Jonathan D. London
Quản lý giáo dục dÆ°á»›i chế Ä‘á»™ kinh tế-chÃnh trị của Việt Nam - quốc gia ngoại vi trong hệ thống “xã há»™i chủ nghÄ©aâ€
Những nỗ lực khắc phục sự bất bình đẳng trong giáo dục và kết quả Ðảng Cộng sản Việt Nam luôn phát biểu sẽ quyết tâm đảm bảo điều kiện được học hành một cách công bằng cho mọi người và đã giữ vững cam kết này ngay trong bối cảnh một nền kinh tế thị trường. Từ giữa những năm 1990, Ðảng Cộng sản Việt Nam đã tuyên bố sẽ cải thiện các phúc lợi xã hội dành cho những người nghèo nhất trong xã hội
[1] , đặc biệt là đối với những người ở các khu vực nghèo, vùng sâu vùng xa và khó khăn (kể cả các dân tộc thiểu số) và những người có công với “cách mạng” và sự nghiệp “giải phóng” dân tộc. Với chủ trương đó, trong 10 năm qua, nhà nước đã triển khai một loạt các chương trình quốc gia hỗ trợ người nghèo, được thiết kế với chủ ý thu hẹp những cách biệt về kinh tế-xã hội đang lan rộng, trong đó có cả về giáo dục. Chính sách xóa đói giảm nghèo và Chương trình 135 Hỗ trợ các xã nghèo là những ví dụ tiêu biểu nhất của chủ trương này, nên chúng ta cần xem xét phạm vi và kết quả của các chương trình này. Liệu những chương trình này có thể hiện được kết quả của chủ trương giải quyết bất công theo định hướng xã hội chủ nghĩa hay không? Các hợp phần của Chương trình xóa đói giảm nghèo bao gồm tạo điều kiện cho người nghèo có thêm đất và tín dụng, đồng thời đảm bảo cho họ có thể sử dụng miễn phí các dịch vụ y tế và giáo dục cơ bản. Chương trình này hết sức phức tạp vì một trong những nội dung chính là phải nghiên cứu hoàn cảnh của hàng triệu hộ gia đình
[2] . Trái lại, Chương trình 135 là một chương trình tài trợ được thiết kế cho các xã nghèo, chủ yếu được vận dụng để cải thiện cơ sở hạ tầng. Mảng giáo dục trong Chương trình xóa đói giảm nghèo có mục tiêu xoá mù chữ qua việc giảm hoặc miễn học phí và các khoản đóng góp của các hộ nghèo đã được lập danh sách, cùng với việc cấp phát sách giáo khoa và học bổng cho các học sinh nghèo ở nông thôn để có thể đi học trung học phổ thông hay các trường cấp cao hơn ở các huyện lỵ, thành phố. Năm 2001, ngân sách cho Chương trình xóa đói giảm nghèo và 135 chiếm đến 0.5% tổng GDP. Trong những năm gần đây, ngân sách còn được tăng thêm, dù vốn cấp cho 135 nhiều gấp đôi so với Chương trình xóa đói giảm nghèo
[3] . Hiện tại, ước tính có khoảng 12-20% các hộ nghèo ở Việt Nam đang được nhận hỗ trợ về giáo dục theo Chương trình Xóa đói giảm nghèo, và khoảng 12% trong số này nói rằng họ không có khả năng cho con em đi học nếu không được miễn học phí
[4] .
Tuy nhiên, các chương trình nói trên có rất nhiều hạn chế về triển khai thực tế. Thứ nhất, nhiều người đã nhận xét rằng hai chương trình nói trên - đáng lẽ phải hỗ trợ lẫn nhau, thì lại thiếu sự phối hợp đồng bộ; về sự thiếu minh bạch và không có quy chuẩn về cách thức giải ngân từ cấp tỉnh xuống địa phương theo Chương trình xóa đói giảm nghèo; và có hiện tượng lạm dụng ngân sách và thiên vị theo quan hệ chính trị trong việc cấp phát vốn (Bộ Lao động, Thương binh, Xã hội, 1999) Thứ hai, nội dung hỗ trợ giáo dục của Chương trình xóa đói giảm nghèo chỉ tiếp cận được một phần rất nhỏ trong số các hộ nghèo (chỉ có khoảng một phần tư trong khối 20% dân số nghèo nhất và khoảng một phần năm trong khối 20% dân số ít nghèo hơn là được miễn học phí toàn phần; Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam và Ngân hàng Thế giới, 2005, tr. 14). Một yếu tố quan trọng là, chương trình xóa đói giảm nghèo “cho phép” giới chức địa phương chỉ được xếp loại một số lượng nhất định các hộ trong địa bàn là nghèo, bất chấp thực tế là số hộ nghèo trong địa phương đó có thể đang gia tăng, nếu xét theo chuẩn quốc gia (vốn đã rất thấp). Để được chính thức là hộ nghèo, phải có con dấu xác nhận của chính quyền điạ phương, và, nhìn chung, quá trình đánh giá phân loại là tuỳ thuộc hoàn toàn vào các quan chức địa phương tự bàn bạc và quyết định. Sau nữa, dù việc miễn giảm học phí có giúp loại bỏ được một yếu tố về chi phí cho giáo dục, các hộ nghèo hầu như không đủ khả năng chi trả các khoản khác (ví dụ như thực phẩm, chi phí đi lại, chi phí không chính thức) chưa kể đến tiền đi học thêm, mà thường đó mới là cánh cửa để tiếp cận cơ hội học hành có chất lượng. Dù chính quyền luôn tuyên bố các chương trình này đã chăm sóc người nghèo một cách hiệu quả, trên thực tế chúng có nhiều hạn chế nghiêm trọng. Trừ khi các chương trìng này được mở rộng hơn nữa về quy mô, chúng không thể được coi là giải pháp thay thế mang tính xã hội chủ nghĩa.
Kết luận Với lịch sử rất đặc trưng, sau cuộc kháng chiến chống thực dân là thử nghiệm với chế độ xã hội chủ nghĩa bao cấp, bây giờ là một nền kinh tế thị trường “đang khởi sắc”, Việt Nam là một trường hợp đặc biệt để nghiên cứu về sự thay đổi và chuyển hóa một hệ thống giáo dục quốc gia. Trong quá khứ, Việt Nam từng là biểu tượng về đấu tranh chống bá quyền. Ngày nay, Việt Nam có một nền kinh tế đang tăng trưởng nhanh dù vẫn còn đang trong quá trình hội nhập. Nền nông nghiệp tập thể hóa và giấc mơ đại nhảy vọt về công nghiệp nặng đã nhường chỗ cho một nền nông nghiệp hộ cá thể, nền công nghiệp sản xuất và lắp ráp các mặt hàng chi phí thấp, với ngành xuất khẩu nguyên liệu và nông sản. Dù phần lớn nền kinh tế vẫn còn trong tầm kiểm soát hoặc ảnh hưởng của chính phủ, nền kinh tế Việt Nam đang khá giả hơn bao giờ hết. Nhưng tăng trưởng về kinh tế không nói lên nhiều về mô hình giáo dục.
Trong bài viết ngắn này, tôi không thể bộc lộ hết những phức tạp của ngành giáo dục dưới sự lãnh đạo của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Thay vào đó, tôi muốn giải thích sơ lược về những sự kế thừa và thay đổi mang tính nguyên tắc và tổ chức của ngành giáo dục, trong tương quan với hệ thống kinh tế chính trị của Việt Nam. Tôi đã trình bày quá trình thoái hóa từng bước của chính sách giáo dục phổ cập toàn dân đầy mơ mộng của Ðảng Cộng sản Việt Nam dưới thời xã hội chủ nghĩa, để rồi cuối cùng bị thay thế bởi các chủ trương san sẻ những chi phí giáo dục ngày càng cao từ phía nhà nước sang cho các gia đình có con em đi học. Ngày nay, người dân Việt Nam có điều kiện đi học phổ thông dễ dàng nhất so với các thời đã qua, nhưng việc cung cấp dịch vụ này đang ngày càng phụ thuộc nhiều hơn vào các nguyên tắc và định chế của cơ chế thị trường. Cơ chế thị trường, cộng với các chính sách của nhà nước, sẽ tiếp tục duy trì sự bất bình đẳng trong việc phân bố các dịch vụ giáo dục.
Tôi đã thể hiện rằng, bất chấp sự sụp đổ của chế độ bao cấp xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam, dẫn đến sự bỏ rơi các nguyên tắc phổ cập giáo dục vô điều kiện cho toàn dân, và sự trỗi dậy của nền kinh tế thị trường, Ðảng Cộng sản Việt Nam vẫn tiếp tục xây dựng một mặt bằng cơ bản về phúc lợi giáo dục. Đồng thời, tôi cũng trình bày rằng những sự bất bình đẳng trong giáo dục đang tồn tại ở Việt Nam, phần nào là hậu quả của chính chính sách bao cấp xã hội chủ nghĩa hai mặt của Ðảng Cộng sản Việt Nam. Đó cũng là sản phẩm của việc áp dụng các chính sách mới của nhà nước trong thời gian gần đây, qua đó chuyển đổi một cách có hiệu quả gánh nặng về tài chính cho ngành giáo dục từ phía chính phủ sang phía gia đình các học sinh.
Tài liệu tham khảo - Báo Thanh niên: “Các vấn đề giáo dục và lao động trên bàn Thủ tướng” (12/7/2004).
- Báo Lao động: “Lao động và giáo dục” (10/9/2004).
- Beresford, M. (1989a), “Vietnam: Socialist agriculture in transition”. Journal of Contemporary Asia, 20(4) trang 466 – 486.
- Beresford, M. (1989b) National development and reunification in Vietnam. London: Macmillan.
- Beresford, M. (1997) “Vietnam: The transition from central planning”. Trong G. Rodan,
- K. Hewison, & R. Robinson (Eds.), The political economy of South-East Asia (tr. 179– 204). Oxford, UK: Oxford University Press.
- Davis, P.R. (2001), “Rethinking the welfare regime approach”. Global Social Policy, 1(1), tr. 79-107.
- Esping-Andersen, G. (1990). Three worlds of welfare capitalism. Cambridge, UK: Polity Press.
- Esping-Andersen, G. (1999). Social Foundations of post-industrial economies. Oxford, UK: Oxford University Press.
- Ford, A. (1999). “The institutions of the transition from central planning”. Trong C. Barlow (Ed.), Institutions and economic change in Southeast Asia: The context of development from the 1960s to the 1990s. Cheltenham, UK: Edward Elgar.
- Ford, A. & deVylder, S. (1996). From plan to market: the economic transition in Vietnam. Boulder, CO: Westview Press.
- GSO (1999) Điều tra mức sống hộ gia đình ở Việt Nam, 1997-1998. Hà Nội, Việt Nam. Nhà xuất bảm Tổng cục Thống kê.
- GSO (2001) Số liệu dân số và Kinh tế Xã hội, 1975-2000. Hà nội, Việt Nam, Nhà xuất bản Tổng cục Thống kê.
- GSO (2003) Điều tra về mức sống hộ gia đình Việt Nam, 2001-2002. Hà Nội, Việt Nam. Nhà xuất bản Tổng cục Thống kê.
- Gough, I. (1999) Welfare regimes: On adapting the framework to developing countries. Unpublished manuscript, University of Bath, UK.
- Kerkvliet, B.J.T (2005). The power of everyday politics: How Vietnamese peasants transformed national policy. Ithaca, NY: Cornell University Press.
- London, J.D. (2004) Social provision and the transformation of the socialist state: Mass education and health provision in Vietnam’s market transition. Unpublished doctoral dissertation, University of Wisconsin-Madison.
- MOET (1992) Số liệu thống kê giáo dục và đào tạo, 1981-1990. Hà nội, Việt Nam. Bộ Giáo dục & Đào tạo.
- MOET (1995a) Số liệu thống kê giáo dục và đào tạo, 1945-1995. Unpublished statistical brief.
- MOET (1995b). Số liệu thống kê giáo dục phổ thông: Năm học 1995-1996. Unpublished statistical brief.
- MOET (2000). Báo cáo: Chuyên đề giáo dục. Unpublished brief.
- MOET (2005) Số liệu thống kê giáo dục. Truy cập ngày 20/5/2005 từ http://edu.net.vn/data/thongke/
- MOH, GSO, UNICEF & WHO (2005) Survey assessment of Vietnamese Youth. Hanoi, Vietnam: Ministry of Health.
- MOLISA (1999) Tình hình thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo các tỉnh khu vực miền Trung và Tây nguyên 6 tháng đầu năm 1999. Unpublished report.
- MOD (1990) Kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Hà nội, Việt Nam. Nhà xuất bản Sự thật.
- Ngo, V.H. (1991) Post-war Vietnam: Political Economy. In D. Allen & N.V. Long (Eds) Coming to terms: Indochina, the United States, and the war (pp 65-88). Boulder, CO: Westview Press.
- Nguyen, N.N (September, 2002) Trends in the education sector from 1993-98 (World Bank Policy Research Working Paper No. 2891) Washington, DC: World Bank.
- Nguyen, V.C. Looking for the future: Work versus education. Unpublished paper, Amsterdam School for Social Science Research, Center for Asian Studies, Netherlands.
- Nguyen, T.C. (1997), “Vấn đề giáo dục và đào tạo trong nền kinh tế chuyển đổi Việt Nam”. Phát triển Kinh tế, 861, tr. 28-31.
- Pham, M.H. (1999) Giáo dục Việt Nam: Trước ngưỡng cửa của thế kỷ XXI. Hà nội, Việt Nam: Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia.
- Phong, D & Beresfold, M (1998) Authority relations and economic decision-making in Vietnam: An historical perspective. Copenhagen, Denmark: Nordic Institute of Asian Studies.
- Porter, G. (1993) Vietnam: The politics of bureaucratic socialism. Ithaca, NY: Cornell University Press.
- Poverty Working Group (1999) Attacking Poverty: Vietnam Development report, 2000. Washington, DC: World Bank.
- Sepheri, A (2004). User fee, financial autonomy, and access to social services in Vietnam. Unpublished working paper.
- SRV & World Bank (2005) Managing public expenditure for poverty reduction and growth: Public expenditure review and integrated fiduciary assessment. Hanoi, Vietnam: Financial Publishing House.
- United Nations (1999) Looking ahead: A common country assessment. Hanoi, Vietnam: Author.
- UNDP – Deustch Gesellschaft fur Technische Zusammenarbeit (1999) First forum on the national target programme on hunger eradication and poverty reduction. Unpublished paper.
- UN & MOLISA (1999) Dịch vụ xã hội cơ bản ở Việt Nam. Hanoi, Vietnam: United Nations.
- Vietnam Consultative Group (2004, December) Governance: Vietnam Development Report 2005. (Join donor report to the Consultative Group Meeting) Hanoi, Vietnam: Author.
Vo, N.T. (1990) Vietnam’s economic policy since 1975. Singapore: Institute of Sotheast Asian Studies. - Vo, T.S., Truong, T.K.N., Doan, T.H., and Nguyen, T.T. (2001): “School enrolments and drop outs”. Trong D. Haughton, J. Haughton, & P. Nguyen (Eds.) Living standards during an economic boom. Hanoi, Vietnam: UNDP & Nhà xuất bản Thống kê.
- White, Christine Pelzer (1986) “Everyday resistance, socialist revolution and rural development: the Vietnamese case”. Journal of Peasant Studies, 13(2), tr. 49-63.
- World Bank (1996a, October). Vietnam: Fiscal decentralization and the delivery of rural services. (Report No. 15745-VN) Washington, DC: World Bank, East Asia and Pacific Division, Country Department I, Country Operations Division.
- World Bank (1996b) Vietnam education finance sector study. Washington, DC: World Bank, East Asia Pacific Region, Human Resources Operation Division.
- World Bank (2004) “Global poverty down by half since 1981 but progress uneven as economic growth eludes many countries”. Retrieved May 20, 2005 from http://www.worldbank.org.vn/news/press46-01.htm.
Bản tiếng Việt © 2007 talawas
[1]Đại hội Đảng lần thứ 7 năm 1991 đã công khai thừa nhận những bất cập về điều kiện giáo dục và y tế cho người nghèo (UNDP – Deutsche Gesellschaft fur Technische Zusammenarbeit, 1999).
[2]Chính phủ phải mất hai năm mới định hình được cơ cấu tổ chức triển khai. Để tiến hành khảo sát, đến cuối năm 1998, nhà nước đã thành lập các ban xoá đói giảm nghèo ở 6,958 xã (trong tổng số 7,518 xã hiện tại) và chính quyền địa phương bắt đầu công tác đánh giá, phân loại theo các tiêu chuẩn của Chính phủ để xác định số hộ nghèo trong từng xã.
[3]Đơn cử, trong 3 năm đầu thực hiện chương trình xóa đói giảm nghèo, Bộ Giáo dục & Đào tạo chỉ giải ngân một khoản tương đương với khoảng 2% tổng ngân sách ngành giáo dục.
[4]Dù theo thiết kế của chương trình xoá đói giảm nghèo là có sự tham gia từ người dân, quá trình triển khai thường được thực hiện một cách áp đặt từ trên xuống (Nhóm Tư vấn Việt Nam, 2004, tr. 27 & 30).