Văn há»cVăn há»c Việt NamLoạt bài: Trước thá»m Äại há»™i Nhà văn Việt Nam lần thứ 7
25.4.2005
Bùi Chà Vinh
Sá»± tá»± trá»ng cá»§a má»™t kẻ sÄ©
Khánh Bình thực hiện
Ngoài bảng báo cáo tổng kết của nhiệm kỳ qua, phương hướng nhiệm kỳ tới như bất kỳ Ðại hội ngành nghề nào khác, Ðại hội Nhà văn Việt Nam nhiệm kỳ 2005 – 2010 đang nóng lên cùng nhiệt độ của tâm huyết và bức xúc của những người cầm bút. Nhà thơ Bùi Chí Vinh là một trong số những người ấy.
Khánh Bình (KB): Thật ngạc nhiên vì cho đến nay, anh vẫn là nhà thơ chứ không phải là Hội viên hội Nhà văn Việt Nam?
Bùi Chí Vinh (BCV): Sẽ ngạc nhiên nếu Hội là nơi thật sự thúc đẩy sự sáng tạo của nhà thơ. Nhưng thật khó để làm được điều đó. Nếu vào Hội, tôi đã vào từ 20 năm trước. Nhưng 20 năm rồi mà sự bảo thủ, trì trệ vẫn tồn đọng.
KB: Thế anh không nghĩ rằng, sự có mặt của mình – một gương mặt thơ khỏe khoắn – sẽ làm giảm bớt sự trì trệ – như anh nói?
BCV: Con cá quẫy đuôi trong hồ nước mới là con cá tự do, còn một khi đã chui vào rọ rồi thì càng vùng vẫy càng mắc kẹt. Ðiều đáng nói là, nếu Hội phát hiện những tài năng thơ văn thì hãy gởi đến một lời mời trân trọng, đằng này, lại phải viết đơn xin được vào Hội, còn phải nương nhờ 2 vị nhà thơ, nhà văn lão làng giới thiệu. Sự tự trọng của một kẻ sĩ không cho phép tôi đi làm cái công việc kỳ dị ấy! Trước hai nấm mồ nhà vua và kẻ sĩ, theo truyền thống tôn trọng chữ nghĩa, người ta luôn luôn chào nấm mồ kẻ sĩ trước khi chào vua. Làm ngược lại là phỉ báng chính nghề nghiệp của mình.
KB: Không vào Hội, anh vẫn viết khoẻ, công chúng vẫn tìm đến với thơ của anh. Ðiều đó cho thấy, với riêng anh, Hội... miễn nhiễm vai trò, trách nhiệm và hiệu quả hoạt động của mình?
BCV: Tôi vẫn làm thơ và Hội vẫn cứ tồn tại bằng guồng máy mà ở đó nạn bè phái đang hoành hành. Hai thế giới hoàn toàn chả ảnh hưởng gì đến nhau. Nếu có thì, tâm huyết của trái tim làm thơ và trách nhiệm của con người công dân, tôi dồn hết bức xúc ấy vào trong sáng tác của mình.
KB: Nhưng, cũng có rất nhiều nhà thơ, nhà văn là hội viên vẫn viết đều, viết hay!
BCV: Ðúng. Và cứ mỗi lần gặp nhau là Nguyễn Quang Lập, Nguyễn Quang Thiều, Trần Ðăng Khoa lại ủng hộ sự tự do của tôi. Và không riêng gì ba khuôn mặt quen biết ấy mà còn vô số công chúng và bạn đọc âm thầm khác.
KB: Cụm từ “xã hội hóa” đang được sử dụng nhiều trong mọi lĩnh vực của xã hội, và cũng không loại trừ giới văn sĩ. Anh nghĩ sao về vấn đề này?
BCV: Tôi ủng hộ sự bớt gây lãng phí tiền của dân của nước. Nếu nhà nước tài trợ mà mang lại hiệu quả tốt, như kích thích nền văn học nước nhà, nâng cao đời sống tinh thần của người dân... thì đó là điều nên làm. Ví dụ, thay vì trút tiền tỉ vào những ngân sách không rõ ràng thì nên thành lập giải thưởng lớn. Ở đó, Hội đồng giám khảo phải thật sự công bằng, công tâm, được trưng cầu rộng rãi, trung thực trong toàn xã hội và đặc biệt, không giữ dàn giám khảo cố định. Bởi dàn giám khảo cố định thường là nguyên nhân tạo ra tệ nạn kẻ cả, ban ơn, bề trên... Từ đó sinh ra cường quyền, bất công, và thậm chí tham nhũng. Làm sao để tôn vinh một giải thưởng và vinh thăng người được giải thưởng – đó là điều mà hầu hết các giải thưởng hiện nay chúng ta chưa làm được.
KB: Một câu hỏi “ngoài lề”, hình như vì chưa là hội viên nên có vẻ như anh... dám ăn dám nói hơn so với những bạn thơ của mình?
BCV: Hội viên hay không đối với tôi không quan trọng mà vấn đề, tôi là người dám ăn, dám nói và hơn hết là... dám viết! Kiếm một thi sĩ kiểu đó ở Việt Nam thời buổi bây giờ hơi bị... hiếm.
KB: Xin cám ơn anh!
Nguồn: Má»™t phần bà i phá»ng vấn nà y đã đăng trong bà i “Những ý kiến trước Äại há»™i Nhà văn Việt Nam khoá 7â€, bà o Phụ nữ Thà nh phố HCM ngà y 22.4.2005