Giải phóng tÆ° tưởng không chỉ là sách lược đối vá»›i Thế váºn
Đỗ Đạo Chính cho rằng, việc Hồ Cẩm Đào muốn xây dựng trong Đảng một không khí khuyến khích thăm dò, ủng hộ sáng tạo, khoan dung sai lầm là một sự thay đổi tích cực và cũng là một tiến bộ nho nhỏ về những quan niệm lớn của Hồ (Cẩm Đào), Ôn (Gia Bảo), không hoàn toàn là do duyên cớ Thế vận hội. Cần phải bảo vệ, thúc giục xu thế này chứ không nên do dự, càng không nên tụt lùi.
Nhất cử nhất động của
Viêm hoàng xuân thu, tạp chí từng có nhiều bài viết đưa ra những lời nói thực, luôn được sự quan tâm chú ý của mọi người. Chủ nhiệm Đỗ Đạo Chính gần đây gặp hai việc. Ngày 1 tháng Ba năm nay, Kuhn, tác giả cuốn truyện về Giang Trạch Dân
Ông ta đã thay đổi Trung Quốc đã tới chỗ ở của Đỗ Đạo Chính phỏng vấn ba tiếng rưỡi. Kuhn đang có kế hoạch viết một cuốn sách về ba mươi năm cải cách của Trung Quốc, hẹn gặp hơn 40 người trong đó có Đỗ Đạo Chính,
Lý Nhuệ, còn có cả Đặng Lực Quần. Lưu Vân Sơn kiến nghị với Kuhn, người thứ nhất cần phỏng vấn là Cao Thượng Toàn, người thứ hai cần phỏng vấn là Đỗ Đạo Chính. Kuhn đề xuất muốn gặp Đỗ Đạo Chính; Đỗ nói, gần đây rất bận, có thể thu xếp vào tháng Tư; Kuhn nói ngày 4 tháng Ba phải về Mỹ rồi, nên hy vọng được gặp trước khi rời Bắc Kinh. Sau khi phỏng vấn xong, Đỗ nói: “Kuhn là nhân vật học giả điển hình. Tên cuốn sách của ông ta rất dở, làm cho rất nhiều trí thức Trung Quốc hiểu nhầm, tôi đã đọc một số sách của ông ta. Người kiểu học giả, khi làm việc không có quá nhiều mục đích danh lợi, ông ta chỉ muốn viết được những cái có độ sâu, có kiến giải. Tôi cảm thấy đối với người, không nên chỉ căn cứ vào một chút ấn tượng qua hư cấu mà coi người ta không ra sao.”
Qua việc Trung ương để cho Kuhn phỏng vấn Đỗ Đạo Chính, có thể thấy không có sự phong toả
Viêm hoàng xuân thu.
Thế nhưng một việc khác lại khiến người ta cảm thấy nghi hoặc. Tờ
Nam phương chu mạt Quảng Đông tặng thưởng cho
Viêm hoàng xuân thu đã gây ra một sự kiện.
Nam phương chu mạt mỗi kỳ phát hành trên một triệu bản, cuối năm ngoái đã cùng mấy cơ cấu bình chọn những tờ báo ưu tú nhất trong năm 2007, kết quả
Viêm hoàng xuân thu được chọn là thứ nhất. Ngày 19 tháng Một năm 2008, lễ phát thưởng được tiến hành tại Nhà hát Bát nhất Bắc Kinh, có hơn 300 người tham dự. Các bình chọn được chia ra làm sáu loại, báo chí là một loại, trong 6 tờ báo ưu tú
Viêm hoàng xuân thu đứng thứ nhất. Lúc đầu, Đỗ Đạo Chính không muốn đến dự lễ phát thưởng, nên cử Chủ nhiệm thường trực kiêm Tổng Biên tập Ngô Tư đi dự. Sau đó đơn vị tổ chức chính nói, đây không phải là vinh dự cá nhân, Đỗ Đạo Chính nên đi.
Khi đi vào hội trường, đoàn Đỗ Đạo Chính rẽ vào phòng khách trước. Lúc này người phụ trách tờ
Nam phương chu mạt khẽ kéo Đỗ Đạo Chính ra một bên, nói có tình hình mới, thực là rất có lỗi. Thì ra vốn định
Viêm hoàng xuân thu lên lễ đài nhận thưởng, màn chiếu hình trên lễ đài đã hiện chữ. Thế nhưng ông X., ở Cục Y. thuộc Ban Tuyên huấn vừa gọi điện đến hỏi: “Vì sao lại chọn
Viêm hoàng xuân thu làm Giải thưởng Kính chào Đặc biệt? Vì sao lại trao cho
Viêm hoàng xuân thu giải thưởng đặc biệt trọng đại? Chúng tôi không phê chuẩn, không đồng ý. Đỗ Đạo Chính không thể lên lễ đài nhận thưởng được.” Người của tờ
Nam phương chu mạt giải thích với người vừa gọi điện thoại tới: “Đây không phải một mình tờ báo chúng tôi bình chọn, mà là do những người làm báo trong cả nước bình chọn ra. Màn hình TV đã chiếu dòng chữ lớn
Viêm hoàng xuân thu được thưởng, không thể xoá được. Người của Ban Tuyên huấn nói, phải cắt dòng chữ đó trên màn hình.
“Kuhn đã phỏng vấn tôi” Hai sự kiện mà Đỗ Đạo Chính vừa gặp, một cái là chính diện một cái là phản diện. Ông nói: “Sự kiện phát thưởng khẳng định Trung ương không biết, khẳng định là do người bên dưới làm, nếu không thì Trung ương đã không giới thiệu Kuhn đến phỏng vấn tôi. Thực ra về tổng thể có thể nói, Trung ương khoan dung, cho là được, hài lòng với
Viêm hoàng xuân thu. Từ tháng Một đến tháng Ba năm 2008, lượng phát hành của
Viêm hoàng xuân thu so với cuối năm ngoái tăng thêm 11.000 bản, tháng Một tăng thêm 6400 bản, tháng Hai tăng 3.800 bản, tháng Ba tăng 690 bản, hiện nay tổng số phát hành đã được gần 80.000 bản.
Có khả năng “Tổ đọc, đánh giá” bị giải tán Viêm hoàng xuân thu số 3 vừa xuất bản đã đăng bài “Mười biện pháp lớn cải cách kinh tế trong những năm 80 - Viết nhân dịp kỷ niệm ba mươi năm cải cách mở cửa” của nguyên uỷ viên Bộ Chính trị Trung ương, nguyên Phó Thủ tướng Quốc vụ Viện Điền Kỷ Vân, bài viết đã nhiều lần nhắc tới tác dụng then chốt của cố Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Trung Quốc Triệu Tử Dương trong cải cách mở cửa. Đó là bài thứ năm liên quan đến Triệu Tử Dương mà
Viêm hoàng xuân thu đăng trong nửa năm qua. Do “không nhất trí với Trung ương Đảng” trong sự kiện “6-4” (Thiên An Môn) mà Triệu Tử Dương bị buộc phải mất chức, tên tuổi của ông đến nay vẫn là khu cấm trong giới báo chí đại lục, nhưng cho đến nay Trung ương vẫn chưa có can thiệp nào vào hành động của
Viêm hoàng xuân thu, vì thế được coi là sự đột phá cực có ý nghĩa.
Đại hội 17 Đảng Cộng sản Trung Quốc mùa thu năm 2007, nhà đương cục trước đó vốn kẹp giới báo chí rất chặt, nói chung lo lắng một số tờ báo ưa thích đưa tin về những mặt tiêu cực của Trung Quốc. Sau đó nhà đương cục mở ra một chút, cảm thấy hiệu quả rất khá. Người lãnh đạo chủ quản hình thái ý thức và báo chí Trung Nam Hải gần đây tổng kết nói: “Không ngờ giới báo chí ngoài nước viết những cái của ta, lại nói nhiều lời tốt đẹp đến thế, khách quan đến thế, đạt hiệu quả tới mức, tự chúng ta nói không được, từ nay phải tiếp tục mở cửa.” Được biết gần đây Tổ thẩm tra đọc, đánh giá chính trị đối với báo chí và tác phấm xuất bản của Ban Tuyên huấn, Tổng cục Báo chí Xuất bản Quốc gia đang bị kiểm thảo xem liệu có nên giải tán, xoá bỏ.
Cách đây không lâu, tại hội nghị toạ đàm một năm một lần giữa các tác giả , Đỗ Đạo Chính nói, một năm qua
Viêm hoàng xuân thu đồng thời với việc ra sức kiên trì khách quan công bằng, lấy lịch sử làm gương đối với các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch sử trọng đại đã tăng cường đi sâu vào mặt tư tưởng và lý luận, bắt tay đi sâu nghiên cứu vấn đề lý luận căn bản về các mặt quản lý Đảng, quản lý nước, và công bố một loạt bài viết. Bắt đầu bằng “
Mô hình chủ nghĩa xã hội dân chủ và tiền đồ Trung Quốc” của Tạ Thao khiến các mặt phải quan tâm chú ý, dẫn tới cuộc thảo luận lớn kéo dài tới nửa năm trong cả nước. Ông nói: “Có người cho rằng cuộc thảo luận này có thể sánh được với cuộc thảo luận ‘Thực tiễn là tiêu chuẩn duy nhất để kiểm nghiệm chân lý’ năm xưa (năm 1978), nhưng nói như vậy không nhất định là khoa học; song bất kể như thế nào, điều này cho thấy trào lưu tư tưởng chủ nghĩa xã hội dân chủ đã nổi lên mặt nước Trung Quốc. Đó là một việc lớn trong lĩnh vực tư tưởng Trung Quốc đương đại. Nói về tổng thể, lãnh đạo Đảng và chính quyền coi trọng cuộc thảo luận này, đã thể hiện được sự rộng lượng và bao dung hiếm thấy. Năm 2008, chúng ta sẽ vẫn kiên trì mạch tư tưởng và cách làm như vậy.”
Đỗ Đạo Chính nói: “Khuôn khổ làm báo năm 2008 của
Viêm hoàng xuân thu nói chung là phải giải phóng tư tưởng, phải có đột phá, phải ‘giữ chắc khuôn khổ lớn, mở cửa khuôn khổ nhỏ’, ‘khuôn khổ lớn’ là đường lối của Hội nghị Trung ương lần thứ ba khoá 11, lý luận Đặng Tiểu Bình và ý nghĩa khoa học của tư tưởng ‘ba đại biểu’, báo cáo Đại hội 17, những cái đó phải giữ chắc. Chúng tôi có mấy qui định rắn, có một số vấn đề bàn luận trong nội bộ thế nào cũng được, nhưng không thể phát biểu công khai: không đụng tới chế độ đa đảng, không đụng tới quân đội quốc gia hoá, hiện nay không đụng tới sự kiện ‘6-4’, không đụng tới Pháp Luân công, không đụng tới vấn đề của những người lãnh đạo cao nhất của Đảng và nhà nước đương nhiệm và khoá trước, bao gồm cả gia đình và vụ việc của họ.”
Ngày 6 tháng Ba, tại nơi ở, Đỗ Đạo Chính đã trả lời phỏng vấn của
Tuần báo Á châu. Dưới đây là tóm tắt:
Hỏi: Trong việc đưa tin về Triệu Tử Dương các vị liên tục có đột phá, ông đã suy tính như thế nào? Trả lời: Làm như vậy phải tính tới tính thao tác hiện thực, tới sức chịu đựng của nhà đương cục, nói chung phải có một quá trình giác ngộ, thể hội, tích luỹ kinh nghiệm. Tôi cảm thấy tình hình chung mấy tháng nay đối với truyền thông là tương đối tốt, tốt hơn một chút so với dự tính của chúng tôi.
Hỏi: Phải tả kêu gọi cách mạng bạo lực, nghe đồn gần đây phái tả khá sôi động? Trả lời: Các bè bạn cánh tả mấy tháng nay công kích lý luận Đặng Tiểu Bình, công kích tư tưởng “ba đại biểu”, công kích Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo, đặc biệt là công kích Ôn Gia Bảo vô cùng lợi hại, hoả lực rất mạnh. Bọ họ rêu rao “lập tức xoá bỏ lý luận Đặng Tiểu Bình và tư tưởng ba đại biểu khỏi hiến pháp và điều lệ Đảng”, công khai đề xuất “cải cách mở cửa của Trung Quốc là là sự phản bội điển hình, triệt để chủ nghĩa Marx”, “là phục hồi chủ nghĩa tư bản hoàn chỉnh, triệt để”, “nhiệm vụ của Trung Quốc hiện nay là khôi phục một cách toàn diện, hệ thống tư tưởng Mao Trạch Đông”, có bài viết còn đề xuất rõ ràng phải bình phản cho “lũ bốn người”, bình phản cho Giang Thanh, có bài viết còn kêu gọi cách mạng, lật đổ “chính phủ hủ bại” hiện hữu, hoàn toàn trở lại đường lối do Mao Trạch Đông chế định trước Cách mạng Văn hoá, phải lấy đấu tranh giai cấp làm cương lĩnh, tiếp tục cách mạng dưới nền chuyên chính vô sản, kinh tế kế hoạch cao độ. Bọn họ xâu chuỗi khắp nơi, còn muốn tổ chức chính đảng, kêu gọi bạo lực cách mạng, có thể nói là khí thế hung hăng.
Hỏi: Nhà đương cục có hành động như thế nào trước việc này? Trả lời: Cực đoan như vậy là không thể được, nhưng Trung ương không dùng cách can thiệp giản đơn, thô bạo, mà để cho bọn họ tự do tồn tại. Ngay thời kỳ Hồ Diệu Bang, Triệu Tử Dương minh bạch nhất, những cái đó cũng không được phép.
Gần đây trong nhóm chúng tôi phát sinh một việc tương đối nghiêm trọng. Ông bạn già của tôi, Lý Phổ, vốn ở
Tân Hoa xã, viết một bài tuyên bố “ủng hộ Pháp Luân công thưa kiện hành vi phi pháp trấn áp Pháp Luân công của Giang Trạch Dân”, lưu truyền trên mạng. Một hôm tôi gặp Lý Phổ liền hỏi, trên mạng lưu truyền bài viết của ông là thật hay là giả. Ông ấy nói là thật, là ông ấy viết. Điều khiến người ta chú ý là đến nay đã mấy tháng rồi mà Trung ương và Đảng đoàn
Tân Hoa xã vẫn chưa một lần tìm Lý Phổ nói chuyện, cũng không phê bình, ngay đánh tiếng cũng không có. Như thế không dễ đâu.
Hỏi: Hạt nhân vẫn là vấn đề dân chủ, bây giờ đi đến đâu cũng đều nói phải giải phóng tư tưởng, các vị có suy nghĩ gì mới không? Trả lời: Tôi và các bạn già quanh tôi, không phải là mấy người mà là một đám người, cái được quan tâm nhất vẫn là vấn đề chính trị dân chủ, dân chủ chính trị, cải cách thể chế chính trị vì đó là vấn đề hạt nhân nhất, vấn đề căn bản nhất trong việc tiến lên của Trung Quốc hiện nay và mai sau. Từ nay trở đi, nếu Trung Quốc muốn tiếp tục tiến lên, không đột phá điều này không được. Ông đọc kỹ
Viêm hoàng xuân thu là có thể nhận ra mùi vị này, luôn luôn nắm chắc không buông vấn đề đó, nghĩa là có đột phá về mặt này.
Hỏi: Ngày 18 tháng Hai, Tổng Bí thư Hồ Cẩm Đào nói chuyện tại Hội nghị Công tác Tổ chức Trung ương, nghe nói phản ứng không ít, ông lý giải thế nào? Trả lời: Hồ Cẩm Đào có một đoạn nói: trong Đảng ra sức xây dựng một môi trường và không khí khuyến khích thăm dò, ủng hộ sáng tạo, khoan dung sai lầm. Rất ít thấy người lãnh đạo cao nhất Trung ương phát biểu những lời như vậy, lâu lắm rồi cũng không nghe thấy khoan dung sai lầm. Đó là sự mở cửa của hình thái ý thức, bảo vệ báo chí, văn minh dân chủ rộng lượng, đó là tình hình dòng chính trong sự tiến bộ, là một sự thay đổi tích cực. Bạn bè trong nhóm chúng tôi đã bàn luận, đó có phải là quyền nghi chi kế, là một loại biện pháp có tính sách lược quan hệ tới việc năm nay phải tổ chức Thế vận hội nên buộc phải bị động như vậy, hay là con đường tư tưởng lớn, khuôn khổ lớn của Trung ương đã có sự từ từ đột phá?
Hỏi: Các vị nhìn nhận việc đó như thế nào? Trả lời: Người trong nhóm chúng tôi có sự bất đồng về việc đó, cả hai cách nhìn đều có, một là sự thay đổi tích cực, một là quyền nghi chi kế. Có bạn bè nói với tôi, đừng lạc quan quá, chỉ là biện pháp có tính sách lược trong bối cảnh lớn Thế vận hội, vì thế sau mùa thu sẽ tính sổ, tôi cùng Đỗ Nhuận Sinh, Lý Nhuệ v.v… không thấy như vậy nghiêng về khuynh hướng trên những quan niệm lớn, ý tưởng lớn, Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo đã có tiến bộ một chút, đã có sự thay đổi một chút, không hoàn toàn là những suy nghĩ về sách lược, không hoàn toàn vì duyên cớ Thế vận hội. Nhiệm vụ của chúng ta là bảo vệ xu thế đó, xúc tiến những xu thế như vậy, không được do dự, không nên nhìn trước ngó sau, càng không được tụt lùi.
Tôi đề xuất quan niệm “mau bước tiến lên”, thúc đẩy từ từ, ủng hộ nó, bảo vệ nó, từ từ tiến lên hai mươi năm, ba mươi năm, điều kiện chín muồi bước đi sẽ lớn hơn.
Hỏi: Dường như ông rất lạc quan về hiện trạng của hình thái ý thức? Trả lời: Tôi cảm thấy không được bi quan, tất nhiên trong tiến lên nhất định có trắc trở, tiến một bước, lùi một bước, nghiêng về tả một chút, nghiêng về hữu một chút, thậm chí có lúc đứng im, đó là điều bình thường. Ban Tuyên huấn Trung ương muốn phê bình xử phạt đơn vị nào, thường chỉ gọi điện thoại thông báo, qua điện thoại anh hỏi họ là ai, xưa nay không bao giờ trả lời, gây cho người ta ấn tượng không quang minh chính đại, làm việc xấu lòng lo ngay ngáy. Chúng tôi cho đăng mấy bài về Triệu Tử Dương, Trung ương không nói gì cả. Năm ngoái khi tôi nói chuyện ở Hồng Kông cũng nói một hồi, nhưng chẳng có gì khác thường, mặc dù khả năng chỉnh tôi không tồn tại nhưng khi tôi về Bắc Kinh thì tìm tôi nói một câu là được. Ví dụ họ bảo, cụ Đỗ (năm nay Đỗ Đạo Chính 85 tuổi, vào Đảng Cộng sản Trung Quốc từ năm 1940), cụ là cán bộ lão thành có thân phận nhất định, tốt nhất là trước khi nói những câu đó cụ cho chúng tôi biết.
Nhưng tôi từ Hồng Kông về Bắc Kinh, bọn họ không tìm tôi, ngược lại truyền tới lời: Cụ Đỗ, cụ nói chuyện, viết bài ở bên ngoài, chúng tôi đã đọc được một số, cụ đề xuất chính trị dân chủ Trung Quốc chỉ có thể mau bước tiến lên, quan niệm này được nêu ra rất hay. Xem ra cách nghĩ về chính trị dân chủ, các vị nhất trí với Trung ương.
Hỏi: Mở cửa cấm báo, Trung ương khó tiếp thu, ông cho rằng đột phá khẩu của giải phóng tư tưởng là ở đâu? Trả lời: Về giải phóng tư tưởng, có bộ phận người yêu cầu thực hiện chế độ đa đảng, trước mắt không làm được, còn bộ phận người khác muốn mở cửa cấm báo, số nguời có ý kiến sau nhiều hơn người giữ ý kiến trước, ý kiến thứ nhất là đúng, nhưng hiện nay thao tác không hiện thực, loại ý kiến sau chỉ là cương lĩnh, chỉ là khẩu hiệu, mà thao tác cụ thể phái chia thành mấy bước đi. Từ Trung ương đến bên dưới sẽ có rất nhiều người khó tiếp thu cách nêu mở cửa cấm báo.
Hỏi: Vậy cách nhìn của ông? Trả lời: Cho phép báo chí giải phóng tư tưởng, trước tiên phải theo lời nói sau của Hồ Cẩm Đào và Ôn Gia Bảo: chính quyền các cấp cũng như các ngành của chính quyền, mọi cấp hành chính đều phải ra sức đạt được sự minh bạch, công khai, không có bất kỳ bộ môn nào được ngoại lệ, không có bất kỳ địa phương nào được ngoại lệ.
Mấy năm nay một số ngành và cơ cấu đã có chế độ người phát ngôn báo chí; một qui định pháp luật ra đời, lắng nghe ý kiến trên dưới, phải trái, lập luận đi bàn cãi lại nhiều lần, tức chế độ luận chứng pháp qui; trước đây xử lý bất kỳ vụ án nào thường là tác nghiệp ngầm, do mấy người định án; bây giờ trước khi định án phải nghe ý kiến các bên, sau khi tuyên án phải công bố, sau khi công bố còn phải nghe nhiều lần phản ứng các bên. Có thể xét xử lại hoặc đưa lên trên xử.
Hỏi: Ban Tuyên huấn bôi đen Trung ương? Trả lời: Chế độ tương tự như vậy rất tốt, nhưng chỉ có mỗi ngành hình thái ý thức là không có, đến nay Ban Tuyên huấn vẫn chưa có chế độ người phát ngôn, xử lý ai, xử lý đơn vị nào, tất cả đều không công khai, không có bất kỳ văn bản nào, chỉ có điện thoại nặc danh gọi cho anh, anh muốn nói với họ đều không có biện pháp, lén la lét lút, giấu giấu diếm diếm, giống như người hoạt động bí mật, đó chẳng phải là bôi đen Chính phủ và Trung ương à!
Hiện nay
Viêm hoàng xuân thu bắt đầu sử dụng một biện pháp là, từ nay trở đi sẽ ghi âm những cú điện thoại như vậy, những điện thoại không nói họ tên như vậy, chúng tôi không thèm để mắt, coi như là thông báo vô hiệu.
Ban Tuyên huấn, Tổng cục Báo chí, Bộ Văn hoá đều không có người phát ngôn báo chí, chẳng lẽ có thể ngoại lệ à? Tôi cho rằng giải phóng tư tưởng có thể bắt đầu từ đây, hợp lý hợp pháp, lại vừa thoả đáng vừa có thể thao tác, Trung ương cũng không có lý do để không ủng hộ. Điều này có đột phá, một thời gian sau lại thúc đẩy tiến lên.
Bản tiếng Việt © 2008 talawas