Trước hết xin cám ơn các anh
Nguyên Mẫn và
Dương Phẩm đã chứng minh hộ tôi từ
dội chứ không phải
vọng như anh
Huỳnh Phan quả quyết. Chữ
vọng trong cách nói và phân tích chủ quan của Huỳnh Phan chỉ đúng một phần. Còn ý của Trịnh Công Sơn, Huỳnh Phan cũng áp đặt nốt.
Đem cái ý chưa thật hoàn chỉnh để áp đặt lên một tác phẩm, nhất là Thi Nhạc, là một việc làm thiếu cẩn trọng. Còn đem cái hiểu biết về chiến sự để phân tích một ý thơ, nhạc lại càng sai. Chữ
dội trong trường hợp này đa nghĩa, mà đa nghĩa là một trong những thủ pháp của thơ và lời nhạc. Cái hay của lời nhạc Trịnh Công Sơn là thế. Ví dụ “Mẹ vỗ tay reo mừng chiến tranh…”, chiến tranh sao lại reo mừng?
Trở lại với “Đại bác ru đêm”… Tôi đã từng ở Huế, Quảng Trị và Đà Nẵng, trong những ngày Trịnh Công Sơn viết
ca khúc da vàng. Đã từng nghe tiếng súng cối 61 ly, đại bác 122 ly dội về thành phố, tuy không nhiều như 105 ly dội về vùng quê, nhưng đủ để dân thành phố một tháng vài ba lần chạy xuống hầm. Lấy cái gì để bảo đảm rằng Trịnh Công Sơn không từ đó, cảm nhận một cách vô thức khi viết “Đại bác ru đêm”? Sau này tôi được học về vũ khí, một người lính bình thường khi nghe tiếng súng cối 60 hay 61 ly là biết ngay, đại bác 105 ly và 122 ly lại càng dễ. Vũ khí của khối cộng sản và tư bản có tiếng nổ khác nhau, một bên đanh gọn, một bên âm thanh ấm và loang xa… Điều này khi nghe tiếng nổ, dân chúng phân định được để biết hoàn cảnh chiến sự, để biết đường mà chạy.
Trong
ý kiến ngắn lần trước của tôi chỉ đơn thuần là
cách hiểu một bài thơ như thế nào, ca khúc “Đại bác ru đêm” chỉ là một thí dụ về… cách hiểu, điều làm tôi từng hoang mang, thế thôi.