Chương XXI - Man di thượng hạng và man di hạng bét
Người Tàu gọi Việt và Chàm là man di. Nhưng vào cổ thời cả Việt lẫn Chàm đều có danh từ man di riêng để chỉ các dân kém hơn họ.
Danh từ của Việt và Chàm là CHU, ngày nay Chàm còn dùng, nhưng Việt đã đánh mất, nhưng còn dấu vết đó đây. Thí dụ: chợ Chu, một nơi mà người Việt toàn tỉnh chỉ chiếm có 5% dân số.
Ta nói chuyện cây Chu Đồng, mà ĐỒNG là danh từ của đồng bào Thượng, chỉ cây trụ cao mà họ trồng để tế lễ thần NDU của họ. Vậy Chu Đồng là Cây Đồng của dân Chu.
Nhưng người Chàm thì còn dùng mạnh danh từ Chu để chỉ các nhóm Lạc bộ Trãi sống quanh họ, hiện nay, tức là quanh Ninh Thuận, và nhóm Chu nổi danh nhứt là Chu Ru, dân đang giữ kho tàng của ông vua Chàm cuối cùng.
Người Chu Ru lại có danh từ riêng có nghĩa là man di, để chỉ dân kém hơn họ là dân CIL, chưa biết đóng khố. Nhưng dân Cil là Lạc bộ Trãi chớ không phải là Mê-la-nê. Có vài nhóm Cil ra mặt sống với các dân khác và rất thông minh.
Danh từ “man di” của Chu Ru là JUA. Không rõ người Cil có danh từ man di riêng để chỉ ai nữa hay không, có lẽ có, vì dân Mê-la-nê kém hơn họ, chưa biết làm lửa như họ.
Dùi đánh đục, đục đánh săng, và man di có giai cấp, từ man di sang, đến man di hèn.
Kể ra thì người Chàm nể ta lắm nên mới gọi ta là man di bằng tiếng Phạn đọc sai là Yuan, tức là man di hạng đờ luýt, bảnh hơn CHU nhiều lắm.
Nhưng rồi ta sáng tác danh từ man di khác Chàm. Ta nói là Mọi, cũng cứ để chỉ những đồng bào chậm tiến của ta.
Mong rằng từ đây, man di, mọi sẽ được dùng không phải để chỉ đồng bào Thượng, mà để chỉ kẻ nào không chịu biết rằng Thượng và TA đồng gốc tổ.
Chương XXII -
Trãi và Mã
Sau khi đọc quyển sử của chúng tôi, bạn bè và thân hữu hỏi “Anh nói ta là Mã Lai. Tôi cũng biết vài tiếng Mã Lai, nhưng nó lại không phải là tiếng Việt Nam.”
Chắc nhiều độc giả cũng thắc mắc như thế, nhưng họ không quen biết với chúng tôi nên không hỏi gì được. Và chắc còn lâu mới là hết ngộ nhận. Thành thử có những điều mà nhiều người cho là rất giản dị, lại bị chúng tôi nói đi nói lại hoài hoài.
I) Thứ nhứt, không nên nghĩ rằng chỉ có những dân tự xưng là Mã Lai, mới là Mã Lai. Đại Hàn không bao giờ tự xưng là Mã Lai hết, nhưng họ lại là Mã Lai thuần túy. Người tự xưng là Mã Lai, lại nói tiếng Ba Tư.
II) Sự giống nhau của danh từ, tùy thuộc rất nhiều điều kiện, không thể giống nhau 100% được.
Trong quyển sử, chúng tôi đã cho một con số: Ta và Nam Dương giống nhau 40%. Thế thì không nên hỏi tại sao là nói Cái Áo, họ không nói Cái Áo.
Nay chúng tôi đổi lại như thế này:
I) Ta và họ giống nhau đến 99,99%, nếu chỉ tính những danh từ của con người cổ sơ.
II) Ta và họ chỉ giống nhau 10% nếu tính về toàn thể danh từ hiện kim.
III) Con số 40% là tỉ lệ giống nhau của ngày tái hợp.
Và xin nhắc lại rằng có hai thứ Mã Lai. Thứ Mã Lai làm chủ Hoa Bắc, đã di cư đến cổ Việt cách đây 5000 năm, được tiền sử học đặt tên là Austrosiatiques, chúng tôi đặt tên là Mã Lai đợt I, Tàu đặt tên là Lạc bộ Trãi.
Thứ Mã Lai làm chủ Hoa Nam đã di cư đi Nam Dương cách đây 2500 năm, được tiền sử học đặt tên là Austro – nésiens, chúng tôi đặt tên là Mã Lai đợt II, và Tàu đặt tên là Lạc bộ Mã.
Hai thứ Mã Lai ấy đáng lý gì giống nhau 100% vì đồng chủng và tách rời ra chưa lâu. Nhưng họ lại chỉ giống nhau có 99,99% về các danh từ cổ sơ vì bọn đợt II đã sáng tác một danh từ mới để gọi cái CHƠN. Đó là CẲNG.
Nhưng ngày nay thì không phải thế, vì 5000 năm đã qua rồi, họ biết thêm không biết bao nhiêu là thứ và sáng tác khác nhau hết.
Lửa là phát minh đầu tiên của nhơn loại, nhưng lại không thuộc vào số danh từ cổ sơ, vì loài người xuất hiện xong, nhiều chục ngàn năm sau mới thành chủng tộc. Thành chủng tộc rồi thì mỗi nhóm phát minh lửa không đồng lúc, không đồng địa bàn với nhau.
Nhà bác học P. Paris, nhận thấy rằng dân thiểu số Xi Tiêng ở Bình Long, làm lửa theo một phương pháp khác các dân tộc thiểu số khác ở V.N. và phương pháp của họ cổ sơ hơn.
Vậy người Xi Tiêng biết lửa sau các dân tộc khác, và dĩ nhiên, họ có thể gọi lửa không giống ai hết. Nếu họ giống ai là vì họ học theo.
Người Nam Dương rất văn minh vào năm họ di cư, sánh với các thứ Mã Lai khác. Nhưng đến Nam Dương, họ chịu ảnh hưởng ngoại lai, nên họ gọi lửa bằng danh từ của Lưỡng Hà. Cả người Chàm cũng thế.
Hiện nay trong lãnh thổ Việt Nam và ở Đ.N.A có ba hệ danh từ Lửa tất cả. Đáng lý gì, bằng vào đó là biết rằng có 3 giai đoạn biết lửa khác nhau. Nhưng danh từ Chàm và Nam Dương lại là danh từ Lưỡng Hà. Thành thử ta không còn biết là có hai hay có ba. Danh từ của Việt Nam thuộc hệ thống PLƠN. Danh từ AGNI của Ba Tư Ấn Độ, bị Nam Dương biến thành API, Chàm biến thành APUI.
Khi mà LỬA, một món có lâu đời hơn cái nồi, cái nhà, mà cũng khác nhau, thì đừng mong thấy những danh từ sáng tác sau lửa, lại giống nhau được.
Số lượng danh từ giống nhau tùy thuộc thời điểm tách rời nhau của các nhóm trong chủng tộc. Hễ họ tách rời ra trước khi biết lửa thì danh từ Lửa phải khác nhau, hễ họ tách rời ra sau khi biết lửa thì danh từ Lửa phải giống nhau.
Lại có bọn, về sau bị ảnh hưởng ngoại lai, dùng danh từ lửa của ngoại chủng thì lại còn không thể biết gì hết về thời điểm họ tách rời nhau.
Vậy căn cứ vào danh từ LỬA cũng chẳng biết gì cho nhiều, mặc dầu ai cũng tưởng lửa là món cổ sơ. Ta là Lạc bộ Trãi. Đồng bào Thượng là Lạc bộ Trãi. Thế mà ta nói LỬA theo Lạc bộ Chuy, trong khi đồng bào Thượng thì thống nhứt về lửa.
Vậy hồi cổ thời lưu vực Hồng Hà đã đón nhận một số dân Lạc bộ Chuy đông đảo lắm, nên mới mất danh từ lửa và nói theo Lạc bộ Chuy.
Trãi Chuy
UNH: Mạ
| PLƠN: Cao Miên
|
ÔNH: Xi Tiêng
| LỬA: Việt Nam
|
ON: Sơ Đăng
|
|
DÍ: Ka Tu
|
|
QUÚ: Kuy
|
|
Thế thì bằng vào danh từ, rất khó phân biệt Trãi và Mã, phương chi trong lãnh thổ V.N có nhiều nhóm Trãi chậm tiến và được người Chàm (Mã) khai hóa, như Chu Ru, nhứt là Rôglai. Rôglai dùng đến hơn 60% danh từ hiện kim của Mã.
Ở các chương đầu sách, chúng tôi có xin quý vị bằng vào chế độ hôn nhơn để phân loại họ chớ khó lòng biết họ là Trãi hay Mã, bằng vào danh từ.
Nhưng học khá nhiều rồi thì chúng tôi khám phá được điều kì dị sau đây là bọn Trãi có thể mất đến 99% danh từ, nhưng luôn luôn giữ được danh từ CHIM.
Jêh mất gần hết ngôn ngữ, nói gần như Nam Dương nhưng cứ gọi Chim là Tjjem.
Danh từ Chim của Lạc bộ Mã, khác Chim của Lạc bộ Trãi một trời một vực.
MẮT còn đại thắng hơn CHIM nữa. Vì đó là danh từ chung của cả ba nhóm: chi Lạc Trãi, Lạc Mã và chi Ân (trừ Cao Miên thì đánh mất mắt).
Đó là một sự lạ trong nhóm Trãi. Đại khối Mã Lai, có thể mất đến 70% danh từ, như Nhựt Bổn, vẫn giữ được danh từ Mắt. Chỉ có Cao Miên là đánh mất Mắt.
Đa Đảo:
| MATA
|
Miền Dưới:
| MATA
|
Chàm:
| MƠTA [1]
|
Rađê:
| MƠTA
|
Giarai:
| MƠTA
|
Rôglai:
| MATA
|
Bru:
| MAT
|
Kuy:
| MAAT
|
Jêh:
| MATA
|
Mạ:
| MAT
|
Khả Lá Vàng:
| MAT
|
Việt Nam:
| MẮT
|
Bà Na:
| MAT
|
Cua:
| MAT
|
Churu:
| MAT
|
Koho:
| MAT
|
Srê:
| MAT
|
Tây Tạng:
| MAG
|
Sơ Đăng:
| MA
|
Thái:
| TA
|
Nhựt Bổn:
| MA TA [2]
|
Chương XXIII - Gió thống nhứt
Ta thấy Nam Dương gọi Gió là ANGIN, Chàm cũng thế rồi cứ tưởng rằng là chủng Mã Lai không thống nhất về danh từ Gió, là danh từ cổ sơ, tức không đồng chủng.
Thật ra thì Chàm và Nam Dương đã đánh mất danh từ GIÓ của chủng tộc, nó vốn là một, như MẮT, LÁ, NƯỚC.
Chúng tôi truy ra thì ANGIN là danh từ Ba Tư.
Bọn đi khai hóa Cao Miên, Phù Nam, Lâm Ấp và Nam Dương không bao giờ là Ấn Độ như các sử gia Pháp đã viết mà là một bọn quý tộc hỗn hợp của ba thứ dân: Nhục Chi, Lưỡng Hà và Ba Tư. Vì thế mà các quốc gia ấy mới mượn những danh từ Lưỡng Hà và Ba Tư rất nhiều.
Tuy nhiên Nam Dương còn giữ được danh từ Gió trong một trường hợp độc nhất là GIÓ CHƯỚNG mà họ gọi là SAKAL.
Danh từ đó là: KAL = Gió, SA = Nghịch.
Đại Hàn:
| Kam D (TT) A
|
Xi Tiêng:
| Cal
|
Mạ:
| Cal
|
Mạ:
| Chhal
|
Làc:
| Kàl
|
Jêh:
| Kayaal
|
Nhựt Bổn:
| Kaze
|
Khả Tu:
| Kơya
|
Hrê:
| Yau
|
Khả Lá Vàng:
| Yưl
|
Việt Nam:
| Gió
|
Ba dân tộc là Hrê, Khả Lá Vàng và Việt Nam đã đánh mất âm đầu KA, KƠ biến thể của Kal, mà chỉ giữ có cái đuôi, nhưng cái đuôi của họ lại mọc khác các cái đuôi khác: Yau, Yưl, Gió, hơi khác Yal, Zê, Ya, nhưng vẫn thấy là đồng gốc. Nhưng khi sợi chuỗi biến dạng được ráp nối lại với một số dân tộc thì cái dây xích GIÓ, còn nguyên vẹn, và nó chỉ là một, chớ không là hai như GIÓ và ANJIN đã cho ta cảm tưởng sai lầm.
Thành thử khi nào mà một danh từ chỉ một vật, một ý của con người Mã Lai cổ sơ, mà không giống với danh từ Nam Dương thì nên coi chừng. Nam Dương đã đánh mất cả danh từ MÙA nữa và vay mượn MUSIM của ARập.
Dĩ nhiên là những danh từ chỉ các vật, các ý niệm văn minh của họ mà có khác ta, ta đừng thắc mắc, bởi về sau thì cái gì cũng khác hết. Nhưng GIÓ là chuyện thái cổ thì nó phải là một.
Ông Nhựt rất rắc rối và không ngăn nắp gì hết, làm tự điển, không có để giữ nguyên thành thử danh từ WAN của các ông có nghĩa là VỊNH, đọc theo Việt Nam là OAN, thật không biết là ông ấy còn giữ được gốc tổ VỊNH biến thành WAN, hay ông ấy đã đánh mất rồi lấy danh từ LOAN của Tàu và đọc là OAN. LOAN cuảa Tàu có nghĩa là cái Vịnh.
Nhưng ông ấy đọc tiếng Tàu quá sức kỳ dị, thành thử ta chẳng còn biết đâu mà rờ nữa, và cả chính ông ấy cũng chẳng biết đâu mà rờ vì UYỂN của Tàu, là cái CHÉN, cũng được Nhựt đọc là WAN (TYAWAN là Chén để uống trà, tức đã kỳ khôi rồi vì Tàu luôn luôn nói TRÀ TRẢN chớ không nói TRÀ UYỂN bao giờ, cái UYỂN mà họ đọc là WÔUL chỉ là chén ăn cơm, nhỏ và nhã hơn cái bát), LOAN cũng có thể bị đọc là WAN lắm.
Tuy nhiên, một là WAN phải là biến thể của VỊNH, hay là nó phải là vay mượn LOAN của Tàu chớ không thể khác được. Chúng tôi kết luận Wan là biến thể của Vịnh bằng chứng là toàn thể âm L của Tàu và của Mã Lai bị ông Nhựt đọc là R, chớ không đọc là W. Thí dụ:
Lợi = Ri
Lý trí = Richi
Lý (dậm) = Ri
Lý ngôn = Rigen
v.v.
Chương XXIV - Nhứt định không là song ngữ
Chúng tôi thường tiết lộ rằng Trãi và Mã có 40% danh từ giống nhau mà không phải là vay mượn của nhau. Đó là những danh từ thượng cổ của đại khối Mã Lai thuở sơ khai, chỉ những vật, những ý niệm đơn giản mà họ phải nói giống hệt nhau vì đồng chủng như Mắt, Mặt v.v.
60% không giống nhau là những sáng tác về sau mà họ đi sống riêng rẽ ở các địa bàn khác nhau.
Nhưng có nhiều nhóm, nhứt là Thượng Việt lại dùng song song hai danh từ trong số 60% danh từ khác nhau đó. Thí dụ họ vừa nói CHẾT (Tĩnh từ của Trãi) vừa nói Mất (Tĩnh từ của Mã).
Các ông Pháp và các ông Huê Kỳ gọi đó là dân song ngữ.
Nhưng có thể dùng từ ngữ “song ngữ” được hay không trong trường hợp đó. Nếu được thì nhất định Việt Nam và Nhựt Bổn là hai quốc gia song ngữ không còn chối cãi.
Nhưng không, không thể nào mà là song ngữ được vì đó là vay mượn nội bộ, chớ không phải vay mượn của một chủng khác như Thái, họ trỏ một vật vừa bằng danh từ Thái vừa bằng danh từ Tàu.
Hơn thế sự vay mượn nội bộ ấy cũng đã xảy ra từ 2500 năm rồi. Riêng Việt Nam thì có thể xảy ra từ 5000 năm vì bọn Trãi có một nhóm tên là Bộc Việt, không di cư thẳng bằng đường biển từ Đại Hàn xuống Việt Nam như đa số, mà lại vượt sông Hoàng Hà để nhập bọn với Lạc bộ Mã ở dưới sông Hoàng Hà.
Ngày nay quốc gia Việt Nam xem CHẾT và MẤT là hai tĩnh từ đồng nghĩa (Synonymes), Nhựt Bổn xem NAO (Nữa) và MAĐÁ là hai trạng từ đồng nghĩa chớ không bao giờ xem một trong hai là tiếng ngoại quốc, vì cái lẽ dĩ nhiên là nó không hề là tiếng ngoại quốc mà là danh từ thứ nhì của chủng tộc.
Chúng tôi biết điều ấy, biết ngữ nguyên của tất cả danh từ, nên mới đặt ra vấn đề, chớ Nhựt thì họ chẳng bao giờ biết NAO và MAĐA do đâu mà ra và xuất hiện vào những thời nào, nên họ cứ xem đó là trạng từ của họ nó có ngay từ thuở họ vừa biết tiếng người chớ không dè rằng NAO là NỮA là trạng từ của bọn Trãi và MAĐÁ là MASÉ trạng từ của bọn Mã, NAO đã có từ 5000 năm, MAĐÁ chỉ mới có từ 2500 năm.
Đành rằng có sự vay mượn, cho dẫu là sự vay mượn đó xảy ra vào cổ thời, nhưng cũng cứ là vay mượn, nhưng tánh cách nội bộ lại xô ý niệm vay mượn ra.
Chúng tôi đã đưa chứng tích rằng khi vua Hùng Vương thống nhứt các bộ lạc để dựng nước Văn Lang rồi thì lấy tĩnh từ ĐAU của Khả Tu, tĩnh từ XÓC của Mạ, tĩnh từ NHỨC, TỨC, LÓI, THỐN của các bộ lạc khác, mỗi bộ lạc cho vay một tiếng, thì sự kiện đó nếu bị gọi là vay mượn thì Việt ngữ phải là ĐA NGỮ chớ không còn là song ngữ nữa.
Nhưng bảo rằng vay mượn làm sao được khi mà bọn cho vay đã sẵn có 40% danh từ giống con nợ rồi! họ đã đồng chủng từ khuya!
Khi người Bắc di cư vào Nam bắt chước Nam gọi trái DỨA là trái THƠM thì có thể nào cho đó là vay mượn hay không? Hẳn là không. THƠM chỉ là danh từ thứ nhì do địa phương Nam sáng tác thì địa phương Bắc có quyền lấy dùng, và xem đó là danh từ thứ nhì của dân tộc Việt Nam và DỨA và THƠM là hai tiếng đồng nghĩa (Synonymes).
Khi nào một người Việt Nam, thay vì nói MUỐN lại nói VẠN thì đó mới gọi là vay mượn vì VẠN là tiếng Tàu tức danh từ của một chủng tộc khác, chớ họ có quyền xem CẦY (danh từ Trãi) và CHÓ (danh từ Mã) là danh từ của chủng tộc Mã Lai, tức của họ, không hề có vay mượn.
Vậy ta phải có thái độ dứt khoát về vụ nầy, và sẽ bất kể chủ trương song ngữ của Pháp và Mỹ.
Hiện ta thấy ở Cao Nguyên có một số danh từ Trãi thắng thế, một số danh từ Mã thắng thế.
Thí dụ CHIM và CHẾT thì Trãi thắng thế 90%, cho đến Đại Hàn mất gần hết ngôn ngữ vẫn còn nói SÊ và CHUK.
Chim
| Chết
|
|
|
|
|
|
|
|
|
Đại Hàn:
| Sê
| Đại Hàn:
| Chuk
|
|
Bà Na:
| Sêêm
| Mạ:
| Chưt
|
|
Lạc:
| Sêm
| Khả Tu:
| Chet
|
|
Cua:
| Sêêp
| Khả Lá Vàng:
| Pchet và Kèt
|
|
Mạ:
| Sêm
| Xi Tiêng:
| Chêt
|
|
Mạ:
| Sum
| Bru:
| Cuchêêt
|
|
Mạ:
| Sim
|
|
|
|
Kuy:
| Cheem
| Pacóh:
| Kachiat
|
|
Sơ Đăng:
| Chêm
| Việt:
| Chết
|
|
Bru:
| Chớm
|
|
|
|
Khả Tu:
| Achim
|
|
|
|
Jêh:
| Chim và Tjem
|
|
|
|
Việt:
| Chim
|
|
|
|
Rôglai:
| Chip
|
|
|
|
Trong khi đó thì toàn thể đều dùng danh từ của Mã để gọi con chó, từ A Sau đến Aso, So, Ache, Cho, Thu, Chí, đều là danh từ Mã. Danh từ Trãi chỉ còn có hai dân tộc dùng:
Đại Hàn:
| Kai
|
Việt Nam:
| Cầy
|
Quảng Bình:
| Khai
|
Mặc dầu hai cuộc thắng thế đó sẽ giết mất danh từ thứ nhì là MẤT và CẦY, nhưng không hề giết sự thống nhứt trong quốc gia Việt Nam: Việt có hai danh từ còn Thượng chỉ có một, nhưng chẳng có gì thay đổi hết: Đồng bằng phong phú hơn núi rừng, chỉ có thế thôi. Nhưng rồi ngày kia, 200 năm nữa chẳng hạn, Thượng sẽ phong phú y hệt như Việt.
Nhưng nhìn tổng quát thì ta thấy Trãi thắng thế khắp nơi vì các nhóm Thượng gọi CÂY là KI, CƠYU, chớ không gọi là BÔ CỐC BÔ CƯ gì hết, (Dĩ nhiên là trừ Rađê và Giarai), thì sự thống nhất sẽ dễ dàng, bởi chính Việt Nam cũng chỉ còn giữ BÔ CỐC trong một trường hợp độc nhất dưới hình thức CỐI (Cây cối) mà ta cũng chẳng hiểu CỐI là gì nữa thì không có gì phải lo.
Chỉ phiền là danh từ Lưỡng Hà EA là Nước, do Chàm nhập vào, lại thắng thế quá lớn. Nhiều nhóm Trãi 100% cũng đâm ra nói IA, YA thí dụ Churu, Rôglai, nhất là Jêh. EA đi xa lên khỏi Kontum vì người Sơ Đăng biến EA thành TÊA thì đủ thấy sự thắng thế mạnh mẽ của danh từ Lưỡng Hà đó.
Tuy nhiên đó là danh từ ngoại chủng, nhìn vào là biết ngay, không có gây lộn xộn. Đại khối Mã Lai, may mắn quá, chỉ có một danh từ độc nhất chỉ NƯỚC, tuy ở mỗi địa bàn đều có mỗi hình thức khác nhau, nhưng vẫn cứ là một như Sơ Đăng nói ĐÁK thì Thừa Thiên nói NÁC toàn quốc Việt Nam nói NƯỚC thì Khả Tu nói ĐỚƠC, Bru nói Đaưk, không có Mã có Trãi gì hết ráo, mà chỉ có Mã Lai với ngoại chủng Lưỡng Hà mà thôi. Nhưng ngoại chủng thì muốn hất đi lúc nào lại không được.
Chỉ có đồng bào Chàm là trung thành nhất với ngoại chủng Lưỡng Hà, đọc đúng y hệt như Lưỡng Hà, lại cho nó một nghĩa tôn giáo y hệt như Lưỡng Hà, nhưng đồng bào Chàm không giữ vai trò chủ động được, các nhóm khác bị truyền nhiễm EA nhưng đọc không giống, họ đọc là IA, YA, TÊA, lại không hề cho nó một ý nghĩa tôn giáo thì họ sẽ không tha thiết lắm với EA, bằng chứng là người Sơ Đăng nói TÊA mà cũng nói ĐÁK.
Dưới đây là cuộc biến dạng của danh từ NƯỚC, sau 5000 năm:
Mạ:
| ĐẠ
|
Churu:
| ĐA
|
Kôhô:
| ĐA
|
Nup:
| ĐA
|
Mnong:
| ĐẠ
|
Bà Na:
| ĐĐÁK
|
Sơ Đăng:
| ĐÁK
|
Cua:
| ĐAÁK
|
Xi Tiêng:
| ĐAÁC
|
Thừa Thiên:
| NÁC
|
Việt Nam:
| NƯỚC
|
Mã Lai Á:
| BANYU
|
Phi Luật Tân:
| ĐANUM
|
Khả Tu:
| ĐƯỚC
|
Nam Ấn:
| TANI
|
Kuy:
| DIAK
|
Thắc:
| NUM và NAM
|
Bru:
| ĐAƯK
|
Nam Dương:
| JAM
|
Cao Miên:
| TỨK
|
Chương XXV - Để kết luận
Những người bạn thân nhứt của chúng tôi, có theo dõi công cuộc nghiên cứu của chúng tôi để viết quyển sử, và để viết quyển sách nầy.
Các bạn ấy nói: “Thượng với ta, có tiếp xúc với nhau, và đã học qua học lại với nhau. Như thế có giống nhau, đâu có gì gọi là đồng chủng”.
Các nhà phê bình trên báo cũng đã nói y hệt như vậy về Nam Dương và ta.
Chúng tôi thấy rằng chỉ cần đưa ra thí dụ sau đây là đủ biện minh cho chủ trương của chúng tôi. Con kí sinh trùng mà miền Bắc gọi là con RUN, miền Nam không có gọi như vậy mà gọi là con LÃI. Thế nhưng người Mạ, có địa bàn ở Biên Hoà, chỉ tiếp xúc với miền Nam, lại gọi con đó là con VRUN từ 1623, còn trước nữa, họ gọi là gì không ai biết, bởi dân ta chỉ tiếp xúc với họ từ 1623 mà thôi.
Thế thì đồng chủng hay vay mượn?
Người Kuy, không sống trong lãnh thổ Việt Nam mà định cư tại biên giới Thái Lan và Cao Miên từ đời thuở nào không ai biết. Thế mà:
Chim
| =
| CHEEM
|
Cắn
| =
| KÁP
|
Con
| =
| KOON
|
Ngày
| =
| TANGAY
|
Mưa
| =
| MIA
|
Mây
| =
| KMƠL
|
Mắt
| =
| MAAT
|
Cá
| =
| QAKA
|
Chơn
| =
| JƯN (CHƯN)
|
Trái
| =
| PLÁI
|
Tay
| =
| TÊ
|
Lá
| =
| HLA
|
Mới
| =
| KMAI
|
Mũi
| =
| MỦ
|
Một
| =
| MUUY
|
Thấp
| =
| TIÂP
|
Ngắn
| =
| NGKÉN
|
Cây
| =
| KAL
|
Rửa
| =
| RIAU
|
“Thế thì đồng chủng hay vay mượn? Nếu vay mượn thì hồi nào và tại đâu?”
“Lâu lắm, hồi cổ thời”.
“Có chứng tích rằng hồi cổ thời Mạ, Kuy, Nhựt Bổn, Đại Hàn có sống chung với ta hay không?”
Tới đây, không có câu trả lời của bạn hữu của chúng tôi. Nhưng chúng tôi trả lời hộ các bạn đó được:
“Có, đã có cuộc sống chung của các thứ dân ấy hồi cổ thời và quanh chân núi Himalaya. Và có sự đồng chủng”.
Khoa học muốn bác chủ trương nào đều phải trưng bằng chứng nghịch lại, chớ không thể chỉ nói nghịch lại mà được với khoa học. Muốn bác chủ trương đồng chủng, phải có chứng tích rằng hồi đời Lý Bôn chẳng hạn ta có sống chung với người Kuy và vì thế họ đã học với ta, và vào thời Đinh Bộ Lĩnh chẳng hạn, ta đã dạy Nhựt Bổn
Cây sào, Múa, May, Rửa, Nấc, Mất, Cá, Halá, Sán (xơ mít) v.v.
Bằng không chưng được những bằng chứng ấy thì một là nên cố tìm bằng chứng, hay là không nên bác một chủ trương mà chỉ bằng cách nói nghịch lại mà không chứng minh được.
Nếu Nhựt phải học với ta thì họ học những gì quan trọng hơn, chớ chẳng học CON SÁN, mà chi hết. Thí dụ ta nói BƯỞI BỒNG thì họ nói ZABÔNG, hai danh từ đó có thể ngờ là họ mới học của ta khi mua bưởi của ta về sau nầy, vì khí hậu của họ không cho phép họ trồng bưởi, chớ họ có đâu thì giờ để học CON SÁN (xơ mít)?
Ngoài quân đội Việt Nam và thông ngôn quân đội Mỹ, thử hỏi có người Việt Nam nào thấy mặt người Pacóh lần nào chưa? Chắc chắn là không. Thế mà người Pacóh có động từ TÊM TRẦU, trong khi quân đội Việt Nam không có ăn trầu, các ông thông ngôn quân đội Mỹ cũng không có ăn trầu bao giờ.
Các ông nhà binh ta có mang về Sài Gòn một động từ, đó là động từ “Bề” trong từ ngữ “Bề hội đồng”. Đó là động từ mà dân Pacóh và Ai Lao có chung vì họ sống tại biên giới Ai Lao, nhưng không biết ai học của ai. “Bề” nghĩa là “
Thắng sau một trận xô xát dữ dội”.
Nhưng các ông nhà binh biết quá rõ những gì họ học với người Pacóh và những gì người Pacóh đã học với họ, chớ đừng tưởng là có sự kiện lẫn lộn cổ kim loạn xà ngầu không còn phân biệt đâu là đâu nữa.
Khi từ ngữ “Bề hội đồng” xuất hiện trên báo hằng ngày là chúng tôi đi điều tra lập tức, vì chúng tôi biết đó là một động từ mới vay mượn còn nóng hổi, và cần biết là của ai, và chúng tôi được biết liền, vài ngày sau khi mở một cuộc điều tra, nhờ gặp một quân nhơn từ vùng ấy về Sài Gòn.
Hiện toàn thể đồng bào Thượng đều có động từ và danh từ PHÁO. Nhưng chúng tôi cũng đã điều tra và biết chắc rằng họ chỉ mới có từ năm 1956 đây thôi mà họ tham gia vào cuộc chiến với ta, chớ trước kia thì họ tuyệt đối không nghe nói đến TRỌNG PHÁO và PHÁO KÍCH mà nay họ diễn bằng một động từ độc nhứt là PHÁO.
Không, không thể có sự kiện lầm lẫn vay mượn mới và vốn cũ chung, như CON VRUN của người Mạ ở Biên Hòa đã cho thấy.
Như quý vị đã thấy, trong sách nầy, Đại Hàn xuất hiện rất ít vì hai lẽ:
I) Họ đánh mất quá nhiều danh từ.
II) Chúng tôi học chưa đủ để nối kết danh từ của họ với của các nhóm khác, mặc dầu thấy là đồng gốc. Thường, người không chuyên môn về ngữ học, đã ít tin vào cuộc biến dạng mà chúng tôi đã trình bày, mặc dầu cuộc trình bày rất suôn sẻ, tức có đủ các khoen nối kết, thì làm thế nào chúng tôi được ai tin vì chúng tôi thiếu khoen nối kết giữa danh từ Đại Hàn và danh từ của các nhóm khác.
Có nhiều danh từ, chúng tôi biết nhưng không thể nối kết với Việt ngữ vì thiếu những cái khoen, có lẽ đang nằm tại Trung Mỹ và Nam Ấn mà có thể 10 năm nữa chúng tôi mới học xong.
Xin trở lại Chương I, đại danh từ TÔI thời cổ của chủng Mã Lai, thiếu mặt Đại Hàn. Đại Hàn nói là NA. Biết rằng nó là biến thể của NI của Trung Mỹ, nhưng phải có vài cái khoen đưa ta từ NI đến NA, chớ không thể bỗng dưng nói NA do NI mà ra, mà được ai tin.
Về danh từ chỉ cái ĐẢO là một danh từ rất cổ, chúng tôi cũng không dám đối chiếu. Chủng Mã Lai cũng có hai danh từ nhưng danh từ của Lạc bộ Mã là CÙ LAO thì tràn ngập Đ.N.A rất dễ đối chiếu, mà cũng chẳng cần đối chiếu. Còn danh từ của Lạc bộ Trãi là HÒN thì lại thiếu khoen nối kết vì đồng bào Thượng ở núi, không có dịp nói đến HÒN, mặc dầu họ là Trãi, tức hồi cổ thời họ có danh từ HÒN mà họ đã đánh mất:
Đại Hàn:
| Som
|
|
Việt Nam:
| Hòn
|
|
Nhựt:
| Shim (a)
|
|
Ta biết rằng Som đẻ ra Shim (a) và đẻ ra Hòn, nhưng không thể nói ra mà ai tin nếu thiếu khoen nối kết. Từ SAÊ đến CHIM mặc dầu quá khác, nhưng ai cũng phải tin vì có đầy đủ tất cả các cái khoen.
Yếu tố KU đã xuất hiện rồi, cách đây 5000 năm, và có mặt trong Hàn ngữ, nhưng chúng tôi cũng không dám lôi kéo AKU của Nam Dương vào với Đại Hàn, vì trong Hàn ngữ, KU là phần tử của ngôi thứ nhì chớ không phải ngôi thứ nhứt như nơi Mã ngữ, Nhựt ngữ và Khả Tungữ:
Nam Dương:
| Aku
| = Tôi
|
Nhựt:
| (Wat) Aku (Shi)
| = Tôi
|
Khả Tu:
| Ku
| = Tôi
|
Nhưng:
Những cái khoen thiếu, nằm cả ở Nam Ấn và Trung Mỹ với hàng trăm phương ngữ mà chưa biết bao giờ chúng tôi mới học xong, và chúng tôi tha thiết kêu gọi những vị có lòng với Việt ngữ cùng học với chúng tôi vì sức của một cá nhơn rất là có hạn.
Trong khi chờ đợi, chúng tôi thử làm một cuộc nối kết gượng ép, cho vui vậy thôi.
Chúng tôi nỗ lực trình bày cho quý vị thấy Sam đẻ ra HÒN và SHIM(a). Chữ A của Nhựt, hoàn toàn vô nghĩa. Dân Nhựt mắc bịnh sợ tử âm cuối, thế nên Sán (Sán xơ mít, tức con Sên của miền Nam) mới mọc đuôi A trong Nhựt ngữ và biến thành SANA.
Họ vay mượn CỐT (Xương) của Tàu, nhưng chữ Tàu cuối làm cho họ đau tim nên họ cho mọc đuôi SU. Cốt = Kotsu.
Vậy SHIMA của Nhựt chỉ là SHIM, con đẻ của SOM của Đại Hàn.
Nhưng chúng tôi chưa trình ra được mấy cái khoen giữa SOM và HÒN với lại CỒN của Việt.
Thế nên khi đối chiếu danh từ KA ở Chương I chúng tôi không dám để danh từ Đại Hàn là KÔGHI vào, mặc dầu dám để KAĐOÓNG của Khả Tu. Chỉ cho KAĐOÓNG rụng đuôi là đủ, nhưng từ KA đến KÔ phải có vài cái khoen nối kết.
Giữa MI Nhựt Bổn và CÁI MÌNH Việt Nam, quá dễ thấy, nhưng giữa MOM Đại Hàn và CÁI MÌNH Việt Nam cũng cứ phải có khoen nối kết. Những cái khoen ấy, như đã nói, đang nằm cả ở Nam Ấn và Trung Mỹ, thế nên trong quyển sử, và ở sách nầy, các biểu đối chiếu thường thiếu Đại Hàn, họ rất cần thiết vì họ là nhóm Lạc bộ Trãi tiên phong rời Hoa Bắc để di cư.
Giữa GAI của Phi Luật Tân và GHE của Việt Nam, rất dễ thấy sự liên hệ, nhưng giữa PAI của Đại Hàn và GHE của ta sự nối kết không dám thực hiện vì phải chứng minh có sự biến dạng từ âm P sang âm GH bằng vài cái khoen.
Nói PI của Đại Hàn là Máu của Việt Nam thì rất dễ chứng minh, khi ta đã chứng minh được rằng Pi của Đại Hàn thành MƯA của Việt Nam, nhưng không phải luôn luôn may mắn như thế.
Đại Hàn:
| PI
|
Xi Tiêng:
| MI
|
Kuy:
| MIA
|
Mạ:
| MIU
|
Sơ Đăng:
| MÊI
|
Nhựt:
| AMÊ
|
Nam Dương:
| AMA
|
Việt Nam:
| MƯA
|
Vả lại Đại Hàn mất gần hết danh từ Mã Lai, khiến chúng tôi buồn và chán nản quá. Một dân tộc mất gần hết ngôn ngữ, nhứt là dân đồng chủng, cứ bắt ta ngậm ngùi.
Vậy chúng tôi quyết tâm hà sinh khí cho Hàn ngữ một lần cho ngoạn mục, để cả thế giới đều biết rằng Đại Hàn là Mã Lai.
Chúng tôi đã đối chiếu TRỐNG (gà) của Việt Nam với GÔNG (gà) của Khả Tu, một nhóm Lạc bộ Trãi độc nhứt có tĩnh từ GÔNG = TRỐNG, và có nhắc rằng TRỐNG của Việt Nam thì nông thôn Bắc Việt hiện kim và Việt Nam cổ thời nói là SỐNG, chớ không nói TRỐNG.
Và Đại Hàn gọi GÀ SỐNG là GÀ SU.
SUK’OT là tĩnh từ duy nhất của chủng Mã Lai, Lạc bộ Mã và Lạc bộ Trãi đều chỉ có tĩnh từ đó có nghĩa là ĐỰC mà Nam Dương biến thành SUKU.
Vậy Su = Đực, Trống, đẻ ra Suku, Sống , Trống và Đực của Nam Dương và của ta.
Đại Hàn
| = SUK’OT
|
Nam Dương
| = SUKU
|
Nhựt Bổn
| = ÔSU
|
Việt Nam
| = SỐNG (TRỐNG)
|
Khả Tu
| = GÔNG
|
Dầu sao kẻ đầu đàn tiên phong cũng còn giữ được cái gì của chủng tộc để xứng đáng cầm cờ tiên phong trên bước đường di cư vĩ đại từ Đông Bắc Á đến Đông Nam Á, đến Nam Ấn và đến Trung Mỹ.
Có lẽ chính SỐNG đẻ ra GÔNG chớ không phải GÔNG đẻ ra SỐNG.
Suk’ot → SuKu → Ôsu → Sống → Gông → Trống
[1]Xin đừng lẫn lộn với Mơtà = Giàu
[2]Nhật lấy chữ Muc của Tà và đọc là Mê để chỉ Mắt, nhưng Mata còn nguyên vẹn trong nhiều danh từ kép của họ. Y như ta, họ mượn tiếng Tàu như còn giữ tiếng Việt ở nhiều trường hợp, thí dụ ta nói RĂNG, mà nói Nha-y-sĩ.