© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcVăn học Việt Nam
Loạt bài: Hồ sÆ¡ Nhân văn-Giai phẩm
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121 
17.7.2008
Lê Văn Hải
Đọc bài “Bệnh sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ” (Giai phẩm mùa Thu tập II)
 
1956 là một năm bản lề đối với toàn bộ khối XHCN trước đây. Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô cuối tháng Hai 1956 với “Báo cáo mật” của Nikita Khrushchev về những tội trạng của Stalin mở ra một giai đoạn “tan băng” ngắn ngủi nhưng cũng đủ để dẫn đến những biến động quan trọng trong các nước XHCN. Tháng Tám 1956, Hội Văn nghệ Việt Nam tổ chức một lớp học 18 ngày về đường lối cải cách chống tệ sùng bái cá nhân tại Liên Xô. Trong chừng mực nào có thể xếp phong trào Nhân văn-Giai phẩm tại Việt Nam vào bối cảnh quốc tế do sự kiện nói trên mở ra, đó là đề tài còn cần được nghiên cứu. Trong loạt tư liệu do Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài đăng trên báo Văn nghệ trong khoảng thời gian từ tháng Tám 1956 đến đầu năm 1957, với thư kí toà soạn là Nguyễn Đình Thi. Đây cũng là giai đoạn mà các số Giai phẩm và 5 số Nhân văn ra đời. Số Giai phẩm mùa Xuân đầu năm 1956 bị tịch thu cũng được in lại trong thời gian này.
talawas
Ông Trương Tửu viết bài "Bệnh sùng bái cá nhân trong giới lãnh đạo văn nghệ" với ý định phê bình lãnh đạo văn nghệ. Tôi rất hoan nghênh ý tốt ấy. Nhưng điều rất đáng tiếc là bài của Trương Tửu sai lầm về quan niệm và thái độ phê bình thiếu thận trọng, nên việc làm của ông không đạt được mục đích đề ra.


Bệnh sùng bái cá nhân

Bệnh sùng bái cá nhân có hay không trong giới văn nghệ; nếu có thì đến mức độ nào, phổ biến hay không phổ biến? Đó là vấn đề lớn, không thể suy xét một cách giản đơn, mà cần cùng nhau nghiên cứu, bàn bạc kỹ. Cho nên tôi chưa có ý kiến đối với nhận định về bệnh sùng bái cá nhân trong văn nghệ. Tôi muốn nói quan niệm giản đơn và sai lầm của Trương Tửu. Do quan niệm sai lầm, Trương Tửu đã không tìm được bệnh sùng bái cá nhân.

Trương Tửu cho rằng "người văn nghệ sĩ tự trọng không bao giờ thừa nhận sùng bái cá nhân". Xuất phát từ nguyên nhân "tự trọng" ấy, ông quan niệm người mắc bệnh sùng bái cá nhân là tự lừa dối mình để có lợi cho bản thân mình, để "khuất nhất nhân, thân vạn thặng".

Nếu quan niệm như Trương Tửu thì những người thường dân không mắc bệnh sùng bái cá nhân, bệnh sùng bái cá nhân trở thành bệnh của những người có ít nhiều địa vị trong xã hội. Nếu quan niệm như Trương Tửu thì những người mắc bệnh sùng bái cá nhân là do không "tự trọng", muốn trục lợi, nịnh trên đè dưới.

Sùng bái cá nhân là một thói quen của hàng triệu người. Nó là di sản thối nát của những xã hội cũ để lại. Nó không những có cơ sở trong giai cấp bóc lột, mà có cơ sở trong những người sản xuất nhỏ. Chế độ gia trưởng là sản phẩm của nền kinh tế sản xuất nhỏ. Đó là nguyên nhân sâu xa của bệnh sùng bái cá nhân. Nguyên nhân phát sinh của nó trong xã hội quyền thống trị của tư sản và phong kiến đã bị đánh đổ, còn do hoàn cảnh phát triển của một giai đoạn lịch sử nhất định. Những điểm nhận định căn bản ấy, chúng ta nghiên cứu nghị quyết của Đại hội Đảng Cộng sản lần thứ 20 đều đã rõ. Tôi xin phép nhắc lại đây mấy tài liệu: "Vì sao sùng bái cá nhân trái với tinh thần chủ nghĩa Mác-Lênin" đăng ở báo Sự thật Liên Xô ngày 28/3/1956, "Kinh nghiệm lịch sử về chuyên chính vô sản" đăng trong Nhân dân nhật báo Trung Quốc ngày 5/4/1956, phần "Chống sùng bái cá nhân" trong bản báo cáo của đồng chí Trường Chinh đọc ở Hội nghị Trung ương lần thứ 9. Nếu Trương Tửu bình tâm nghiên cứu lại thì sẽ thấy quan niệm sai lầm của mình về bệnh sùng bái cá nhân. Ông bình tâm nghiên cứu lại, sẽ nhận ra rằng khi ông nhận định bệnh sùng bái cá nhân là do không tự trọng, ông đã đi tìm nguyên nhân cái tệ xã hội ở một ý niệm trừu tượng.

Trong những người mắc bệnh sùng bái cá nhân có thể có những người không tự trọng, và do sùng bái cá nhân mà mù quáng, có khi làm những việc xấu phạm đến tính tự tôn, tự trọng của con người. Nhưng tệ sùng bái cá nhân cũng như bao nhiêu tệ xã hội khác là thói quen tức là nó đã nằm vào tiềm thức người ta, nó thành một nếp nghĩ, một nếp sống. Nó là bệnh của xã hội cũ, nhưng trong xã hội mới, nó còn tồn tại một thời gian rất dài, có điều kiện nó vẫn phát sinh và nẩy nở. Nó biểu hiện không phải với sự suy tính "có lợi" hay "không có lợi", "tự trọng" hay "không tự trọng", nó biểu hiện một cách không có suy tính. Không thể nhập cục bệnh sùng bái cá nhân với thói nịnh trên, chèn dưới, một việc làm có ý thức của những kẻ đầu cơ, trục lợi. Nhập cục như vậy sẽ không tìm ra được nguyên nhân bệnh sùng bái cá nhân, và do đó không thể có biện pháp sửa chữa đúng. Do quan niệm sai lầm và lối gán ép như vậy, nên những ví dụ Trương Tửu dẫn chứng cho vấn đề ông nêu ra không thích hợp. Theo kiểu dẫn chứng và lập luận ấy, Trương Tửu đi đến một kết luận kỳ lạ: ai tranh luận hoặc không đồng ý với lãnh đạo là tự trọng, là chống sùng bái cá nhân, ai không nói gì là non gan, là xu nịnh, ai "yên lặng làm bổn phận của mình là cất kín cá tính xuống đáy ba-lô". Tôi không hiểu Trương Tửu nghĩ như thế nào, nhìn sự thật ra làm sao mà có những ý kiến hàm hồ như vậy.


Cần lãnh đạo hay không cần lãnh đạo

Người đọc rất khó phân biệt vấn đề này trong bài của Trương Tửu. Lãnh đạo có hai mặt: đề ra chủ trương chính sách và tổ chức thực hiện. Muốn tổ chức thực hiện thì nhất định phải có người lãnh đạo và người chịu sự lãnh đạo. Sau khi phê bình cán bộ lãnh đạo văn nghệ, Trương Tửu chủ trương "đã đến lúc phải sa thải những "nhà lãnh đạo" thiếu tư cách mà quần chúng tuyệt đối không tin tưởng nữa để quần chúng văn nghệ tự tay mình điều khiển việc chuyên môn của mình một cách thật sự dân chủ". Trương Tửu định chủ trương gì ở đây? "Tự tay mình điều khiển việc chuyên môn một cách thật sự dân chủ" nghĩa là thế nào? Có cần người và tổ chức lãnh đạo nữa không? Hay là ai cũng là lãnh đạo và ai cũng là không lãnh đạo? Một phong trào như vậy thì sẽ đi đến đâu?

Với ý ấy, Trương Tửu phát biểu thêm khi phân tích tình hình văn nghệ nước ta. Ông cho rằng mặc dù các nhà lãnh đạo kìm hãm, văn nghệ Việt Nam vẫn phát triển, vì Đảng có đường lối văn nghệ đúng. Muốn lãnh đạo đúng, có đường lối đúng không đủ, phải có cán bộ chấp hành tốt. Trong tổ chức lãnh đạo có thể có cán bộ xấu, nhưng nếu tất cả cán bộ lãnh đạo đều xấu thì nhất định đường lối chính sách không thể thi hành được. Và nhiều khi còn ảnh hưởng ngược trở lại. Trương Tửu cho rằng phần lớn, nếu không muốn nói "là tất cả" những người của Đảng phụ trách lãnh đạo văn nghệ là xấu, đồng thời lại cho rằng phong trào văn nghệ phát triển.

Theo lập luận của Trương Tửu, phải chăng văn nghệ phát triển là tự phát hay tự "quần chúng văn nghệ" độc lập làm công tác phá khỏi sự ngăn cản của lãnh đạo? Hay phải chăng có một số người nào tốt không lãnh đạo mà thật sự là lãnh đạo?

Lập luận của Trương Tửu không rõ làm cho người đọc phải đặt câu hỏi: Trương Tửu chủ trương cần lãnh đạo hay không cần lãnh đạo, để mặc cho quần chúng tự động tổ chức lấy công việc của mình? Phải chăng Trương Tửu chủ trương Đảng chỉ cần đưa ra đường lối chính sách là đủ, còn tổ chức thực hiện hoàn toàn phó mặc cho quần chúng?


Một yêu cầu không đúng

Trương Tửu đặt vấn đề: "Công việc lãnh đạo văn nghệ trả lại cho những người văn nghệ sĩ", "quyền điều khiển chuyên môn trả lại cho người công tác chuyên môn". Ông thanh minh: đề ra khẩu hiệu ấy không phải là muốn tách chuyên môn ra khỏi chính trị và ông cũng thừa nhận Đảng lãnh đạo văn nghệ là một việc tất yếu của lịch sử. Tôi không nghi ngờ ý này của ông. Nhưng tôi ngạc nhiên tại sao ông lại đề ra khẩu hiệu ấy.

Nghe hai tiếng trả lại, người đọc có cảm tưởng như từ trước đến nay công việc lãnh đạo văn nghệ do một số người nào đó nắm lấy, hoàn toàn mưu lợi ích cho mình hoặc phe phái của mình và những người ấy chẳng phải là văn nghệ sĩ. Nếu Trương Tửu bình tĩnh chắc không phủ nhận Hoài Thanh, Lưu Trọng Lư, Đặng Thai Mai, Tố Hữu, v.v… những người lãnh đạo mà ông phê bình gay gắt để đi đến kết luận trên, là những văn nghệ sĩ. Một người lãnh đạo một ngành chuyên môn không những phải có chuyên môn mà phải có đạo đức và một trình độ chính trị nhất định. Quyền lãnh đạo không phải thuộc một số cá nhân nào, quyền lãnh đạo là của một tập thể chính trị nhất định. Cán bộ lãnh đạo có thể mắc sai lầm và có khi mắc sai lầm nghiêm trọng. Nhưng không phải vì thế mà chúng ta đòi trả lại công việc lãnh đạo cho những người này hay những người khác. Vấn đề là kiên quyết sửa chữa sai lầm, phát huy ưu điểm, cải tiến lề lối lãnh đạo, củng cố và tăng cường lãnh đạo. Nếu cần thiết chúng ta có thể đề nghị thay đổi cán bộ lãnh đạo và cử ra những người xứng đáng hơn. Những người xứng đáng ấy không phân biệt là đảng viên hay ngoài Đảng, miễn là họ có đủ điều kiện về đạo đức và trình độ. Tôi tin rằng Đảng không bao giờ tán thành một người lãnh đạo xấu dù họ là đảng viên hay có một uy quyền nào. Tôi thấy rằng khi một phong trào không tiến được, trách nhiệm là ở lãnh đạo, nhưng trách nhiệm cũng ở mỗi người chúng ta. Trương Tửu đề ra vấn đề trả lại, tôi thấy ông vẫn còn mắc míu ở một số vấn đề nào đó chưa thông: quan hệ giữa lãnh đạo chính trị và công tác chuyên môn hoặc quan hệ giữa một tập thể lãnh đạo đại diện và chấp hành một đường lối nhất định với cá nhân những người lãnh đạo.


Thái độ phê bình thiếu thận trọng

Đảng và Hội Văn nghệ Việt Nam có nhiều khuyết điểm trong việc lãnh đạo văn nghệ. Có một số cán bộ của Đảng lãnh đạo văn nghệ phạm nhiều sai lầm như độc đoán, quan liêu, v.v… Tôi thấy góp ý kiến phê bình Đảng, phê bình các đồng chí đó là cần thiết. Trương Tửu viết bài "Bệnh sùng bái cá nhân trong giới văn nghệ" nhằm phê bình lãnh đạo văn nghệ. Tôi tán thành và hoan nghênh việc làm đó. Nhưng tôi không đồng tình lối phê bình "vơ đũa cả nắm" của Trương Tửu. Trong khi chúng ta chưa có có một cuộc tổng kết kinh nghiệm công tác và lãnh đạo văn nghệ một cách toàn diện, tôi không hiểu Trương Tửu căn cứ vào đâu mà kết luận: "Phần lớn, nếu không muốn nói là tất cả, những người của Đảng phụ trách lãnh đạo văn nghệ trong kháng chiến cũng như sau khi hòa bình lập lại, đều có thứ tâm lý nói trên" (theo Trương Tửu là "bảo hoàng hơn cả nhà vua"). Tôi càng không hiểu ông căn cứ vào đâu mà kết luận: Các đảng viên lãnh đạo văn nghệ khi làm như vậy là vì có lợi cho bản thân họ, một số văn nghệ sĩ non gan ngã vào tay bọn thầy bùa biến thành những tên thư lại văn nghệ xu nịnh trục lợi, một số không khuất phục thì bị chén ép, bị hành hạ, bị gạt sang một bên…, các nhà lãnh đạo văn nghệ quân đội, chủ quan và độc đoán, kiên quyết đàn áp phong trào yêu cầu tự do công tác và sinh hoạt văn nghệ.

Những việc Trương Tửu đưa ra dẫn chứng hoàn toàn không đủ để có những kết luận như vậy. Hơn nữa có những việc Trương Tửu đưa còn phải xét lại. Hoàng Cầm viết bài "Con người Trần Dần" đã lẫn lộn kỷ luật trong bộ đội đối với một quân nhân và việc phê bình bài thơ "Nhất định thắng" của Hội Văn nghệ. Nay Trương Tửu lại căn cứ vào đó để kết luận như trên.

*


Vấn dề chống bệnh sùng bái cá nhân nói chung, và riêng trong giới văn nghệ, là vấn đề rất lớn và phức tạp. Công việc đó phải làm nhưng không phải một lúc và vội vàng. Kinh nghiệm chống bệnh sùng bái cá nhân ở Liên Xô sẽ giúp chúng ta nhiều. Phải xét vấn đề tôn sùng cá nhân không những trong bộ phận lãnh đạo văn nghệ, mà cả trong giới văn nghệ và trong các tác phẩm của chúng ta nữa. Phát biểu về vấn đề đó là việc nên làm. Nhưng điều quan trọng là thống nhất với nhau về quan niệm, lập luận phải rõ ràng, thái độ thận trọng, thì những lời phát biểu mới có tác dụng tích cực.
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hà Ná»™i, s. 142 (11. 10. 1956), tr. 8. Lại Nguyên Ân biên soạn.