© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị Việt Nam
Loạt bài: Phong trào cánh tả và vấn đề Việt Nam
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34 
18.8.2008
Trần Văn Trạng
Đối thoại hay lại chiêu hồi?
 
Theo tôi hiểu thì chỗ dựa đạo đức trong bài viết của Phùng Nguyễn về Lữ Phương là sự ứng xử của người trí thức. Trí thức thì phải lương thiện. Phùng Nguyễn cho rằng Lữ Phương là trí thức, hơn nữa cũng là một “người tốt, khí khái”, nhưng không lương thiện. Ông Lữ Phương không chịu nhìn thẳng vào những sai lầm trong vai trò từng là cộng sản mà ông đã góp phần tạo ra cho chế độ Việt Nam Cộng hoà. Trước những sai lầm ấy, thiện chí của Lữ Phương chỉ mang lại nhữrng hậu quả tai hại và bị lợi dụng, vì thế thái độ xứng đáng gọi là trí thức với Lữ Phương là nên thừa nhận mình đã là cộng sản (theo nghĩa như trên) để có những thái độ thích hợp chứ không nên “loay hoay” tìm cách chạy tội.

Nếu sự tóm tắt nôm na (khỏi phải vòng vo bằng những uyển từ) trên đây của tôi là đúng thì, tuy nói là không “kết án” nhưng Phùng Nguyễn, không khác gì một số tác giả khác, đang thiết lập cho Lữ Phương một “luận tội chính trị mang tính chất tư tưởng hệ” (mượn chữ của Nguyễn Hoà Mai) mà sau đây là một số luận cứ:
Nếu mấy điểm trên đây mà được xem là đúng thì tôi thấy cái mà ông Phùng Nguyễn gọi là một cuộc đối thoại “công bằng và… văn minh” với ông Lữ Phương là không thể có được. Không kể đến giá trị chân thực hay không của những luận cứ trên đây về mặt lịch sử (thật dài dòng, phức tạp), chỉ xét về sự “lương thiện”, tôi thấy thái độ của ông Lữ Phương minh bạch, sòng phẳng hơn. Trong khi Lữ Phương coi thái độ theo cộng sản của ông (có nguồn gốc từ “cuộc xâm lăng của đế quốc Mỹ” vào Việt Nam) chỉ là một trong nhiều lựa chọn (theo hay chống đều “có đủ lý do để biện minh”, riêng lựa chọn của ông nay “không còn tuyệt đối” nữa, như ông nói) thì Phùng Nguyễn, trước sau như một, lại chỉ muốn giành hết mọi thứ về mình. Không nói gì đến tính chất “xâm lăng” huỷ diệt của “đế quốc Mỹ” với Việt Nam, vấn đề thật nhức nhối với đất nước trong thế kỷ 20, nhưng lại muốn thâu tóm hết cho mình mọi thứ cao thượng trên đời, từ trí thức, lương tri, chân lý… luôn đến cả lịch sử “dân tộc” nữa!

Rút lại, tôi cho rằng khi làm bộ cho ông Lữ Phương uống mấy giọt nước đường (những lời khen chỉ có “giá trị bề mặt”), ông Phùng Nguyễn chỉ muốn qua đó khuyến dụ ông Lữ Phương như khuyến dụ một đứa trẻ nên trở về với một thứ “chính nghĩa quốc gia” nào đó chỉ còn trong ký ức của những người như ông Phùng Nguyễn mà thôi. Một cuộc tranh cãi quốc/cộng cũ xì. Và cũng là một thứ luận điệu “chiêu hồi muộn màng” (chữ của Lữ Phương) đặt cơ sở trên một thứ chủ nghĩa chống cộng đã quá cổ lỗ – nói toẹt ra là như vậy!


© 2008 talawas