt sương Hoa.