Văn há»cVăn há»c nÆ°á»›c ngoà iDịch thuáºtLoạt bài: Kỉ niệm ngà y sinh lần thứ 120 của Franz Kafka
(03.7.1883-03.7.2003)
3.7.2003
Franz Kafka
Josephine, nữ ca sĩ hay Dân chuột
Phạm Thị Hoà i dịch và giới thiệu
Lá»i ngÆ°á»i dịch
Franz Kafka viết
Josephine, nữ ca sĩ hay
Dân chuá»™t và o những tháng cuối cùng trong cuá»™c Ä‘á»i ngắn ngủi của mình, khi má»i thà y thuốc Ä‘á»u đã bó tay, cái chết đã được đăng ký và o ngà y 03 tháng Sáu 1924. Kafka, ngÆ°á»i sau nà y sẽ trở thà nh má»™t trong những tác giả rÆ°á»ng cá»™t và huyá»n thoại của thế ká»· 20, dà nh những trang chót để giấu và bà y tá» mình trong má»™t truyện ngụ ngôn, má»™t tiểu luáºn, má»™t truyện ngắn, má»™t tùy bút - gá»i thế nà o không quan trá»ng - vá» quan hệ giữa nghệ thuáºt và đá»i sống, nghệ thuáºt và truyá»n thống, nghệ sÄ© và công chúng, nghệ sÄ© và dân tá»™c, đặc tuyển và đại chúng...Giá»…u cợt, riết róng, tinh vi, ám ảnh và cả tuyệt vá»ng, bản di chúc nghệ thuáºt nà y không cung cấp má»™t câu trả lá»i nà o hết và trà n đầy tÃnh nuá»›c đôi nhÆ° má»i tác phẩm khác của Kafka. Nó trốn má»™t cách diá»…n giải duy nhất.
Sau má»™t thá»i gian dà i bị khÆ°á»›c từ hoặc coi nhÆ° không tồn tại, Kafka đã được giá»›i thiệu ở Việt Nam từ và i năm nay. Äầu năm 2003, Trung tâm văn hoá Äông Tây (Hà Ná»™i) xuất bản má»™t
Tuyển táºp Kafka gần 900 trang, gồm: tiểu thuyết
Lâu Ä‘Ã i (TrÆ°Æ¡ng Äăng Dung dịch từ tiếng Hung); trÃch tiểu thuyết
Vụ Ãn (Phùng Văn Tá»u dịch từ tiếng Pháp);
Hoá thân (được ghi là "tiểu thuyết", Äức Tà i dịch, không ghi dịch từ ngoại ngữ nà o); các truyện ngắn:
Hang ổ (Nguyễn Văn Dân dịch từ tiếng Pháp),
Trại lao cải (Nguyễn Văn Dân dịch từ tiếng Rumani),
Lá»i tuyên án, Muá»i má»™t ngÆ°á»i con trai, Vô địch nhịn ăn, TrÆ°á»›c cá»a pháp luáºt (Nguyá»…n Văn Dân dịch, Ä‘á»u không ghi dịch từ ngoại ngữ nà o),
Nữ ca sĩ Giôdêphine hay là Truyện kể vỠdân chuột (Nguyễn Văn Qua dịch, không ghi dịch từ ngoại ngữ nà o),
Giấc mÆ¡, Má»™t thà y thuốc nông thôn, NgÆ°á»i cuỡi xô (Lê Huy Bắc dịch, Ä‘á»u không ghi dịch từ ngoại ngữ nà o),
Chó sói và ngÆ°á»i A-ráºp, Thông Ä‘iệp của hoà ng đế, Là ng gần nhất (Äà o Thu Hằng dịch, Ä‘á»u không ghi dịch từ ngoại ngữ nà o);
Nháºt ký 1910-1923 (Äoà n Tá» Huyến dịch từ tiếng Nga, đã đăng lại trên talawas) và lá»i giá»›i thiệu của Nguyá»…n Văn Dân.
Công trình nà y trÆ°á»›c hết là sá»± công nháºn tuy muá»™n nhÆ°ng nồng nhiệt đối vá»›i Franz Kafka tại Việt Nam, và là má»™t cá»™t mốc lá»›n trên con Ä‘Æ°á»ng dà i của việc tiếp nháºn tác giả ngÆ°á»i Tiệp gốc Do Thái viết tiếng Äức mà cá nhân tôi sẵn lòng bầu là m nhà văn Việt Nam xứng đáng nhất nà y. Tuy nhiên, không thể không nháºn ra má»™t số hạn chế của nó. Ngoà i phần bản dịch không ghi rõ nguồn gốc, phần còn lại Ä‘á»u được dịch thông qua những ngoại ngữ khác: Hung, Rumani, Nga và Pháp. Cuốn sách cÅ©ng thiếu những thông tin cần thiết, Ãt nhất là má»™t niên biểu cuá»™c Ä‘á»i và sá»± nghiệp của Kafka, hay chú giải vá» từng tác phẩm, là điá»u thiết yếu trong việc tiếp cáºn Kafka.
Bản dịch
Josephine, nữ ca sĩ hay
Dân chuột của tôi sau đây khác bản dịch
Nữ ca sÄ© Giôdêphine hay là Truyện kể vá» dân chuá»™t của Nguyá»…n Văn Qua trong phần Phụ lục kèm theo tá»›i mức tôi chỉ có thể Ä‘oán rằng, có lẽ bản"gốc" mà Nguyá»…n Văn Qua sá» dụng tiếc rằng không phải là nguyên bản tiếng Äức, mà là má»™t phiên bản kì quặc ở má»™t ngoại ngữ khác.
Việc so sánh và đánh giá, xin nhÆ°á»ng cho Ä‘á»™c giả, tôi chỉ xin đối chiếu câu cuối của hai bản dịch:
Giôdêphin đã thoát ra khá»i được sá»± đầy ải trên cái mảnh đất trần gian đầy Ä‘au khổ nà y để hòa nháºp và o vá»›i đông đảo các anh hùng đã ra Ä‘i của dân tá»™c chúng tôi. Chừng nà o còn lịch sá» dân tá»™c, thì nà ng và những ngÆ°á»i anh hùng ấy còn mãi mãi được dân tá»™c ghi nhá»›. (bản dịch của Nguyá»…n Văn Qua)
Còn Josephine, thoát cái nợ trần gian mà theo ả là nghiệp dà nh cho kẻ đặc tuyển, sẽ vui vẻ lẫn và o đám đông vô táºn những anh tà i dân tá»™c, và sá»›m được quên lãng trong siêu thoát cao Ä‘á»™ nhÆ° bao anh chị em khác. Bởi chúng tôi không là m sá». (bản dịch của Phạm Thị Hoà i)
Josephine aber, erlöst von der irdischen Plage, die aber ihrer Meinung nach Auserwählten bereitet ist, wird fröhlich sich verlieren in der zahllosen Menge der Helden unseres Volkes, und bald, da wir keine Geschichte treiben, in gesteigerter Erlösung vergessen sein wie alle ihre Brüder. (nguyên bản tiếng Äức)
Dịch Kafka, dÄ© nhiên là để chia sẻ cùng ngÆ°á»i khác, nhÆ°ng trÆ°á»›c hết là cho mình. Tôi tin rằng má»i bản dịch cho đến nay, dù thế nà o, là những Ä‘á»n bù xứng đáng cho dịch giả của chúng. Chẳng Ä‘á»n bù nà o giống nhau.
Phạm Thị Hoà i
Chúng tôi có nữ ca sĩ, tên là Josephine. Chưa nghe ả thì chưa thấu mãnh lực của hát. Nghe là đố ai không bị lôi cuốn, mà điều ấy nên đề cao nữa mới phải, vì chúng tôi là cái loài vốn chẳng thiết gì nhạc nhẽo. Yên lặng là thứ nhạc sướng tai chúng tôi nhất. Ðời chúng tôi nhọc nhằn, rũ sạch lo toan hằng ngày nào đã xong, mà xong cũng khó lòng vuơn đến những thứ ở cách cuộc đời thường lệ tận nơi nao, như âm nhạc. Song đến đỗi phải kêu ca, chúng tôi cũng chưa tới. Có thế thôi cũng còn chưa. Chúng tôi cho ưu thế lớn nhất của mình là ở một sự tinh ranh gì đó, rất thiết thực, và đương nhiên cũng rất thiết yếu. Và chúng tôi thường mỉm cười tinh ranh mà tự an ủi mọi bề, ngay cả khi -mà làm gì có khi nào- bỗng thèm cái hạnh phúc biết đâu lại nảy ra từ âm nhạc. Riêng Josephine không thế. Ả yêu âm nhạc, lại biết truyền đạt âm nhạc. Ả là kẻ duy nhất. Ả ra đi là âm nhạc biến khỏi đời chúng tôi. Cho đến bao giờ, ai biết được.
Tôi hay nghĩ, không rõ cái chuyện nhạc nhẽo ấy thực ra là thế nào. Nhạc thì chúng tôi mù tịt. Vậy tiếng hát của Josephine, sao chúng tôi lại hiểu, hay ít nhất - thì ả đã sổ toẹt vào cái sự hiểu ấy- cũng tưởng là hiểu. Nó hay đến nỗi thần trí ngu đần thế nào cũng không khỏi rung động ư? Giải thích như vậy là dễ nhất nhưng không được thoả đáng. Nếu quả như thế thì hễ nghe là phải có ngay một cảm giác phi thường chứ, phải thấy thanh quản ấy phát ra một cái gì ta chưa từng nghe bao giờ và cũng chẳng đủ khả năng mà nghe, một cái gì phi Josephine chẳng ai ban cho ta nghe nổi. Nhưng đó chính là điều, theo tôi, lại không phải. Tôi đâu cảm thấy thế và những kẻ khác, tôi để ý, cũng chẳng thế nốt. Ngồi riêng với nhau, chúng tôi đều nói toẹt ra rằng tiếng hát của ả, xét như một tiếng hát, không thể hiện điều gì phi thường.
Liệu nó có thật là tiếng hát không đã? Tuy dốt nhạc nhưng chúng tôi biết những điệu hát xưa truyền lại. Trước đây dân tộc chúng tôi cũng biết hát; truyền thuyết có kể lại, thậm chí còn giữ được những bài mà bây giờ tất nhiên không ai hát nổi. Tức là chúng tôi cũng hơi biết thế nào là ca nhạc, và cái hơi biết đó thì nghệ thuật của ả Phi không đáp ứng được. Liệu nó có thật là tiếng hát không nhỉ? Không khéo chỉ là một tiếng huýt? Mà huýt thì chúng tôi đương nhiên biết cả, đấy mới là kỹ năng thực thụ của dân tộc chúng tôi, hay thậm chí không phải kỹ năng, là biểu hiện sinh tồn đặc trưng cũng nên. Ai cũng huýt, nhưng tất nhiên chả ai nghĩ đến việc đề cái đó lên hàng nghệ thuật. Chúng tôi huýt mà không để ý, không buồn lưu tâm, khối kẻ còn chẳng hề biết rằng huýt là một trong những đặc tính cố hữu của mình. Nếu Josephine quả thật không hát mà chỉ huýt, và ít ra theo tôi nhận định, lại chẳng hơn gì giới hạn của huýt thông thường- có khi sức ả, huýt thông thường còn hụt, trong khi một tay đào đất vớ vẩn cứ vừa làm vừa huýt cả ngày như không-, nếu quả thật như thế thì cái được mệnh danh là tài nghệ của ả bị bác bỏ, nhưng đã vậy lại càng khó mà lý giải sức chinh phục lạ lùng của ả.
Song tác phẩm của ả lại không đơn giản chỉ là tiếng huýt. Ðứng xa xa mà nghe, hay tốt hơn là tự kiểm tra bằng cách bắt mình nhận ra ả giữa nhiều giọng khác, ắt chẳng lọc ra gì ngoài một tiếng huýt tầm thường, có chăng chỉ lòi ra vì mỏng và yếu hơn mà thôi. Nhưng đứng trước ả thì rõ ràng lại không chỉ là tiếng huýt. Nghe không đủ, tiếp nhận nghệ thuật của ả là kèm cả chiêm ngưỡng tận mắt. Cứ cho đấy chỉ là tiếng huýt như chúng tôi thường ngày vẫn huýt thì trước hết ở đây có một sự đặc biệt: có một kẻ trịnh trọng đứng ra đó để làm mỗi một việc là trình diễn một điều hết sức thông thường. Bóc hạt thì có gì mà gọi là nghệ thuật, cho nên chẳng ai hô hào công chúng đến xem mình bóc hạt cho vui. Nhưng kẻ nào cứ làm, mà làm lại thành, thì nhất định không chỉ là chuyện bóc hạt suông. Hay vẫn chỉ là bóc hạt suông thế thôi, nhưng vấn đề là chúng tôi đã quá thạo cái nghệ thuật ấy nên chẳng buồn để ý, bây giờ phải để cho kẻ bóc hạt kia chỉ ra bản chất thật của công cuộc bóc hạt, mà kẻ đó phải bóc hơi kém một chút so với phần lớn chúng tôi, như thế hiệu quả có khi thấm thía hơn.
Có lẽ chuyện tiếng hát của Josephine cũng tương tự. Cái ở bản thân mình chẳng buồn thán phục thì chúng tôi thán phục ở ả. Nhân tiện xin nói, ả cũng hoàn toàn tán thành vế thứ nhất ở câu trên. Có lần chính tôi chứng kiến ai đó nhắc ả, tất nhiên hay có nguời nhắc ả, lưu ý về cái sự huýt của toàn dân, mà nhắc rất nhẹ, nhưng với Josephine thì thế là quá lắm. Tôi chưa từng thấy ai tung ra một nụ cười táo tợn, kiêu ngạo như ả hôm ấy. Ả, bề ngoài thực ra tuyệt đối mảnh mai, mảnh mai ngay cả với chúng tôi là cái nòi vốn nhiều đàn bà vóc dáng yếu ớt, hôm ấy trông gần như đểu cáng. Nhưng ả nhạy cảm nên hiểu ra ngay và lấy lại được tự chủ. Song ả dứt khoát chối bỏ mọi liên hệ giữa nghệ thuật của ả với cái sự huýt. Ai nghĩ khác, ả chỉ khinh bỉ và có khi cũng thù ngầm. Bảo đấy chẳng qua là tự ái thì không phải, bởi lẽ cánh đối lập mà tôi cũng phần nào có chân vẫn thán phục ả chả kém gì đám đông, nhưng Josephine lại muốn được thán phục đúng theo kiểu do ả định ra chứ không thán phục chung chung. Thán phục suông thì ả không thèm. Và ngồi trước ả thì hiểu. Ai chống đối thì ra xa. Ngồi trước ả là nhận ra rằng, tiếng ả huýt đây không phải là tiếng huýt.
Huýt là một trong những thói quen vô ý của chúng tôi, vậy có ai huýt ở phòng biểu diễn của ả Phi thì cũng đương nhiên thôi. Nghệ thuật của ả khiến chúng tôi dễ chịu, mà dễ chịu là chúng tôi huýt. Nhưng ở phòng biểu diễn của ả chả ai huýt, cứ im phăng phắc, như thể chúng tôi bỗng hoà vào cái yên tĩnh hằng khao khát, ít ra cũng đủ chặn bớt tiếng huýt ở miệng mình. Chúng tôi im. Lòng lâng lâng bởi tiếng hát của ả, hay bởi sự im lìm trang trọng bao bọc cái giọng nhỏ nhoi yếu ớt ấy thì đúng hơn chăng? Có lần một con bé dại dột nào bỗng cất tiếng huýt thật hồn nhiên giữa lúc Josephine đang hát. Chà, hai thứ hệt như nhau, cái tiếng huýt tuy đã thuần thục lắm mà vẫn có phần ngập ngừng ở trên kia và cái tiếng huýt trẻ thơ lơ đãng dưới này giữa công chúng, không phân biệt nổi cái nào khác cái nào, vậy mà chúng tôi vội suỵt và huýt chặn họng con bé mất trật tự, dù thực ra chẳng đáng, vì đằng nào nó cũng hãi và xấu hổ mà rúm lại, còn Josephine thì tay giang thật rộng, cần cổ vươn hết cỡ, cao giọng huýt khải hoàn đến lạc cả người.
Mà ả bao giờ chả thế. Hơi một tí, một vô tình, một bất đồng, một cái cựa quậy ở hàng trên, một cái nghiến răng, một trục trặc đèn chiếu, là ả được dịp khuếch trương hiệu quả tiếng hát của ả. Thì ả vẫn nghĩ mình toàn hát cho những cái tai điếc dở. Ngưỡng mộ với hoan hô tuy chẳng thiếu, nhưng để được hiểu, hiểu thực sự, đúng như ả quan niệm, thì ả thôi mong đợi từ lâu. Cho nên sự cố nào cũng hay cho ả. Bất kể, cứ cái gì từ bên ngoài ra đương đầu với sự thuần khiết của tiếng hát ả, rồi hơi đọ sức là bại, mà nào đã đọ sức, mới đối mặt đã thua ngay, đều góp phần thức tỉnh đám đông, tuy không dạy cho đám đông biết hiểu, nhưng dạy cho biết kính phục đi là vừa.
Chuyện nhỏ đã lợi cho ả như vậy, huống hồ chuyện lớn. Ðời chúng tôi lắm nỗi, mỗi ngày biết bao nhiêu bất ngờ, lo âu, hy vọng và kinh hoàng, không có đồng đội thường xuyên sát cánh thì một cá nhân lẻ loi chẳng tài nào kham nổi. Thế mà lắm lúc vẫn nan giải. Ðôi khi cả ngàn cái lưng cũng oằn dưới gánh nặng vốn giành cho một cái lưng. Ấy là lúc Josephine cho rằng thời cơ của mình đã điểm. Ả đứng ra đó, cái sinh vật mảnh mai, rung rinh phát khiếp lên, nhất là ở vùng dưới ngực, làm như có bao nhiêu sinh lực đã dồn hết vào tiếng hát, đã rút kiệt mọi hơi sức và bóng dáng nhựa sống khỏi bất kỳ bộ phận cơ thể nào không trực tiếp phục vụ tiếng hát, làm như ả trơ trọi, không nương tựa vào đâu, chỉ còn phó mặc cho thần linh thiện tâm che chở, làm như ả đã hoàn toàn thoát xác mà trú trong tiếng hát, chỉ cần một làn hơi lạnh hắt qua là ả chết tươi. Song cảnh tượng ấy cứ bầy ra là chúng tôi, cánh được mệnh danh là đối đầu, tự bảo: "Ả huýt còn chưa nên hồn. Có hát gì đâu mà gồng lên thế, thôi khỏi nói đến hát, chẳng qua là cố rặn cho ra cái tiếng huýt như thiên hạ vẫn thường mà thôi." Cảm tưởng của chúng tôi là thế, một cái cảm tưởng khó tránh, nhưng chỉ thoáng qua rồi tan ngay như đã nói. Rồi chúng tôi cũng chìm cả vào cảm xúc của đám đông đang dồn ấm vào bên nhau, thịt da cọ vào thịt da, không dám thở mạnh mà lắng nghe ả.
Và để tập hợp đám đông chúng tôi, cái loài vốn không lúc nào yên chỗ, cứ ngược xuôi tán loạn vì những mục đích nhiều khi chẳng lấy gì làm sáng tỏ, Josephine thường chỉ cần hất cái đầu tí hon ra sau, miệng hé nửa chừng, mắt ngước lên mà lấy cái tư thế báo hiệu rằng ả đang chuẩn bị hát. Ở bất kỳ chỗ nào ả muốn, không nhất thiết phải ở nơi dễ xem, một cái xó ngẫu nhiên tiện hứng bất kỳ cũng xong. Tin ả sắp hát loan ra ngay, và chẳng mấy chốc là thiên hạ lũ lượt trẩy đến. Cho nên đôi phen cũng rắc rối. Ả lại thích hát vào những thời tai biến. Biết bao lo ngại và thúc bách buộc chúng tôi phải lần đường vòng mà đi, muốn lắm cũng chẳng tụ tập được nhanh như ý ả. Thế là ả đứng đó, tư thế vĩ đại, có khi một lúc lâu vẫn không đủ khán giả. Tất nhiên ả nổi giận, rồi giậm chân, chửi bới rất không đẹp mặt nữ nhi, thậm chí ả cắn. Nhưng ả xử sự thế chứ nữa vẫn không hại gì đến danh tiếng. Lẽ ra phải kìm bớt những đòi hỏi quá đáng của ả thì thiên hạ lại cố mà chiều. Bảo nhau đi lôi kéo thêm khán giả, mà việc đó phải giấu ả, làm cho khéo. Chia quân các ngả trong vùng, thấy ai qua là vẫy vào, giục nhanh chân lên. Cứ thế cho đến rút cuộc cũng gộp được một nhúm gọi là.
Ðộng cơ gì khiến dân chúng nỗ lực cho Josephine như vậy? Câu hỏi này không dễ giải đáp hơn cái câu, đương nhiên có liên quan, về tiếng hát của ả. Nếu được phép khẳng định rằng dân chúng trung thành vô điều kiện với tiếng hát của ả Phi thì có thể gạch câu trên đi, nhập luôn vào câu dưới. Khổ nỗi trường hợp ấy lại không đặt ra, trung thành vô điều kiện là cái gì thì dân chúng tôi hầu như không biết. Mà cái giống dân chỉ chuộng đức tinh ranh hơn cả, dĩ nhiên là tinh ranh vô hại, cái giống dân thích thì thào kiểu trẻ con, ưa chuyện lá cải, tất nhiên là lá cải vô tội, lá cải ngoài môi, cái giống dân ấy trung thành vô điều kiện làm sao nổi. Ðiều đó chắc Josephine cũng hiểu và đem hết cái thanh quản yếu ớt ra chống lại.
Song tất nhiên không nên thái quá trong những nhận định khái quát như vậy. Dân chúng vẫn trung thành với ả, chỉ không trung thành vô điều kiện mà thôi. Chẳng hạn cười ả, điều ấy dân chúng không làm nổi. Người ta cũng thừa nhận Josephine có đôi điều đáng cười, mà xét riêng bản thân tiếng cười thì lúc nào chúng tôi cũng thấy gắn bó, đời chán đến đâu chúng tôi vẫn dành chỗ trú cho một khẽ cười. Nhưng cười Josephine thì không. Ðôi khi tôi có cảm tưởng dân chúng quan niệm mối ràng buộc giữa mình và ả theo kiểu cho rằng ả, cái sinh vật mỏng manh, cần che chở, cái sinh vật hình như có một định mệnh, tự phong là định mệnh của tiếng hát, cái sinh vật ấy đã giao phó cho mình, mình phải có phận sự tử tế. Lý do thế nào không ai biết, chỉ biết sự thể rõ ràng như vậy. Mà ai lại đi cười cái mình được giao. Cười kiểu ấy hoá ra vi phạm nghĩa vụ hay sao. Không có gì độc địa cho bằng những kẻ ác mồm nhất trong chúng tôi thỉnh thoảng bảo rằng: "Cứ trông thấy Josephine là hết muốn cười."
Vậy là dân chúng có phận sự với ả như một ông bố đón một đứa trẻ đang chìa tay về phía mình, chìa tay xin hay chìa tay đòi thì không rõ. Bổn phận làm bố kiểu ấy chắc dân chúng tôi không đảm đương nổi, ai cũng tưởng thế, nhưng thực tế, ít ra trong trường hợp này, thì chúng tôi thực hiện hết sức mẫu mực. Việc ấy phải toàn dân cùng gánh, một cá nhân không ăn thua. Lực chênh giữa một cá nhân và cả cộng đồng tất nhiên là khổng lồ, cộng đồng chỉ việc kéo đứa con cần che chở lại gần là đã ấm áp và an toàn lắm. Dĩ nhiên trước mặt ả không ai dám nói thế. Sợ ả lại bảo: "Ta huýt toẹt vào cái che chở của các người." "Vâng, thì chị huýt", chúng tôi nghĩ bụng. Vả lại ương như thế đâu có thật là phản đối, chẳng qua là thái độ trẻ con và kiểu mang ơn của trẻ, còn thái độ của ông bố là không chấp.
Nhưng lấy cái quan hệ giữa dân chúng và Josephine như vậy ra xét, lại nảy sinh một vấn đề khác, còn khó giải thích hơn. Số là Josephine nghĩ ngược hẳn lại, ả cho chính mình mới là kẻ che chở dân chúng. Cứu chúng tôi thoát khỏi tình cảnh chính trị hay kinh tế lầm than cơ đấy, tiếng hát ả có khả năng ghê gớm chưa, và không xua tan bất hạnh thì ít ra nó cho chúng tôi sức mạnh mà chịu đựng bất hạnh. Ả không nói ra như vậy, cũng không nói khác, ả vốn ít nói, giữa đám mồm mép thì ả kín lời, nhưng điều ấy loé lên trong mắt ả, đậu trên cái miệng ả mím chặt. Ít ai trong chúng tôi biết mím miệng. Nhưng ả thì biết. Mỗi khi có tin xấu - mà lắm ngày tin xấu chồng lên nhau, cả tin vịt lẫn tin nửa hư nửa thực- ả đứng phắt dậy, bình thường thì ả uể oải soài ra đất. Ả đứng phắt dậy, và vươn cái cần cổ, và đưa mắt bao quát cả đàn như người đi chăn khi thấy cơn dông. Ừ thì trẻ con tính khí còn lung tung, chưa biết kiềm chế, cũng hay có những đòi hỏi kiểu như vậy, song những đòi hỏi của Josephine lại không thiếu cơ sở như ở bọn nhóc. Dĩ nhiên ả chả cứu chúng tôi mà cũng không ban cho chúng tôi sức mạnh. Khoác cái danh hiệu cứu tinh dân tộc này không khó. Dân tộc này đã quen chịu đựng, không nhân nhượng bản thân, quyết định mau lẹ, rất thuộc mặt tử thần, chỉ hơi sợ sệt bề ngoài giữa cái môi trường phải liều mạng thường trực, và hơn nữa lại được cái đức mắn không thua gì đức táo bạo. Vuốt đuôi mà khoác danh hiệu cứu tinh dân tộc này, tôi xin nói là không khó. Kiểu gì thì dân tộc này vẫn tự cứu mình chót lọt, dù biết bao tổn thất, những tổn thất khiến các nhà nghiên cứu lịch sử, nói chung chúng tôi hoàn toàn sao lãng việc nghiên cứu lịch sử, đờ ra vì hết hồn. Nhưng quả thật cứ lúc nào tai biến, chúng tôi lại chịu lắng nghe Josephine hơn lúc thường. Bao nhiêu đe dọa rình rập trên đầu khiến chúng tôi im hơn, khiêm tốn hơn, phục tùng thói ra lệnh của ả hơn. Chúng tôi vui lòng rủ nhau đến, vui lòng chen chúc bên nhau, nhất là bởi một dịp không vướng bận gì đến vấn đề cơ bản đang day dứt, như thể chúng tôi uống vội - vâng, không vội không xong, điều đó ả Phi hay quên lắm - một chén hoà bình trước khi lao vào trận chiến. Gọi đó là cuộc hội nghị toàn dân có lẽ đúng hơn là biểu diễn ca nhạc, một hội nghị tuyệt đối im lặng, trừ cái tiếng huýt nhỏ nhoi trên kia. Giờ phút trang nghiêm xiết bao, thật không phải lúc ngứa miệng tán gẫu.
Quan hệ kiểu ấy tất nhiên chẳng vừa ý Josephine chút nào. Lòng thì đầy ứ bực bội không yên bởi chưa bao giờ được đánh giá hết vị trí, song mắt lại quáng bởi tự tin, có đôi điều ả vẫn nhìn không ra. Muốn cho ả nhìn sót nhiều hơn cũng chẳng khó gì, và một đám nịnh nọt vẫn liên tục tác động theo hướng ấy, chung quy cũng là hướng phục vụ lợi ích tập thể. Nhưng chỉ hát ngoài rìa, chẳng ai để ý, hát phụ trong cánh gà cho một cuộc hội nghị toàn dân, chỉ như thế thôi, dù thực ra có ít ỏi gì, hy sinh tiếng hát đến nuớc ấy thì Josephine chắc chắn không chấp nhận.
Mà cũng không cần thiết, vì đâu phải nghệ thuật của ả không được để ý. Tuy thực tình chúng tôi bận tâm tới những vấn đề hoàn toàn khác và đâu chỉ vì tiếng hát mà ngồi im, có kẻ còn chẳng buồn ngẩng lên, mặt giúi vào bộ lông của ai bên cạnh thì hơn, và ở trên kia, dường như ả chỉ cố công vô ích, song tiếng huýt của ả rõ ràng cứ vẳng tới đôi chút, không thể phủ nhận. Cái tiếng huýt cất lên trên bổn phận im lặng của toàn thể ấy đến với từng người gần như sứ điệp dân tộc. Tiếng huýt mỏng dính của ả giữa bao quyết định hệ trọng cũng gần giống cuộc sinh tồn khốn khổ của dân chúng tôi giữa vòng điên đảo của thế giới thù địch bên ngoài. Ả bám trụ, cái giọng không nên hồn ấy, cái thành tựu không nên hồn ấy bám trụ và vượt đường đến với chúng tôi, nghĩ tới đó là thấy khoan khoái. Giả sử vào những thời điểm như vậy trong đám chúng tôi bỗng xuất hiện một ca sĩ thực thụ, chắc chúng tôi không chịu nổi và cho một cuộc biểu diễn kiểu ấy là vô nghĩa mà đồng thanh phản đối. Cầu cho Josephine được che chắn, cho đỡ phải nhìn ra cái sự thật, rằng việc chúng tôi lắng nghe ả chính là một bằng chứng chống lại tiếng hát ả. Hay có khi ả cũng hơi linh cảm thấy thế, nếu không ả đã chẳng ra sức sổ toẹt việc chúng tôi nghe ả như vậy. Nhưng rồi ả lại hát, lại huýt, át cái linh cảm ấy đi.
Song biết đâu vẫn còn một niềm an ủi sót lại cho ả: thì chúng tôi vẫn lắng nghe, bảo là nghe hờ thì không phải, nghe một ca sĩ chắc cũng vậy mà thôi. Ca sĩ còn lâu mới đạt được những hiệu quả nảy ra chính từ chỗ thiếu khả năng như ả. Vấn đề này chắc chủ yếu liên quan tới lối sống của chúng tôi.
Dân tộc chúng tôi không biết thế nào là tuổi trẻ. Tuổi thơ cũng hầu như không. Tuy thường xuyên có đề nghị ban cho bọn nhóc một chút tự do biệt lệ, một chút nương nhẹ, công nhận và giúp cho chúng thực hiện cái quyền được ít nhiều không phải lo nghĩ, được một chút nhảy nhót nghịch ngợm vô nghĩa, những đề nghị như thế có xuất hiện và ai nấy đều tán thành, còn gì đáng tán thành hơn thế kia chứ, song tiếc thay, trong hiện thực của đời sống chúng tôi cũng chẳng có gì khó thực thi hơn. Người ta tán thành các đề nghị, người ta thử theo đó mà tiến hành, nhưng mọi sự chẳng mấy chốc lại giậm chân tại chỗ. Ðời chúng tôi là thứ đời gì mà một đứa trẻ mới vừa chập chững biết chạy, biết nhìn nhận phân biệt môi trường, đã sớm phải tự lo như kẻ trưởng thành. Do phải sống phân tán vì những vấn đề kinh tế cần cân nhắc, địa phận của chúng tôi quá rộng, kẻ thù quá nhiều, hiểm nguy giăng mọi chỗ quá không lường nổi, nên chúng tôi không thể đỡ cho con cái khỏi va chạm với vật lộn sinh tồn, làm thế khác nào giết non chúng nó. Thêm vào những lý do đáng buồn như vậy đương nhiên có một lý do hệ trọng khác, là đức mắn của loài chúng tôi. Thế hệ này vội đuổi thế hệ kia, mà thế hệ nào cũng đông đúc. Trẻ con chẳng kịp có thời giờ làm trẻ con. Những dân tộc khác xin cứ việc chăm chút nâng niu trẻ nhỏ, cứ việc mở trường cho chúng học, hàng ngày đám trẻ thơ, tương lai của dân tộc, cứ việc ùa ra từ những ngôi trường đó, nhưng ngày nào cũng thế, suốt một thời gian dài, chỉ có đúng chừng ấy đứa trẻ ùa ra. Trường học chúng tôi chẳng có, song hàng đàn trẻ con không đếm xuể cứ ùa ra từ lòng dân tộc trong những giai đoạn gối lên nhau cực ngắn. Chưa biết huýt thì chúng kêu rin rít hay kêu chít chít vui vẻ, chưa biết chạy thì chúng lăn lê hoặc lấy đà mà lộn một vòng, chưa biết quan sát thì chúng vụng về vướng vào và lôi đi mọi thứ, ôi bọn nhóc của chúng tôi! Và làm gì có chuyện bao giờ cũng đúng chừng ấy đứa trẻ như ở các ngôi trường kia, ồ không, liên tục có thêm những đứa khác, liên tục, vô tận, không hề gián đoạn, vừa xuất hiện là một đứa trẻ đã thôi làm trẻ, là những gương mặt mới phía sau đã ào lên chen chỗ, cả đám, không phân biệt nổi, cùng đông và cùng vội vàng, cùng hồng hào trong hạnh phúc. Tất nhiên, thế là tuyệt vời, và bao nhiêu kẻ khác ghen với chúng tôi cũng phải, nhưng quả tình chúng tôi không thể cho con cái một tuổi thơ thực sự. Và điều đó có hậu quả của nó. Dân tộc chúng tôi mang trong mình một cái tính trẻ thơ nhất định, giết không chết, diệt không xong. Ðôi lúc, hoàn toàn mâu thuẫn với cái quý giá nhất của mình là lý trí thiết thực vô cùng tỉnh táo, chúng tôi lại hành động rồ dại, rồ dại hệt kiểu trẻ con, vô nghĩa lý, hoang phí, rộng rãi, nhẹ dạ, mà lắm khi chỉ để chơi cho sướng. Sướng hết lòng như bọn con nít thì không thể, song sức vui trẻ thơ ấy hẳn còn đó phần nào. Josephine cũng ăn đủ vào cái tính trẻ thơ ấy.
Trẻ thơ nhưng lại sớm già, tuổi thơ và tuổi già ở loài chúng tôi thật không giống loài nào khác. Chúng tôi không hề có tuổi trẻ. Chúng tôi trưởng thành ngay, rồi làm mãi kẻ trưởng thành không dứt, có một cái gì như mệt mỏi và vô vọng từ đó mà hằn rộng vết lên bản tính, xét về tổng thể vốn dẻo dai và lạc quan, của dân tộc chúng tôi. Cái dốt nhạc của chúng tôi chắc cũng liên quan đến đó. Với âm nhạc thì chúng tôi quá già. Nó kích thích, nó bay bổng, chúng tôi lại nặng nề, không hợp. Ðành mệt mỏi xua nó đi, còn mình rút lui về với cái sự huýt. Huýt đây một tí, kia một tí, thế là tốt nhất. Trong chúng tôi có tài năng âm nhạc nào không chả biết, có chăng thì dân chúng chắc cũng chẹt từ lúc chưa kịp nhú. Nhưng Josephine thì tha hồ, huýt, hay hát, hay ả muốn gọi là gì thì gọi, nó chả phiền gì chúng tôi, nó hợp ý chúng tôi, chúng tôi chịu được. Cứ cho là nó có chứa tí chút âm nhạc thì liều lượng cũng chắt tới mức tối thiểu, chẳng đáng là bao, để duy trì một truyền thống âm nhạc nào đó, chứ chưa có gì khiến chúng tôi phải hơi lấy làm khó chịu.
Song Josephine còn đem lại cho cái dân tộc mang một tâm trạng như vậy nhiều hơn nữa. Mỗi khi ả biểu diễn, nhất là vào thời buổi nghiêm trọng, chỉ bọn nào thật ít tuổi là còn quan tâm tới ả trong vai ca sĩ, chỉ có chúng là còn kinh ngạc xem ả xoắn môi, phì không khí qua khe những chiếc răng cửa xinh xinh, thán phục những âm thanh tự mình nhả ra mà lịm đi, và tranh thủ qụy xuống, để rồi lại dấn lên những thành tích mới, mỗi lúc một không thể hình dung nổi với bản thân ả. Còn đám đông nói chung, ai cũng thấy rõ, đám đông thì đã quay về với chính mình. Ðây là chỗ dân chúng mơ mộng, trong những đợt giải lao giữa các trận chiến, mỗi tấm thân như được thả lỏng xương cốt, kẻ suốt đời bận bịu như được một dịp thoả thuê vươn vai duỗi cẳng trong chiếc giừơng ấm áp của dân tộc. Và tiếng huýt của ả đâu đó lọt vào những giấc mơ ấy, ả thì ví như tiếng giọt sương tí tách, chúng tôi lại bảo là lộp độp, nhưng kiểu gì thì cũng là đúng chỗ, chẳng đâu bằng, chẳng khi nào âm nhạc gặp nổi cái khoảnh khắc chờ mong nó đến nhường ấy. Chỗ ấy có chút tuổi thơ ngắn ngủi và khốn khó, có chút hạnh phúc đánh mất và không bao giờ tìm lại được, mà cũng có cả chút cuộc đời làm lụng hôm nay với cái vui của nó, cái vui nhỏ nhoi, khó hình dung, nhưng cứ tồn tại và không thể trừ bỏ. Và tất cả những điều ấy được diễn tả bằng giọng nhẹ nhàng, thì thầm, kín đáo, đôi khi hơi khàn khàn, chứ không hề đao to búa lớn. Là giọng huýt, tất nhiên. Chứ không ư? Huýt là ngôn ngữ của dân tộc chúng tôi, chỉ có điều lắm kẻ huýt cả đời mà chẳng biết. Còn ở đây là tiếng huýt không vướng bận những xiềng xích của đời thường và giải thoát luôn cả chúng tôi trong chốc lát. Chúng tôi dứt khoát không chịu bỏ qua những cuộc biểu diễn ấy.
Song từ đây đến cái đoạn như Josephine khẳng định, rằng ả ban cho chúng tôi sức mạnh vượt qua những đận gian nan, vân vân, vân vân, thì còn là một chặng dài. Dĩ nhiên là đối với ai bình thường, chứ đám xu nịnh thì khác. "Thử hỏi, nếu không thì vì cớ gì mà lũ lượt kéo nhau đến nghe hát? Mà nhất là lúc nguy cấp đến nơi, có khi còn cản đường tự vệ chứ ít đâu.", chúng nhâng nháo bảo, giọng khá là vô tư. Chà, khổ nỗi cái câu thứ hai ấy lại đúng, nhưng đem tính vào chỗ sáng giá của Josephine thì không được, nhất là nếu nói thêm, rằng chẳng may những cuộc tụ tập ấy bị địch phá bất ngờ và trong chúng tôi có đứa phải bỏ mạng, thì ả, kẻ gây nên mọi nông nỗi, phải rồi, chính tiếng huýt của ả đã nhử địch đến, riêng ả lúc nào cũng sẵn chỗ nấp an toàn nhất và cứ việc để đám đệ tử bảo vệ mà chuồn đầu tiên, thật êm, thật lẹ. Thực tình thì ai chẳng biết như vậy, nhưng lần sau, hễ Josephine lấy tư thế chuẩn bị hát, bất kỳ ở đâu, bất kỳ lúc nào, tùy ả, là lại hối hả rủ nhau đến. Qua đó có thể kết luận rằng Josephine gần như đứng hẳn ngoài vòng pháp luật, muốn làm gì thì làm, kể cả xâm phạm an ninh cộng đồng, rằng ả được xá cho mọi tội. Nếu quả như vậy thì những đòi hỏi của ả là hoàn toàn chính đáng, phải, thì cái đặc quyền mà dân chúng cấp cho ả, cái tặng phẩm phi thường, ngoài ra chẳng ai được hưởng, cái tặng phẩm thực chất là phủ nhận luật pháp ấy, có thể coi như một lời thú nhận, đúng như ả vẫn bảo, rằng dân chúng không hiểu nổi ả, xem ả trổ tài mà bó tay bất lực, thấy mình chẳng xứng với ả, cố bù lại nỗi khổ vì mình mà ả phải chịu bằng một sự đền đáp thiếu điều tuyệt vọng, và đặt luôn cá nhân ả kèm theo mọi nguyện vọng ra ngoài giới hạn kiểm soát, đúng như tài nghệ ả cũng nằm ngoài năng lực cảm thụ của dân chúng. Nhưng vấn đề lại hoàn toàn không phải như thế. Có lẽ dân chúng đã đầu hàng Josephine quá sớm trong tùy trường hợp, song đầu hàng bất cứ kẻ nào vô điều kiện thì dân chúng nhất định không chịu.Vậy với ả cũng không.
Từ lâu rồi, từ thuở vừa bắt đầu sự nghiệp nghệ sĩ cũng nên, Josephine đã lấy nê tiếng hát mà đấu tranh đòi miễn hết mọi việc. Nghĩa là xin mời thiên hạ nhấc cái gánh lo kiếm cơm hàng ngày khỏi vai ả, cũng như mọi thứ liên quan đến vật lộn sinh tồn, và ấn nó -dễ thế lắm- lên vai dân chúng, tức một tập thể. Riêng cái khác thường của một đòi hỏi như thế, riêng cái trạng thái tinh thần gì mà nghĩ ra được một đòi hỏi như thế, đã khiến kẻ nào dễ cao hứng- loại này cũng lại có nốt- nhận định ngay là nó xứng đáng. Song dân chúng tôi lại nhận định khác, và thản nhiên phản đối. Mà cũng chẳng buồn mất công giải thích gì nhiều. Chẳng hạn ả vạch ra rằng, lao động thì phải bỏ sức, sẽ hại giọng, rằng so với hát thì đi làm tuy ít vất vả hơn nhiều, nhưng cũng tước mất của ả cái điều kiện được nghỉ ngơi đầy đủ và bồi sức mà hát tiếp. Hát là trổ kiệt lực, mà hoàn cảnh như vậy thì khả năng tuyệt đối của ả vẫn chẳng bao giờ được phát huy trọn vẹn. Dân chúng gật gù, rồi cho qua. Ðôi khi cái dân tộc dễ mủi lòng này lại chẳng hề mủi lòng. Ðôi khi sự phản đối cũng nghiệt ngã đến mức chính Josephine phải sững sờ. Ả tỏ vẻ tuân theo, cũng làm lụng như ai, cũng hát hết khả năng, nhưng chỉ được một hồi, rồi lại lấy thêm sức mạnh mà xoay ra đấu tranh tiếp. Sức ả có để trút vào việc này dường như vô tận.
Thế là đã rõ, Josephine đòi đấy, song có thật sự cần cái đòi đấy đâu. Ả biết điều, ả không lười lao động, mà nói chung chúng tôi không ai có thói lười lao động. Giả sử yêu cầu của ả được thông qua, chắc ả vẫn sống chẳng khác khi xưa, công việc cũng chẳng ảnh hưởng gì đến hát, mà hát dĩ nhiên cũng chẳng hay gì hơn - vậy ả đòi là đòi cho tài nghệ mình một sự công nhận chính thức, rõ ràng, vĩnh viễn, vượt xa mọi chế độ từng biết. Thế mà lại nhất định không được, trong khi hầu hết mọi thứ khác đều có vẻ dễ dàng. Có lẽ ả nên tấn công vào hướng khác ngay từ đầu thì hơn. Có lẽ bây giờ tự ả cũng nhận ra sai lầm, nhưng rút lại không được nữa. Rút lại hoá ra phản bội chính mình hay sao. Bây giờ sống chết thế nào ả cũng phải giữ vững cái đòi hỏi đó.
Nếu thật có kẻ thù, như ả vẫn bảo, thì kẻ thù của ả chỉ việc khoanh tay mà khoái trá theo dõi cuộc đấu tranh này. Khốn nỗi ả không có kẻ thù, mà kể cả ai đó có điều nọ tiếng kia chê ả thì thấy cảnh này cũng khó mà thích thú. Ðây là lúc dân chúng biểu dương thái độ quan toà cứng rắn, là thái độ hãn hữu lắm mới gặp ở loài chúng tôi. Kẻ nào, trong trường hợp này, có đồng tình chăng nữa, chỉ cần hình dung ra một ngày nào đó biết đâu dân chúng cũng xử sự với chính mình như vậy, thế thì còn gì mà thích thú. Mà bản thân việc dân chúng khước từ, cũng tương tự bản thân việc Josephine đòi hỏi, thực ra không thành vấn đề. Cái chính là dân chúng có khả năng quyết không lùi buớc trước một thành viên của nó, mà đã nhẫn nhục, lo như một ông bố và còn hơn một ông bố cho cái thành viên ấy thì càng không lùi một li.
Nếu không phải cả một dân tộc, chỉ là một cá nhân đứng ở vị trí ấy, người ta dễ tưởng rằng, suốt quá trình nhường nhịn Josephine, kẻ đó chỉ có một ao ước cháy bỏng không nguôi là mong sao cái cảnh nhường nhịn này chấm dứt, hắn đã nhịn quá sức người ta vẫn thường, mà lòng luôn vững tin rằng nhịn mãi rồi cũng phải đến độ, phải, hắn đã nhịn hơn mức đáng nhịn, chỉ vì muốn đẩy nhanh tiến độ, cho ả được voi thì đòi thêm tiên, để đến khi ả thật sự dấn nốt lên cái đòi hỏi cuối cùng này thì hắn, tất nhiên, do rắp tâm từ lâu, sẽ từ chối phắt. Chà, nghĩ vậy thật không phải, dân chúng đâu cần những thủ đoạn kiểu ấy, vả lại lòng ngưỡng mộ dân chúng dành cho Josephine vốn chân thành và được thử thách hẳn hoi, mà cái đòi hỏi của ả lại quá quắt tới mức vô tư như trẻ con cũng đoán ngay ra kết quả. Song biết đâu những suy diễn như vậy chẳng len vào quan niệm của Josephine về chuyện này và bồi thêm vào nỗi đau của kẻ bị khước từ một chút cay cú.
Nhưng suy diễn thì cứ suy diễn, lấy đó làm nhụt chí thì Josephine quyết không. Gần đây ả còn tiến thêm một bước. Xưa nay ả mới dùng lời, bây giờ ả bắt đầu áp dụng những phương tiện khác, theo ả thì hiệu nghiệm hơn, theo chúng tôi thì nguy hiểm cho chính ả hơn.
Có kẻ tưởng ả đâm ra quá trớn như thế vì thấy mình sắp già, giọng đã có phần đuối, lần chót này không được công nhận thì còn lúc nào mà đòi. Tôi không nghĩ thế. Thế thì Josephine đã không là Josephine. Ðừng có nói chuyện già hay chuyện giọng đuối với ả. Ả đã đòi cái gì là xuất phát từ nhận thức tất yếu trong thâm tâm, chứ nệ gì mấy thứ bên ngoài. Ả với tay lên vòng vinh quang cao nhất, vì nó cao nhất, chứ không phải vì hiện thời nó treo hơi thấp hơn một chút; phải tay mình thì ả còn treo cao nữa không vừa.
Thái độ coi thường những trở ngại bên ngoài ấy dĩ nhiên không ngăn ả khỏi áp dụng những phương tiện thiếu đứng đắn nhất. Thì quyền đằng nào cũng về tay ả, có quan trọng gì cái cách chiếm quyền, nhất là khi những phương tiện đứng đắn đành thất bại trong cái thế giới đã tỏ ra như vậy với ả. Có lẽ chính vì thế mà ả còn chuyển cái quyền muốn đòi trong lĩnh vực hát sang một lĩnh vực khác, kém đáng giá hơn. Cánh đệ tử đem lời ả đi rêu rao, rằng ả thấy mình hoàn toàn đủ khả năng hát sao cho mọi tầng lớp dân chúng, kể cả đám đối lập kín đáo nhất, cũng phải thật sự hứng thú. Thật sự hứng thú không như dân chúng quan niệm, mà dân chúng vẫn bảo, xưa nay nghe Josephine hát đều hứng thú cả. Hứng thú đây là theo tiêu chuẩn của Josephine. Nhưng, ả lại nói thêm, vì không nỡ xuyên tạc cái cao quý và xu nịnh cái thấp hèn, nên trước thế nào, nay đành nguyên thế ấy. Còn việc ả đấu tranh đòi miễn lao động thì có khác, tuy cũng là đấu tranh vì tiếng hát, nhưng không trực tiếp dùng đến cái vũ khí quý giá là tiếng hát, nên mọi phương tiện đều tốt cả.
Chẳng hạn có tin đồn rằng, không được nhượng bộ thì Josephine sẽ rút bớt những khúc ngân. Ngân nga ở đâu tôi chả biết, chả bao giờ thấy ả hát có ngân chỗ nào. Nhưng ả cứ doạ rút bớt những khúc ngân, tạm thời chưa bỏ hẳn, chỉ rút bớt. Hình như ả cũng thực hiện hẳn hoi, dĩ nhiên tôi chẳng thấy khác những lần diễn trước ở điểm nào. Toàn thể dân chúng vẫn lắng nghe như mọi lần, chẳng có ý kiến gì về những khúc ngân, mà cũng chẳng thay đổi thái độ với đòi hỏi của ả. Vả lại vóc dáng ả thế nào thì tư duy ả rõ ràng cũng vậy, thỉnh thoảng có chút gì khá là uyển chuyển. Sau lần biểu diễn ấy chẳng hạn, như thể ả thấy cái quyết định của mình về chuyện các khúc ngân có lẽ quá nặng đối với dân chúng, hay quá đột ngột, nên ả tuyên bố, lần sau lại để nguyên các khúc ngân mà hát. Nhưng xong lần sau ả lại đổi ý, bảo đến đây là hết hẳn, tạm biệt các khúc ngân quan trọng, đừng mong chúng trở lại, chừng nào việc của ả chưa được giải quyết thoả đáng. Chà, dân chúng nghe hết những tuyên bố, những quyết định và những quyết định sửa đổi đó, như người lớn đang mải nghĩ mà nghe một đứa trẻ nói linh tinh, đồng tình đấy, nhưng tâm trí để vào chỗ khác.
Song Josephine không bỏ cuộc. Mới đây ả lại bảo bị thương ở chân lúc đi làm, đứng hát e không nổi, mà ả phải đứng mới hát được, nên bây giờ hát cũng đành rút bớt. Ả cũng đi khập khiễng và được đám đệ tử dìu, nhưng chả ai tin là ả bị thương thật. Chúng tôi là một dân tộc quen làm lụng, và ả cũng là một thành viên, dù sức vóc ả nhỏ nhoi, cứ cho là dễ bị thương tổn. Hơi một chút sầy da đã đòi khập khiễng thì cả dân tộc này khập khiễng suốt hay sao. Thì ả cứ việc ra cái vẻ bị liệt, cứ chiềng mãi cái hoàn cảnh khổ sở ấy ra hơn mức đáng chiềng, dân chúng vẫn nghe ả hát mà biết ơn và say mê như xưa, còn chuyện rút bớt thế nào thì không ai đả động.
Khập khiễng mãi cũng dở, nên Josephine có sáng kiến khác. Ả lấy cớ mệt, thấy trong người khó chịu, sức khoẻ yếu. Thế là ngoài ca nhạc, chúng tôi được xem thêm một tấn trò. Xem đám đệ tử đứng đằng sau cố lạy lục và nài ả ra hát. Ả cũng muốn lắm, chỉ e không đủ sức. Kẻ xoa, kẻ nịnh, khiêng ả gần ra tận chỗ biểu diễn đã nhắm trước. Rút cuộc ả cũng rớm vài giọt lệ khó thấu mà đành ưng thuận, song mới chuẩn bị hát mà rõ là phải gượng hết tàn lực, uể oải, tay chẳng giang rộng như mọi bữa mà buông xuôi vô hồn, tiện đây xin nhận xét rằng hình như tay ả hơi bị ngắn. Chà, chưa chi đã thế thì hỏng. Ðầu ả quả nhiên giật một phát bất đắc dĩ để báo hiệu, và ả gục xuống trước mắt chúng tôi. Sau đó dĩ nhiên ả lại gượng dậy và hát, tôi cho cũng không khác mọi lần là bao. Ai nhạy tai lắm, biết phân biệt từng cấp độ thật tinh tế, may ra nghe được một chút kích động khác thường, nhưng thế chỉ hay lên mà thôi. Và cuối buổi thì ả lại đỡ mệt hơn lúc trước. Ả gạt hết, không cho đám đệ tử dìu, mà rắn rỏi bỏ đi, nếu được phép gọi cái cách líu ríu nhón gót ấy là rắn rỏi, và lạnh lùng đảo mắt tra hỏi cái đám đông dạt ra đầy kính sợ.
Gần đây như vậy, nhưng chuyện mới nhất là ả biến mất vào đúng thời điểm người ta đang chờ ả hát. Ðám đệ tử đi lùng đã đành, khối kẻ khác cũng cất công tìm, vô ích. Josephine biến mất. Ả không thèm hát. Ðể người ta phải nài hát, ả cũng không thèm. Lần này thì ả bỏ hẳn chúng tôi.
Lạ thật, ả, thông minh có thừa, tính toán thế nào mà nhầm lạ, nhầm tới mức cứ như chẳng buồn tính toán, kệ cho số phận đùn đi, mà trong thế giới của chúng tôi, nó chỉ thành ra một số phận rất đáng buồn. Ả tự dứt bỏ tiếng hát, tự tiêu diệt cái uy thế giành được trong lòng thiên hạ. Giành thế nào chả hiểu, vì lòng thiên hạ ả nhìn nông lắm. Ả trốn, không ra hát, song dân chúng cứ đàng hoàng, bình thản, chẳng lộ vẻ gì thất vọng, một đám đông tự tại, chỉ biết trao mà chẳng bao giờ biết nhận quà tặng, kể cả quà của Josephine, trao đúng mực, dù bề ngoài không hẳn như vậy, cái dân chúng ấy vẫn đường mình mà đi tiếp.
Còn Josephine lăn dần xuống dốc là phải. Chẳng mấy chốc mà đến lúc ả huýt tiếng cuối cùng, và im bặt. Trong lịch sử vĩnh cửu của dân tộc chúng tôi, ả là một tiết đoạn nhỏ, và dân chúng rồi sẽ vượt qua cái mất mát này. Sẽ chẳng dễ dàng gì. Hội họp mà im lìm cả lũ, liệu có thành không? Tất nhiên, hồi còn Josephine cũng im chứ khác gì? Tiếng huýt thật của ả trong dĩ vãng liệu có rõ và sinh động hơn hẳn chính nó mai sau trong hồi tưởng không? Mà lúc ả sinh thời, nó có hơn gì, hay chẳng qua cũng là suông một hồi tưởng? Hay chính là dân chúng vốn từng trải, sở dĩ tôn vinh tiếng hát của ả lên thế, chỉ vì ở dạng hồi tưởng đó nó không mất đi đằng nào?
Tức là có lẽ chúng tôi sẽ chẳng thiếu thốn gì ghê gớm. Còn Josephine, thoát cái nợ trần gian, mà theo ả là nghiệp của kẻ đặc tuyển, sẽ vui vẻ lẫn vào đám đông vô tận những anh tài dân tộc, và sớm được quên lãng trong siêu thoát cao độ như bao anh chị em khác. Bởi chúng tôi không làm sử.
(1924)
(Dịch theo nguyên bản tiếng Đức: "Josephine, die Sängerin oder Das Volk der Mäuse", Franz Kafka, Erzählungen, Philipp Reclam jun. Leipzig, 1978)
© 2003 talawas
Phụ lục
Franz Kafka
Nữ ca sĩ Giôdêphin hay là Truyện kể về dân chuột
Nguyễn Văn Qua dịch
Nữ ca sĩ của dân tộc chúng tôi tên là Giôdêphin. Ai mà chưa nghe nàng hát thì chưa thể nói là đã thấy hết được sức mạnh của tiếng hát. Bất kì ai, kể cả những người chẳng có năng khiếu gì về âm nhạc, hễ đã nghe tiếng hát của nàng đều bị cuốn hút. Ngoài tiếng hát ra, sự yên lặng, sự thanh thản trong tâm hồn cũng là một thứ âm nhạc quý. Cuộc sống của chúng tôi đầy những lo âu vất vả. Chúng tôi đã cố gắng xua đuổi một cách vô ích những ưu tư trong đời thường để vượt ra khỏi những điều làm chúng tôi bận lòng. Chúng tôi không chỉ phàn nàn mà cũng đã tìm nhiều phương kế, nghĩ ra nhiều cách rất thực tế để xua đuổi ưu tư phiền muộn. Cuối cùng chúng tôi nhận ra rằng để thư giãn tâm hồn cần tới những nụ cười hóm hỉnh và để bù đắp cho sự vắng thiếu hạnh phúc phải cần có âm nhạc.
Chúng tôi coi Giôdêphin là một trường hợp ngoại lệ: Nàng yêu âm nhạc, biết cách dùng âm nhạc để diễn tả tâm hồn mình. Nàng cho rằng không dùng âm nhạc vào mục đích làm đẹp cho đời thì âm nhạc chẳng có ích gì cho cuộc sống nữa, thà rằng loại hẳn nó ra khỏi cuộc sống còn hơn.
Ðôi khi tôi tự hỏi mình: Thực ra âm nhạc có ích cho đời đến một chừng mực nào? Vì bản thân tôi chẳng hiểu biết gì về âm nhạc thì làm sao mà hiểu nổi điều này.
Thú thực là tôi chẳng cảm thông nổi tiếng hát của Giôdêphin nhưng giá có ai hỏi thì tôi vẫn nói là tôi rất hiểu, rất cảm thông. Nếu ai đó lại yêu cầu nói cụ thể hơn thì tôi sẽ nói tránh đi rằng tiếng hát của nàng nghe rất tuyệt nhưng về ý nghĩa bài hát thì người nghe cần được giải thích thêm mới mãn nguyện.
Nghe nàng hát chúng tôi luôn có những cảm giác lạ lùng, dường như đón nhận được tình cảm nàng từ đáy lòng đi qua đường cổ họng để đến với chúng tôi. Một sắc thái rất riêng biệt chưa bao giờ cảm nhận được từ một ca sĩ nào khác.
Một số bạn bè thân thiết của tôi thường nói nhỏ riêng với nhau rằng: những bài Giôdêphin hát chẳng có gì là mới lạ. Nó chỉ là những bài hát bình thường.
Chúng tôi đã có cả một truyền thống về âm nhạc. Âm nhạc phát sinh từ cổ xưa, từ những tập kể chuyện truyền thuyết của dân tộc chúng tôi. Chúng tôi có khác nhiều những bài hát lưu truyền lại mặc dù đến nay chẳng còn ai biết hát nó nữa. Chúng tôi trân trọng bảo tồn những bài hát đó.
Nàng chuột Giôdêphin đã hát ca ư? Có lẽ tai nhạc kém chăng nên nghe đi nghe lại chúng tôi chỉ thấy đó là những tiếng rúc rích thông thường. Tất cả dân chuột chúng tôi biết rúc rích. Ý tôi muốn nói tiếng rúc rích đó là bản năng chứ không phải là tài năng.
Cũng có thể Giôdêphin không hát mà chỉ rúc rích - như chúng tôi rúc rích - và nếu quả thật là như vậy, thì tôi hoài nghi năng lực của nàng vì với cái dáng vóc ẻo lả yếu ớt của nàng, nàng sẽ không thể bền bỉ bằng những nàng chuột quê mùa vừa phải làm ăn vất vả, vừa nhằn hạt, vừa rúc rích.
Nhưng nếu đích thực là Giôdêphin cất lên tiếng hát mà tiếng hát đó lại có sức cuốn hút kì lạ thì ai dám nói đó chỉ là những tiếng rúc rích thông thường.
Nếu nghe nàng hát từ rất xa hoặc nghe một cách hời hợt không tập trung thính giác, hoặc để nàng đồng ca với nhiều ca sĩ chuột khác thì đúng là người ta chẳng nhận thấy có gì khác lạ, thậm chí nếu lắng nghe còn phát hiện ra là tiếng rúc rích của nàng ẻo lả yếu ớt nữa là khác.
Nhưng nếu người ta đến gần nàng, đứng sát ngay trước mặt nàng thì rõ ràng không phải chỉ là những tiếng rúc rích thông thường nữa. Và tôi nhận ra rằng muốn hiểu tiếng hát của Giôdêphin thì không chỉ nghe nàng hát mà còn phải ngắm nhìn nàng nữa.
Gậm nhấm một trái hồ đào đối với loài chuột chúng tôi đâu có phải là một việc làm có tính nghệ sĩ. Thật vậy, chưa từng có ai mời người khác đến xem biểu diễn gậm nhấm hồ đào cả. Nhưng nếu có ai đó muốn khẳng định mình, muốn làm nổi mình lên qua việc gậm nhấm hồ đào mà họ lại thành công thì chính là vì họ đã chịu rèn luyện để làm công việc này một cách thấu đáo. Chỉ là một công việc bình thường ai cũng đã từng làm nhưng nếu thấy được sự cần thiết của nó đối với cuộc sống, trân trọng nó, làm đến nơi đến chốn thì vẫn đáng được mọi người chiêm ngưỡng.
Với tiếng hát của Giôdêphin thì sao? Chúng ta trầm trồ khen ngợi nàng về những gì mà chính chúng ta cũng làm được. Có điều là đối với những việc mà chúng ta làm được đó, kể cả làm có khéo léo hơn nàng đi chăng nữa, chúng ta cũng chẳng bao giờ tự khen mình cả.
Một hôm, tôi chứng kiến có ai đó huýt sáo chê bai nàng. Khen chê là chuyện thường khi thưởng thức nghệ thuật, nhưng trong trường hợp vừa xảy ra, tôi cho rằng đã xúc phạm quá đáng đối với nàng. Nhưng lạ thay thái độ nàng vẫn thản nhiên như không có chuyện gì xảy ra. Tôi không hề thấy nàng tỏ ra cao ngạo hay xấc xược. Xưa nay chúng tôi thường thấy nàng biểu lộ ra bên ngoài vẻ tế nhị lịch sự, điều thường thấy ở những phụ nữ tôn quý ở dân tôi. Giữ được một thái độ thản nhiên như vậy phải là một con người vững vàng, biết tự kiềm chế. Dù thế nào đi nữa nàng phủ định mọi kiểu chê bai gièm pha đối với nghệ thuật chân chính. Thái độ đó chẳng phải là kiêu kì mà là sự cần thiết. Trước mọi sự đối lập với quan điểm nghệ thuật của nàng - mà ngay chính tôi cũng có ít nhiều quan điểm đối lập đó - nàng tỏ ra vững vàng, lập trường không nghiêng ngả.
Thói đời thường hay chê bai mỗi khi thưởng thức nghệ thuật, nhưng người ta nhận ra khán giả của Giôdêphin không làm như vậy. Họ đã ngây người ra như chết lặng đi để theo dõi tiếng hát của nàng làm cho chính chúng tôi, những kẻ hay chê bai nhất cũng im bặt theo. Nhìn chúng tôi ngồi im lặng mấy ai đã hiểu nổi đó là do ảnh hưởng của đám khán giả đông đảo đang yên lặng.
Một hôm có một tay ngỗ ngược đã huýt sáo khi nàng đang hát. Ðâu đó vẳng lên một vài tiếng huýt rụt rè hưởng ứng. Chỉ là những tiếng huýt rụt rè của trẻ con thôi nhưng làm sao mà phân biệt nổi tiếng huýt của trẻ con với tiếng huýt của thực giả. Rõ ràng tiếng huýt vào lúc này là tiếng huýt phá đám, tiếng huýt mang tính chất phê chuẩn có thể làm cho ca sĩ muốn trốn đi vì xấu hổ và sợ hãi. Nhưng Giôdêphin vẫn thản nhiên cất cao tiếng hát, tin một cách mạnh mẽ vào sự thành công của mình, dâng hiến hết mình vào sự rung cảm, tay giơ lên trời, đầu lật ngược. Bao giờ nàng cũng tự xác định: mình chẳng là cái gì hết, mình chỉ là cái phụ thêm cho cuộc sống. Mỗi khi gặp phải những kẻ khùng lên với ta hoặc ai đó gây rối loạn trong công việc của ta, làm rạn nứt thành quả của ta, gây nhiễu loạn cho cách nhìn của ta, ta phải biết chịu đựng, cắn chặt răng lại mà chịu đựng... vì rằng tất cả những cái đó đều đã có tác dụng nâng cao tiếng hát của ta.
Tất nhiên nàng sẽ chẳng phí công hát trước người điếc vì những người này chỉ thờ ơ với tiếng hát của nàng, chẳng nhiệt tình cũng không cổ vũ hoặc chê bai.
*
Từ rất lâu nàng không có sự mong chờ nào khác ngoài sự mong chờ được người nghe cảm thông tiếng hát của mình. Nàng trân trọng đón nhận những cái gọi là phụ vặt của cuộc sống ấy và cũng từ những cái phụ vặt ấy, nàng đã thành công, giành được chiến thắng dễ dàng.
Có điều sự thành công của nàng mới chỉ đem lại cho người nghe chút ít lòng mến mộ đối với âm nhạc, chưa phải đã đem được cho họ sự cảm thông nghệ thuật dù cho họ đã chăm chú lắng nghe một cách kính trọng.
Trên những chặng đường nghệ thuật, có nhiều điều chỉ nhỏ bé thôi nhưng đã giúp cho nàng nhiều nhưng lại có những nỗ lực lớn lao nàng chuẩn bị khá công phu mà lại chẳng mang lại những hiệu quả đáng kể.
Cuộc sống của chúng ta luôn biến động không ngừng, hàng ngày đem lại cho chúng ta biết bao điều ngạc nhiên, lo lắng và hi vọng. Chúng ta cũng vấp phải không ít những điều hãi hùng kinh sợ, những khó khăn trở ngại mà chỉ một con người đơn độc thôi không sao vượt qua được, chỉ một con người lẻ loi thôi không sao chịu đựng nổi. Nhiều khi vai của hàng ngàn người đưa ra gánh vác lo lắng cho một con người.
*
Khi cần thiết, Giôdêphin không ngần ngại cống hiến tài năng, sức lực của mình cho dân tộc. Nàng luôn sẵn sàng, người con gái yếu ớt, đa cảm đó ngực phập phồng xúc động khiến cho chúng ta cảm phục.
Nàng dành mọi sức lực cho tiếng hát, không quan tâm đến những gì không phụng sự cho tiếng hát. Người ta nói nàng đã thoát xác dâng hiến, phó mặc thân mình cho tiếng hát mà nàng coi như thiên thần. Nàng mòn mỏi héo hon vì tiếng hát, người mảnh mai đến nỗi người ta cho rằng chỉ một cơn gió mạnh tạt qua cũng có thể xâm hại tới nàng. Nhìn thấy hình hài nàng thiểu não như vậy những người không ưa nàng nói: "Cái cô ả ca sĩ này chẳng được tích sự gì. Cô ả này đâu có biết hát, uốn a uốn éo để rồi phát ra những âm thanh như chọc vào tai người khác".
Ngoài một số ít trong đám đông chê bai nàng, số khác dỏng tai nín thở để nghe nàng hát. Ðể tập hợp số khán giả đông đảo này, trong đó không ít những kẻ từ những nơi xa đến, Giôdêphin thường có những điệu bộ quyến rũ như nghiêng đầu duyên dáng, miệng hé mở, mắt ngước nhìn trời cao, dáng điệu thật nghệ sĩ, với cái dáng vẻ đó nàng không đếm xỉa đến các góc độ chiêm ngưỡng của khán giả gần hay xa.
Tất nhiên trong hoạt động nghệ thuật của mình, nàng có những trở ngại cần vượt qua. Giôdêphin say mê nghệ thuật ngay cả trong những thời kì mà dân tôi gặp phải những rối ren phức tạp nhất, thời kì mà những khổ đau, những nỗi lo lắng phiền muộn làm cho con người ta tìm đến với tiếng hát. Họ tìm đến nàng nhanh hơn cả điều nàng thường mong đợi đến nỗi nàng sững sờ bất động như đã bị kết đông lại trước đông đảo khán giả hâm mộ. Ðiều đó làm nàng hăng hái lên thái quá khiến cho dáng vẻ lời lẽ mất cả nữ tính. Những cử chỉ bốc đồng đó cũng không gây ảnh hưởng xấu cho thanh danh nàng, tuy nhiên giá nàng có thể tự kiềm chế được cả trong những giây phút đó thì thật là trọn vẹn.
Sau này khi Giôdêphin thành nổi tiếng rồi, không rõ vì lí do gì mà có một số người lại đem lại cho nàng nhiều phiền toái. Ðó là câu hỏi không dễ gì trả lời: người ta hạch nàng vì tiếng hát của nàng hay là vì sự nổi tiếng đó?
Dù sao việc hiển nhiên là dân chuột chúng tôi đã trở thành nô lệ của tiếng hát nàng từ lúc nào không rõ. Dân chúng tôi hành hạ, gây khó dễ cho nàng mặc dù nàng thật vô tội, tâm hồn nàng trong trắng như tâm hồn trẻ thơ, ấy vậy mà người ta tìm mọi cách nói xấu, bôi nhọ nàng. Nàng hiểu điều đó nhưng nàng vẫn chiến đấu bằng tiếng hát của mình.
Thế rồi, sau này nhờ ở sự kiên trì chịu đựng của nàng, người ta đã giảm bớt lòng ghen ghét và dường như người ta lại hâm mộ và quan tâm đến nàng. Thay vì những lời lẽ dằn vặt hạch sách mới xảy ra hôm nào trong việc đối xử với nàng họ lại thay đổi giọng lưỡi:
"Ngắm nàng hát chẳng ai nỡ cười giễu nàng".
Thế rồi, khi cần sự giúp đỡ, chăm sóc của dân tộc để vượt qua khó khăn thì nàng bị ghét bỏ, khi đã tự mình vượt qua được rồi, không cần thiết lắm về mọi sự giúp đỡ nữa, thì người ta lại chăm sóc nàng như một người cha chăm sóc đến trẻ thơ.
Giôdêphin thì lại nói: "Tôi chỉ cần các người hát lên. Các người hát lên tức là các người đã che chở cho tôi". Lời nói thẳng, thật thà như lời lẽ trẻ thơ của nàng không làm cho ai giận. Cũng chẳng ai cho là nàng vô ơn, nhưng có một điều khó hiểu, giải thích được điều này không phải là dễ dàng: Giôdêphin cho rằng chính nàng mới là người bảo vệ và che chở cho dân tộc mình. Trong những giai đoạn đất nước có những khủng hoảng về chính trị và kinh tế, nàng đã dùng tiếng hát của mình để động viên tinh thần dân tộc, dũng cảm vượt qua những thử thách đó. Ðối với những tai họa quá lớn không thể vượt qua nổi thì nàng hát lên để động viên mọi người chịu đựng chúng. Vốn ít nói nàng không nhiều lời. Nàng lặng thinh trước những phụ nữ lắm điều. Ánh sáng tỏa ra từ cặp mắt nàng đã nói thay những ý nghĩ của nàng. Người ta cũng đọc được những ý nghĩ đó trên cặp môi nàng mím chặt. Rất hiếm những con người trong chúng ta có thể kiềm chế nổi lời lẽ của mình khi trong lòng có những điều tức giận, vậy mà nàng với thái độ bình tĩnh lặng thinh của mình đã tỏ ra làm nổi việc đó.
Trước những hành động ngang ngược và lời lẽ trái tai của một số những người quá khích - mà hàng ngày nàng luôn theo dõi để phân tích đúng sai - nàng không hề buông lời than thở mà cứng cáp ngẩng cao đầu. Nàng dùng cặp mắt tràn đầy nghị lực của mình chế ngự đám đông, giống như những người chăn cừu, lấy sự bình tĩnh của mình giữ cho bầy cừu ngoan ngoãn trước giông tố.
Thông thường thì tuổi trẻ có những tính cách riêng như không thuần phục, liều lĩnh, buông thả, nhưng Giôdêphin thì khác hẳn, tính cách thật vững vàng. Không nghi ngờ gì cả, nàng đã không xa rời dân tộc, không chạy trốn khi dân tộc lâm nguy, tự nguyện cống hiến, tự nguyện nhận về mình cái trách nhiệm cứu nguy cho dân tộc. Nàng ráng chịu mọi khổ đau, xả thân cống hiến, quyết định nhanh, hiểu rõ cái chết như thế nào. Trong những giây phút quyết liệt nhất, nàng tỏ ra táo bạo, liều lĩnh nhưng thành công. Sự coi thường cái chết làm cho các sử gia phải bàng hoàng kính trọng.
Có một sự thật rõ ràng là trong những giờ phút nguy nan nhất, dân tộc chúng tôi lại thường tới lắng nghe tiếng hát của nàng nhiều hơn lúc bình thường. Khi phải chịu đựng những uy hiếp, những đe dọa đè nặng lên đầu lên cổ, thì dân tộc chúng tôi lại bình tĩnh hơn, giản đơn hơn, bề ngoài tỏ ra dễ bảo hơn trước sự chuyên chính; nhưng lại biết tập hợp lại, sát vai nhau chống lại mọi sự áp bức. Dường như trong những giây phút hiểm nghèo đó, tiếng hát của nàng có sức cuốn hút mọi người nhanh nhậy nhất. Có thể người ta cho rằng trong những tình huống cấp bách người ta không ưa những cuộc chuyện trò không cần thiết. Và trên thực tế, tiếng hát đã đi thẳng được vào tâm hồn người ta.
Trong sự xả thân đóng góp của mình, đôi khi nàng mù quáng không nhận ra rằng trong số những khán giả hâm mộ nàng đã có những kẻ nịnh hót, lợi dụng danh tiếng của nàng với mục đích vụ lợi. Họ mời nàng tham gia vào những dàn hợp xướng ở vai trò làm vì - cho dù vai trò của nàng được người ta trọng vọng - như vậy nàng đã để phí phạm tài năng của mình vào những buổi biểu diễn không đáng tham gia.
Thế rồi, cũng chính cái không khí lo âu nặng nề do cái thế giới thù địch mà dân tộc chúng tôi gây nên, đã làm cho một số đông đảo khán giả từ chỗ vốn say mê tiếng hát mà lại trở thành thờ ơ với nó. Ðầu óc họ buộc phải đối phó, giải quyết những nhu cầu bức thiết hơn. Bằng trực cảm Giôdêphin cũng đã nhận ra điều này. Nàng đã kiên trì dùng sức mạnh của tiếng hát đè bẹp các trực cảm đó. Và nàng đã có những niềm an ủi lớn, vì đám khán giả hâm mộ nàng đã tôn nàng như một danh ca. Họ và nàng đều thấm thía rằng để trở thành một danh ca phải có một quá trình phấn đấu không ngừng và không phải ai cũng thành đạt được.
*
Dân tộc chúng tôi không hiểu gì về đám trẻ, không quan tâm đến chúng, cho nên lớn lên chúng chỉ được hưởng một tuổi trẻ ngắn ngủi. Những yêu sách cho lớp trẻ thường vẫn luôn lặp đi lặp lại: phải dành cho chúng tự do nhất định, phải bảo vệ chúng, phải cho phép chúng nô đùa vô tư. Những yêu sách này dường như đã trở thành những công thức và được mọi người tán thành. Họ thừa nhận sự cần thiết phải thực hiện những yêu sách đó, rồi họ cũng đã tiến hành các cuộc thử nghiệm nhưng cuối cùng đâu lại hoàn đấy. Cuộc đời con người ta, kể từ khi còn ở lứa tuổi ấu thơ biết chạy nhẩy, biết phân biệt các đồ vật ở quanh mình, phải được cung cấp đầy đủ các nhu cầu như đối với người lớn tuổi. Trong nhiều lĩnh vực của cuộc sống những yêu cầu cần thiết về kinh tế buộc chúng ta phải sống lẻ loi phân tán, người đua tranh và thù địch quá nhiều, những điều gian nan nguy hiểm rình rập ở mọi nơi. Chúng ta không tách nổi con cái chúng ta thoát ra khỏi cuộc vật lộn gay go về đời sống của chúng ta, bởi vậy tuổi thanh xuân của chúng kết thúc mau chóng. Ngoài cái nguyên nhân đáng buồn trên còn thêm một nguyên nhân còn đáng buồn hơn nữa, nhưng lại được khuyến khích: đó là đẻ nhiều. Thế hệ sau nối tiếp thế hệ trước ngày một đông hơn - càng nối sau càng đông thêm nữa - trẻ con chẳng có đủ thời gian để sống tuổi trẻ con. Các dân tộc khác nuôi dạy con cái họ trong sự ấm no, xây dựng cho chúng nhiều trường học. Trẻ con là tương lai của dân tộc, các thế hệ nối tiếp phải tiến hóa khác đi chứ không thể cứ y nguyên như các thế hệ trước. Chúng tôi không có trường học, nhưng dân chuột chúng tôi thì lại sinh sản đông đúc dồn dập và liên tục như các đợt sóng không sao đếm cho xuể được: chuột sơ sinh kêu rít lên chí chóe khi chúng còn chưa biết rúc rích; chúng lúc nhúc xô lấn, lăn lóc, khi chúng còn chưa biết bò; chúng chuyển dịch nặng nề vì chưa mở mắt, tuổi trẻ của dân chuột chúng tôi là như vậy đó! Và khác với các trường học của dân tộc các bạn luôn luôn có những trẻ thơ mới nối tiếp các đàn anh của chúng, không phải chỉ là những đứa trẻ đã thấy, mà là những đứa trẻ mới, luôn luôn là những gương mặt mới không dừng lại, không lúc nào ngừng cắp sách tới trường, đứa trẻ này vừa rời khỏi đã có một đứa khác kế tiếp khẩn trương hòa đồng với nhau như những đóa hoa hồng của hạnh phúc. Tất nhiên cái cảnh tượng nối tiếp đó thật đẹp biết bao, làm cho chúng tôi phải thèm muốn. Nhưng với chúng tôi thì con cái chúng tôi đâu có những năm tháng thoả đáng để sống hết tuổi ấu thơ. Ðiều ấy chẳng đã là điều đáng bận tâm đó sao! Dân chuột chúng tôi thật là ấu trĩ, điều ngờ nghệch này đã kéo dài không sao chấm dứt nổi mâu thuẫn với nền đạo đức cần có làm cho chúng tôi hành động mù quáng làm ảnh hưởng nặng nề đến các lớp trẻ khiến chúng trở thành ngu dốt, hư hỏng, tự cao tự đại, biến chúng thành loại vô tích sự. Nếu chúng tôi chẳng có được niềm vui về sự tiến bộ của con cái, thì chúng tôi vẫn còn được thấy cái trong sạch hồn nhiên của tâm hồn chúng. Ðó chính là cái mà Giôdêphin đã để tâm chăm chút và phát huy bằng tiếng hát của mình.
Lớp trẻ của dân tộc chúng tôi lớn lên rồi già đi trước tuổi. Sự chuyển đổi từ trẻ sang già ở nơi chúng tôi khác với những nơi khác. Chúng tôi không có tuổi thiếu niên. Từ trẻ thơ chúng tôi chuyển thẳng thành người lớn, tâm hồn và thân thể bị tàn héo vì những nỗi chán chường và tuyệt vọng. Chính vì thế chúng tôi không biết thưởng thức âm nhạc. Chúng tôi đã quá già nua để thưởng thức âm nhạc. Lòng nhiệt tình, sự hưng phấn không thể có trong chúng tôi khi nỗi buồn nản và sự chán chường đang đè nặng trong tâm hồn. Ai mà biết được trong dân tộc chúng tôi lại có những tài năng âm nhạc. Nếu có thì những tính cách vừa nói trên cũng sẽ bóp chết những tài năng đó từ trứng nước. Giôdêphin thì ngược lại say sưa với tiếng rúc rích - nghĩa là say sưa với tiếng hát như nàng thường nói - điều đó không hề làm chúng tôi khó chịu mà còn hợp với ý nhiều người. Tiếng hát của nàng đã khiến cho chúng tôi nghĩ tới việc khôi phục lại nền âm nhạc cổ truyền, việc làm chẳng gây khó chịu cho ai cả.
Giôdêphin đã đem lại một khí thế mới cho lớp trẻ. Trong các buổi hòa nhạc, ngay cả trong những lúc có nhiều lời bình phẩm nhất thường chỉ thấy lớp trẻ quan tâm đến tiếng hát của nàng. Ðiều thích thú nhất đối với họ là ngắm nàng hát, ngắm đôi môi nàng hé ra để lộ những chiếc răng nanh duyên dáng. Họ ngắm nhìn vẻ mặt nàng rồi ngây ngất lặng đi nghe tiếng hát phát ra từ cổ họng của nàng. Ðám khán giả hâm mộ cũng nhận ra ngay trên nét mặt nàng, cái vẻ ngây ngất say sưa của chính nàng biểu lộ ra khi những âm thanh du dương của bài hát phát ra từ cổ họng nàng. Trong những phút tạm nghỉ ngắn ngủi xen giữa buổi biểu diễn, ai ai cũng cảm thấy cơ bắp mình được thư giãn, lòng mình được nồng ấm giữa đám khán giả đông đảo. Chính trong những suy nghĩ của họ, dư âm tiếng hát của Giôdêphin làm họ liên tưởng đến cội nguồn tiếng hát dân tộc, mà nàng cho là trác luyện, chúng tôi thì chỉ cho là nổi lên nhất thời, nhưng dầu sao không ai phủ nhận nổi tác dụng của âm nhạc. Người ta cảm nhận được một cái gì đó giống như một niềm hạnh phúc đã bị mất đi trong quãng đời thơ ấu chẳng bao giờ thấy lại để mà luyến tiếc; một cái gì đó vui vẻ, phấn chấn, rất khó tả trong hiện tại có tác dụng chống lại những cái xấu xa đồi bại. Cái điều mà người ta cảm nhận được này không phải là được diễn đạt bằng những lời lẽ hùng hồn mà nhẹ nhàng như một tiếng thì thầm, như một lời tâm sự, đôi khi còn bằng một giọng nói khàn khàn. Ðó là tiếng rúc rích của dân chuột chúng tôi. Chắc chắn là như vậy. Làm sao không phải là tiếng rúc rích cơ chứ. Rúc rích là tiếng nói của dân chuột chính trị. Có nhiều người cả đời rúc rích mà không hề để ý đến điều này, còn ở đây tiếng rúc rích của Giôdêphin đã trở thành tiếng hát đưa người ta ra khỏi những ưu tư phiền muộn hàng ngày và dù chỉ là chốc lát nhưng ai cũng trân trọng nó.
Có thể khẳng định rằng trong những tình thế căng thẳng do sự áp đặt của các thế lực mới gây nên trong đời sống chính trị của dân tộc, chúng tôi, đám thính giả nịnh hót cơ hội, vẫn tập hợp đông đảo để nghe tiếng hát phê phán chống bạo lực của nàng. Sự tập hợp đó thường bất ngờ bị kẻ thù đàn áp, nhiều người đã bỏ mạng và Giôdêphin, đối tượng đàn áp của bạo lực, vì nàng đã có tiếng hát chống lại chúng, thường phải lặng lẽ chạy trốn dưới sự bảo hộ của thính giả. Nàng buộc phải rút khỏi nơi này nhưng mọi người đều hiểu rằng nàng sẵn sàng khẩn trương cất lên tiếng hát trở lại ở bất kì nơi nào khác. Người ta kết luận rằng nàng đã trỗi lên trên mọi thế lực đàn áp ngay cả trong những lúc cộng đồng dân tộc chúng tôi vì quá khốn quẫn đã bỏ mặc nàng.
Ý nguyện của Giôdêphin lúc đầu người ta không hiểu, nhưng sau đó người ta đã hiểu nàng. Dân tộc đã dành cho nàng sự tự do sáng tác và thấy được sáng tác của nàng đã chống lại những sai trái bất công của chính cái luật pháp lúc đó. Người ta thấy được sự đối xử không đúng đắn đối với nàng, và tìm cách bù lại cho nàng những thiệt thòi nàng đã phải chịu đựng về sự đối xử tàn tệ trước kia. Khi đó, khi nghệ thuật của nàng không được dân chuột chúng tôi ghi nhận thì con người nàng cũng đã xa lánh dân tộc. Thật ra cũng không hoàn toàn là như thế. Có thể ngay từ trước kia dân tộc đã có sự nhượng bộ đối với nàng, nhưng vì vốn khảng khái chẳng chịu đầu hàng đối với bất kì ai nên nàng vẫn mặc cảm và xa lánh.
Giôdêphin đã từ lâu cống hiến hết mình cho nghệ thuật, nàng sẵn sàng làm tất cả mọi công việc phục vụ cho nghệ thuật; đáng lẽ phải để cho nàng khỏi phải lo lắng đến chuyện kiếm sống hàng ngày hoặc khỏi phải lo lắng đến chuyện đối phó với những phức tạp khác trong đời sống, đáng lẽ dân tộc phải lo đến những điều này cho nàng, nhưng chính dân chuột chúng tôi đã bỏ mặc nàng phải tự lo liêu, khiến một con người nghệ sĩ có tinh thần, có tâm huyết như nàng - như chúng ta đã biết - gặp quá nhiều khó khăn.
Giôdêphin thường phàn nàn là nàng vẫn yếu ớt mà công việc kiếm sống thì khó khăn vất vả nên đã vắt kiệt sức lực của nàng, làm hại giọng hát của nàng. Nàng chẳng được nghỉ ngơi đầy đủ sau khi ca hát để lấy lại sức cho những buổi diễn sau. Dân chuột chúng tôi có nghe lời nàng kêu ca, nhưng đã bỏ qua. Dân tộc chúng tôi như vậy đó, rất dễ xúc động nhưng đôi khi lại vô tình như gỗ đá. Sự từ chối quả đã thật phũ phàng đối với Giôdêphin. Tuy vậy nàng vẫn tỏ ra vâng lời, làm mọi việc và vẫn ca hát với tất cả khả năng của mình. Chỉ sau một thời gian, nàng lại bước vào cuộc chiến đấu với một sức mạnh mới dường như nàng vốn có một tiềm lực dự trữ không thể khô cạn dành cho cuộc chiến này.
Chắc chắn là trong thâm tâm Giôdêphin không cầu xin, đòi hỏi điều gì. Nàng nói không hề sợ hãi công việc lao động kiếm sống - chúng tôi không hề biết tới sự sợ hãi này, nếu người ta chấp nhận những yêu sách của nàng có lẽ nàng cũng chẳng đổi thay nếp sống. Công việc không gây trở ngại cho tiếng hát của nàng, có điều là người nghệ sĩ phải làm lụng vất vả thì tiếng hát không được hay. Ðiều mà nàng mong đợi là phải có sự phê chuẩn các chính sách cụ thể đối với các ca sĩ, dân tộc phải khen thưởng họ, đánh giá họ. Sự đánh giá đó có giá trị lâu dài khác hẳn với cách làm từ trước đến nay.
Liệu có khi nào nàng có ý định từ bỏ con đường nghệ thuật của mình? Khi nhận ra sự lựa chọn sai lầm của mình, liệu nàng có lùi lại, giảm bớt ý chí của mình? Nhưng không. Nàng không thể nào lùi lại nữa. Lùi lại là phản bội lại chính mình, chẳng còn con đường nào khác. Một là vươn lên để chiến thắng, hai là chết.
Giả sử có một cá nhân nào đó chứ không phải là cả dân tộc từ lâu muốn bóp chết tiếng hát của nàng. Nếu kẻ đó cho rằng sự kiên trì của con người ta vốn có giới hạn nên lầm tưởng rằng sớm muộn nàng sẽ phải nhượng bộ và từ bỏ ý định thì hắn đã lầm. Càng ngày hắn sẽ càng nhìn thấy rõ sự kiên định của nàng đã đạt tới mức độ tuyệt đỉnh. Sự kiên định của nàng cũng làm cho dân chuột chúng tôi thán phục, nhưng bên cạnh sự thán phục chúng tôi ái ngại cho nàng và thầm nghĩ rằng nàng khó mà thành công. Nàng kiên định bao nhiêu thì dường như nàng đã gia tăng những điều cay đắng vào sự thất bại đau đớn của mình bấy nhiêu.
Dù gian nan đến đâu Giôdêphin cũng đã không bỏ cuộc. Nàng không hề lùi bước mặc dù có những lúc bị xô lấn, bị đẩy lùi trong cuộc chiến đấu quyết liệt. Gần đây, chiến tranh đã đầu độc, uy hiếp tư tưởng con người nhưng nàng vẫn lặng lẽ dấn thân vào những hành động nguy hiểm.
Có không ít người cho rằng Giôdêphin sở dĩ đeo đuổi mãi con đường nghệ thuật của mình như thế vì nàng đã trở về già, giọng hát đã bộc lộ sự suy yếu nhưng vì hiếu danh nên đã không bỏ cuộc. Phải chăng chỉ vì nàng muốn lưu danh lại với dân tộc của mình. Tôi không tin là như vậy vì nếu Giôdêphin lao động nghệ thuật chỉ vì động cơ ấy thì nàng sẽ chẳng còn là Giôdêphin nữa. ƠŒ nàng không có sự già nua cũng chẳng có sự yếu ớt. Nàng hành động quyết liệt không phải là do sự thúc đẩy của hoàn cảnh khách quan mà là do sự thúc đẩy của nội tâm. Nàng đã làm cho tiếng hát có ý nghĩa, đã nâng tiếng hát lên cao, và càng chiến thắng nàng càng nâng nghệ thuật lên cao hơn nữa.
Coi thường khó khăn khách quan, điều đó làm cho hành động của nàng linh hoạt hơn. Thực tình mà nói nàng có quyền dùng đến những biện pháp khôn ngoan, biến dạng những hành động nghệ thuật của mình để khỏi phải trả bằng những cái giá quá đắt.
Các thế hệ thính giả có loan truyền một tin rằng nàng có khả năng ca hát vừa lòng mọi loại thính giả bao gồm cả những người đối lập. Tuy nhiên người ta hầu hết đã hiểu rằng vì tình thế bắt buộc nàng đã phải ngụy trang mục đích cao quý của nghệ thuật. Người ta cũng lại đưa tin rằng nàng có ý định thu hẹp phạm vi của nghệ thuật. Tôi không hiểu biết gì về âm nhạc nên không nhận ra được sự thu hẹp của nàng. Còn Giôdêphin thì thừa nhận là có biểu diễn ngắn gọn lại vì tình thế bó buộc nàng phải thu hẹp như vậy. Nàng trình bầy rằng trong tương lai nàng sẽ có những chương trình trình diễn đầy đủ như cũ. Sau này người ta thấy nàng đã giữ lời. Gần đây để khước từ việc trình diễn nàng đã vờ là bị thương ở chân khi làm việc nên không thể đứng hát được, hoặc có hát thì cũng phải rút ngắn sự ngân. Mặc dù nàng đi khập khiễng và những người hâm mộ phải để nàng vịn tựa vào mới đi nổi, không ai cho rằng nàng đau chân thật sự. Nàng đã hoài công đi đi lại lại như người què với điệu bộ rầu rĩ, người ta vẫn kéo đến nghe nàng hát, vẫn thích thú, vẫn tỏ ra biết ơn nàng, cũng chẳng ai đếm xỉa đến sự rút ngắn tiết mục trình diễn của nàng cả. Vì không thể cứ đi khập khiễng mãi, nàng nghĩ ra những lí do thoái thác khác, nào là sự mệt mỏi, sự yếu ớt, nỗi lo buồn... Tôi đã chứng kiến, có một buổi, một số đông khán giả cầu cạnh, nài nỉ, năn nỉ nàng hát. Có thể là nàng cũng muốn hát nhưng dường như nàng đã thực sự không làm nổi. Người ta đã an ủi nàng, động viên nàng, nịnh bợ nàng, mời nàng tới một địa điểm chuẩn bị sẵn từ trước. Cuối cùng nàng đã chấp thuận với dòng nước mắt khôn tả nên lời. Nhưng nàng đã khó nhọc lắm mới cất nổi giọng, tay không dang ra được để làm những điệu bộ duyên dáng như mọi lần được nữa mà buông thõng xuống, uể oải. Ðầu nàng lắc lư, đôi lúc như bị giật lên đột ngột. Nàng đã quỵ xuống ngay trước mắt chúng tôi. Nhưng cũng ngay lúc ấy, nàng lại cố gắng đứng dậy rồi hát lên, giọng hát đầy xúc cảm, làn điệu tế nhị, nàng thật đáng thương. Kết thúc bài hát nàng rời đi, bước chân vội vã nhưng cương quyết. Nàng từ chối mọi sự giúp đỡ của đám thính giả, đưa mắt buồn bã nhìn đám đông dãn ra một cách kính cẩn để nhường lối cho nàng đi. Rồi một việc đã xảy ra được ít hôm mà sao vẫn như vừa mới hôm qua: nàng đã đi đâu mất vào lúc đám khán giả chờ nàng lên hát. Mọi người tỏa đi tìm kiếm, hỏi thăm mọi chỗ nhưng vô vọng. Giôdêphin đã biến mất. Nàng đã chẳng còn ở lại với tiếng hát nữa mặc cho bao người đang ngưỡng mộ. Lần này nàng bỏ đi vĩnh viễn. Người ta thương tiếc nàng, nghi ngờ rằng nàng đã tính toán sai lầm mà bỏ đi, nhưng không, điều đơn giản là nàng đã ra đi theo tiếng gọi của số phận, cái số phận mà trong thế giới của chúng ta bao giờ cũng là đáng buồn nhất. Nàng đã chạy trốn khỏi tiếng hát, nàng đã tự huỷ đi cái sức mạnh lạ lùng của ý chí nàng. Nàng đã ẩn nấp nơi đâu mà không hát nữa để cho dân chuột chúng tôi tiếc thương thất vọng? Ôi ca sĩ Giôdêphin của chúng tôi, người đã cống hiến nhiều mà hưởng thụ chẳng được là bao. Giờ đây nàng đã cự tuyệt mọi thứ để ra đi. AÂm thanh giọng hát của nàng đã tắt. Dân tộc đã mất nàng. Nàng chỉ là một chi tiết nhỏ bé trong lịch sử, trường tồn của dân tộc. Dân tộc sẽ vượt được qua sự mất mát này nhưng thật khó mà quên được tiếng hát của nàng. Giôdêphin hỡi, nàng cũng câm lặng rồi ư? Tiếng rúc rích của nàng liệu có còn vang lên mạnh mẽ đầy sức sống hay mãi mãi chỉ còn là kỉ niệm? Nếu dân tộc chúng tôi, trong sự sáng suốt của mình, đã đánh giá cao tiếng hát của Giôdêphin thì phải chăng dân tộc chúng tôi sẽ chẳng mất gì hết mặc dù đã mất nàng?
Giôdêphin đã thoát ra khỏi được sự đầy ải trên cái mảnh đất trần gian đầy đau khổ này để hòa nhập vào với đông đảo các anh hùng đã ra đi của dân tộc chúng tôi. Chừng nào còn lịch sử dân tộc, thì nàng và những người anh hùng ấy còn mãi mãi được dân tộc ghi nhớ.
Nguồn: Tuyển táºp Kafka, Trung tâm văn hóa Äông-Tây xuất bản, Hà Ná»™i, 2003