7.
Kỷ niệm đầu tiên Bruno còn nhớ là vào năm lên bốn tuổi; đó là kỷ niệm về một sự nhục nhã. Khi đó cậu đang ở nhà trẻ ở công viên Laperlier, Alger. Một buổi chiều mùa thu, cô giáo dạy cho các cậu bé tết vòng lá. Những cô bé gái chờ đợi, ngồi duỗi chân trên mặt đất, đã có dấu hiệu của sự nhẫn nhục ngu ngốc của giống cái; phần lớn mặc váy trắng. Ðất đầy lá vàng, nhiều nhất là lá dẻ và tiêu huyền. Lần lượt mấy thằng bạn của cậu làm xong vòng và đến quàng vào cổ cô bé mà chúng thích nhất. Cậu không tiến triển được tí nào, lá cứ rách mãi, tất cả be bét trong tay cậu. Làm thế nào giải thích cho các cô bạn gái biết cậu cần tình yêu của họ? Làm thế nào giải thích mà không cần đến chiếc vòng lá? Cậu bật khóc vì giận dữ; cô giáo không đến giúp cậu. Cuối cùng thì cũng kết thúc, bọn trẻ con đứng dậy đi khỏi công viên. Một thời gian sau, trường đóng cửa.
Ông bà ngoại cậu sống trong một căn hộ rất đẹp ở đại lộ Edgar-Quinet. Ðồ gỗ của tầng lớp tư sản trung tâm Alger được làm theo đúng nguyên mẫu đồ gỗ Haussman ở Paris. Một hành lang dài hai mươi mét chạy suốt qua căn hộ, dẫn đến một phòng khách có ban công nhìn xuống toàn bộ thành phố màu trắng. Nhiều năm sau này, khi đã ở tuổi trung niên, rã rượi và cau có, anh vẫn thường mơ thấy hình ảnh mình đang còn là cậu bé ở tuổi lên bốn, dồn hết sức lực đạp chiếc xe đạp ba bánh qua hành lang tối om để đến nơi ánh sáng của ban công. Có lẽ vào những giây phút đó anh đã được hưởng niềm hạnh phúc trần thế lớn lao nhất của mình.
Năm 1961, ông ngoại mất. Dưới cái khí hậu của trái đất chúng ta, một cái xác động vật có vú hoặc chim chóc thoạt tiên hấp dẫn các loại ruồi (
Musca,
Curtonevra); ngay khi sự phân rã đạt đến một mức độ nào đó, rất nhiều các sinh vật khác nhảy vào cuộc chơi, đặc biệt là loài
Calliphora và
Lucilia. Dưới tác động tổng hợp của các vi khuẩn và dịch tiêu hóa do các ấu trùng tiết ra, cái xác dần hóa lỏng và trở thành nơi lên men của các phân tử butiric và amoniac. Sau khoảng ba tháng, lũ ruồi hoàn thành tác phẩm của mình và nhường lại chỗ cho binh đoàn bọ cánh cứng như
Dermestes và cánh vảy như
Aglossa pinguinalis, sống được chủ yếu nhờ vào các chất mỡ. Các loại prô-tê-in trên đường lên men bị tấn công bởi các ấu trùng
Piophila petasionis và loài bọ cánh cứng
Corynetes. Sau khi bị rã ra nhưng vẫn còn chứa một ít chất ẩm, cái xác trở thành lãnh địa của ve bét, sẽ hút hết những mủ máu thối còn lại. Khi đã được sấy khô và ướp, nó vẫn còn là nơi trú ngụ cho nhiều vi sinh vật: ấu trùng bọ đuôi chổi và bọ lông, sâu của loài
Aglossa cuprealis và Tineola bisellelia. Những loại này sẽ kết thúc toàn bộ chu trình.
Bruno nhìn thấy lại linh cữu ông ngoại, màu đen óng đính một cây thập tự bạc. Ðó là một hình ảnh dễ chịu, thậm chí sung sướng; ông của anh hẳn sẽ rất thoải mái trong một quan tài đẹp đẽ nhường vậy. Sau này, anh biết đến sự tồn tại của ve bét và đủ thứ ấu trùng mang những cái tên tương tự các ngôi sao điện ảnh ý. Dù vậy, ngay cả hiện giờ hình ảnh chiếc quan tài của ông ngoại với anh vẫn là một hình ảnh sung sướng.
Anh cũng nhìn thấy lại bà ngoại anh vào cái ngày họ đến Marseille, bà ngồi trên một cái hòm đặt giữa phòng bếp. Vài con gián chạy đi chạy lại trên sàn đá hoa. Có lẽ từ ngày hôm đó tâm thần của bà bắt đầu bất ổn. Trong vòng vài tuần bà phải chứng kiến ông ngoại hấp hối, chuyển nhà vội vã khỏi Alger, căn hộ rất khó tìm ở Marseille. Ðó là một khu phố bẩn thỉu ở vùng Ðông Bắc thành phố. Từ trước đến giờ bà chưa bao giờ đặt chân đến Pháp. Và con gái bà đã bỏ rơi bà, thậm chí còn không đến ngày đưa đám chồng bà. Hẳn là có nhầm lẫn gì đó. ở đâu đó người ta đã phạm một lầm lẫn nào đó.
Bà gượng dậy và sống thêm được năm năm. Bà mua đồ gỗ, đặt một cái giường cho Bruno trong phòng bếp, ghi tên cho cậu vào trường tiểu học của khu phố. Tối tối bà đến đón cậu. Cậu rất ngượng khi nhìn thấy bà già bé nhỏ, lưng còng, khô khan đến để dắt tay cậu về nhà. Những đứa trẻ khác có bố mẹ; thời đó ly hôn chưa phổ biến lắm.
Ðêm đến, bà nhắc đi nhắc lại mãi những quãng của cuộc đời đang kết thúc rất tệ hại. Trần nhà thấp, mùa hè cái nóng thật kinh người. Thường bà chỉ ngủ được khi trời sắp sáng. Suốt ngày bà lê đôi giày mòn vẹt trong nhà, nói rất to mà không biết là mình đang nói, đôi khi nhắc đi nhắc lại một câu nói năm mươi lần liên tục. Bà bị ám ảnh vì lối cư xử của cô con gái. “Nó không đến đưa đám bố nó...”, bà đi từ phòng này sang phòng khác, đôi khi cầm trong tay một chiếc khăn lau hoặc một cái nồi chẳng biết dùng làm gì. “Ðưa đám bố nó... Ðưa đám bố nó...”, giày của bà rin rít trên nền đá hoa. Bruno cuộn mình trong giường, kinh khiếp; cậu nghĩ tất cả rồi sẽ rất tệ. Ðôi khi bà bắt đầu ngay từ sáng, khi vẫn còn mặc áo ngủ và uốn tóc. “Algérie là nước Pháp...”, rồi tiếng rin rít lại bắt đầu. Bà đi đi lại lại trong hai căn phòng, nhìn về một điểm không xác định. “Nước Pháp... Nước Pháp...”, bà nhắc đi nhắc lại, giọng dần chậm đi.
Bà vẫn luôn là một đầu bếp giỏi và đó chính là niềm vui cuối cùng của đời bà. Bà cho Bruno ăn những bữa thịnh soạn như thể chuẩn bị cho mười người. ớt ngọt trộn dầu, cá, xa lát khoai tây: có khi có đến năm món khai vị trước bữa chính - bí nhồi thịt, thỏ rán dầu ô liu, có khi là món cơm couscous
[1] . Bà chỉ không thành công lắm ở món bánh; nhưng những hôm nhận tiền lương hưu bà mua về kẹo nu ga, kem dẻ, bánh ngọt calisson đặc sản của vùng Aix. Bản thân bà hầu như không bao giờ ăn gì. Sáng Chủ nhật, bà dậy muộn hơn thường lệ; cậu đi đến giường bà, thu mình nằm xuống cạnh cái cơ thể nhăn nheo đó. Có lúc cậu tưởng tượng mình có một con dao, cậu thức dậy trong đêm để đâm thẳng vào trái tim bà; rồi tiếp đó cậu thấy mình khóc lóc thảm thiết bên xác bà; cậu tưởng tượng sau đó không lâu mình cũng sẽ chết.
Cuối năm 1966 bà nhận được một lá thư của cô con gái, địa chỉ lấy từ bố của Bruno - Janine liên lạc với con trai mọi năm vào dịp Noel. Janine không tỏ ra hối tiếc đặc biệt về quá khứ, chỉ viết gọn trong một câu: “Con đã biết tin bố mất và mẹ đã chuyển nhà.” Cô cũng thông báo đã rời khỏi California quay trở lại sống ở miền Nam nước Pháp nhưng không đưa bà địa chỉ.
Một sáng tháng Ba năm 1967, trong lúc rán món bí nhồi, bà già đánh đổ cả một chảo mỡ sôi vào người. Bà còn đủ sức bò ra hành lang của tòa nhà, tiếng hét của bà đánh động những người hàng xóm. Tối đến, khi ra khỏi trường, Bruno nhìn thấy bà Haouzi, hàng xóm tầng trên; bà dẫn cậu đến thẳng bệnh viện. Sau đó vài phút cậu được quyền vào thăm bà; những vết thương của bà được giấu dưới lớp chăn. Người ta đã tiêm cho bà kha khá morphin; tuy thế bà vẫn nhận ra Bruno, cầm lấy tay cậu; rồi người ta dẫn cậu bé ra ngoài. Ðêm đó tim bà ngừng đập.
Lần thứ hai trong đời Bruno đối diện với cái chết; cũng là lần thứ hai cậu thấy không hiểu được trọn vẹn ý nghĩa của sự kiện. Mấy năm sau, những lần được điểm cao môn tiếng Pháp hay môn luận về lịch sử, cậu vẫn nghĩ sẽ về khoe với bà. Dĩ nhiên, ngay sau đó cậu tự nhủ bà đã chết; nhưng đó là một ý nghĩ không thường trực, nó không thực sự tách rời cậu với bà. Khi đỗ kỳ thi sư phạm văn chương, Bruno đã bình luận về điểm số rất lâu với bà; tuy rằng khi đó không phải lúc nào anh cũng tin vào mối liên hệ này nữa. Nhân dịp đó, anh đã mua hai hộp kem dẻ; đó là cuộc trò chuyện lớn cuối cùng giữa họ. Sau khi học xong, khi đã được bổ vào chức giáo viên, anh chợt nhận ra mình đã thay đổi, anh không còn thật sự liên lạc được với bà nữa; hình ảnh người bà dần tan biến sau bức tường.
Sau ngày đưa tang một sự kiện kỳ quặc đã xảy ra. Bố mẹ cậu, những người lần đầu tiên cậu gặp, tranh cãi với nhau sẽ làm gì với đứa con của mình. Họ ngồi trong căn phòng chính của căn hộ ở Marseille; Bruno ngồi trên giường lắng nghe họ nói. Cậu luôn tò mò lắng nghe người khác nói về mình, nhất là khi họ có vẻ không để ý đến sự có mặt của cậu. Người ta có xu hướng mất ý thức về chính bản thân mình, điều đó không tệ chút nào. Nhìn chung, cậu không cảm thấy trực tiếp liên quan. Dù vậy cuộc nói chuyện đó đóng một vai trò quyết định trong cuộc đời cậu, và sau đó cậu sẽ còn nhiều lần nhớ đến nó mà không bao giờ cảm thấy một tình cảm gì đặc biệt, một mối dây liên hệ máu mủ giữa cậu và hai con người của ngày hôm đó, trong phòng bếp, với thân hình cao lớn và dáng vẻ trẻ trung từng làm cậu choáng ngợp. Bruno sẽ vào lớp sáu vào tháng Chín tới, và hai người kia quyết định sẽ tìm một trường nội trú và bố cậu sẽ đưa cậu về Paris vào cuối tuần. Mẹ cậu sẽ cố thỉnh thoảng đưa cậu đi chơi vào các kỳ nghỉ lớn. Bruno không có gì để phản đối hết; hai con người đó không có vẻ gì thù địch với cậu. Dù sao, cuộc sống thực sự, cuộc sống với bà ngoại, đã nằm lại phía sau.
8.
Animal Oméga
Bruno đứng dựa lưng vào bồn rửa. Cậu đã cởi áo pyjama. Những nếp gấp trên cái bụng trắng của cậu tì vào bồn rửa bằng sứ. Cậu mười một tuổi. Cậu muốn đánh răng như mỗi tối; cậu hy vọng việc vệ sinh của mình không gặp trắc trở. Nhưng Wilmart đã tiến lại gần, thoạt tiên mới một mình, nó đẩy vào vai Bruno. Cậu lùi lại, run rẩy vì sợ hãi; cậu gần như biết chắc điều gì sẽ xảy đến. “Ðể tao yên...”, cậu yếu ớt nói.
Ðến lượt Pelé tiến lại. Nó thấp tịt, lực lưỡng, cực kỳ khỏe. Nó tát Bruno rất mạnh, cậu bé bật khóc. Sau đó chúng đẩy cậu nằm ra đất, đạp cậu và kéo cậu đi trên nền nhà. Tới gần bồn tiểu, chúng tụt quần pyjama của cậu ra. Con chim của cậu nhỏ xíu, vẫn còn mềm oặt, chưa hề có lông. Hai đứa trong bọn chúng nắm tóc cậu, chúng bắt cậu mở miệng. Pelé quét một cái chổi chùi phân lên mặt cậu. Cậu ngửi thấy mùi cứt. Cậu rú lên.
Brasseur nhập bọn; nó mười bốn tuổi, là đứa lớn nhất trong số học sinh lớp sáu. Nó chìa cu ra, Bruno thấy nó thật khổng lồ, cả một cục. Nó đứng thẳng phía trên mặt cậu và đái xuống. Ngày hôm trước nó đã bắt Bruno mút chim và liếm đít, nhưng tối nay nó không muốn thế nữa. “Clément, chim mày nhẵn thín thế kia à, nó giễu cợt nói; phải giúp mọc lông lên chứ...” Nó ra hiệu và bọn còn lại bôi bọt cạo râu lên quanh chim cậu. Brasseur duỗi thẳng con dao cạo và đưa lưỡi dao lại gần. Bruno ị ra quần vì sợ.
Một đêm tháng Ba năm 1968, một giám thị tìm thấy cậu trần truồng, người dính đầy cứt đái, thu lu trong chuồng xí cuối sân. Ông mặc quần pyjama cho cậu bé và dẫn cậu lên gặp Cohen, tổng giám thị. Bruno sợ không dám nói; cậu sợ phải nói ra tên Brasseur. Nhưng tuy vậy Cohen dù bị đánh thức giữa đêm khuya, đã dịu dàng đón tiếp cậu. Trái ngược với các giám thị dưới quyền, ông xưng hô rất trịnh trọng với các học sinh. Ðó là ký túc xá thứ ba mà ông phụ trách, và không phải cái tồi tệ nhất; ông biết là gần như luôn luôn các nạn nhân sẽ từ chối không chịu khai tên những kẻ đã hành hạ mình. Ðiều duy nhất ông có thể làm là phạt giám thị phụ trách khu phòng ngủ tầng sáu. Phần lớn những đứa trẻ ở đây bị bố mẹ chúng bỏ rơi, với chúng giám thị là người đại diện duy nhất của quyền lực. Nhẽ ra người đó phải giám sát chúng sát sao hơn, phải can thiệp trước khi tội lỗi xảy ra - nhưng cũng không thể, vì chỉ có năm giám thị trên tổng số hai trăm học sinh. Sau khi Bruno đã đi, ông đun một cốc cà phê, dò tìm trong các phiếu học sinh tầng sáu. Ông nghi ngờ Brasseur và Pelé nhưng không có bằng chứng nào hết. Nếu ông bắt quả tang chúng, chúng sẽ bị đuổi học; chỉ cần có một vài phần tử nổi loạn như thế là đủ lôi kéo những đứa trẻ khác. Phần lớn những thằng bé, nhất là khi chúng tụ tập thành băng đảng, thích làm hại, hành hạ những đứa khác yếu ớt hơn. Ðặc biệt ở đầu độ tuổi thiếu niên, sự hoang dã của chúng đạt đến những mức độ khó tin. Ông không nuôi chút ảo tưởng nào vào cách cư xử đẹp đẽ của con người khi nó không được đặt dưới sự kiểm soát của pháp luật. Kể từ khi đến nhận chức ở ký túc xá Meaux, ông đã thành công trong việc gây kính nể. Không có bức tường thành luật lệ cuối cùng mà ông là đại diện, ông biết là những trò xấu xa mà những đứa trẻ như Bruno phải chịu đựng sẽ là vô bờ bến.
Bruno thở phào khi cậu đúp lớp sáu. Pelé, Brasseur và Wilmart đều được lên lớp bảy và sẽ ở khu khác. Nhưng thật bất hạnh, theo các quy định của Bộ Giáo dục mới ban hành sau các sự kiện năm 68, người ta quyết định rút bớt số lượng giám thị để dành chỗ cho một hệ thống tự giác hơn; biện pháp đó hợp thời, và còn có lợi thế là giảm chi phí tiền lương. Từ bây giờ việc đi lại từ khu phòng ngủ này sang khu khác trở nên dễ dàng hơn; ít nhất mỗi tuần một lần bọn trẻ lớp bảy thường có thói quen tổ chức những cuộc càn quét đối với những đứa bé hơn; chúng trở về khu của mình với một, có khi hai, nạn nhân, và bữa tiệc bắt đầu. Khoảng cuối tháng Chạp, Jean-Michel Kempf, một đứa trẻ gầy gò và rụt rè vừa đến hồi đầu năm, đã nhảy khỏi cửa sổ để trốn những kẻ hành hạ mình. Cú ngã có thể gây chết người, nhưng cậu bé gặp may, chỉ bị gãy xương nhiều chỗ. Mắt cá chân bị chấn thương nặng, người ta không tài nào nhặt lại đủ các mẩu xương vụn; cậu bị cắt chân. Cohen tổ chức một buổi hỏi cung lớn và càng chắc chắn hơn vào các nhận định của mình; Pelé bị đuổi học ba hôm dù nó đã ra sức chối tội. Các xã hội thú vật hoạt động gần như luôn theo một hệ thống thứ bậc dựa trên chênh lệch về sức mạnh của các cá thể. Hệ thống đó có đặc điểm là một phân cấp chặt chẽ: con đực mạnh nhất trong nhóm được gọi là
animal alpha; con đứng thứ hai về sức khỏe được
gọi là
animal bêta, và cứ thế cho đến con kém cỏi nhất trong phân cấp đó, được gọi là
animal oméga. Các vị trí trong phân cấp thường được xác định thông qua các nghi thức đối đầu; những con vật ở thứ hạng thấp tìm cách cải thiện tình hình bằng cách thách đấu những con ở thứ hạng cao hơn, vì nếu chiến thắng chúng sẽ leo lên trong hệ thống. Một cấp bậc cao đi kèm với một số ưu tiên: được ăn đầu tiên, được giao cấu với các con cái của nhóm. Tuy nhiên, con đực yếu ớt nhất thường tránh được phải đánh nhau tay đôi nếu chấp nhận vị thế
đầu hàng (chổng mông hướng đít ra ngoài). Bruno còn ở tình trạng bi đát hơn thế. Sự tàn bạo và sự thống trị, vốn còn rất thông thường ở các xã hội loài vật, ở loài đười ươi chimpanzé (
Pan troglodytes) đi kèm với các hành động bạo ngược tùy hứng dành cho con yếu nhất. Xu hướng này đạt đến mức độ cao nhất ở các xã hội người nguyên thủy, và trong các xã hội phát triển nó còn để lại dấu tích ở trẻ con và thiếu niên. Sau này xuất hiện khái niệm
thương hại, hay nhận dạng thống khổ ở người khác; lòng thương hại này nhanh chóng được hệ thống hóa dưới hình thức
luật luân lý. Tại ký túc xá trường trung học Meaux, Jean Cohen đại diện cho luật luân lý đó, và không hề có ý định từ bỏ nó. Ông không hề coi việc bọn nazi
[2] sử dụng tư tưởng của Nietzsche là khó hiểu: vừa từ chối sự cảm thông, vừa tự đặt mình ở bên ngoài luật luân lý, lại vừa thiết lập ham muốn và sự ngự trị của ham muốn, tư tưởng của Nietzsche theo ông dẫn dắt đến chủ nghĩa nazi một cách rất tự nhiên. Nhìn vào thâm niên và bằng cấp, ông có khả năng được thăng chức hiệu trưởng, nhưng ông tự nguyện tiếp tục làm tổng giám thị. Ông nhiều lần gửi kháng nghị lên cơ quan thanh tra của Bộ phản đối việc giảm bớt số lượng giám thị; những kháng nghị đó không đi đến đâu cả. Trong một vườn bách thú, một con kanguru đực (
macropodidés) thường coi tư thế đứng thẳng của người gác nó là một thách thức giao chiến. Sự hung hãn của con kanguru có thể giảm bớt nếu người canh gác đi lom khom, đặc điểm của những con kanguru hiền lành. Jean Cohen không hề có mong muốn biến thành kanguru hiền lành. Sự nhẫn tâm của Michel Brasseur, giai đoạn tiến triển bình thường của sự ích kỷ đã có mặt nơi các loài vật ít tiến hóa hơn, đã biến một trong các bạn của nó thành kẻ tật nguyền mãn đời; nó có khả năng để lại ở Bruno những tổn thất tâm lý không thể chữa lành. Khi triệu tập Brasseur lên văn phòng để tra hỏi nó, ông không hề nghĩ đến việc che giấu sự khinh bỉ của mình dành cho nó, cũng không che giấu mình đã có lệnh đuổi học nó trong tay.
Tất cả các buổi tối Chủ nhật, khi được bố đưa về trường trong chiếc Mercedes, Bruno bắt đầu run lên khi xe đi về Nanteuil-les-Meaux. Sảnh trước của trường được trang trí bằng những tấm phù điêu tạc hình các học trò nổi tiếng của trường: Courteline và Moissan. Georges Courteline, nhà văn Pháp, tác giả những mẩu chuyện miêu tả sâu cay sự phi lý của lối sống trưởng giả và hành chính. Henri Moissan, nhà hóa học Pháp (giải Nobel năm 1906) đã thúc đẩy sử dụng lò điện và tách được silic khỏi flo. Bố cậu luôn đưa cậu đến đúng bữa tối lúc bảy giờ. Thường thì Bruno chỉ ăn được vào buổi trưa, khi ở trường còn có các học sinh ngoại trú; tối đến, chỉ có học sinh nội trú. Những dãy bàn tám người, những chỗ đầu tiên bị bọn lớn nhất chiếm. Chúng lấy rất nhiều đồ ăn, rồi khạc nhổ vào đĩa để ngăn những đứa bé hơn chạm vào chỗ còn lại.
Tất cả các Chủ nhật Bruno đều lưỡng lự không biết có nên nói cho bố mình không, rồi cuối cùng kết luận là không thể được. Bố cậu nghĩ cậu là đứa có thể tự vệ được; và quả thật một số - không lớn hơn cậu - đã đáp lại, đánh nhau tay đôi và cuối cùng được bọn kia kiềng mặt. Bốn mươi hai tuổi, Serge Clément thuộc mẫu đàn ông
đến đích. Bố mẹ ông chỉ có một quầy hàng khô ở Petit-Clamart, còn ông hiện giờ đã có đến ba phòng khám chuyên về sửa sang sắc đẹp: một ở Neuilly, một ở Vésinet và một ở Thụy Sỹ, gần Lausanne. Khi vợ cũ của ông đến sống ở California, ông lấy lại phòng khám ở Cannes, và được hưởng một nửa lợi nhuận từ đó. Từ lâu nay ông không còn tự tay phẫu thuật nữa mà trở thành, như người ta nói,
một nhà quản lý cừ. Ông không biết chính xác con trai mình ra sao. Ông muốn nó gặp điều tốt đẹp, miễn là không mất nhiều thời gian cho nó quá; ông cũng hơi cảm thấy có lỗi. Các cuối tuần khi Bruno đến, ông thường không tiếp các nhân tình của mình. Ông mua các món ăn làm sẵn ngoài hiệu rồi hai bố con ăn với nhau; sau đó họ xem vô tuyến. Ông không biết chơi một trò bài bạc nào hết. Ðôi khi Bruno thức dậy trong đêm, mò mẫm đi ra tủ lạnh. Cậu đổ ngũ cốc vào một cái bát, cho thêm sữa và kem; rồi cậu phủ lên một lớp đường dày. Rồi ăn. Cậu ăn nhiều bát, cho đến khi quặn cả ruột lên. Bụng cậu nặng trịch. Cậu cảm thấy khoan khoái.
9.
Về phong tục mà nói, năm 1970 được đánh dấu bởi sự lan rộng nhanh chóng việc tiêu thụ đồ dùng liên quan đến tình dục, dù có những can thiệp của một chế độ kiểm duyệt vẫn còn cảnh giác cao độ. Vở nhạc kịch hài
Tóc [3] , với mục đích phổ thông hóa việc sử dụng “tự do tình dục” cho công chúng rộng rãi những năm sáu mươi, thành công vang dội. Những bầu ngực trần lan tràn nhanh chóng trên các bãi biển miền Nam. Trong vòng vài tháng, số lượng sex-shop
[4] ở Paris tăng từ ba lên bốn mươi nhăm.
Tháng Chín, Michel vào lớp tám và bắt đầu học sinh ngữ thứ hai, tiếng Ðức. Chính trong những giờ học tiếng Ðức mà cậu quen với Annabelle.
Hồi đó, Michel có những ý tưởng chừng mực về hạnh phúc. Mà đúng nhất thì cậu không bao giờ thực sự nghĩ đến nó. Những ý tưởng mà cậu có thể có, cậu đều có được từ bà mình, người đã trực tiếp truyền lại chúng cho các con mình. Bà cậu theo đạo Thiên chúa và bỏ phiếu cho de Gaulle; hai con gái bà lấy những người cộng sản; điều đó không làm thay đổi bao lăm. Ðó là những ý tưởng của thế hệ thời thơ ấu từng biết đến thiếu thốn của chiến tranh, lên hai mươi tuổi khi Giải phóng; họ muốn truyền lại cho con cái thế giới của họ. Người vợ ở nhà làm nội trợ (nhưng được các loại máy gia dụng trợ sức rất nhiều; người vợ có rất nhiều thời gian dành cho gia đình). Người chồng làm việc ở bên ngoài (nhưng quá trình rô bốt hóa đã khiến anh ta phải làm việc ít hơn, và công việc cũng bớt nặng nhọc hơn). Các cặp vợ chồng chung thủy với nhau và rất hạnh phúc; họ sống trong những ngôi nhà dễ chịu ở bên ngoài thành phố (các
ngoại ô). Thời gian giải trí của họ được dành cho những việc nhẹ nhàng, làm vườn, mỹ thuật, trừ khi họ thích đi du lịch hơn, khám phá những cách sống và văn hóa nhiều vùng khác, nhiều đất nước khác.
Jacob Wilkening sinh ở Leeuwarden, Tây Frise; đến Pháp ở tuổi mười bốn, ông chỉ có một ý thức mơ hồ về nguồn gốc Hà Lan của mình. Năm 1946, ông cưới em gái một người bạn thân. Cô mới mười bảy tuổi và chưa biết đến người đàn ông nào. Sau khi làm việc một thời gian trong một nhà máy sản xuất kính hiển vi, ông mở một hiệu ống kính máy ảnh, chủ yếu thầu phụ cho Angénieux và Pathé. Sự cạnh tranh của người Nhật thời đó chưa xuất hiện; nước Pháp sản xuất được những ống kính tuyệt hảo, một số trong đó có thể sánh được với đồ của Schneider và Zeiss; công ty của ông rất ăn nên làm ra. Hai vợ chồng sinh được hai con trai vào năm 48 và 51; rồi, rất lâu sau đó, vào năm 1958, có thêm Annabelle.
Sinh ra trong một gia đình hạnh phúc (trong suốt hai mươi nhăm năm sống chung, bố mẹ nàng chưa hề có cuộc cãi nhau nặng nề nào), Annabelle biết rằng số phận của mình sẽ giống như thế. Mùa hè trước khi gặp Michel, cô bé đã bắt đầu nghĩ đến điều đó. Khi đó nàng mười ba tuổi. Ở nơi nào đó trong đời có một chàng trai mà nàng còn chưa biết, người đó cũng chưa biết đến nàng nhưng nàng sẽ sẻ chia đời mình với người đó. Nàng sẽ biết cách làm cho anh hạnh phúc, và anh cũng sẽ biết cách làm cho nàng hạnh phúc. Nhưng nàng còn chưa biết người đó sẽ như thế nào; thật là rối rắm. Trong một bức thư gửi tờ
Báo Chuột Mickey, một độc giả bằng tuổi nàng cũng gặp vấn đề tương tự. Câu trả lời không hề đảm bảo chút nào, nó kết thúc như thế này: “Ðừng lo lắng, cô bé Coralie; bạn sẽ biết cách nhận ra người đó.”
Hai người bắt đầu hay gặp nhau để cùng làm bài tập tiếng Ðức. Michel sống ở bên kia đường, cách nhà nàng có năm mươi mét. Ngày càng thường xuyên hơn, tất cả các thứ Năm và Chủ nhật họ ở bên nhau; cậu thường đến ngay sau bữa cơm trưa. “Annabelle, chồng chưa cưới của chị...”, em trai nàng một hôm trong vườn liếc nhìn nàng và nói. Nàng đỏ mặt nhưng bố mẹ nàng thì tránh không trêu nàng. Nàng nhận ra điều đó; họ rất yêu quý Michel.
Michel là một cậu bé rất lạ; cậu không biết gì về bóng đá lẫn các ca sĩ nhạc nhẹ. Cậu không nổi bật trong lớp, cậu nói chuyện với nhiều người, nhưng những quan hệ đó rất hạn chế. Trước Annabelle, chưa từng có người bạn cùng lớp nào đến nhà cậu. Cậu quen với những suy nghĩ và mơ mộng cô độc; dần dần cậu quen với sự có mặt của một cô bạn gái. Họ thường đi xe đạp, leo lên bờ biển Voulangis, rồi đi bộ qua những cánh đồng và khu rừng, cho đến một ngọn đồi nơi có thể nhìn được toàn bộ thung lũng sông Morin Lớn. Họ bước đi trong đám cỏ, tìm cách hiểu nhau.
10.
Tất cả là lỗi của Caroline Yessayan
Cũng bắt đầu từ khai giảng năm 1970 đó, tình trạng của Bruno ở ký túc xá khá lên một chút; cậu vào lớp tám và bắt đầu thuộc vào hàng những đứa trẻ lớn. Từ lớp tám cho đến lớp mười hai học sinh ngủ trong những phòng chung thuộc một dãy nhà khác, thành từng nhóm bốn giường một. Cậu đã chịu đòn và sự sỉ nhục đầy đủ của những đứa hung dữ nhất; chúng dần quay sang những nạn nhân mới. Cùng năm đó, Bruno bắt đầu quan tâm đến đám con gái. Thỉnh thoảng, mà cũng hiếm khi, có những cuộc đi chơi chung tổ chức cho học sinh hai ký túc xá. Những buổi chiều thứ Năm trời đẹp, chúng đi đến tận một bãi tắm được sửa sang trên bờ sông Marne, vùng ngoại vi của Meaux. Có một quán cà phê kê đầy bàn bóng và máy chơi pinball - tuy nhiên con trăn nằm trong một cái lồng thủy tinh mới thật sự cuốn hút. Lũ con trai tiêu khiển bằng cách chọc tức nó, tì ngón tay vào con vật; tiếng rít gió làm con thú tức điên, nó lấy hết sức lao vào thành lọ cho đến khi ngã vật ra vì mệt. Một buổi chiều tháng Mười, Bruno nói chuyện với Patricia Hohweiller; cô bé là con mồ côi và chỉ rời ký túc vào kỳ nghỉ để đến nhà một ông bác ở Alsace. Cô có mái tóc vàng hoe và thân hình thon thả, nói rất nhanh, khuôn mặt luôn biến đổi đôi khi bất động trong một nụ cười kỳ quặc. Tuần sau đó cậu bị sốc nặng khi thấy cô ngồi trên đầu gối Brasseur, hai chân dạng ra; thằng kia ôm lấy người cô và hôn môi cô. Tuy vậy, Bruno vẫn chưa rút ra được kết luận chung. Nếu những thằng hung bạo từng tra tấn cậu trong suốt nhiều năm có được thành công với con gái, thì chỉ đơn giản là vì chúng là những đứa duy nhất dám đi mò gái.
Từ lớp tám, lũ học sinh có thể ghi tên vào câu lạc bộ điện ảnh. Các buổi chiếu phim định kỳ vào tối thứ Năm trong phòng lễ tân của ký túc xá nam; đó là những buổi chiếu chung cho cả con trai con gái. Một buổi tối tháng Chạp, Bruno ngồi bên cạnh Caroline Yessayan xem bộ phim
Ma cà rồng Nosferatu. Vào lúc cuối phim, sau khi đã suy nghĩ hơn một giờ đồng hồ, rất nhẹ nhàng cậu đặt tay trái lên đùi cô gái ngồi cạnh. Trong một vài giây thiên đường (năm? bảy? chắc chắn là không quá mười), không có gì xảy ra hết. Cô không hề nhúc nhích. Một sức nóng kinh người xâm chiếm Bruno, cậu tưởng chừng sắp ngất đến nơi. Rồi, không nói một lời, không gây ồn ào gì, cô nhấc tay cậu ra. Mãi sau này, thậm chí rất thường xuyên, khi để một cô gái điếm thổi kèn, Bruno vẫn nhớ lại mấy giây hạnh phúc khủng khiếp đó, vẫn phải nhớ lại khoảnh khắc Caroline nhẹ nhàng bỏ tay cậu ra. Cậu bé cảm thấy một điều gì đó rất thuần khiết và dịu dàng, vượt trước mọi cảm giác về tình dục, hơn mọi hoạt động dục tình. Có một ham muốn đơn giản được chạm vào một cơ thể có nam châm tính, được ôm siết trong cánh tay nam châm ấy. Sự dịu dàng đi trước sự quyến rũ, chính vì thế thật khó lòng để có thể thất vọng.
Tại sao tối đó Bruno lại đặt tay lên đùi Caroline Yessayan thay vì đặt lên cánh tay cô (rất có thể cô sẽ chấp nhận điều này, và sau đó có thể bắt đầu một câu chuyện đẹp đẽ giữa họ; bởi trước đó khi xếp hàng chờ cô đã rất vui vẻ nói chuyện với cậu, đủ để cậu có thể ngồi cạnh cô, và cô đã đặt tay lên thành ghế chung; và quả thật từ lâu cô đã để ý đến Bruno, cô rất thích cậu, và tối đó cô rất hy vọng cậu sẽ nắm tay cô?) Có khả năng bởi vì đùi Caroline Yessayan để trần, và cậu không thể nghĩ, bởi tâm hồn quá giản đơn, rằng cô có thể để chân trần không mục đích. Càng ngày, khi Bruno già đi, khó chịu khi nhớ lại tuổi thơ, mấu chốt số phận anh trở nên trong trẻo, tất cả hiện ra trong ánh sáng của một sự hiển nhiên không thể đảo ngược và rất đỗi lạnh lùng. Buổi tối tháng Chạp năm 1970 đó, rõ ràng cậu đã có đầy đủ quyền năng để thông qua Caroline Yessayan xóa bỏ đi những nỗi nhục và khổ sở trong quãng đời mấy năm trước cậu từng phải chịu. Sau thất bại đầu tiên đó (bởi sau khi cô nhẹ nhàng đặt tay cậu ra chỗ khác, cậu không còn bao giờ dám mở miệng nói với cô một lời nào nữa), tất cả đã trở nên khó khăn hơn nhiều. Tuy nhiên xét về tổng thể con người mà nói thì Caroline Yessayan không phải là nguyên nhân của thất bại đó. Hoàn toàn ngược lại với những gì cậu nghĩ, Caroline Yessayan, cô bé Armanie với đôi mắt hiền hậu, mái tóc đen xoăn dài, sau những phức tạp về mặt gia đình rối rắm lại rơi vào những tòa nhà khốn khổ của ký túc xá nữ của trường trung học Meaux, Caroline Yessayan tự xây dựng cho mình một lẽ hy vọng vào con người. Tất cả câu chuyện đảo lộn trong một mớ trống không đáng sợ là do một chi tiết cực tiểu và gần như là lố bịch. Ba mươi năm sau, Bruno chắc chắn về điều đó: nếu gán cho các yếu tố nhỏ nhặt của tình thế tầm quan trọng mà chúng đã thực sự có, người ta có thể tóm tắt tình hình vào câu sau: tất cả là do lỗi của chiếc minijupe của Caroline Yessayan.
Khi đặt tay lên đùi Caroline Yessayan, Bruno ngụ ý muốn hỏi cưới cô. Thời thiếu niên đó cậu đang sống trong giai đoạn chuyển hóa. Không tính đến một số người báo hiệu - trong số đó bố mẹ cậu đại diện cho một hình mẫu khó nhọc - thế hệ đi trước đã thiết lập một mối quan hệ có một lực đặc biệt giữa đám cưới, tình dục và tình yêu. Tiền lương tăng, sự phát triển kinh tế nhanh chóng trong những năm năm mươi trên thực tế hẳn phải - trừ trong những tầng lớp xã hội ngày càng nhỏ nơi khái niệm hồi môn vẫn giữ tầm quan trọng thực tế - dẫn đến sự giảm bớt số lượng
cưới xin vì lý trí. Nhà thờ Thiên chúa giáo, vẫn thận trọng khi nhìn nhận tình dục ngoài gia đình, nhiệt tình đón nhận tiến trình hướng về
đám cưới vì tình yêu hợp hơn với các lý thuyết
của mình (“Ðàn ông và đàn bà do Người tạo ra”), chuẩn hơn để đi bước đầu tiên tiến về nền văn minh của hòa bình, của lòng chung thủy và tình yêu, cái tạo nên mục đích tự nhiên của nó. Ðảng Cộng sản, lực lượng tinh thần duy nhất trong những năm đó bị Nhà thờ công giáo nghi kỵ, cũng chiến đấu vì những mục đích gần như tương tự. Thế là bằng sự sốt ruột đồng lòng, những người trẻ tuổi của những năm năm mươi chờ đợi
ngã vào tình yêu, cùng ngang với tiến trình thủy lợi hóa nông nghiệp, sự biến mất song song của các cộng đồng dân cư làng xã cho phép lựa chọn của tương lai chung thực hiện trong một ánh sáng gần như vô hạn định, cùng lúc chúng cấp cho nó một tầm quan trọng tối cao (chính vào tháng Chín năm 1955 ở Sarcelles chính sách được gọi là “những nhóm lớn” được đề ra, là sự diễn dịch rõ ràng hiển nhiên của một xã hội tính bị rút ngắn vào trong khung của hạt nhân gia đình). Chính vì thế người ta có thể không sợ thiên lệch mà đánh giá những năm năm mươi, đầu sáu mươi là
kỷ nguyên vàng của tình cảm lứa đôi - mà những bài hát của Jean Ferrat
[5] , Françoise Hardy
[6] ở giai đoạn đầu vẫn còn dựng lên những hình ảnh sống động trước mắt chúng ta.
Tuy nhiên, cùng thời điểm đó, sự tiêu thụ các sản phẩm tình dục rầm rộ có nguồn gốc từ Mỹ (bài hát của Elvis Presley, phim của Marilyn Monroe) lan rộng ở Tây Âu. Song song với nó là máy lạnh và máy giặt, những vật chất đi kèm bên hạnh phúc vợ chồng, rồi đồ bán dẫn và xe pick-up phát triển, tất cả đặt lên thật cao mẫu hình xử thế của
flirt adolescent [7] . Xung đột ý thức hệ, ngấm ngầm suốt những năm sáu mươi, bùng nổ vào đầu những năm bảy mươi trong các tạp chí
Cô gái tuổi hoa và
Tuổi 20, kết tinh hóa xung quanh câu hỏi trung tâm của thời đại: “Có thể đi đến đâu trước đám cưới?” Cũng trong những năm này, lựa chọn tình dục hoan lạc nguồn gốc từ Mỹ có được chỗ dựa vững chắc nhờ các cơ quan báo chí có khuynh hướng tự do vô chính phủ (số đầu tiên tờ
Hiện tại xuất hiện tháng Mười năm 1970, số đầu của
Tuần báo Charlie tháng Mười Một). Nếu chủ yếu chúng nằm trong một khuynh hướng chính trị phản đối chủ nghĩa tư bản, thì xét về bản chất các tạp chí này cũng đi kèm với ngành công nghiệp giải trí: phá hủy các giá trị đạo đức Do Thái - Thiên chúa giáo, cổ vũ tuổi trẻ và tự do cá nhân. Bị kìm kẹp giữa các áp lực đối chọi nhau, các tạp chí cho thiếu nữ nhanh chóng mang đến một sự làm quen dần dần mà người ta có thể thực hiện trong cuộc đời sau này. Thời gian đầu (nghĩa là giữa mười hai và mười tám tuổi), cô gái
đi chơi với nhiều cậu con trai (sự mập mờ trong khái niệm đi chơi còn nằm ở chỗ nó là phản ánh một sự mập mờ về xử sự thực tế:
đi chơi với con trai thực sự có nghĩa là gì? Có phải là hôn nhau, những thú vui sâu sắc hơn của petting và của
deep-petting [8] , các quan hệ tình dục thực sự? Liệu có nên cho phép cậu con trai sờ vào ngực bạn không? Có phải cởi quần đùi cậu ta không? Và phải làm gì với các bộ phận cơ thể của cậu ta?) Với Patricia Hohweiller, với Caroline Yessayan, điều đó không hề đơn giản. Các tạp chí yêu thích của họ trả lời rất mơ hồ, đối nghịch. Giai đoạn hai (sau khi thi tú tài), cô gái cảm thấy nhu cầu phải có một
chuyện tình nghiêm chỉnh (sau này sẽ được các tạp chí Ðức gọi là “big love”), câu hỏi thường trực lúc này là: “Liệu mình có nên đến ở chung với Jérémie không?”; về nguyên tắc đó là giai đoạn hai. Sự mỏng mảnh tột cùng của sự hòa giải do các tờ tạp chí cho thiếu nữ đề xuất - quả thực nó là đặt bên cạnh, đặt chúng một cách võ đoán lên hai đoạn đời nối tiếp nhau, các mô hình xử sự đối kháng như thế - vài năm sau mới xuất hiện, vào thời điểm các cô bé nhận thức được sự bình thường hóa của ly hôn. Gần như rõ ràng là cái sơ đồ bất khả này vài năm sau đó có thể xây dựng cho các cô gái trẻ dù sao cũng còn rất ngây thơ và nhẹ dạ, một cách rất nhanh chóng, những biến chuyển diễn ra quanh họ, một mô hình sống có thể tin được, mà họ dùng lý trí để thử nghiệm.
Với Annabelle, mọi chuyện hoàn toàn khác hẳn. Buổi tối, cô bé nghĩ đến Michel trước khi nhắm mắt ngủ, và sung sướng gặp lại cậu trong ý nghĩ khi tỉnh giấc. Khi trong giờ học có điều gì đó vui vẻ hay thú vị nàng liền nghĩ đến lúc kể lại cho cậu nghe. Những ngày vì lý do nào đó họ không thể gặp nhau, nàng cảm thấy lo âu và buồn bã. Trong thời gian nghỉ hè (bố mẹ nàng có một ngôi nhà ở vùng Gironde), ngày nào nàng cũng viết thư cho cậu. Dù không hề thú nhận thẳng thắn, dù những bức thư của nàng không có gì gọi là cháy bỏng mà giống thư một cô em gái gửi cho người anh cùng tuổi hơn, dù cái tình cảm bao trùm cuộc sống của nàng gợi nên một vòng hào quang êm dịu hơn là một niềm say mê nóng bỏng, thì cái sự thật mỗi ngày một hình thành trong lòng nàng là như sau: ngay từ đầu, không cần tìm kiếm, thậm chí không thực sự muốn nó, nàng đã có ngay
tình yêu lớn của mình. Tình yêu đầu tiên đã tốt đẹp, thì sẽ không còn có tình yêu nào khác, vấn đề đó thậm chí không cần đặt ra nữa. Theo
Thiếu nữ tuổi hoa, trường hợp này hoàn toàn có thể: khỏi cần phải để ý, vì điều đó sẽ không bao giờ xảy ra. Tuy nhiên trong một số trường hợp, cực kỳ hiếm, gần như kỳ diệu - nhưng dẫu sau cũng không thể chối cãi được là vẫn có - nó có thể xảy ra. Và đó là điều hạnh phúc nhất có thể đến với bạn trên Trái đất này.
11.
Về giai đoạn đó Michel còn giữ được một bức ảnh, chụp trong khu vườn bố mẹ của Annabelle, vào kỳ nghỉ Phục Sinh năm 1971. Bố nàng giấu trứng Phục Sinh trong lùm cây và những đám hoa. Trong ảnh, Annabelle đứng giữa một khóm cây liên kiều, nàng vén cành lá tìm kiếm chúng với dáng điệu nghiêm trang của trẻ con. Khuôn mặt nàng đã bắt đầu có những nét rõ rệt, người ta đã có thể đoán là nàng sẽ cực kỳ xinh đẹp. Ngực cô bé khẽ hiện dưới chiếc áo pun. Ðó là lần cuối trong buổi lễ Phục Sinh có trứng sô cô la. Năm sau đó hai người đã quá tuổi cho những trò chơi đó.
Từ tuổi mười ba, dưới ảnh hưởng của các hoóc-môn progestérone và oestradiol tiết ra từ buồng trứng, các mô mỡ nổi phồng lên ở người thiếu nữ ở khoảng ngực và mông. Các cơ quan này, trong trường hợp tốt nhất, có được một dáng vẻ đầy đặn, hài hòa và trọn trịa; nhìn ngắm chúng tạo cho người đàn ông một ham muốn mãnh liệt. Cũng như mẹ mình vào cùng tuổi đó, Annabelle có một cơ thể rất đẹp. Nhưng khuôn mặt của người mẹ lúc đó chỉ ưa nhìn, dễ chịu. Không có gì báo trước cú sốc đau đớn của vẻ đẹp của Annablle, và mẹ nàng bắt đầu cảm thấy lo sợ. Chắc chắn là từ bố nàng, với nguồn gốc Hà Lan, mà Annabelle thừa hưởng đôi mắt to xanh và mớ tóc vàng dày dặn, sáng rực. Nhưng phải nhờ đến một sự tình cờ về biến đổi gen ngoạn mục mới có thể sinh ra được sự trong trắng đến xé lòng của khuôn mặt nàng. Không xinh đẹp người thiếu nữ sẽ bất hạnh, vì cô mất hết hy vọng được yêu. Không ai thực sự chế giễu cô ta, không ai đối xử thô bạo với cô ta, nhưng cô ta gần như là trong suốt, không cái nhìn nào thèm vương vấn theo gót chân. Ai cũng cảm thấy gờn gợn khi có mặt cô ta, và thích lờ tịt cô ta đi cho xong. Ngược lại một vẻ đẹp quá mức, một vẻ đẹp vượt quá xa cái tươi mát thông thường và hấp dẫn của những cô bé gái, lại tạo ra một hiệu ứng siêu nhiên, và gần như luôn dự báo trước một số phận bi thảm. Ở tuổi mười lăm Annabelle đã thuộc vào hàng ngũ rất ít ỏi những cô gái trẻ khiến tất cả đàn ông phải dừng chân, không phân biệt tuổi tác sang giàu, thuộc hàng những cô gái trẻ chỉ cần đi dọc theo một khu phố thương mại của một thành phố bình thường cũng đủ sức làm tăng nhịp tim của những chàng trai trẻ và sự tiếc nuối của những ông già. Nàng nhanh chóng ý thức được sự im lặng luôn kèm theo với mỗi lần nàng xuất hiện, trong quán cà phê hay trong phòng học, nhưng nàng cần hàng năm mới hiểu được toàn bộ ý nghĩa của nó. Ở CEG
[9] Crécy-en-Brie, ai cũng ngầm đoán nàng “với” Michel, nhưng ngay cả nếu không phải thế, cũng sẽ không có cậu con trai nào dám thử điều gì đó với nàng. Một trong những sự bất tiện chính của vẻ đẹp quá mức ở những cô gái trẻ là chỉ những kẻ cua gái lành nghề, rất sàm sỡ và không ngại ngần gì mới cảm thấy ở ngang tầm với họ; cho nên thường thì những kẻ có nam tính mạnh nhất sẽ chiếm đoạt được kho báu trinh tiết của họ, và điều đó sẽ tạo nên cho họ bước đi đầu tiên của một sự rơi xuống không tài nào đảo ngược.
Tháng Chín năm 1972, Michel vào học lớp mười ở trường trung học Meaux. Annabelle vào lớp chín, nàng còn một năm nữa ở tiểu học. Cậu đi học về bằng tàu, dừng ở Esbly để chuyển sang ô tô ray. Thường thì cậu đến Crécy trên chuyến tàu lúc 18h33, Annabelle đợi cậu ở ga. Họ bước đi bên nhau dọc những con kênh của thành phố nhỏ. Ðôi khi - rất hãn hữu - họ đến quán cà phê. Annabelle biết là sớm hay muộn sẽ đến lúc Michel muốn hôn nàng, vuốt ve cái cơ thể mà nàng đang cảm thấy sự biến đổi. Nàng bình thản chờ đợi đến giây phút ấy, không quá lo lắng; nàng tin tưởng.
Nếu những khía cạnh chính yếu của hành xử tình dục là bẩm sinh, thì lịch sử những năm đầu của cuộc đời có ý nghĩa quan trọng trong những cơ chế thúc đẩy, nhất là ở chim và động vật có vú. Quan hệ xúc giác sớm sủa với các thành viên của loài dường như là cốt tử đối với chó, mèo, chuột cống, lợn Ấn Ðộ và khỉ rezut Macao (
Macaca mulatta). Sự thiếu tiếp xúc với mẹ thời thơ ấu sẽ gây ra những xáo trộn cực kỳ nghiêm trọng về hành vi tình dục ở chuột cống đực, đặc biệt là sự ức chế trong hành vi cưa cẩm. Cuộc đời của cậu sẽ phụ thuộc vào đó (và trong một mức độ rộng, nó quá phụ thuộc vào đó) nên Michel không có khả năng hôn Annabelle. Thường xuyên vào buổi tối, nàng vô cùng hạnh phúc thấy cậu bước ra từ ô tô ray, cặp xách trên tay, đến độ lao thẳng vào vòng tay cậu. Họ đứng ôm nhau vài giây như vậy, trong một trạng thái tê liệt đầy hạnh phúc, mãi sau đó họ mới nói chuyện với nhau.
Bruno cũng học lớp mười tại trường trung học Meaux, ở một lớp khác. Cậu biết mẹ mình có đứa con trai thứ hai với một người đàn ông khác, nhưng cậu không biết gì hơn. Cậu rất hiếm khi gặp mẹ. Cậu đã đi nghỉ hai lần tại biệt thự của mẹ cậu ở Cassis. Bà tiếp nhiều người trẻ tuổi đi ngang qua đó.
Những người trẻ tuổi này được báo chí phổ thông gọi là hippie. Quả thực, họ không làm việc, trong những lần đến ở chỗ Janine, người đã đổi tên thành Jane, họ được bà nuôi. Họ sống bằng lợi tức phòng khám thẩm mỹ do chồng cũ của bà dựng nên - mà đúng hơn cả là bằng ham muốn của một số phụ nữ giàu sang chống lại sự xuống cấp đến với họ theo thời gian, hoặc để sửa chữa một số khiếm khuyết tự nhiên. Họ tắm truồng trong những vũng biển đầy đá. Bruno từ chối cởi áo tắm. Cậu cảm thấy mình trông nhợt nhạt, bé nhỏ, hôi thối, béo ị. Ðôi khi mẹ cậu cho một cậu thanh niên lên giường với mình. Bà đã bốn mươi nhăm tuổi, âm hộ đã nhỏ đi, hơi nhão ra, nhưng các đường nét vẫn còn rất đẹp. Bruno thủ dâm ba lần mỗi ngày. Âm hộ của phụ nữ trẻ dễ vào, có khi sâu đến một mét, nhưng Bruno hiểu rất rõ là với cậu chúng đã đóng lại: những thằng con trai khác to lớn hơn, da cháy nắng hơn và khỏe hơn. Nhiều năm sau này, Bruno sẽ nhận ra là vũ trụ của giới tiểu tư sản, vũ trụ của những người làm công và công chức hạng vừa dễ tính hơn, nồng nhiệt hơn và rộng mở hơn vũ trụ của những kẻ bên lề xã hội, mà thời đó giới hippie là đại diện. “Tôi có thể đóng giả thành một cán bộ đáng kính, và có thể được họ chấp nhận», Bruno thích nói như thế. Chỉ cần mua một bộ quần áo, một chiếc ca vát và một chiếc áo sơ mi, tất cả chỉ có 800 franc ở C&A mùa giảm giá. Quả thật thực tế chỉ cần biết thắt ca vát. Dĩ nhiên còn có vấn đề ô tô - xét cho cùng đó là khó khăn duy nhất của người công chức hạng vừa, nhưng người ta có thể giải quyết được điều đó bằng cách mua chịu, làm việc vài năm là sở hữu được chiếc xe. Ngược lại, tôi không tài nào đóng giả thành một kẻ ngoài lề cho được: tôi không đủ trẻ, cũng không đủ đẹp, cũng không đủ
cool [10] . Tôi bị rụng tóc, tôi có nguy cơ béo lên, và càng già tôi càng hay lo sợ và nhạy cảm, các dấu hiệu vứt bỏ và khinh bỉ lại càng thường làm tôi đau đớn. Nói ngắn gọn tôi không được tự nhiên cho lắm, nghĩa là không được
animal cho lắm - và ở đây vấn đề là một thứ ẩn tì không thể chữa lành: dù tôi có nói gì, dù tôi có làm gì, dù tôi có mua gì, tôi vẫn không khi nào có thể vượt qua được sự kém cỏi này, bởi nó có tất cả sự hung dữ của một kẻ tàn tật
tự nhiên.” Ngay lần đầu tiên đến ở chỗ mẹ mình, Bruno đã nhận ra mình sẽ không bao giờ được giới
hippie đón nhận; cậu không phải và sẽ không bao giờ trở thành một con thú đẹp. Ðêm đến, cậu mơ thấy những âm hộ mở rộng. Vào cùng quãng thời gian đó, cậu bắt đầu đọc Kafka
[11] . Lần đầu tiên trong đời cậu cảm thấy cảm giác về cái lạnh lẽo, về cái băng giá âm ỉ, vài giờ sau khi đọc xong
Vụ án cậu còn cảm thấy đờ đẫn và mềm yếu hơn trước. Ngay lập tức cậu biết là cái vũ trụ bị làm chậm lại này, bị ám ảnh bởi nỗi tủi hổ, nơi những con người gặp nhau trong một sự trống rỗng vô cùng, không một liên hệ nào giữa họ là có thể, chính xác là giống như vũ trụ tinh thần của cậu. Vũ trụ chậm rãi và lạnh lẽo. Tuy nhiên cũng có một cái nóng bỏng, là cái mà phụ nữ có giữa hai chân, nhưng lần này vẫn không có lối vào.
Ngày càng hiển nhiên là Bruno không được ổn cho lắm, cậu không có bạn, cậu sợ hãi các cô gái, tuổi thiếu niên của cậu nhìn chung là một thất bại đáng than thở. Bố cậu nhận ra điều này và cảm thấy dâng lên trong lòng một cảm giác phạm tội. Noel năm 1972 ông đòi gặp vợ cũ để nói về chuyện này. Trong cuộc trò chuyện ông biết là người em cùng mẹ khác cha của Bruno đang học cùng trường trung học, cùng học lớp mười (dù khác lớp) và hai đứa chưa bao giờ gặp nhau. Ðiều này tác động mạnh đến ông như một biểu tượng của sự tan rã mang tính gia đình xấu xa, mà cả hai người đều có trách nhiệm. Lần đầu tiên tỏ ra có uy quyền, ông yêu cầu Janine liên lạc lại với đứa con thứ hai của bà để cứu vãn những gì còn có thể.
Janine ít có ảo tưởng về những tình cảm mà bà của Michel có thể có về phía cô con dâu, tuy nhiên sự việc còn tồi tệ hơn thế một chút. Khi Janine dừng chiếc Porsche của mình trước tòa nhà ở Crécy-en-Brie, bà già bước ra, chiếc túi đi chợ trên tay. “Tôi không thể cấm cô gặp nó, đó là con trai cô, bà nói thẳng tưng. Tôi đi chợ đây, và hai tiếng nữa sẽ về, tôi muốn lúc đó cô đã đi rồi.” Rồi bà quay gót bước đi.
Michel đang ở trong phòng. Janine mở cửa và bước vào. Bà đã định bụng sẽ ôm hôn con, nhưng khi bà chuẩn bị làm vậy thì cậu lùi lại đến gần một mét. Khi lớn lên, cậu trở nên giống bố một cách đặc biệt: cùng mái tóc vàng và mảnh, cùng khuôn mặt nhọn, gò má cao. Bà mang đến món quà là chiếc máy quay đĩa cùng với nhiều đĩa nhạc của Rolling Stones
[12] . Cậu cầm tất cả không nói một lời (cậu sẽ giữ chiếc máy nhưng vài ngày sau sẽ phá toàn bộ đống đĩa). Phòng cậu u tối, không dán tranh ảnh gì trên tường. Một quyển sách toán đang mở đặt trên chiếc bàn cánh gập. „Cái gì thế“, bà hỏi – „Phương trình tích phân”, cậu miễn cưỡng trả lời. Bà định nói về cuộc sống, mời cậu đi nghỉ; rõ ràng điều đó là không thể. Bà đành thông báo anh trai cậu sẽ đến, cậu đồng ý gặp. Bà ở đó khoảng một giờ, và sự im lặng bao trùm khi giọng của Annabelle vang lên trong vườn. Michel bước vội ra cửa sổ, gọi cô bé bước vào. Janine ném một cái nhìn lên cô bé khi cô đi qua cửa vườn. “Nó xinh quá, bạn gái của con...” bà nhận xét, miệng hơi xệch đi. Michel lĩnh đòn toàn bộ câu nói, mặt cậu đanh lại. Khi trèo lên chiếc Porsche, Janine gặp Annabelle, nhìn thẳng vào mắt cô bé; trong cái nhìn đó có sự căm giận.
Còn với Bruno, bà của Michel không hề ghét bỏ gì, cậu cũng chỉ là nạn nhân của người mẹ trái tự nhiên ấy, đó là cách nhìn nhận vấn đề của bà già - rất ngắn gọn nhưng chính xác. Bruno bắt đầu có thói quen đến thăm Michel tất cả các buổi chiều thứ Năm. Cậu đi ô tô ray từ Crécy-la-Chapelle mỗi khi có thể (gần như lần nào cũng có thể) và ngồi đối diện một cô gái. Phần lớn đều vắt chéo chân, mặc một chiếc sơ mi trong suốt, hoặc gần như vậy. Cậu không thực sự ngồi trước mặt, mà đúng hơn là hơi chéo, nhưng thường là cùng băng ghế, và không xa quá hai mét. Cậu đã bắt đầu thủ dâm khi nhìn thấy những mái tóc dài, vàng hoặc nâu. Lúc chọn chỗ ngồi, lượn giữa những hàng ghế, sự đau đớn đã hiện hình trong quần lót của cậu. Vào lúc ngồi xuống, cậu lôi từ trong túi quần ra một chiếc khăn mùi soa. Chỉ cần mở một chiếc cặp tài liệu, đặt nó lên đùi, và chỉ cần đưa đẩy vài phát là xong. Ðôi lúc, khi cô gái bỏ cái chân bắt chéo xuống vào lúc cậu thò dương vật ra, thì thậm chí cậu không cần chạm vào nó. Cậu giải phóng một làn hơi khi nhìn thấy chiếc quần lót nhỏ. Chiếc khăn mùi soa là một dụng cụ bảo hiểm, thường thì cậu phóng tinh thẳng lên những trang giấy trong chiếc cặp: lên những phương trình của chương trình toán lớp mười, lên những bảng sơ đồ vòng đời sâu bọ, lên sản lượng than của Liên Xô. Cô gái vẫn tiếp tục đọc tờ tạp chí.
Nhiều năm sau, Bruno vẫn còn nghi ngờ. Những chuyện đó đã được thực hiện; chúng có một quan hệ trực tiếp với một cậu bé con béo phì và luôn e sợ, mà cậu vẫn còn giữ được những bức ảnh. Cậu bé đó vẫn còn có quan hệ với người đàn ông bị ham muốn thiêu đốt ngày nay. Tuổi thơ của cậu nặng nề, tuổi thiếu niên bi thảm; giờ đã bốn hai tuổi, rõ ràng còn cách khá xa cái chết. Anh còn gì để sống nữa đây? Có thể một vài lần khổ dâm mà anh biết mình sẽ ngày càng dễ dàng chấp nhận trả tiền để có được. Một cuộc sống luôn hướng về một mục đích không để lại nhiều chỗ cho kỷ niệm. Trong chừng mực những cơn cương cứng ngày càng khó khăn và ngắn ngủi hơn, Bruno cảm thấy một sự thỏa mãn buồn bã xâm chiếm mình. Mục đích chính yếu của cuộc đời anh là tình dục, giờ thì không còn có thể thay đổi được nữa, anh đã biết thế. Ở điểm này, Bruno là đại diện cho thời đại của mình. Khi cậu ở tuổi thiếu niên, cạnh tranh kinh tế khốc liệt mà xã hội Pháp biết đến từ hai thế kỷ đã giảm xuống. Trí tưởng tượng của xã hội bắt đầu cho phép nghĩ là điều kiện kinh tế đang hướng đến một sự bình đẳng nào đó một cách đầy tự nhiên. Mô hình Dân chủ - Xã hội Thụy Ðiển thường xuyên được trích dẫn, qua miệng các nhà chính trị và chủ doanh nghiệp. Bruno thấy không mấy được khuyến khích trong việc xếp hạng quá cao những người cùng thời của mình thông qua thành công về kinh tế. Về mặt chuyên môn, mục tiêu chính của anh - rất có lý - là tan chảy vào trong cái “tầng lớp trung lưu rộng lớn có rìa ít bị cắt xén” sau này sẽ được Tổng thống Giscard d’Estaing
[13] miêu tả. Nhưng con người đã nhanh chóng thiết lập các thứ bậc, và luôn nóng lòng được cảm thấy mình cao hơn người khác. Ðan Mạch và Thụy Ðiển, các nước mô hình cho các nền dân chủ châu Âu trong tiến trình bình đẳng hóa về kinh tế, cũng cung cấp ví dụ về
tự do tình dục. Theo một cách không được chờ đợi, trong cái tầng lớp trung lưu mà dần dần công nhân và công chức cũng gia nhập - hoặc chính xác hơn là con cái của tầng lớp đó - một môi trường mới đã được mở ra cho sự cạnh tranh về cái đẹp cá nhân. Vào một lần đi học tiếng tháng Bảy năm 1972 ở Traunstein, một thành phố nhỏ vùng Bavare gần biên giới nước Áo, Patrick Castelli, một người Pháp trẻ khác cùng nhóm đã xử lý được ba mươi bảy cô nàng trong vòng ba tuần. Cùng lúc đó, kết quả của Bruno là con số không tròn trĩnh. Cuối cùng cậu cũng thò được dương vật ra trước một cô bán hàng siêu thị - may quá cô đã phá lên cười mà không gọi cảnh sát. Cũng giống cậu, Patrick Castelli thuộc một gia đình tư sản và khá thành công về mặt học tập. Ðiều kiện kinh tế của họ có lẽ là tương xứng nhau. Phần lớn kỷ niệm thời niên thiếu của Bruno nằm ở những cái như thế.
Sau này, toàn cầu hóa kinh tế sẽ làm nảy sinh một sự cạnh tranh khó nhọc hơn nhiều, nó sẽ thổi tan những giấc mộng đưa được toàn bộ người dân vào một tầng lớp trung lưu phổ thông hóa với sức mua ngày càng gia tăng; các giai tầng xã hội ngày càng trải rộng ngập trong sự tạm bợ và thất nghiệp. Sự khốc liệt của cạnh tranh tình dục không vì thế giảm bớt, mà còn ngược lại.
Bruno biết Michel được hai mươi nhăm năm. Trong quãng thời gian đáng sợ đó, anh có cảm tưởng mình chỉ thay đổi một chút; anh nhận thấy thật hiển nhiên giả thuyết về một hạt nhân của bản sắc cá nhân, về một hạt nhân không biến chuyển của các đặc điểm cơ bản. Tuy vậy, những mảng lớn của đời anh đã chìm vào lãng quên tuyệt đối. Anh tưởng như mình hoàn toàn không sống qua hàng tháng, hàng năm trời. Tất nhiên không thể gộp vào đó hai năm cuối cùng của thời niên thiếu đầy ắp kỷ niệm và kinh nghiệm quan trọng. Ký ức của một con người, sau này người em cùng mẹ khác cha giải thích cho anh, giống như một câu chuyện cô đặc Griffiths. Hai người ngồi trong căn hộ của Michel, uống rượu Campari, đó là một buổi tối tháng Năm. Hiếm khi họ nhắc về quá khứ, mà thường chỉ nói chuyện về thời sự chính trị hay xã hội; nhưng tối đó họ nói về quá khứ. “Anh có ký ức về nhiều thời điểm của cuộc đời anh“, Michel tóm tắt, „những ký ức đó hiện ra dưới nhiều vẻ khác nhau; anh nhìn thấy lại những suy nghĩ, những động lực của mình hoặc những gương mặt đã gặp. Ðôi khi anh chỉ nhớ đến một cái tên, như là Patricia Hohweiller mà anh vừa nói với em ấy, nhưng giờ thì anh không thể nhớ mặt được nữa. Ðôi khi anh nhớ đến một khuôn mặt mà không hiểu khuôn mặt đó gắn với kỷ niệm nào nữa. Trong trường hợp Caroline Yessayan, tất cả những gì anh biết về cô ấy tập trung hết vào mấy giây rất chính xác khi anh đặt tay lên đùi cô. Những câu chuyện cô đặc Griffiths đã được trình bày năm 1984 để đưa các đơn vị lượng tử vào các truyện kể hư cấu. Một câu chuyện Griffiths được xây dựng từ một chuỗi các đơn vị ít hay nhiều tùy ý xảy ra ở các thời điểm khác nhau. Mỗi đơn vị biểu diễn ý một đại lượng vật lý nhất định, mỗi đại lượng khác nhau, được bao gồm, vào một thời điểm nào đó, trong một nhóm giá trị nhất định. Chẳng hạn vào thời điểm t1, một electron mang một vận tốc nào đó, được quy định truớc với độ chính xác phụ thuộc phương thức đơn vị; vào thời điểm t2, electron đó được đặt vào một vị trí nào đó trong không gian; vào thời điểm t3, nó chịu một lực quay nào đó. Từ một tập con các đơn vị người ta có thể định ra một câu chuyện, về lô gích là đặc quánh, tuy thế ta không thể biết nó có đúng không; nó có thể chỉ đơn giản là không có mâu thuẫn. Trong số các câu chuyện có thể có trong thế giới, trong khuôn khổ kinh nghiệm cho trước, một số có thể được viết lại dưới dạng chuẩn hóa Griffiths; khi đó chúng được gọi là những
câu chuyện cô đặc Griffiths; và tất cả sẽ diễn ra như là thế giới được tạo nên từ những đồ vật tách biệt, có những giá trị nội sinh và bền vững. Tuy nhiên, số lượng câu chuyện cô đặc Griffiths viết lại được từ một chuỗi đơn vị thường lớn hơn một. Anh có một ý thức về bản thân anh; ý thức này cho phép anh đặt một giả thuyết: câu chuyện mà anh có thể tái tạo từ những kỷ niệm của chính mình là một câu chuyện cô đặc, có thể chứng minh theo nguyên lý một tường thuật đơn ứng. Với tư cách một cá thể độc lập, có trong tồn tại của mình một giãn cách thời gian, bị đặt dưới tác động của một bản thể học đồ vật và sở hữu, anh không hề phải nghi ngờ gì về điểm này: người ta cần thiết phải có thể gắn cho anh một câu chuyện cô đặc dạng Griffiths. Về tiên nghiệm anh thực hiện giả thuyết này trong cuộc đời thực; anh không thể thực hiện đối với một giấc mơ.“
„Anh thì nghĩ bản thân mình là một ảo tưởng; không có gì ngăn cản nó là một ảo tưởng đau đớn...“ Bruno nhẹ nhàng nói; nhưng Michel chỉ biết trả lời, anh không biết gì về Phật giáo hết. Cuộc trò chuyện không hề dễ dàng, mỗi năm họ chỉ gặp nhau hai lần. Khi còn trẻ họ từng có những cuộc tranh luận sôi nổi; nhưng thời đó đã vĩnh viễn trôi qua rồi. Tháng Chín năm 1973, cả hai cùng theo các giờ toán và vật lý. Michel ở trình độ quá cao so với cả lớp. Vũ trụ của con người - cậu bắt đầu nhận ra - thật đáng thất vọng, đầy lo sợ và cay đắng. Các phương trình toán học mang lại cho cậu những niềm vui thanh thản và sống động. Cậu tiến bước trong sự mù mờ, và đột nhiên cậu tìm thấy một ngả rẽ: với vài công thức, vài nhân tử hóa táo bạo, cậu đạt tới tận bậc thềm của sự thanh thản chói sáng. Phương trình của đề bài gây xúc động lớn, vì sự thật bay lượn ở trước vẫn còn mơ hồ; phương trình cuối cùng sáng chói nhất, vui sướng nhất. Cùng năm đó, Annabelle vào học lớp mười trường trung học Meaux. Họ thường xuyên gặp nhau, cả ba người, sau khi lớp học kết thúc. Rồi Bruno về ký túc; Annabelle và Michel đi ra ga tàu. Tình trạng đó có một tính chất kỳ lạ và buồn bã. Ðầu năm 1974, Michel ngụp lặn trong các không gian của Hilbert; rồi cậu bắt đầu bước vào lý thuyết giới hạn, khám phá tích phân Riemann, Lebesgue và Stieltjes. Cùng thời gian đó, Bruno đọc Kafka và thủ dâm trên ô tô ray. Một buổi chiều tháng Năm, ở bể bơi vừa mở cửa ở La Chapelle-sur-Crécy, cậu có niềm vui vạch khăn tắm cho hai con bé mười hai tuổi xem chỗ kín của mình; cậu thích thú nhất khi thấy hai đứa bé gái hích cùi chỏ nhau, chứng tỏ chúng rất quan tâm đến cảnh tượng trước mặt; cậu nhìn thật lâu một trong hai đứa con gái đó, một con bé tóc nâu đeo kính. Quá bất hạnh và quá bi quan, khó có thể thực sự biết được tâm lý người khác, nhưng Bruno cũng nhận ra người em cùng mẹ khác cha của mình đang ở vào tình trạng còn bi đát hơn mình. Hai người thường đi uống cà phê với nhau; Michel mặc áo anorak
[14] và đội những chiếc mũ kỳ cục, không biết chơi bilắc; thường chỉ có Bruno nói, Michel không động đậy, và ngày càng nói ít đi; cậu nhìn Annabelle với một con mắt chăm chú và trơ ì. Annabelle không quay mặt đi, với nàng, khuôn mặt của Michel giống với lời bình luận từ một thế giới khác. Khoảng cùng thời kỳ đó nàng đọc
Bản xônat Kreuzer [15] , trong một lúc nàng tin là đã hiểu được cậu thông qua cuốn tiểu thuyết đó. Hai mươi lăm năm sau Bruno vẫn thấy rõ ràng họ từng ở vào một trạng thái mất cân bằng, không bình thường, không tương lai; nhìn lại quá khứ, người ta thường có cảm tưởng - có lẽ chỉ là ảo ảnh - về một quyết định luận nào đó.
© 2004 talawas
[1]Couscous: món cơm A rập rất phổ biến ở Pháp.
[2]Nazi: chủ nghĩa phát xít cuồng tín.
[3]Vở nhạc kịch (Hair), do Ragni và Rado sáng tác năm 1967.
[4]Sex-shop: các cửa hàng chuyên bán đồ liên quan đến tình dục.
[5]Jean Ferrat (sinh năm 1930), ca sĩ Pháp.
[6]Françoise Hardy (sinh năm 1944), ca sĩ Pháp.
[7]Flirt adolescent: tiếng Anh trong nguyên bản, chỉ tình dục ở tuổi thiếu niên.
[8]Deep-petting: hôn kiểu Pháp.
[9]CEG: trường trung học.
[10]Từ tiếng Anh được dùng thông dụng trong các ngôn ngữ khác, nghĩa là hay ho, hấp dẫn.
[11]Franz Kafka (1883-1924), nhà văn Séc viết tiếng Ðức.
[12]Rolling Stones: ban nhạc của Anh nổi tiếng từ những năm 1960.
[13]Valéry Giscard d’Estaing (sinh năm 1926), Tổng thống Pháp từ 1974 đến 1981.
[14]Anorak: loại áo khoác có mũ.
[15]Bản xônat Kreuzer (viết 1887-1889, công bố 1891): truyện của L. Tolstoi.