© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Nghệ thuậtÂm nhạc
11.2.2008
John C. Schafer
Hiện tượng Trịnh Công Sơn
Hoài Phi, Vy Huyền dịch
 1   2   3   4 
 
Kết luận

Hiện tượng Trịnh Công Sơn một phần là câu chuyện về quan hệ giữa nghệ sĩ và quyền lực chính trị. Việc người Mỹ tán tỉnh Phạm Duy, việc Việt Nam Cộng hoà cấm nhạc Trịnh, và việc sau chiến tranh, Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam lo lắng không biết phải làm gì với Trịnh Công Sơn và các bản nhạc phản chiến của ông trong tập Ca khúc Da vàng cho thấy nhà nước hiện đại nhận thức được rất rõ vai trò của người nghệ sĩ trong việc định hình phản ứng của công chúng đối với chính sách của họ. Việc các bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn bị cấm đoán ở cả Việt Nam Cộng hoà và Cộng hoà Xã hội chủ nghĩa Việt Nam cho thấy chính quyền đặc biệt lưu tâm tới những tác phẩm nghệ thuật có thể gây cản trở khả năng tiến hành chiến tranh của họ. Nhưng chính những bài hát phản chiến này, trong đó Trịnh Công Sơn chống lại lòng thù hận và sự giết chóc bất kể đến từ phe nào, dù họ nghĩ phe mình có chính nghĩa thế nào đi nữa – đã mang lại danh tiếng cho người nhạc sĩ luôn phục vụ mục đích nhân văn, chứ không phải cho các mục tiêu chính trị hạn hẹp. Trong một bài tưởng niệm bạn mình, hoạ sĩ Bửu Chỉ, người sống ở Huế cho đến khi qua đời vào năm 2002, viết:

Có người sẽ cho rằng không phải nói đến những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn nữa, vì chữ thời đã qua rồi. Nghĩa là không còn thời tính nữa… Tôi thì cho rằng, đến ngày nay, qua những trò dâu bể của cuộc thế, thời tính của những ca khúc phản chiến của Trịnh Công Sơn vẫn còn. Nó còn trong ý nghĩa của tiếng nói lương tâm và nhân ái. Qua tác phẩm của mình chưa từng ai nói đến lương tâm và lòng nhân ái đậm đà như anh. Tiếng nói này còn phải luôn luôn được tôn trọng trước khi ta bắt tay vào một công việc, mà công việc đó sẽ có ảnh hưởng trên hàng vạn, hàng triệu sinh linh.” (2001, 32)

Như ta thấy, Bộ Văn hoá Thông tin đã cố gắng ngăn chặn việc truyền bá và biểu diễn các bài hát phản chiến của Trịnh Công Sơn, nhưng họ cũng đã không ngăn nổi sự trở lại của những bản nhạc tình buồn rất phổ thông ở miền Nam trong thời chiến. “Việc nhạc Việt Nam Cộng Hoà trở lại chiếm một vị trí trung tâm của Việt Nam đương đại [vào thập niên 1990]”, Taylor lập luận, “chứng tỏ mức độ thất bại của các quan chức chính phủ chịu trách nhiệm về văn hoá. Nhịp điệu, hoà âm và giai điệu đầy nhục cảm của các bài hát đó, cộng với chủ đề về tình yêu tan vỡ và những lời than nuối tiếc ngày xưa hiện đang thống trị thế giới âm thanh của công chúng người Việt” (2001, 55). Việc trở lại của loại nhạc này, trong đó có nhạc của Trịnh Công Sơn, có phải phản ánh một nét cơ bản trong tính cách Việt hay chỉ phản ánh tính cách của người Việt sống ở vùng đất trước đây gọi là Việt Nam Cộng hoà? Taylor nêu ra hai sở thích của người miền nam, thích ngoại lai và thích hoài niệm, và hai đề tài này đều đã được phản ánh trong âm nhạc của họ. Theo Taylor, hai sở thích này “bắt nguồn từ một quá trình tiếp xúc lâu dài với nước ngoài, mà người Việt luôn phải chuyển đổi kinh tế và định dạng văn hoá”. Chủ đề hoài niệm, theo Taylor, cung cấp cho người Nam bộ “những chối bỏ hay những con đường thoát tưởng tượng” để trốn khỏi những gẫy vỡ trong cuộc sống của họ (25). Có thể coi những bài hát thuộc loại này của Trịnh Công Sơn là những bản nhạc được sáng tác để phù hợp với người nghe vốn chịu ảnh hưởng của lịch sử và văn hoá miền Nam.

Nhưng người nghe ở phía bắc vĩ tuyến 17 cũng yêu những bài hát của ông. Trong số những bài tưởng niệm cảm động nhất về Trịnh Công Sơn, có nhiều bài do người miền Bắc viết, những người đã từng lén nghe nhạc Trịnh trong thời chiến tranh và bị mê hoặc (Vĩnh Nguyên 2001, Văn Cao 2001/1995, Nguyễn Duy 2001/1987, Nguyễn Văn Thọ 2001). Chủ nghĩa thích ngoại lai và hoài niệm cũng có vẻ được tán thưởng ở miền Bắc vĩ tuyến 17 y như ở miền Nam. Người ta kể là Ðào Duy Anh, một trong những học giả được coi trọng nhất ở Việt Nam – và là một người, cũng như Trịnh Công Sơn, luôn có mối quan hệ không dễ dàng với nhà nước – đã từng nói Trịnh Công Sơn “muốn ôm hết những mâu thuẫn và khát vọng của đất nước vào mình” (trích trong Nguyễn Ðắc Xuân 2003, 123). Các bài hát của Trịnh Công Sơn có thể thành công bởi vì các ý nghĩ mâu thuẫn trong chúng được kết hợp lại thành một tổng thể nghệ thuật dễ nghe. Các bản nhạc của ông buồn và đầy hoài niệm, như Trần Hữu Thục đã nhận xét, nhưng nhà phê bình này cũng nhận ra Trịnh Công Sơn có một quan điểm “nghịch lý” về nhân sinh (2001, 76), một quan điểm được thể hiện ở những câu sau trong bài “Gần như niềm tuyệt vọng”:

Có điều gì gần như niềm tuyệt vọng?
Trong xuân thì nhìn thấy bóng trăm năm.

Những ngàn xưa trôi đến bây giờ,
Sông ra đi hay mới bước về?

Phẩm chất nghịch lý này được gợi lên qua chữ “gần như”: Một điều gì gần như là niềm tuyệt vọng nhưng không phải là hoàn toàn vô vọng. “Có một chút của cái này một chút của cái kia”, trong rất nhiều bài hát của Trịnh Công Sơn, Cao Huy Thuần viết, và “Có một chút của cái này trong một chút của cái kia” (2001b, 102). Phẩm chất nghịch lý này được thể hiện rõ ràng hơn trong những dòng đối lập giữa tuổi trẻ và vĩnh cửu, giữa quá khứ và hiện tại, giữa đi và đến. Đây rõ ràng là quan niệm Phật giáo về tính vô thường mà tôi đã đề cập ở phần trên. “Vô thường trong Trịnh Công Sơn”, Cao Huy Thuần viết, “không có gì khác hơn là là cái đi vào cái không ” (2001b, 95). Và ngược lại, dường như hư vô cũng bước vào hữu thể. Phẩm chất nghịch lý này cũng được phản ánh trong thái độ của Trịnh Công Sơn đối với cái chết: Thấy trước cái chết khiến chúng ta yêu cuộc đời hơn; cái chết bước vào cuộc sống và khiến cuộc sống trở nên nồng nàn hơn.

Cách nghĩ “nghịch lý” này được thể hiện rõ rệt trong rất nhiều bài hát của Trịnh Công Sơn đến mức ta ngờ rằng từ thuở còn rất trẻ, người nhạc sĩ này đã nhìn thế giới như vậy. Khi lớn tuổi hơn, và khi sức khoẻ giảm sút, điều này lại càng trở nên rõ rệt hơn. Trong “Tôi ơi đừng tuyệt vọng”, nhạc sĩ tự nhủ mình đừng tuyệt vọng, nhưng hình ảnh trong bài hát - của lá rơi trong mùa đông, của cánh diều rơi xuống vực – dường như không mang chút an ủi nào. Ðây có phải là hy vọng nhuốm màu tuyệt vọng? Hay tuyệt vọng nhuốm màu hy vọng? Thật khó nói. Vì Trịnh Công Sơn nhận ra rằng nhân sinh là một sự pha trộn giữa khổ đau và hoan lạc, các cặp đối lập trong sáng tác của ông gần với nghịch lý hơn - dường như có vẻ đối lập, nhưng không hẳn là vậy – vì mỗi phần của cặp đối lập – tình yêu/chia lìa, niềm vui/nỗi buồn, cuộc sống/cái chết – phần nào đựng hạt mầm của phần kia. Khi còn là thanh niên ở Huế và chiến tranh bắt đầu leo thang, Hoàng Phủ Ngọc Tường cho biết ông và Trịnh Công Sơn tin rằng “nghệ thuật chỉ là một cách thế đối diện với cái chết” (2004, 57). Suốt đời Trịnh Công Sơn giữ cho mình khỏi tuyệt vọng bằng cách trình bày tính nhị nguyên của kiếp người trong nghệ thuật. Dù ông đã qua đời, nghệ thuật của ông vẫn còn tồn tại. Dường như người Việt trên mọi miền đất nước vẫn tiếp tục say mê nhạc Trịnh vì ông đã nắm bắt được sự mâu thuẫn trong kiếp người – ông đã diễn tả giùm họ nỗi khắc khoải lo âu cũng như những niềm vui chóng tàn của họ.


Phụ lục I
Tên các bài hát

Các bài hát được liệt kê theo thứ tự bảng chữ cái. Tất cả những bài nay đều do Trịnh Công Sơn sáng tác, trừ khi tên một nhạc sĩ khác cũng được đề cập đến. Những bài hát có dấu hoa thị được dịch ở Phụ lục II (của bản tiếng Anh).

“Bài ca dành cho những xác người”
“Bên đời hiu quạnh”
“Biển nhớ”
“Buồn tàn thu” của Văn Cao
“Ca dao mẹ”
“Cát bụi”
“Chiều trên quê hương tôi”
“Chinh phụ ca” của Phạm Duy
“Cho một người nằm xuống”
“Có một ngày như thế”
“Dã tràng ca”
“Diễm xưa”*
“Dựng lại người dựng lại nhà”
“Đại bác ru đêm”*
“Để gió cuốn đi”
“Đêm thấy ta là thác đổ”
“Đoá hoa vô thường”
“Em còn nhớ hay em đã quên”
“Em ở nông trường em ra biên giới”
“Gánh rau ra chợ”
“Gần như niềm tuyệt vọng”
“Gia tài của mẹ”
“Giọt mưa thu” của Đặng Thế Phong
“Gọi tên bốn mùa”
“Gửi gió cho mây ngàn bay” của Đoàn Chuẩn và Từ Linh
“Hát trên những xác người”
“Huế Sài Gòn Hà Nội”
“Huyền thoại mẹ”
“Lời của dòng sông”
“Máy kéo nông trường”
“Mỗi ngày tôi chọn một niềm vui”
“Một cõi đi về”*
“Ngẫu nhiên”
“Ngủ đi con”
“Ngụ ngôn của mùa đông”
“Người con gái Việt Nam da vàng”
“Nhớ mùa thu Hà Nội”
“Nhớ người thương binh” của Phạm Duy
“Như hòn bi xanh”
“Như một lời chia tay”
“Nối vòng tay lớn”
“Ở trọ”
“Tiếng hát to” của Phạm Duy
“Tình ca của người mất trí”
“Tình sầu”
“Tôi ơi đừng tuyệt vọng”
“Ướt mi”
“Vết lăn trầm”
“Việt Nam ơi hãy vùng lên”


Phụ lục II

Diễm xưa

Diễm xưa
Mưa vẫn mưa bay trên tầng tháp cổ
Dài tay em mấy thuở mắt xanh xao
Nghe lá thu mưa reo mòn gót nhỏ
Đường dài hun hút cho mắt thêm sâu
Mưa vẫn hay mưa trên hàng lá nhỏ
Buổi chiều ngồi ngóng những chuyến mưa qua
Trên bước chân em âm thầm lá đổ
Chợt hồn xanh buốt cho mình xót xa
Chiều này còn mưa sao em không lại
Nhớ mãi trong cơn đau vùi
Làm sao có nhau
Hằn lên nỗi đau
Bước chân em xin về mau
Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em biết bia đá không đau
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Ngày sau sỏi đá cũng cần có nhau
Mưa vẫn hay mưa cho đời biển động
Làm sao em nhớ những vết chim di
Xin hãy cho mưa qua miền đất rộng
Để người phiêu lãng quên mình lãng du
Diễm of the Past
The rain still falls on the old temple
Your long arms, your pale eyes
Autumn leaves fall, the sound of soft steps
I look in the distance, straining to see
The rain still falls on small leaves
In the afternoon rain I sit waiting
In your footsteps leaves quietly fall
Coldness suddenly pervades my soul
This afternoon rain still falls why don't you come
Memories in the midst of pain
How can we be with each other
Marks of pain appear
I beg you to return soon
The rain still falls, life's like a sea storm
How do you know a gravestone feels no pain
Please let the rain pass over this region
In the future even stones will need each other
The rain still falls, life's like a sea storm
How do you remember traces of migrating birds
Please let the rain pass over this region
Let the wanderer forget he's wandering


Đại bác ru đêm

Đại bác ru đêm
Đại bác đêm đêm dội về thành phố
Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe
Đại bác qua đây đánh thức mẹ dậy
Đại bác qua đây con thơ buồn tủi
Nữa đêm sáng chói hoả châu trên núi
Đại bác đêm đêm dội về thành phố
Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe
Từng chuyến bay đêm con thơ giật mình
Hầm trú tan hoang ôi da thịt vàng
Từng đêm chong sáng là mắt quê hương
Hằng vạn tấn bom trút xuống đầu làng
Hằng vạn tấn bom trút xuống ruộng đồng
Cửa nhà Việt Nam cháy đỏ cuối thôn
Hằng vạn chuyến xe Clay-more lựu đạn
Hằng vạn chuyến xe mang vô thị thành
Từng vùng thịt xương có mẹ có em
Đại bác đêm đêm dội về thành phố
Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe
Đại bác đêm đêm tương lai rụng vàng
Đại bác như kinh không mang lời nguyện
Trẻ thơ quên sống từng đêm nghe ngóng
Đại bác đêm đêm dội về thành phố
Người phu quét đường dừng chổi đứng nghe
Đại bác đêm đêm ru da thịt vàng
Đại bác nghe quen như câu dạo buồn
Trẻ con chưa lớn để thấy quê hương
A Lullaby of Cannons for the Night
Every night cannons resound in the town
A street cleaner stops sweeping and listens
The cannons wake up a mother
The cannons disturb a young child
At midnight a flare shines in the mountains
Every night cannons resound in the town
A street cleaner stops sweeping and listens
Each flight of the planes frightens the child
Destroying the shelter, tearing golden skin
Each night the native land's eyes stay open wide
Thousands of bombs rain down on the village
Thousands of bombs rain down on the field
And Vietnamese homes burn bright in the hamlet
Thousands of trucks with Claymores and grenades
Thousands of trucks enter the cities
Carrying the remains of mothers, sisters, brothers
Every night cannons resound in the town
A street cleaner stops sweeping and listens
Every night cannons create a future without life
Cannons like a chant without a prayer
Children forget to live and anxiously wait
Every night cannons resound in the town
A street cleaner stops sweeping and listens
Every night cannons sing a lullaby for golden skin
The cannons sound like a prelude to a familiar sad song
And children are gone before they see their native land


Một cõi đi về

Một cõi đi về
Bao nhiêu năm rồi còn mãi ra đi
Đi đâu loanh quanh cho đời mỏi mệt
Trên hai vai ta đôi vầng nhật nguyệt
Rọi suốt trăm năm một cõi đi về
Lời nào của cây lời nào cỏ lạ
Một chiều ngồi say một đời thật nhẹ
ngày qua…
Vừa tàn mùa xuân rồi tàn mùa hạ
Một ngày đầu thu nghe chân ngựa về
chốn xa…
Mây che trên đầu và nắng trên vai
Đôi chân ta đi sông còn ở lại
Con tinh yêu thương vô tình chợt gọi
Lại thấy trong ta hiện bóng con người
Nghe mưa nơi này lại nhớ mưa xa
Mưa bay trong ta bay từng hạt nhỏ
Trăm năm vô biên chưa từng hội ngộ
Chẳng biết nơi nao là chốn quê nhà
Đường chạy vòng quanh một vòng tiều tuỵ
Một bờ cỏ non một bờ mộng mị
ngày xưa…
Từng lời tà dương là lời mộ địa
Từng lời bể sông nghe ra từ độ
suối khe
Trong khi ta về lại nhớ ta đi
Đi lên non cao đi về biển rộng
Đôi tay nhân gian chưa từng độ lượng
Ngọn gió hoang vu thổi suốt xuân thì
Hôm nay ta say ôm đời ngủ muộn
Để sớm mai đây lại tiếc xuân thì
A Place for Leaving and Returning
Many years I've wandered
Going in circles, growing tired
On my shoulders the sun and the moon
Lighting a lifetime, a place for leaving and returning
What word from the trees, what word from the grass
An afternoon of pleasure, a life that is light
A day passes
First spring is gone, then summer as well
In early fall one hears horses returning
To a place far away
Clouds overhead and sun on the shoulders
I walk away, the river stays
From the spirit of love comes an unbidden call
And within myself a human shadow appears
This rain reminds me of rain long ago
It falls within me, drop by small drop
Years without end and never a meeting
One doesn't know which place is home
The road goes in circles miserable and sad
On one side new grass, on the other dreams
Of the past
Each sunset's call is also the grave's
In the stream one hears the call
Of the sea
When I return I remember leaving
I climb the high mountain, go down to the wide sea
My arms have not yet covered the world
In the spring of life a desolate wind blows
Today I drink and wake up late
Tomorrow I regret the springtime I've lost



Lời cảm ơn

Vợ tôi, Cao Thị Như-Quỳnh, đã có những giúp đỡ vô giá trong quá trình nghiên cứu và viết bài này. Những người sau đây đã giúp tôi rất nhiều qua những email trả lời các câu hỏi của tôi về một số khía cạnh trong cuộc đời và sáng tác âm nhạc của Trịnh Công Sơn: Cao Huy Thuần, Ðinh Cường, Phạm Văn Ðỉnh, Sâm Thương, Thái Kim Lan và Trần Vân Mai. Tôi cũng muốn được cảm ơn những nhà phê bình ẩn danh (anonymous reviewers) đã đọc và góp ý cho bản thảo trước của bài viết này.


Thư mục tham khảo

Ghi chú thư mục: Các cuốn sách in lại các bài viết trước đây về Trịnh Công Sơn thường không cung cấp thông tin đầy đủ - thậm chí có khi còn không cung cấp chút thông tin nào - về thời điểm và nơi bài viết được đăng lần đầu. Tôi cung cấp toàn bộ những thông tin mà các nhà biên tập đã công bố.

Bùi Bảo Trúc. 2001. “Về Trịnh Công Sơn”. Văn 53 & 54 (tháng 5/6): trang 43-62.

Bửu Chỉ. 2001. “Nhạc phản chiến Trịnh Công Sơn” Diễn đàn số 110 (tháng 9): trang 29-32.

Bửu Ý. 2003. Trịnh Công Sơn: Một nhạc sĩ thiên tài. Trẻ: Thành phố Hồ Chí Minh.

Cao Huy Thuần. 2001a. Nhận xét khi giới thiệu các bài hát trong “Đêm hoài niệm Trịnh Công Sơn”. Paris. 26 tháng 5.

--------. 2001b. “Buồn bã với những môi hôn”. Trong Trịnh Công Sơn cát bụi lộng lẫy.

--------. 2003a. “Nhạc chống chiến tranh của Trịnh Công Sơn”. Nhận xét khi giới thiệu các bài hát trong “Đêm Trịnh Công Sơn: Hoà Bình và Tình Yêu”. Paris. 3 tháng 5, 2003.

--------. 2003b. “Trịnh Công Sơn, từ bài hát đầu đến bài hát cuối”. Nhận xét khi giới thiệu các bài hát trong “Đêm Trịnh Công Sơn: Hoà Bình và Tình Yêu”. Paris. 3 tháng 5, 2003.

Cổ Ngư. 2001. “Đôi dòng về Trịnh Công Sơn”. Văn học số 186 & 187 (tháng 10/11): trang 7-14.

Đăng Tiến. 2001a. “Trịnh Công Sơn: đời và nhạc”. Văn số 53 & 54 (tháng 5/6): trang 9-23.

--------. 2001b. “Trịnh Công Sơn: Tiếng hát hoà bình”. Văn học số 186 & 187 (tháng 10/11.): trang 176-200.

Đinh Cường. 2001. “Tình bạn, hồi sinh cơn hôn mê”. Trong Trịnh Công Sơn: Cuộc đời, âm nhạc, thơ, hội hoạ, suy tưởng.

Đỗ Ngọc Yến. 1987. “Tâm ca Phạm Duy và phong trào du ca”. Văn học số 21 (tháng 10.): trang 118-126.

Do Vinh Tai, Joseph, and Eric Scigliano. 1997. “Love Songs of a Madman: Poems of Peace and War by Trịnh Công Sơn”. Trong Not a War: American Vietnamese Fiction, Poetry and Essays, edited by Dan Duffy. Việt Nam Forum, no. 16. New Haven, CT: Yale University, Council on Southeast Asia Studies.

Giao Vy. 2002. “Huế lang thang trong tháng tư”. Diễn đàn số 118 (tháng 5): trang 30-32.

Gibbs, Jason. 2002. “Memories of Love”. Vietnam Cultural Window 47 (Feb.): 8-9.

--------. 1998a. “Nhac Tien Chien: The Origins of Vietnamese Popular Song”. http://www.thingsasian.com. Truy cập ngày 6 tháng 3, 2003.

--------. 1998b. “Reform and Tradition in Early Vietnamese Popular Song”. http://www.thingsasian.com. Truy cập ngày 15 tháng 7, 2003.

Hoàng Phủ Ngọc Tường. 1995/1994. “Tuyệt tình cốc”. Hợp lưu số 22 (tháng 4/5): trang 52-58. Trong lần đầu vào năm 1994.

--------. 2001/1995. “Hành tinh tình yêu thương của Hoàng tử Bé”. Trong Trịnh Công Sơn: Một người thơ ca, một cõi đi về. Trong lần đầu trong cột “Nhàn đàm” trên Thanh Niên (Youth).

--------. 2004. Trịnh Công Sơn và cây đàn lya của hoàng tử bé. Thành phố Hồ Chí Minh, Trẻ.

Jones, Andrew F. 2001. Yellow Music. Durham: Duke University Press.

Kamm, Henry. 1993. “Vietnamese Poet Sings a Song of Endurance”. New York Times, 6 April.

Khánh Ly. 1988. “Huế, Tình yêu tôi”. Tiếng Sông Hương: trang 15-17.

--------. 2001. “Bên đời hiu quạnh”. Trong Trịnh Công Sơn: Một người thơ ca, một cõi đi về.

--------. 2004. Phỏng vấn với Bùi Văn Phú. “Khánh Ly nói về đời mình, về Trịnh Công Sơn” (Khánh Ly talks about her own life, about Trịnh Công Sơn). Văn (Literature) 92 (August):79-93.

Kierkegaard, SØren. 1941/1846. Concluding Unscientific Postscript. Trans. David Swenson. Princeton, NJ: Princeton University Press.

Lê Hữu. 2003. “Từ ‘Diễm Xưa’ đến ‘Một Cõi Đi Về’”. Văn học số 186 & 187 (tháng 10/11.): trang 226-245.

Muller, René. 1998. Beyond Marginality. Westport, CT: Praeger.

Nguyễn Đắc Xuân. 2001. “Nhạc sĩ Trịnh Công Sơn với 'quê quán tôi xưa'“. Trong Trịnh Công Sơn cát bụi lộng lẫy.

--------. 2003. Trịnh Công Sơn: Có một thời như thế. Thành phố Hồ Chí Minh: Văn Học.

Nguyễn Duy. 2001/1987. “Ngày sau sỏi đá”. Hợp lưu số 59 (tháng 6/7): trang 59-65. Trong lần đầu trong Tôi thích làm vua. Thành phố Hồ Chí Minh: Văn Nghệ, 1987.

Nguyễn Hoàng Văn. 2001. “Trịnh Công Sơn, khép lại một đời”. Hợp lưu số 59 (tháng 6/7): trang 54-58.

Nguyen, Phong T., ed. 1991. New Perspectives on Vietnamese Music. Lac Viet Series, no. 14. New Haven, CT: Yale University, Council on Southeast Asia Studies.

Nguyễn Quang Sáng và Phạm Sĩ Sáu, biên tập. 2001. Trịnh Công Sơn: Người hát rong qua nhiều thế hệ. Thành phố Hồ Chí Minh: Trẻ.

Nguyễn Thanh Ty. 2001. “Về một quãng đời của Trịnh Công Sơn”. Văn học số 186 & 187 (tháng 10/11): trang 208-225.

--------. 2004. Về một quãng đời Trịnh Công Sơn. Không rõ nhà xuất bản và nơi xuất bản. Rõ ràng là do tác giả tự xuất bản.

Nguyễn Trọng Tạo và những người khác, biên tập. 2001. Trịnh Công Sơn: Một người thơ ca, một cõi đi về. Hà Nội: Âm Nhạc.

--------. 2002. “Chatting about Lyrics and Music”. Vietnam Cultural Window 47 (Feb.): 13.

Nguyễn Văn Lục. “30 tháng 4—Đi tìm thời gian đánh mất: phần 5”. http://dactrung.net. Truy cập ngày 15 tháng 5 2006.

Nguyễn Văn Thọ. 2001. “Nhớ Trịnh Công Sơn” (Remembering Trịnh Công Sơn). Trong Trịnh Công Sơn: Một người thơ ca, một cõi đi về.

Nhật Lệ. 2001/1999. “Trịnh Công Sơn và tiềm thức 'thân phận mong manh'“. Trong Trịnh Công Sơn: Một người thơ ca, một cõi đi về. Lần đầu in trong Những người lao động và sáng tạo. Lao Động.

Nhật Tiến. 1989. “Mấy suy nghĩ của người sáng tác”. Văn học số 39 (tháng 4): trang 44-67.

“Nhiều nhạc phẩm của Trịnh Công Sơn chưa được lưu hành” (2003) [không để tên tác giả]. Express, 19 tháng 4, 2003. http://vnexpress.net/Vietnam/Van-hoa/Am-nhac. Truy cập ngày 14, tháng2, 2005.

Phạm Duy. 1990. Đường về dân ca. Los Alamitos, CA: Xuân Thu.

--------. 1991. Hồi ký: Thời phân chia quốc cộng. Midway City, CA: PDC Musical Productions.

--------. 1993. “Nhạc Văn Cao”. Hợp lưu số 8 (tháng 12/1.): trang 8-21.

--------. 1994. “Những bước đầu trong nửa thế kỷ âm nhạc”. Hợp lưu số 19 (tháng 10/11): trang 70-87.

Rupp, George. 1979. Existentialism and Zen. New York: Oxford University Press.

Sâm Thương. 2004. “Đi tìm thời gian đã mất: phần I”. http://www.tcs-forum.org/resources/articles. Truy cập ngày 24 March 2005.

Schafer, John C. 2007. “Death, Buddhism and Existentialism in the Songs of Trịnh Công Sơn”. Journal of Vietnamese Studies 2 (Winter): 144-186.

Shaplen, Robert. 1985. “Reporter at Large: Return to Vietnam II”. New Yorker, 29 April.

Taylor, Philip. 2001. Fragments of the Present: Searching for Modernity in Vietnam's South. Crows Nest, Australia: Allen and Unwin.

Thái Kim Lan. 2001. “Trịnh Công Sơn, Nơi vùng ưu tư thành tiếng du ca”. Trong Trịnh Công Sơn: Cuộc đời, âm nhạc, thơ, hội hoạ, suy tưởng.

Thanh Hải. 2001. “Anh Trịnh Công Sơn và tôi”. Diễn đàn số 107 (tháng 5): 38-40.

Thu Hà. 2003. “Cái gì đã thuộc về nguyên tắc thì không có ngoại lệ”. Tuổi trẻ, 18 tháng 4, 2003. http://www.tuoitre.com.vn. Truy cập ngày 11 tháng 5 2004.

Tô Vũ. 1976. “Nhạc vàng là gì?” Văn hoá nghệ thuật số 5: trang 43-46.

Trần Hữu Thục. 2003. “Một cái nhìn về ca từ Trịnh Công Sơn”. Văn học số 186 & 187 (tháng 10 & 11.): trang 53-83.

Trần Thuỳ Mai và những người khác, biên tập. 2001. Trịnh Công Sơn cát bụi lộng lẫy. Huế: Thuận Hoá.

Trần Tuyết Hoa. “40 năm hành trình âm nhạc: Trịnh Công Sơn, Thái Hoà và tôi”. http://www.chuyenluan.net. Truy cập ngày 7 tháng 5 2006.

Trịnh Công Sơn. 1972. “Thay lời tựa”. Trong Tự tình khúc. Sài Gòn: Nhân bản. In lại với tên “Tin vào niềm tuyệt vọng” trong Trịnh Công Sơn: Một người thơ ca, một cõi đi về.

--------. 2003/1978. “Nam Thạch Hãn những ngày đầu tháng ba”. Trong Trịnh Công Sơn: Có một thời như thế. Lần đầu in trong Văn nghệ, Bình Trị Thiên: 9 tháng 7, 1978.

--------. 2003/1987a. “Thời kỳ trốn lính”. Trong Trịnh Công Sơn: Có một thời như thế. In lần đầu vào năm 1987.

--------. 2003/1987b. “Nỗi ám ảnh thời thơ ấu”. Trong Trịnh Công Sơn: Có một thời như thế. In lần đầu năm 1987.

--------. 2001/1989. Trong phỏng vấn với Lữ Quỳnh. “Tôi đã tận hưởng những tình cảm nhân loại”. Trong Trịnh Công Sơn: Một người thơ ca, một cõi đi về. In lần đầu trên Cửa sổ văn hoá (tháng 5).

--------. 2001/1990. “Bài hát đầu tiên bài hát cuối cùng”. Trong Trịnh Công Sơn: Cuộc đời, âm nhạc, thơ, hội hoạ, suy tưởng.

--------. 2001/1993. “Nhớ lại”. Trong Trịnh Công Sơn: Người hát rong qua nhiều thế hệ. In lần đầu trên Sài Gòn Giải Phóng (30 tháng 4).

--------. 2001/1997a. “Để bắt đầu một hồi ức”. Trong Trịnh Công Sơn: Một người thơ ca, một cõi đi về. In lần đầu trong Thế giới âm nhạc (tháng 1).

--------. 2001/1997b. “Hồi ức”. Trong Trịnh Công Sơn: Một người thơ ca, một cõi đi về. In lần đầu trong Thế giới âm nhạc (Tháng 3).

--------. 2001/1997c. “Hồi ức về một nhạc phẩm – Hạ trắng”. Trong Trịnh Công Sơn: Cuộc đời, âm nhạc, thơ, hội hoạ, suy tưởng. In lần đầu trong Thế giới âm nhạc (tháng 5).

--------. 2001/1998. Trong phỏng vấn với Văn Cầm Hải. “Kiếp sau tôi vẫn là người nghệ sĩ”. Trong Trịnh Công Sơn: Một người thơ ca, một cõi đi về. Không biết ngày và nơi in lần đầu.

--------. 2001/2000. Phỏng vấn với Hoài Anh. “Trịnh Công Sơn, Góp lá mùa xuân”. Trong Trịnh Công Sơn: Người hát rong qua nhiều thế hệ. In lần đầu trong Báo Văn Nghệ Thành Phố Hồ Chí Minh (Mùa xuân).

--------. 2001/n.d. [a]. “Nhớ về một bài hát”. Trong Trịnh Công Sơn: Một người thơ ca, một cõi đi về. Không biết ngày và nơi in lần đầu.

--------. 2001/n.d. [b]. “Phác thảo chân dung tôi”. Trong Trịnh Công Sơn: Một người thơ ca, một cõi đi về. In lần đầu trong Nhạc và đời (Nhà xuất bản Hậu Giang, n.d.).

--------. 2001/n.d. [c]. Phỏng vấn với Quốc Hưng. “Âm nhạc mùa xuân tình yêu”. Trong Trịnh Công Sơn: Một người thơ ca, một cõi đi về. Ngày và nơi in không rõ.

Trịnh Cung. 2001. “Bi kịch Trịnh Công Sơn”. Văn số 53 & 54 (tháng 5/tháng 6): trang 77-83.

Trịnh Cung và Nguyễn Quốc Thái. 2001. Trịnh Công Sơn: Cuộc đời, âm nhạc, thơ, hội hoạ, suy tưởng. Thành phố Hồ Chí Minh: Văn Nghệ.

Tuấn Huy. 2001. “Trịnh Công Sơn, cỏ xót xa người”. Văn học số 186 & 187 (tháng 10/11): trang 28-38.

Văn Ngọc. 2001. “Trịnh Công Sơn, Khánh Ly & những khúc tình ca một thời”. Diễn đàn số 110 (tháng 9): trang 26-28.

Vĩnh Nguyên. 2001. “Hồi ức về Trịnh Công Sơn”. Trong Trịnh Công Sơn cát bụi lộng lẫy.

Bản tiếng Việt © 2008 talawas
Nguồn: The Journal of Asian Studies Vol. 66, No. 3 (August) 2007: 597-643