© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tư tưởngChiến tranh nhìn từ nhiều phía
21.6.2005
Quang Huy
Những khoảng trống trong lịch sử
 
Nhân dịp ngày 30 tháng Tư vừa qua, trên một số diễn đàn đã xuất hiện những cuộc tranh luận sôi nổi, với nhiều ý kiến, nhận định và quan điểm khác nhau. Ðây là lần đầu tiên chúng ta nói về cuộc chiến tranh với tinh thần cởi mở và cầu thị như thế. Ðó hẳn là một tín hiệu vui đối với đất nước, với dân tộc, thúc đẩy tích cực quá trình hòa hợp, hòa giải, và thống nhất ý chí phấn đấu cho một Việt Nam phát triển.


1. “Không có gì quý hơn độc lập tự do”. Câu nói của chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện niềm khát khao được sống tự do, độc lập trong một đất nước đang phải chịu sự đô hộ của thực dân Pháp đầu thế kỷ 20. Trong suy nghĩ của ông, sự lựa chọn và thành lập Đảng Cộng sản chỉ là phương tiện chứ không phải mục đích. Cả chủ nghĩa Marx và cuộc cách mạng tháng 11 năm 1917 làm rung chuyển thế giới tư bản cũng chưa thuyết phục được ông chọn con đường cộng sản. Chỉ đến khi ông bị từ chối gặp tổng thống Mỹ Woodrow Wilson, nhằm đưa ra bản cáo tội chế độ thực dân Pháp, ông mới gia nhập Đảng Cộng sản Pháp năm 1919, với lời phát biểu: “Tình yêu nước, chứ không phải chủ nghĩa cộng sản, đã thuyết phục tôi”. [1]

Nhân dân ủng hộ Đảng Cộng sản cũng vì lòng yêu nước và tinh thần dân tộc. Họ lựa chọn Đảng Cộng sản không phải vì lý tưởng cộng sản, vì những học thuyết đấu tranh giai cấp, đánh đổ tư sản,… mà chính vì Đảng Cộng sản đã thể hiện mình là đảng vì nhân dân, vì dân tộc nhất trong số các đảng phái khác vào thời điểm đó. Ði kèm với mục tiêu giải phóng đất nước, Đảng Cộng sản còn hứa hẹn về một chế độ lý tưởng, một xã hội bình đẳng, nhân ái. Phương pháp tổ chức và tuyên truyền đó đã phát huy rất tốt lòng yêu nước và đoàn kết trong dân, đặc biệt là huy động được sự tham gia và ủng hộ của giai cấp nông dân, lực lượng lao động chủ yếu của xã hội Việt Nam. Ðảng Cộng sản đã thể hiện là một đảng dân tộc vì nhân dân, hơn là một Đảng Cộng sản vì giai cấp công nhân.

Thế nhưng, chẳng bao lâu sau khi nắm quyền lực, đảng của dân đã đổi thành dân của đảng. Cũng kể từ đây, tính dân tộc giảm dần, tính cộng sản trong đảng tăng dần, kéo theo những hậu quả nghiêm trọng. Ðảng tự coi mình là trên hết, tự nhận là sự lựa chọn của nhân dân, là lực lượng duy nhất có khả năng mang lại công bằng cho xã hội cho nhân dân. Cùng với phong trào cộng sản quốc tế, họ tự coi mình là người cứu tinh, cứu giúp nhân loại khỏi chủ nghĩa tư bản “đang giãy chết”. Chủ nghĩa cộng sản độc tài, stalinít, maoít bắt đầu du nhập vào Việt Nam. Phần lớn đảng viên không bao giờ tự hỏi, đảng của mình độc quyền lãnh đạo đất nước là đúng hay sai. Sau chiến thắng, họ coi vai trò lãnh đạo của đảng là lẽ tự nhiên, là sự đền bù xứng đáng. Họ không hề thấy băn khoăn khi đảng nắm chính quyền, chỉ định ra chủ tịch nước, thủ tướng, sắp xếp quốc hội và quyết định mọi việc trọng đại của đất nước. Họ đã bỏ rơi lý tưởng nhân dân làm chủ, chọn ra người lãnh đạo đất nước thuở ban đầu. Quả thực, quyền lực chính là liều thuốc thử công hiệu nhất đối với thuyết cộng sản.

Năm 1954, nếu cuộc tổng tuyển cử sau hiệp định Genève được thực hiện, hiển nhiên Đảng Cộng sản sẽ thắng cử. Nhưng cũng chính cuộc tổng tuyển cử đó, nếu được thực hiện, sẽ làm lộ rõ điểm yếu của chế độ cộng sản. Tất cả các Đảng Cộng sản đều lên cầm quyền từ đấu tranh cách mạng. Bởi vậy, nếu thắng cử, đảng sẽ bị đặt vào thế phải tiếp tục các cuộc tuyển cử, phải cạnh tranh với các đảng phái khác để giữ được sự tín nhiệm của nhân dân. Sẽ rất khó xử cho Đảng Cộng sản, cho chủ tịch Hồ Chí Minh, nếu 4 năm sau cuộc tổng tuyển cử đó, ông Ngô Ðình Diệm đòi ra ứng cử lại. Một khi Đảng Cộng sản đã giành được quyền lực, họ khó lòng có thể nhường nó cho ai, và vì thế, họ sẽ không chấp nhận một cuộc phổ thông đầu phiếu. Do vậy, nhìn từ khía cạnh này, cuộc chiến tranh giành độc lập dân tộc vô hình chung đã gắn chặt với cuộc đấu tranh giành quyền lực của Đảng Cộng sản. Khi một bên cho rằng sự gắn kết đó là đúng, là sự lựa chọn của nhân dân, còn một bên thì cho là sai, là cản trở sự phát triển của dân tộc, thì mâu thuẫn phát sinh. Ðó chính là sự bất đồng “ý thức hệ” như Giáo sư Lê Xuân Khoa đã dẫn.


2. “Xâm lược hay can thiệp”: Cuộc chiến 1955-1975 diễn ra trong cái vòng xoáy mâu thuẫn đó, nhưng Đảng Cộng sản đã rất khéo léo che đậy mối liên kết kia. Trong khi đó, mục đích của phía Việt Nam Cộng hòa - là chiến đấu chống lại sự lãnh đạo của cộng sản trên toàn đất nước Việt Nam - bị đồng hóa với việc chống lại độc lập dân tộc, chống lại thống nhất Tổ quốc, làm tay sai cho đế quốc.

Ðể củng cố cho việc Mỹ có ý định xâm lược, Đảng Cộng sản đã hết sức nhấn mạnh sự có mặt của nửa triệu quân Mỹ tại Việt Nam, và so sánh nó với việc Việt Nam không hề mang quân vào Mỹ. Tuy vậy, nhìn lại một vài sự kiện lịch sử, chúng ta sẽ thấy yếu tố trên hoàn toàn chưa đủ để kết luận về một sự xâm lược:


Những ví dụ trên cho thấy, việc một đội quân nước ngoài vào ủng hộ một lực lượng trong nước, chiến đấu chống lại một lực lượng khác vì những lý tưởng khác nhau, đã không bị gọi là xâm lược, nếu những đội quân nước ngoài ấy cũng thuộc phe cộng sản. Ngược lại, những ví dụ sau cho thấy cái nhìn rất khác của đảng:


Những ví dụ nêu trên cho thấy khái niệm “xâm lược” của Đảng Cộng sản được định nghĩa theo quan điểm địch, ta rất rõ ràng. Nếu ngoại binh mà là Liên Xô, Trung Quốc hay là chính Việt Nam thì mục đích là chính đáng, là giúp đỡ, tình nguyện...; ngược lại, nếu là Mỹ, cho dù có vì lí do chống lại... khủng bố đi chăng nữa, thì cũng nhất định mang tội xâm lược, tội chủ nghĩa đế quốc.

Trở lại cuộc chiến Việt Nam, tôi tin rằng nếu Trung Quốc tình nguyện gửi quân như trường hợp của Triều Tiên, Đảng Cộng sản cũng sẽ không từ chối. Thậm chí bác tôi, một cựu chiến binh, từng ước ao “Giá như Việt Nam ở gần Liên Xô thì Liên Xô đã gửi quân đánh Mỹ rồi,” với nhiều hứng khởi và nuối tiếc.


3. “Những khoảng trống trong lịch sử”: Trong suốt hơn 75 năm qua, có nhiều sự kiện quan trọng đã không được Đảng Cộng sản đề cập đến một cách đầy đủ.

Trong suốt hàng chục năm qua, nhân dân đã được giáo dục, tuyên truyền để không quan tâm đến chính trị. Người dân càng dị ứng với chính trị bao nhiêu thì càng hợp ý đảng bấy nhiêu. Suốt các triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn, mỗi sự can thiệp và xâm chiếm, dù nhỏ nhất, của Trung Quốc cũng được người Việt quan tâm, mong mỏi giành lại tấc đất của tổ tiên. Thế nhưng, từ nửa sau thế kỷ 20, dân tộc ta đã mất đi thói quen này, hoàn toàn phó mặc đất nước cho Đảng Cộng sản.

[Nếu ông Nguyễn Hòa hay ai khác trong đảng có thể, theo lời của ông, “tôn trọng các nguyên tắc khách quan – toàn diện – lịch sử – cụ thể, xác lập tính logic, dựa trên các dữ liệu lịch sử xác thực đã thâu nhận được, độc lập xét đoán...,” tìm hiểu lại những sự kiện trên, giúp làm sáng tỏ lịch sử cho tôi thì tôi rất trân trọng cảm ơn.]

Quả thật, đảng rất chủ quan, coi thường cả nhân dân và lịch sử. Những mặt nào là thành tích, đảng nhấn mạnh; mặt nào sai lầm yếu kém thì giấu đi. Trong bài phát biểu nhân kỷ niệm 75 năm ngày thành lập đảng, ông Nông Ðức Mạnh có nói, “Ðảng có sai lầm nhưng dám nhìn thẳng vào sự thật.” [4] Tôi thấy câu nói của ông vế đầu thì đúng, đúng quá, nhưng vế sau thì sai, rất sai. Ðảng sợ sự thật, nếu sự thật đó ảnh hưởng đến việc cầm quyền của đảng.

Bài viết này chỉ là những suy nghĩ, quan điểm về những vấn đề cộng sản, dân tộc, chiến tranh, xâm lược, và lịch sử của một người trẻ tuổi, chưa từng biết đến chiến tranh, nhưng từng được sống và học tập dưới mái trường XHCN, được trải qua những năm tháng đói ăn, cũng như những ngày đổi mới, mở cửa, được trải nghiệm cuộc sống thị trường XHCN và tìm hiểu cuộc sống, xã hội ở nhiều nơi trên thế giới. Lẽ hẳn còn có nhiều thiếu sót, nên rất mong quý vị cùng góp ý, tranh luận. Cuối cùng, tôi xin ngỏ lời chào trân trọng với các tác giả đề cập trong bài, và xin nhấn mạnh rằng: Chỉ có tự do tranh luận, tự do bày tỏ ý kiến, dù khác với quan điểm của chính quyền, mới có thể thúc đẩy xã hội tiến bộ.

06/2005

© 2005 talawas


[1]Stanley Karnow, tạp chí Times, 13 tháng 4, 1998. Tác giả của “Vietnam: A History.”
http://www.time.com/time/time100/leaders/profile/hochiminh.html
[2]Hồi ký Trần Quang Cơ, nguyên thứ trưởng ngoại giao. Có thể đọc trên:
http://zdfree.free.fr/diendan/articles/u134tqco.html
[3]Báo Lao Ðộng số 18 ngày 18/01/2004. Ðây là bài đầu tiên, sau đó còn một số bài trên báo Người Lao Ðộng, Thanh niên đề cập về vấn đề này.
[4]Báo Nhân Dân ngày 02/02/2005 http://www.nhandan.com.vn/tinbai/?top=36&sub=47&Article=25056