© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tư tưởngVăn hoá và phát triển
Loạt bài: Tranh luận về chủ nghÄ©a Marx
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89 
7.2.2006
Nguyá»…n Trung LÆ°Æ¡ng
Một vài lời bàn về „Các Mác“ với ông Đông La
 
Trong bài này tôi không có ý định đóng góp thêm luận điểm cho phong trào bàn cãi đánh giá tư tưởng của Karl Marx mà ông Đông La đã phác họa phê phán trong bài viết của ông (talawas, ngày 24.01.2006), mặc dù tôi cho rằng nghiên cứu Marx (cũng như những nhà tư tưởng khác) trước sau vẫn là việc nên và cần làm lắm. Như chúng ta biết, trong điều kiện sinh hoạt tư tưởng tại Việt Nam hôm nay phê bình Marx không phải là một vấn đề học thuật. Người ta phê bình Marx là để chỉ trích chế độ, đập ông Marx là để làm đau chế độ. Nhưng thực ra thì ông Marx, một nhà tư tưởng lỗi lạc (cũng như Kant, cũng như Hegel...) chẳng có tội tình gì cả; cái bất hạnh của ông Marx bắt đầu từ ngày có những kẻ đã tôn ông thành thánh để rồi biến ông thành một công cụ chính trị của họ.

Cũng vì mà vấn đề đặt ra nơi đây không phải là Marx đúng hay sai, cũng không phải là vấn đề liệu các đệ tử về sau có trung thành với tư tưởng của ông hay không. Cứ giả thiết là Marx hoàn toàn có lý đi - một điều không tưởng, nghĩ đến cùng cũng không cần thiết mà cũng chẳng đáng mong mỏi - thì đấy cũng không phải là lý do để ta mù quáng đặt số phận chúng ta, vận mệnh của nước ta vào lý thuyết của ông. Tuy nhiên trong thực tiễn nhân sinh ta thường gặp trường hợp điển hình thế này: Ngồi trong một chiếc máy bay ta không cần phải biết chiếc máy bay ấy hoạt động thế nào, được chế tạo ra sao, nhưng ta vẫn yên trí, bình tĩnh vì ta cho rằng khoa học kỹ thuật tuân theo những quy luật không phụ thuộc vào ý chí của con người đã tính toán giải quyết hoàn chỉnh mọi vấn đề liên quan. Dựa vào những tiêu chuẩn khách quan ta có thể phán đoán được tình thế để có thể an tâm trao số phận của ta vào tay hãng hàng không đưa ta đến mục tiêu như ta thích mà trên cơ bản ta không có - mà cũng chẳng cần có - thắc mắc gì để đem ra bàn cãi cả. Nhưng đấy là trên địa hạt tri thức khoa học kỹ thuật. Tại đây áp dụng đúng hay sai công thức quyết định sự thành công hay thất bại. Như chúng ta thừa biết, trong vòng nhân sự không hề có và sẽ không bao giờ có những công thức như thế bởi tính tự quyết (và cũng là tính tự do) của con người (Immanuel Kant). Tưởng rằng Marx (hay bất kỳ ai chăng nữa) đã phát hiện ra được những quy luật bất di bất dịch tương tự cho thực tiễn nhân sinh là hạ ông Marx xuống thành thầy phù thủy và tất nhiên nó chẳng liên quan gì đến tư tưởng của Marx nữa, mà chỉ là biểu hiện sự u minh của chính mình.

Ông Đông La khẳng định và biểu đồng tình rằng ông sống trong một „chế độ mà mỗi bước đi đã được chiếu sáng bởi tư tưởng ông (Karl Marx)“, rằng chủ nghĩa Marx „đã và đang quyết định bước đi của đất nước ta“. Điều này có thể là một thực trạng và tôi cũng không muốn phủ nhận nó, nhưng nếu quả như thế thì đấy là một thực trạng cần khắc phục bởi vì nó đã được tạo nên bởi chủ nghĩa độc tôn, thực chất bởi sự u minh, và nếu tôi không đọc lầm thì đấy cũng là đối tượng phê phán trong bài viết của ông Đông La. Trong thực tế việc phát động phong trào „đổi mới“ từ 20 năm nay không nằm ngoài mục đích tìm lối để thoát ra khỏi sự mù quáng đó. Nhưng thật là một sự ngộ nhận tai hại nếu ta tưởng rằng cần phải „đổi mới“ bởi vì ông Marx sai lầm (để rồi lại rủ nhau đi tìm ông thánh mới khác chăng!) hay là bởi vì đã áp dụng „sai“ chủ nghĩa Marx (áp dụng „đúng đắn“ chủ nghĩa Marx thì mọi bức xúc sẽ tiêu tan chăng!). Suy nghĩ như thế là vẫn còn lẩn quẩn trong khuôn khổ tư duy giáo điều độc tôn. Điều cần suy nghĩ ở đây là phải xác định lại cương vị (status) của lý thuyết cũng như cương vị của con người trong thực tiễn nhân sinh. Theo tôi „đổi mới“ là phong trào tự giải phóng ra khỏi khuôn khổ tư duy độc tôn toàn trị; tinh thần đổi mới phải và chỉ có thể là tinh thần khai sáng (Immanuel Kant) thôi. Trong tinh thần đó cương vị (status) lý thuyết của chủ nghĩa Marx - hay của bất kỳ chủ nghĩa nào khác - trong thực tiễn nhân sinh không phải là chỉ đạo mà là tư vấn; cương vị của con người trong thực tiễn nhân sinh không phải là phục tùng mà là tự quyết.

Trong bài viết đã nhắc ở trên, ông Đông La đã ca ngợi „một tình yêu bao la“ của „Các Mác“, và tất nhiên đây là „tình yêu nhân loại“. Thực chất của phát kiến độc đáo này của ông Đông La là gì?

Ông Đông La tự tuyên bố (hẳn không ít hãnh diện) là „chủ nghĩa tôi theo là chủ nghĩa khoa học“, nhưng tôi không rõ là ông đã nhờ vào khoa học nào để phát hiện ra „một tình yêu bao la“ của Marx. Còn nếu cái „tình yêu bao la“ chỉ là một biểu hiện mỹ cảm của ông Đông La đối với thân thế và sự nghiệp của Marx, tương tự như mỹ cảm của Thuận Yến trong bái hát „Bác Hồ - một tình yêu bao la“ mà ông phụ họa theo, thì đây không phải là nơi để đem chuyện này ra bàn bạc, mặc dù cũng rất thú vị.

Chẳng khác gì các ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Búi Tín vân vân... đã phê phán Marx để chê chế độ - mà ông Đông La đã chỉ trích -, ông Đông La đã ca ngợi „một tình yêu bao la“ của „Các Mác“ với mục đích ngược lại, để khen chế độ. Có khác chăng là các ông Hoàng Minh Chính, Nguyễn Thanh Giang, Bùi Tín vân vân... đã đưa ra những luận điểm mà ta có thể kiểm chứng được, còn cái „tình yêu bao la“ của Marx thì vô chừng, rõ ràng chỉ là sản phẩm của óc tưởng tượng nghệ thuật của ông Đông La, hoàn toàn chủ quan mà - tùy hứng - ta có thể cùng chia sẻ hay không chia sẻ với ông.

Tuy nhiên không phải tình cờ mà ông Đông La đã dùng mỹ cảm để thay thế lập luận. Ai cũng biết là mỹ cảm có sức hấp dẫn, kích động lớn. Là một người mà trong thời thơ ấu đã từng xem phim Bạch Mao nữ trước khi tham dự tố khổ trong thời kỳ cải cách ruộng đất, tôi dám quyết rằng qua con đường mỹ cảm người ta có thể đạt được quảng đại quần chúng trực tiếp và dễ dàng hơn là qua lập luận phiền toái. Và đây chắc cũng là bài tính của ông Đông La. Ông Marx, ông Hồ đã thương ta „bao la“ như thế thì ta nỡ nào lại từ chối không đáp lại. Cái „luận lý“ của tình cảm này là cơ sở tạo nên ý đồ biến mỹ cảm thành công cụ cho tuyên truyền, cho quảng cáo mà người ta đã nâng cao lên bậc khái niệm sang trọng „nghệ thuật vị nhân sinh“ (Hải Triều). Cái sản phẩm nghệ thuật của ông Đông La „Các Mác - Một tình yêu bao la“ ta có thể yên trí xếp vào loại „nghệ thuật vị nhân sinh“. Vì phải đánh đúng vào thị hiếu của quảng đại quần chúng, cho nên tính cải lương (Kitsch) là bản sắc của những sản phẩm „nghệ thuật vị nhân sinh“. Mỹ cảm vốn là vô tư, vô vụ lợi (Immanuel Kant), cũng vì thế mà Andy Warhol, một nghệ sĩ tiền phong của thế kỷ thứ 20, qua những bức tranh vẽ đồ hộp của hãng Campbell’s, các bức chân dung Marylin Monroe, Mao Trạch Đông... đã chỉ ra một cách mỉa mai châm biếm giá trị chân mỹ của „nghệ thuật vị nhân sinh“ vậy.

© 2006 talawas