Mục lục
- Mở đầu - Đặt lại căn nguyên tư tưởng hôm nay
- Chương nhất - Triết và Tính
- Chương hai - Tượng và Tính
- Chương ba - Ái và Tính
- Chương tư - Thơ và Tính
- Chương năm - Hoạ và Tính
- Kết luận - Mở ra sứ mệnh của Hố thẳm
Phụ lục
- Đi vòng quanh Hố thẳm
- Dịch Hoá Pháp về Hố thẳm trong tư tưởng Trung Quán Luận
- Hố thẳm của Ý thức mớI
- Biểu tượng về Hố thẳm trong tư tưởng Nâgârjuna
- Bóng tối của Hố thẳm
- Hố thẳm của chiến tranh quê hương
- Hố thẳm của chân lý
- Henry Miller
- Hố thẳm Siêu hình học phá hủy tư tưởng Heidegger
Mở đầu
- Hố thẳm Siêu hình học
- Chính nghĩa của sự phá hủy
Lời mở đầu về lần tái bản thứ ba
Quyển
Hố thẳm của tư tưởng này đã đánh dấu một giai đoạn của người viết, một giai đoạn phủ nhận triệt để. Sau sự phủ nhận triệt để này là
Sự im lặng của Hố thẳm.
Không thể nào đọc
Hố thẳm của tư tưởng mà không đọc
Im lặng hố thẳm mà không thấy
Hố thẳm của tư tưởng.
Lần tái bản thứ ba này, người viết đã tự tiện xoá bỏ bài viết về luận án tiến sĩ của Nguyễn Văn Trung vì bài ấy chỉ có tính cách giai đoạn và nhất là chỉ có
tính cách tượng trưng. Sau sự tượng trưng là Thực Tại viết hoa và Thực Tại bắt chéo.
Vỗ cánh bay chín từng trời cao ngất.
(Hàn Mặc Tử)
Tôi mở đầu
Hố thẳm của tư tưởng với Hàn Mặc Tử. Đáng lẽ Hàn Mặc Tử viết quyển này, vì Hàn Mặc Tử là người duy nhất đã sống trong Hố thẳm của Tư tưởng bằng chính hơi thở, máu, nước mắt, thân thể và linh hồn. Thơ của Hàn Mặc Tử là Tư tưởng của Hố thẳm; thi ca và tư tưởng đều bắt đầu và chấm dứt nơi Hố thẳm; thi ca bay về Hố thẳm bằng cánh phượng hoàng; Tư tưởng bay về Hố thẳm bằng cánh chim ưng. Chim ưng và chim phượng hoàng bay lượn vòng nhau, giao cấu nhau giữa mống cầu vồng bảy sắc và khai sinh ra một bồ câu màu đen chưa từng xuất hiện trên đời.
Phạm Công Thiện
Paris, ngày 22/VI/1966
Mở đầu
Đặt lại căn nguyên tư tưởng hôm nay
Hố thẳm của tư tưởng là Uyên tư. Tư tưởng hôm nay và tư tưởng ngày mai phải là tư tưởng về Hố thẳm. Con đường đi đến Hố thẳm là con đường của Thể và Tính; tính thể của thể tính là thể dụng; thể dụng là triết, tượng, ái, thơ và hoạ, phương trời của thể dụng là Hố thẳm, vì tư tưởng phải hủy tư tưởng, thể dụng phải phá hủy thể dụng để đi về thể tính của Hố thẳm, tức là uyên mặc, có nghĩa là niềm im lặng của Hố thẳm; đó cũng là con đường của tư tưởng Việt Nam mà Tính mệnh đã bừng sáng từ thời Lý qua những thiền sư Việt Nam cho đến Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Du và Trần Cao Vân; nhất là đến bây giờ, tính mệnh ấy đã hực sáng một cách bi tráng với máu lửa ngút trời của quê hương, mở phương trời cam go đi đến Hố thẳm, Hố thẳm của triều dương hay tịch dương: một câu hỏi đã được đặt ra và tất cả câu trả lời đã nằm trong niềm im lặng mênh mang của Tính mệnh.
Chương nhất - Triết và tính
Trở lại tính thể của triết lý và tư tưởng
1.
Triết lý là gì? Chính câu hỏi này là một câu hỏi về một câu hỏi; bởi vì triết lý là một câu hỏi và khi nói “Triết lý là gì?” thì đã hiện lên một câu hỏi thứ hai rõ ràng hơn: “là gì?”.
“Là gì?” là câu hỏi làm sáng tỏ câu hỏi ẩn tiềm trong “triết lý”. Trong “triết lý” chứa đựng một câu hỏi đen tối. Câu hỏi đen tối là câu hỏi nằm trong bóng tối như một người nằm trong gian phòng tối mà không bật đèn. Câu hỏi sáng là bóng đèn, nghĩa là ánh sáng; ánh sáng làm sáng tỏ những gì nằm trong tối. Chữ “triết lý” trong câu hỏi “triết lý là gì?” là bóng đèn, là ánh sáng khi nó đứng và hiện diện trong những chữ khác, trong tất cả những chữ khác; nhưng khi chữ “triết lý” đứng chung với chữ “là gì?” như câu hỏi “triết lý là gì?” thì lập tức chữ “triết lý” trở thành đen tối và chữ “là gì?” hiện diện với tất cả huy hoàng sáng rực của ánh điện. Trong câu hỏi “triết lý là gì?”, chữ “triết lý” là câu hỏi đen tối; còn chữ “là gì?” là câu hỏi sáng tỏ; câu hỏi “là gì?” làm
sáng tỏ ý nghĩa đen tối của danh từ “triết lý”: ý nghĩa đen tối của danh từ “triết lý” là câu hỏi; “làm triết lý” là làm câu hỏi; “học triết lý” (gọi tắt là triết học) là học câu hỏi hay học đặt câu hỏi; “triết gia”, “triết nhân”, “nhà triết học” “con người triết học” là những danh từ để gọi con người mà thể tính của họ là đặt câu hỏi – nói một cách khác là tra vấn và cật vấn. Người làm triết lý là người hỏi cung, người tra khảo. Người làm triết lý là con người chỉ biết hành hạ tra tấn. Tra tấn, đánh đập, đổ nước vào mũi, đâm kim vào đầu ngón tay là những hình thức tế nhị của một câu hỏi.
Triết lý xuất hiện từ lúc nào? Từ lúc bắt đầu có ngôn ngữ. Con người chỉ được gọi là người khi nào con người biết nói; con người biết nói là con người biết nghe (câm thì phải điếc, mặc dù điếc không bắt buộc phải câm). Nói là nghe; nói là hỏi; hỏi là trả lời. Lúc con người biết nói là lúc triết lý xuất hiện; vì biết nói là biết hỏi; hỏi là triết lý. Đứng trước sự vật, con người nguyên thủy bắt đầu ngạc nhiên. Chính sự ngạc nhiên tạo ra ngôn ngữ, thi ca và triết học; chính sự ngạc nhiên sinh ra tư tưởng (Aristote đã ý thức được sự ngạc nhiên là câu hỏi. Sự ngạc nhiên xuất hiện cùng lúc với ý thức và ý thức có nghĩa là hỏi. Hỏi thì phải hỏi về; vì nếu không hỏi về thì không phải là hỏi, nghĩa là không phải là ý thức. Hỏi là triết lý; hỏi về sự hỏi này là triết học; triết học là hỏi về triết lý, mà nói gọn là “Triết lý là gì?”. “Triết lý là gì?” là hỏi về sự hỏi, nghĩa là cái “LÀ GÌ? ấy là gì?” nói gọn là “LÀ GÌ? là gì?”. Như vậy ý thức quay lộn lại ý thức; ý thức về ý thức hãy là ý thức tự hỏi ý thức. Nói khác, triết lý là ngạc nhiên; triết học là ngạc nhiên về sự ngạc nhiên này.
Triết lý là hỏi; triết học là hỏi về hỏi; trong chữ
triết khi chiết tự, ta thấy có chữ
khẩu;
khẩu là miệng, miệng dùng để nói; nói là hỏi (và trả lời). Không bao giờ trả lời nếu không ai hỏi. Chỉ trả lời là khi có hỏi đi trước. Triết lý là hỏi; khoa học là trả lời. Khoa học là gì? Đây là câu hỏi: khoa học không thể trả lời câu hỏi này, bởi vì đây là câu hỏi về khoa học; mà bản chất của khoa học là chỉ trả lời; mà trả lời thì chỉ trả lời khi người khác hỏi; khoa học không thể hỏi khoa học, vì hỏi khoa học là phản bội khoa học, là không phải khoa học. Phận sự triết lý là hỏi; phận sự khoa học là trả lời. Người ta thường nói:
Hỏi tức là trả lời. Câu ấy có nghĩa là triết lý bao trùm cả khoa học. Triết lý là bóng tối; khoa học là một ngọn đèn cầy yếu ớt; bóng tối vây phủ ngọn đèn, nhưng bóng đèn leo lét bắt đầu chiếu rọi ánh sáng yếu ớt lên không gian. Ánh sáng trả lời bóng tối. Bóng tối kêu gọi ánh sáng; bóng tối hỏi, ánh sáng liền trả lời. Ánh sáng chỉ là ánh sáng là
nhờ vào bóng tối; ngược lại, bóng tối không thể
nhờ vào ánh sáng; vì nếu bóng tối là nhờ vào ánh sáng thì ánh sáng sẽ phá hủy bóng tối và bóng tối sẽ không còn gọi là bóng tối nữa. Bóng tối là bóng tối, nhưng ánh sáng chỉ là ánh sáng là
nhờ bóng tối; mặt trời chỉ là mặt trời là
nhờ nằm trong không gian đen tối vô tận.
Triết lý là hỏi.
Triết học là hỏi về hỏi.
Khoa học là trả lời câu hỏi của triết lý, nhưng không thể trả lời về câu hỏi về câu hỏi; vì nếu trả lời về câu hỏi về câu hỏi, thì sẽ bị triết lý hỏi về câu trả lời của khoa học về câu hỏi về câu hỏi; lúc bấy giờ khoa học lại trả lời nữa; nhưng câu trả lời này lại bị hỏi nữa. Cứ như thế mà đi mãi, từ hỏi đến trả lời, từ trả lời đến hỏi, cho đến vô tận, vô cùng không bao giờ dứt được, áp dụng infinitum.
Như thế cả triết lý và khoa học đều rơi vào ngõ cụt, ngõ bí, không lối thoát.
Nhưng triết lý vẫn cao hơn khoa học là có thể đặt lên một câu hỏi về chính ngõ cụt này, về chỗ sơn cùng thủy tận này; triết lý đặt câu hỏi về Hố thẳm vô cùng này. Lúc bấy giờ khoa học không thể trả lời được nữa và đành chịu thất bại đầu hàng; đang lúc đó, triết lý đặt lên câu hỏi, chờ mãi mà không thấy khoa học trả lời được; đau đớn tuyệt vọng quá đến nỗi chịu không nổi, triết lý liền im lặng và nhảy xuống Hố thẳm, lúc bấy giờ chính là lúc giải thoát. Khi giải thoát rồi có còn trả lời hay không, thì con người không được biết, vì chỉ khi nào đã giải thoát rồi thì mới biết được.
Nhưng giải thoát thì im lặng; tất cả những con người giải thoát đều là những con người im lặng. Vì thế câu hỏi tối hậu của triết lý không còn được trả lời; thế cho nên triết lý mới quay lại hỏi chính sự hiện diện của mình; triết lý quay lại hỏi triết lý, hỏi về chính câu hỏi của mình, khi đó thì triết học xuất hiện; vì triết học là hỏi về triết lý. “Triết lý là gì” là một câu hỏi của triết học. Nhưng khi hỏi: “Triết học là gì?”; câu này có nghĩa là: câu hỏi
triết lý là gì là gì vậy? Như thế, triết học có nghĩa là sự ngạc nhiên của chính triết lý; còn bây giờ sự ngạc nhiên của chính triết học thì gọi tên là gì? Có thể gọi là tôn giáo.
Triết lý là sự ngạc nhiên;
Triết học là ngạc nhiên về sự ngạc nhiên trên;
Tôn giáo là ngạc nhiên về sự ngạc nhiên của triết học về sự ngạc nhiên của triết lý.
Như trên chúng ta thấy mức thang giá trị đi từ dưới lên trên, thấp nhất là triết lý, bậc thang thứ hai là triết học và bậc thang thứ ba là tôn giáo; do đó tạm kết luận là tôn giáo cao hơn triết học và triết học cao hơn triết lý.
Nhưng sự thực không phải dễ dàng như đã trình bày. Bởi vì triết lý là sự ngạc nhiên; vì thế triết lý lại có thể ngạc nhiên về sự có mặt của tôn giáo nghĩa là triết lý có thể đặt câu hỏi, và câu hỏi của triết lý về tôn giáo chính là sự ngạc nhiên của tương lai về sự ngạc nhiên tôn giáo về sự ngạc nhiên của triết học về sự ngạc nhiên của triết lý. Do đó, từ mức thang thấp nhất là bậc thang thứ nhất, triết lý lại leo lên bậc thang thứ tư, nghĩa là bậc thang cao hơn bậc thang thứ ba là tôn giáo. Trong giai đoạn này, mặc dù triết lý ở nơi bậc thang cao nhất là bậc thang thứ tư, nhưng chưa hẳn là mọi sự đã thanh toán xong, vì triết học lại bước lên bậc thang thứ năm và ngạc nhiên về triết lý, như thế nói cho rõ nghĩa là ở bậc thang thứ năm này triết học là sự ngạc nhiên của triết lý về sự ngạc nhiên của triết học về sự ngạc nhiên của triết lý.
Đến đây, tôn giáo lại vội leo lên bậc sáu và ngạc nhiên về sự ngạc nhiên của triết học bậc năm; do đó có thể định nghĩa dài dòng tôn giáo là sự ngạc nhiên về sự ngạc nhiên của triết học về sự ngạc nhiên của triết lý về sự ngạc nhiên của tôn giáo về sự ngạc nhiên của triết học về sự ngạc nhiên của triết lý.
Như thế, chúng ta thấy sự ngạc nhiên đi từ tôn giáo đến triết học rồi đến triết lý rồi từ triết lý lại ngược lại tôn giáo đến triết học rồi lại đến triết lý, vân vân.
Nói theo toán học thì:
- Triết lý là sự ngạc nhiên
- Triết học là sự ngạc nhiên 2
- Tôn giáo là sự ngạc nhiên 3
Đó là giai đoạn biện chứng thứ nhứt; đến giai đoạn biện chứng thứ hai:
- Triết lý là sự ngạc nhiên 4
- Triết học là sự ngạc nhiên 5
- Tôn giáo là sự ngạc nhiên 6
Rồi đến giai đoạn biện chứng thứ ba:
- Triết lý là sự ngạc nhiên 7
- Triết học là sự ngạc nhiên 8
- Tôn giáo là sự ngạc nhiên 9
Nếu gọi tắt 3 giai đoạn biện chứng pháp là A, B, C và gọi tắt triết lý là T L; triết học là T H; tôn giáo là T G và sự ngạc nhiên là N N thì ta có những phương trình như sau:
1. Giai đoạn biện chứng A:
TLa = NN THa = NN2 TGa = NN3
2. Giai đoạn biện chứng B:
TLb = NN4 THb = NN5 TGb = NN6
3. Giai đoạn biện chứng C:
TLc = NN7 THc = NN8 TGc = NN9
Triết lý là hỏi.
Triết học là hỏi về hỏi.
Tôn giáo là hỏi về hỏi về hỏi.
Không hỏi tức là im lặng; im lặng có nghĩa là tiêu hủy triết lý, triết học, tôn giáo và nhảy tung xuống Hố thẳm để giải thoát.
Chỉ khi con người không còn nói nữa, không còn hỏi nữa và cũng không còn trả lời nữa thì con người mới giải phóng được giới hạn của thể phận làm người để siêu hoá bản thể.
Hỏi có nghĩa là siêu hoá thú tính trong con người: nhưng từ hỏi đến im lặng thì chính sự im lặng ấy siêu hoá nhân tính. Con người đi từ man rợ để đến nhân bản, nhưng từ nhân bản con người bước đến siêu nhân bản. Siêu nhân bản là im lặng. Nhưng siêu nhân bản tự hỏi chính bản vị của siêu nhân thì lúc bấy giờ siêu nhân bản đã tự siêu hoá để đến thần bản và cứ thế mãi, hỏi rồi im lặng, im lặng rồi hỏi, để rồi đi đến sự im lặng tuyệt đối. Sự im lặng tuyệt đối ấy là Đạo trong Thiền tông và Lão Trang.
Những dòng trên cũng đồng thời làm sáng tỏ ý nghĩa đen tối của câu này trong quyển
Also sprach Zarathustra của Nietzsche: “Con người là cái gì phải được vượt lên”.
Khi Wittgenstein nói rằng: “Phải im lặng những gì người ta không thể nói được” (Wovon man nicht sprechen kann, darüber muss man schweigen) (cf. Ludwig Wittgenstein,
Logisch-philosophische Abhandlung, 1921).
Khi nói thế thì Wittgenstein đã hủy diệt nội dung và bản chất của triết lý và triết học và tôn giáo – như thế con người không còn ngạc nhiên nữa, mà phải im lặng và chính sự im lặng này dọn đường đưa đến sự thể nhập bên trong sự ngạc nhiên: lúc bấy giờ con người không còn đứng trước sự ngạc nhiên như là đứng trước một đối vật (hiểu theo nghĩa Gegenstand); lúc bấy giờ con người và sự ngạc nhiên không còn khác nhau, con người trở về sự ngạc nhiên, con người là ngạc nhiên. Sự ngạc nhiên trở lại nguyên thể và không còn gọi là ngạc nhiên nữa mà là Đạo, tức là Nguyên nguyên (Ursprung) mà sự ngạc nhiên đã thoát ra để xuất hiện trên đời. Chữ
da trong
Dasein của Heidegger chính là sự ngạc nhiên, ngạc nhiên vì thấy mình ở đó (Befindlichkeit).
Con người chợt thấy mình là Dasein và sự vật chung quanh là Zuhandensein hay Vorhandensein. Không có sự ngạc nhiên sẽ không có sự hốt hoảng quằn quại xao xuyến (Angst) và không có Angst thì sẽ không tìm được dấu vết để lần mò quờ quạng trở về
Sein, tạm dịch ra chữ Việt là Tính (nghĩa của chữ Tính này nằm trong chân trời tư tưởng Trung Hoa).
Khi hỏi thì phải trả lời.
Mà khi trả lời thì chỉ trả lời bằng 4 phạm trù:
- Trả lời
- Không trả lời
- Vừa trả lời vừa không trả lời
- Không trả lời mà cũng không không trả lời.
Nội dung của mỗi câu trả lời đều nằm trong những phạm trù này:
- hiếu kỳ
- xác tín
- dò xét
- kêu gọi
- van xin
- giải trí
mỗi một câu hỏi đều chứa đựng một Weltanschauung (thế giới quan) mà người hỏi thường khi không ý thức được ý thức hệ của chính mình.
Âm nhạc không phải là hỏi và trả lời mà là
nói ngôn ngữ nguyên thủy (Ursprache). Tất cả nghệ thuật cao siêu đều nói ngôn ngữ ban đầu.
Con người hay đặt câu hỏi là con người muốn chạy trốn giới hạn tính cảnh (những Grenzsituationen, như là sự chết, sự đau khổ, sự chiến đấu, v.v.). Nhưng không hỏi thì không còn là
người. Heidegger nói: “L’essence du Dasein réside son existence” (
Das Wesen des Daseins liegt in seiner Existenz). Phải nói như vầy mới tối hơn và trung tính hơn: “Das Wesen des Daseins liegt in seiner Frage”.
Bản chất của hiện hữu là hỏi, vì thế hỏi tức là siêu hoá.
- Questinner, c’est transcender
Seinterroger, c’est se surmonter, se dépasser, se transcender.
K. Jaspers: “Philosopher, c’est transcender” (cf. Rechenschaft und Ausblick, Munich, 1951).
Mỗi một câu hỏi đều là sự tiềm ẩn, che giấu, giữ kín, hàm ý, hàm súc (implication) mà con người bị hỏi phải mở phương trời bằng cách giải thích (explication) đem ra ngoài (EX) cho được rõ ràng.
Sein của Heidegger ẩn náu trong một câu hỏi thông thường hằng ngày của mọi người; nhưng nếu con người biết phóng ra ngoài đi tới đằng trước mình theo nghĩa EX trong chữ Existenz của Heidegger thì có thể đưa
Sein ra ngoài sự tiềm ẩn – mở màn, Alethein, để cho SEIN lột truồng ra.
Những câu hỏi thông thường hằng ngày đã đi xa và quên lãng
Sein bởi vì con người bị ràng buộc trong nghề nghiệp, bận tâm lo lắng (Besorge) cho cuộc sống.
BIẾT CÁCH HỎI thì
Sein mới xuất hiện được trong câu trả lời. CON NGƯỜI HIỆN NAY CHƯA BIẾT CÁCH HỎI. Đó là thảm kịch lớn lao của nhân loại.
Phải để ý triệt để đến chữ VỀ (dịch ra chữ Anh là
about); chữ VỀ là trung tâm điểm, là tinh túy, bản chất, thể chất của triết lý.
Không có chữ VỀ
thì sẽ không có triết lý và triết học.
Hiểu được ý nghĩa tiềm ẩn của chữ VỀ là nắm biết được cơ cấu, động cơ sinh hoạt của triết lý và triết học.
Biểu tượng, hình tượng là VỀ.
Biểu tượng, hình tượng xuất hiện lúc chữ VỀ xuất hiện; biên giới để phân biệt con người và thú vật là biên giới được gạch bằng chữ VỀ.
Con người hỏi là con người nói về. Thú vật không biết hỏi là vì thú vật chỉ biết kêu, chứ không biết kêu về hay nói về.
Hỏi có nghĩa
là nói về.
Người ta chỉ
hỏi bằng biểu tượng.
Sự ngạc nhiên từ trên trời đi xuống trần để nhập thể (incarnation) mà làm biểu tượng (symbole), thế là câu hỏi xuất hiện
bằng và
với biểu tượng.
Câu hỏi chính là
biểu tượng, biểu tượng cho sự ngạc nhiên.
Ngạc nhiên về ngạc nhiên là biểu tượng về biểu tượng, chẳng hạn Y biểu tượng cho biểu tượng X.
Triết học về ngạc nhiên VỀ sự ngạc nhiên của triết lý VỀ sự ngạc nhiên của tôn giáo VỀ sự ngạc nhiên của triết học VỀ sự ngạc nhiên của triết lý.
Nói theo quá trình biểu tượng thì triết học là biểu tượng 5 về biểu tượng 4 về biểu tượng 3 về biểu tượng 2 về biểu tượng 1.
Tác dụng đặc biệt của biểu tượng là có thể
biểu tượng cho biểu tượng và cũng có thể
biểu tượng cho biểu tượng cho biểu tượng và cứ thế đi mãi cho đến vô hạn.
Toán học là biểu tượng. Vậy toán học có thể thoát ra ngoài thể dụng của biểu tượng không? Nhứt định không. Toán học cao nhất và triết lý cao nhất sẽ gặp nhau trong cùng một thể cảnh giới hạn: một nhà toán học giải thoát là một nhà thần bí, một vị thánh hay một bậc giác ngộ.
2.
Có thể ý niệm về vô hạn? Tác dụng của VỀ đã là biểu tượng. Ý niệm nằm trong quá trình hữu hạn: hữu hạn dùng làm biểu tượng cho vô hạn thì lại chỉ là vô hạn của hữu hạn, vô hạn của hữu hạn chỉ là vô hạn trong tương đối hay hữu hạn tự phóng đại.
Vô hạn của toán học là hữu hạn tự phóng đại. Biểu tượng về biểu tượng về biểu tượng, cứ như thế cho đến vô hạn.
Vô hạn ở câu trên là vô hạn của toán học, tức là một thứ tiến trình không thể đếm được mà chữ Sanskrit gọi là a – samkhyam (vô hạn ở đây là vô số), – samkhyam: số: a-samkhyam: vô số), nói một cách khác vô hạn là lượng (chữ Phạn gọi là a-parimitam) (cf. Rev. H. O. Mascarenhas,
St Thomas Aquinas and the Mediaeval schlastics, H of Ph. E. and W., vol. 11, tr. 157); chữ Phạn “vô hạn” (anantam) hoàn toàn khác hẳn vô hạn trong nghĩa “vô số” (asamkhyam) và “vô lượng” (a-parimitam); “vô hạn” của St. Thomas d’Aquin gần gần đến “anantam” của triết học Ấn Độ; (
e. g. Taittiriya Upanisads, 2-1). Thomas d’Aquin đã cho ta thấy rằng vô hạn tương đối, infinitum secundum quid (cf.
Summa Theologica, 1, q. 7, a. 2, c).
3.
Sự ngạc nhiên là sự chuyển động (movement). Theo định nghĩa này chúng ta có thể định nghĩa triết học ở bậc thang thứ năm là:
Triết học là sự chuyển động về sự chuyển động của triết lý về sự chuyển động của tôn giáo về sự chuyển động của triết học về sự chuyển động của triết lý.
Và tôn giáo ở cấp bậc sáu thì:
Tôn giáo là sự chuyển động về sự chuyển động của triết học về sự chuyển động của triết lý về sự chuyển động của tôn giáo về sự chuyển động của triết học về sự chuyển động của triết lý.
Theo thánh Thomas d’Aquin “không có gì có thể đưa tiềm thể (potentialité) đến hiện thể (actualité) nếu không có một thực thể mà chính nó đang ở trong hiện thể”.
Và trước câu nói trên, thánh Thomas d’Aquin đã định nghĩa sự chuyển động (motion) chỉ là đem một sự vật từ tiềm thể đến hiện thể (cf.
Summa Theologica 1, q, 2, a, 3, c).
Như thế theo định nghĩa tôn giáo ở cấp bậc 6 thì:
Tôn giáo được hiện diện do sức chuyển động của triết lý gây ra do sức chuyển động của triết học, và sức chuyển động của triết học này lại phát sinh từ tôn giáo, và tôn giáo từ triết lý từ triết học, v.v.
Từ potentia đến actus rồi bỗng nhiên ngừng lại Actus Purus, phải chăng thánh Thomas d’Aquin đã cưỡng bức và tiêu diệt Potentia Purus? Không có Potentia Purus thì làm gì có Actus Purus, nhưng ở đâu lại có Potentia Purus? Lại do Actus Purus sao? Như thế chúng ta lại tiếp tục tiến trình vô hạn của sự ngạc nhiên trong triết học, triết lý và tôn giáo; mặc dù, sự ngạc nhiên ấy rất sơ đẳng mà bất cứ một đứa con nít nào cũng có thể hỏi và những triết gia cao siêu nhất cũng không thể trả lời được.
Trong triết học Ấn Độ chúng ta cũng thấy từ prakrti đến purusa rồi lại ngừng lại nơi Ultama Purusa (tức là
Isvara), mỗi một con người sinh hoạt là do sự biến thể từ potentia đến actus và sức sinh hoạt hay sự biến thể này được hàm dưỡng trong Actus Purus (theo thánh Thomas d’Aquin)
Do đó, theo định nghĩa về sự chuyển động trong Summa Theologica 1, q. 2, a. 3, c: “
Vì vậy cái gì được chuyển động thì phải được chuyển động do một cái khác nữa”, và cái khác này được chuyển động cho cái khác nữa, v.v. cho đến vô hạn. Nhưng thánh Thomas d’Aquin nói rằng như thế thì không được: “
Phải cần đi đến chuyển động đầu tiên, không do sức chuyển động nào khác thúc đẩy và mọi người đều hiểu đó là Thượng đế” (Summa Theologica 1, q. 2, a. 3, c).
Như thế
vô hạn của thánh Thomas d’Aquin chính là vô hạn của hữu hạn và sức chuyển động liên tục ấy phải ngừng lại nơi suối nguồn phát ra sức chuyển động mà nếu không có suối nguồn này thì tất cả sức chuyển động liên tục đều ngừng lại.
Như thế
vô hạn của thánh Thomas d’Aquin có gì khác
vô hạn của Aristote? Và lại còn thấp hơn
vô hạn của toán học (nghĩa là vô số và vô lượng – a-samkhya và a-parimitam của Phạn ngữ”. Đó là lý do cắt nghĩa tại sao trước khi giã từ cõi đời, thánh Thomas d’Aquin đã phủ nhận trọn sự nghiệp thần học của mình.
4.
Trong
L’être le Néant, chúng ta thường thấy Sartre nói: “
L’être est ce qu’il n’est pas et il n’est pas ce qu’il est”.
Nói như thế thì Sartre lại cũng chưa vượt khỏi thánh Thomas d’Aquin; sau đây ta hãy đem những biểu tượng (symboles) của J. P. Sartre đổi thành những biểu tượng của thánh Thomas d’Aquin:
est ce qu’il n’est pas = actus + potentia
n’est pas ce qu’il est = potentia + actus
Khi dùng biểu tượng trên phải nhớ rằng sức chuyển động được liên tục là nhờ actus và potentia có liên quan dính liền nhau → tượng trưng bằng dấu +.
Sartre nói rằng không có Thượng đế nhưng Sartre thế lại bằng
Néant: nhưng dù Sartre đã cố tình phủ nhận, nhưng
Néant đã mang đủ đặc tính của một Thượng đế trong Thần học của thánh Thomas d’Aquin. Như thế Sartre đã thất bại trong việc phủ nhận Thượng đế của thần học, vì chỉ phủ nhận một danh từ để gọi một danh từ khác, thay vì gọi là con bò chúng ta gọi là con trâu; nhưng dù gọi là
trâu hay
bò thì con vật đó vẫn hiện diện.
Trong tiến trình potentia + actus + potentia + actus + potentia + actus + potentia v.v., đáng lẽ bài toán cộng này đi đến vô hạn, thay vì thế thánh Thomas d’Aquin ngừng lại không cộng nữa mà lại trừ potentia ra khỏi tiến trình lũy tiến của bài toán cộng potentia + actus + potentia + actus v.v.
Sở dĩ actus mà thành hình được là nhờ có potentia trong nó, như thế trong actus có potentia, trong potentia có actus; khi thánh Thomas d’Aquin hủy bỏ potentia thì lúc đó actus không còn một tí potentia nào nữa, mà trở thành actus purus; nhưng nếu là actus purus thì làm gì có được một tí potentia trong nó để có thể làm ra sức chuyển động theo tiến trình lũy tiến potentia + actus hay potentia → actus, như thế làm gì có sinh vật và kẻ sáng tạo? Làm gì có Thượng đế? Vì chỉ có Thượng đế là khi có loài người. Mà muốn có loài người thì phải có potentia trong Actus Purus – mà nếu có potentia trong Actus Purus thì Actus Purus không thể gọi là Purus thì Actus Purus chỉ có thể gọi là Actus; như thế Thượng đế không còn là Thượng đế mà bị lôi cuốn trong dòng luân chuyển của biện chứng pháp. Có thể nói triết lý Sartre bằng danh từ Thần học của Thomas d’Aquin như sau:
Pour-soi = potentia
En-soi = actus
Néant = potentia purus
Etre = actus purus
Như thế, sở dĩ có Actus Purus là vì có potentia purus; sở dĩ có potentia purus là vì có actus purus, có
sat là vì có
Asat; có
Asat là vì có
sat.
Vì thế có thể kết luận Thượng đế của thánh Thomas d’Aquin và Hư vô của Jean Paul Sartre chỉ là MỘT và hoàn toàn giống nhau. Như thế chúng ta thấy hư vô (Néant) của Jean Paul Sartre khác hẳn Hư vô (Nichts) của Heidegger; vì chính Heidegger đã ý thức cùng với Hegel rằng “Etre pur” và “Néant pur” đều là một và giống nhau. Còn chữ “KHÔNG” (Sunyata) của Nagarjuna (Long Thọ) thì hoàn toàn khác nữa, bởi vì Sunyata không phải là
Néant pur mà cũng không phải là
Etre pur, không
sat cũng không
Asat.
5.
Dấu hiệu không thể thay thế dấu hiệu.
Biểu tượng này có thể thay thế một biểu tượng.
Nếu dấu hiệu có thể thay thế dấu hiệu (thì ta gọi dấu hiệu đó là biểu tượng, chứ không gọi là dấu hiệu nữa).
Dấu hiệu báo cho biết sự có mặt.
Biểu tượng NÓI VỀ sự có mặt hay vắng mặt.
TRƯỚC là dấu hiệu; VỀ là biểu tượng.
Suzanne K. Langer đã phân biệt giữa
In face of (trước mặt) và
About (về) (cf. S.K. Langer,
The Language Line…).
6.
Quyển
L’etre et le Néant của Sartre chỉ là một bài toán công phu mà vẫn còn phụ thuộc phạm vi toán học sơ đẳng cộng trừ – bởi vì thực ra
Pour-soi chỉ là dấu trừ (-) và
En soi là dấu cộng (+), chỉ có thế thôi.
7.
Phật giáo có nhận rằng Thượng đế hay không? Thượng đế là một danh từ mang nhiều ý nghĩa khác nhau, Thượng đế của Thánh kinh (Cựu ước và Tân ước), Thượng đế của Meister Eckhart là Thượng đế của St. Thomas d’Aquin (Thượng đế của St. Thomas d’Aquin khi viết
Somme và Thượng đế của St. Thomas d’Aquin trước khi ông từ trần đều là hai Thượng đế hoàn toàn khác nhau).
Phật giáo không nhận có hay không có một Thượng đế, đó là điều thông thường hiển nhiên ai cũng có thể thấy được, nhưng phải hiểu tư tưởng Phật giáo bao trùm thống quát hết mọi trạng thái của cuộc đời (bao trùm cả das
Umgreifende của K. Jaspers); vì thế, nếu đứng trên một vị trí giới hạn, ta sẽ thấy
Chân như (Bồ đề) v.v. là một sức chuyển động đầu tiên hiểu theo nghĩa Thượng đế của St. Thomas d’Aquin.
Đứng trên một vị trí thứ hai, ta sẽ thấy Chân như, Bồ đề, v.v. là một sự bất động chuyển động, hiểu theo nghĩa Thượng đế của Meister Eckhart.
Đứng trên một vị trí thứ ba, sẽ thấy Chân như, Bồ đề, v.v. không có và không không có, theo nghĩa “bổn lai vô nhất vật” của Lục tổ Huệ Năng.
8.
Chỉ có một câu hỏi duy nhất (
Frage) là câu hỏi về
SEIN (L’être). Đó là tất cả ý nghĩa của triết lý Heidegger và cả Jaspers, mặc dù
SEIN của Jaspers có nghĩa là
Transcendenz và khác ý nghĩa của Heidegger; cả ý nghĩa của
Existenz trong triết lý Jaspers cũng khác
Existenz của Heidegger).
Heidegger đã đánh dấu một biến cố quan trọng trong triết học khi đem
SEIN ra khỏi sự lãng quên của triết học Tây phương từ Socrate, Platon, Aristote cho đến nay.
Nhưng chúng ta – những tư tưởng gia ở thế hệ này phải vượt Heidegger bằng cách đồng hoá
Frage với
Sein –
FRAGE chính là
SEIN – Triết lý không hỏi về
Sein, mà chỉ hỏi, chỉ nhảy thẳng vào
Frage.
Vượt Heidegger không có nghĩa là đi cao hơn Heidegger mà chỉ có nghĩa lôi ra ánh sáng (
explication, éclairement; Jaspers:
Erhellung) những gì mà Heidegger còn để nằm trong tối (
implication)
9.
Tôi chết, không phải vì không thể trả lời một câu hỏi, mà bởi vì đã có thể trả lời quá nhiều.
Hỏi là
mystère, là
méta-problematique trong tư tưởng Gabriel Marcel.
Trả lời là
prolème.
Hỏi là
Être.
Trả lời là
Avoir.
10.
Muốn giải thoát, không phải tiêu diệt sự nô lệ mà là HIỂU sự nô lệ.
Hiểu là hỏi.
Bi kịch không phải vì HỎI mà không thể trả lời được; bi kịch chỉ là không hỏi (và hỏi có nghĩa là ngạc nhiên). Tôi không thể CÓ sự ngạc nhiên. Tôi LÀ ngạc nhiên.
11.
Tất cả những quyển sách của Krishnamurti đều là những câu hỏi. Thường khi Krishnamurti chỉ trả lời bằng cách hỏi lại hoặc trả lời mà không trả lời gì cả. Tôi đoán rằng Krishnamurti đã giải thoát khỏi tiến trình biểu tượng.
12.
Réduction eidétique của Husserl là quyết định làm thế giới xuất hiện trước khi suy tưởng VỀ. Nói cách khác là THẾ GIỚI, chứ không phải là VỀ thế giới. Nói đến sự hiện hữu hay không hiện hữu của Thượng đế. Nói đến Niết bàn và Vô minh đều là những suy đoán VỀ.
13.
Mở đầu quyển
Critique de la raison pure, ngay dòng đầu của lời mở đầu: “
La raison humaine a celle destinée singulière, dans un genre de ses connaissainces, d’être accablée de questions qu’elle ne saurait éviter, car elles lui sont imposées par sa nature même; mais auxquelles elle ne peut résoudre parce qu’elles dépassent totalement le pouvoir de la raison humaine” (Préface de la première édition 1781, Trad. par A. Tremesayges et B. Pacaud).
Câu này của Kant đặt nền tảng cho một nền triết học mới và là tiêu chuẩn cho cả nền triết học Tây phương.
Trong câu nói này ta thấy tiềm ẩn những câu hỏi:
- Vận mệnh của lý trí con người là thế nào?
- Vận mệnh này có phải là vận mệnh của lý trí trong một loại tri thức của nó thôi hay trong tất cả?
- Bản chất của lý trí con người?
- Quyền hạn của lý trí con người?
- Siêu việt tính của câu hỏi là gì?
14.
Nền tảng của suy tư mai sau phải bắt đầu xây dựng trên căn nguyên tính tưởng của Heidegger trong “ngôn sở ngôn” (
das Gesagte dieses Satzes) sau đây:
“
Dieses Seiende, das wir selbst je sind und das unter anderem die Seinsmöglichkeit des FRAGENS hat, fassen wir terminologisch als Dasein”. (
Sein und Zeit, p.7, b).
Xin dịch lại bằng “ngôn sở ngôn” của Nguyên Ngôn (
Logos) của Việt Nam:
“Tính thể này được phú bẩm – ngoài những tiềm thể khác – tiềm tính TÍNH VẤN mà chúng ta gọi là
Dasein, tức là hiện tính thể.”
15.
Sự thất bại của triết lý và triết học:
Jaspers: “
Das Scheitern ist das Letzte” (
L’échec est la fin suprême).
Sự khác nhau giữa tư tưởng Heidegger và triết lý Jaspers là sự khác nhau giữa sự thất bại và VỀ sự thất bại!
Cf. Kant:
“Son oeuvre doit toujours rester inachevée, puisque les questions n’ont jamais de fin” (Préface de la 1ère édition 1781 – C.d.l.R. Pure).
Cf. Kant:
“Le terrain (Kampfplatz) où se livrent ces combats sans fin se nomme la MÉTAPHISIQUE” (Préface de la 1ère édition, 1781).
16.
Nếu dùng theo thuật ngữ Kant thì tất cả những câu hỏi khoa học đều là
Analytique và những câu hỏi triết học thì
Synthétique.
Dùng theo thuật ngữ Karl Jaspers thì triết lý không có đối tượng còn khoa học thì có đối tượng (
cf. Rechenschaft und Ausblick), nhưng Kant gọi
les jugements géométriques là
synthétique, vậy thì Kant đã đánh dấu sự cáo chung của hình học Euclide và đồng thời đưa ra hình học theo viễn tượng của Lobatschevski và Reimann.
17.
Làm thế nào khi suy tưởng, tránh ở đây mà không vướng vào bên kia bởi vì bên kia và ở đây cũng chỉ là một mà thôi.
Tránh Huệ Năng gặp Thần Tú, tránh Thần Tú gặp Huệ Năng; thực là nguy hiểm.
Làm sao tránh mà không vướng.
Làm sao tránh mà không gặp ai hết hoặc không gặp bất cứ ai?
18.
Trong quyển
Psychological Types, C. G. Jung phân chia hai loại:
Introverted type và
Extraverted type: trong mấy chương đầu C. G. Jung đưa ra mấy ví dụ để chứng minh tư tưởng tâm lý học của ông: Jung đem trường hợp của Tertullian và Origen:
- Tertulian: sacrificium intellectus.
- Còn Origen thì sacrificium phalli.
C.G. Jung cho rằng sacrificum intellectus là thuộc introverted type; và sacrificium phalli là extraverted type.
Nhưng có thể nói ngược lại không?
Chính sacrificium intellectus mới là extraverted type và sacrificium phalli mới là introvered type.
C.G. Jung đã sai; chính Origen mới là introverted, còn Tertullian chỉ là extraverted.
Freud đã phạm một sai lầm rất lớn trong thoả thuận nhân loại; nhưng sự lầm của Freud rất dễ thương và một sự sai lầm rất thông minh.
Còn sự sai lầm của C.G. Jung quả thật là ngu xuẩn.
Sự phân chia con người ra làm hai hạng, hai mẫu (introverted và extraverted) là một thái độ trước sự vật theo phạm trù lý tính.
Lý tính tức là đã
diệt tính.
Làm thế nào để biết được biên giới của
IN- và
EX-?
Nếu
IN- và
EX- đều có thể cùng lúc nói chung cho một THỂ thì sự phân hạng của C.G. Jung mất raison d’être.
Dù rằng không ai là hoàn toàn
IN- và không ai hoàn toàn
EX-; mà trong mẫu người
IN- luôn luôn có một chút chất
EX- trong mẫu người
EX- luôn luôn có một chút chất
IN- (như chính C.G. Jung đã từng thấy như vậy), nhưng tôi vẫn muốn đặt lại vấn đề từ NGUYÊN TÁNH:
– Sự phân hạng của C.G. Jung đã LÝ TÍNH, vì đã đưa TÍNH rơi vào SỐ LƯỢNG.
Khi nói trong mẫu người
EX có một phần
EX- là rơi vào số đếm.
Bây giờ không cần phê phán C.G. Jung trong nguyên tính nữa.
Tôi chỉ xin phê phán trên cương vị thường tính. Tôi sẽ dùng số đếm để phá hủy tư tưởng số đếm của C.G. Jung; tôi xin dùng toán học của hai nhà toán học Đức nổi danh khắp thế giới là George Cantor và David Hilbert.
Số học của George Cantor và David Hilbert là “số học vô số học”: theo phương pháp đo vô số theo điệu
song chuyển của George Cantor, chẳng hạn như đo số thường (chẵn và lẻ) và số chẵn để xem coi loại số nào nhiều hơn.
Theo lối so sánh vô số như trên thì ta thấy sự vô số (
infinity) của những số chẵn (
evennumber) thì cũng bằng, cũng nhiều ngang như sự vô số (
infinity) của tất cả các số học (cả chẵn lẫn lẻ).
Bởi vì theo “số học của vô số học” (
arithmethic of infinity) thì một phần bằng toàn thể hay nói rõ hơn: một phần của toàn thể lớn bằng ngang chính toàn thể ấy.
Trong tư tưởng tâm lý học của C. G. Jung
tiềm ẩn tư tưởng số lượng hay tư tưởng số đếm; nhưng tư tưởng số học của C. G. Jung còn quá
non kém, chưa tiến triễn đến số học của vô số học, thành ra C. G. Jung đã thấy lệch vấn đề rất xa.
C. G. Jung nói rằng khi phân loại mẫu người thì sở dĩ gọi là mẫu người
IN- là vì trong người ấy chất
IN- nhiều hơn chất
EX-; và sở dĩ gọi là mẫu người
EX- là vì trong người
EX- ấy, chất
EX- nhiều hơn chất
IN-; nói một cách khác, trong
EX- có
IN-, trong
IN- có
EX-; nhưng sở dĩ gọi là
EX- hay gọi
IN- là tùy theo trường hợp số lượng của
EX- hay
IN- nhiều hơn hay ít hơn.
Lý luận của C. G. Jung là thứ lý luận sơ đẳng.
Nếu chúng ta có học qua “số học vô số” thì chúng ta thấy rằng một phần
EX cũng bằng và nhiều ngang như toàn thể
IN hay một phần
IN cũng bằng hoặc nhiều ngang như toàn thể
EX chẳng hạn như tôi có thể đo theo lối song chuyển của nhà đại toán học George Cantor:
2 in,
4 in,
6 in vân vân thay thế cho một phần
IN- vì
2,
4,
6 là những số chẵn, tức là chỉ một phần của toàn số (toàn số gồm số chẵn và số lẻ).
Còn
1 ex,
2 ex,
3 ex, vân vân thay thế cho toàn thể
EX, vì 1, 2, 3, 4, đều là toàn số.
Như thế một phần
IN bằng và nhiều ngang nhau với toàn thể
EX trong một mẫu người. Vậy làm sao có thể gọi một người nào đó thuộc loại
Extraversion khi một chút chất
Introversion trong người ấy cũng nhiều nang như
Extraversion! Trường hợp này áp dụng cho tất cả mọi người.
Như thế, Tertulain vừa là
Extraverted type vừa là
Introverted type (mỗi
type này đều là 100%) và trường hợp Origen cũng giống như vậy.
Thế là tôi đã phá hủy tâm lý học của C. G. Jung từ căn bản và đánh dấu sự cáo chung của tâm lý học Tây phương.