© www.talawas.org     |     về trang chính
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcVăn học Việt Nam
24.2.2004
Vương Trí Nhàn
Mười năm trên giá sách văn chương
Lê Hồng Lâm thực hiện
 1   2 
 
Sau bà i đối thoại Bà n tròn Mười năm trên giá sách văn chương (SVVN số 4, ra ngà y 4 .11.2003) chúng tôi đã nhận được nhiều phản hồi khác nhau từ một số nhà phê bình, nhà văn và bạn đọc. Ðánh giá và nhìn nhận lại một khoảng thời gian khá dà i trong văn học ở phạm vi một bà i báo quả là khó để nói hết và có nhiều điều đáng để bà n lại. Và vì vậy, chúng tôi tiếp tục trở lại vấn đề nà y ở một cuộc trao đổi khác với nhà phê bình văn học Vương Trí Nhà n, tác giả tập chân dung văn học Cây bút đời người (giải B Hội nhà văn Việt Nam 2003) từ một số ý kiến trong bà i viết nêu trên và phát triển rộng ra ở một và i góc độ khác.
Là một người làm nghiên cứu phê bình có dịp sống gần gũi, hiểu biết về giới nhà văn cùng thời cũng như theo sát những diễn biến của đời sống văn học trong và ngoài nước, ông có nhận xét ra sao khi nhìn nhận lại văn chương Việt Nam ở một khoảng lùi hơn 10 năm?

Lâu nay trong giới nhiều người thường vẫn đã nhận với nhau rằng văn học ta đang ở vào giai đoạn khó khăn, sách in ra thì có, song đại đa số chỉ ở mức "tầm tầm", "làng nhàng" mà hiếm tác phẩm hay. Các anh Nguyên Ngọc, Dương Tường, Trung Trung Ðỉnh nói thẳng hơn: Chúng ta đang lúng túng, ì ạch; chúng ta đang dừng lại.

Thời tiền chiến, từ 1932 tới 1945, chỉ hơn chục năm mà hầu như năm nào cũng có những tác phẩm ngày nay còn phải tái bản. Số lượng ở đây là dấu hiệu của chất lượng, chất lượng của cả một thời đại văn chương. Hoặc nhìn sang một nền văn học mà gần đây ta dịch nhiều như văn học Trung Quốc, thấy nhà văn bên đó, kể cả các cây bút sinh những năm 50-60, đã sớm có một sự nghiệp đồ sộ và đạt tới những chuẩn mực quốc tế trong sáng tác, họ lo chinh phục bạn đọc cả thế giới, chứ không tính chuyện chèo kéo theo kiểu ranh vặt hay ngồi chờ xem có ai thương tình đến dịch cho một vài cuốn sách. Còn như tình hình ở ta hôm nay, tôi nhớ anh Lê Lựu có lần nói rằng không đọc vài năm cũng không thấy lạc hậu. Trong Lửa thiêng, Huy Cận từng ghi lại cái tình trạng Quanh quẩn lại với vài ba bóng dáng - Tới hay lui cũng từng ấy mặt người. Xưa thế mà nay cũng thế: Chỉ có cái cũ là bền, còn cái mới quá mong manh và chẳng mấy chốc lại hiện nguyên hình …bộ mặt cũ. Có thể thấy sự lặp lại cả trong hình thức thể hiện. Mới đây, nhân ngày thơ Việt Nam, theo dõi việc người ta mua thơ, một nhà báo đã khái quát vui vui: chỉ có Thơ Mới hồi trước là luôn luôn mới.

Các nhà văn tham gia bàn tròn đã thử lý giải sự bất cập này. Ông thấy có cần bổ sung điều gì?

Anh Nguyên Ngọc đã nói tới vốn liếng của các nhà văn, cái phần gọi là văn hoá cơ bản, nhất là nền tảng triết học, quá thấp. Tôi muốn nhấn mạnh thêm: cái sự thiếu cơ bản ấy kéo dài, nó ăn vào nhân cách, vào tầm vóc nhà văn. Tức là lý tưởng nghề nghiệp của chúng ta, quan niệm của người cầm bút về văn chương đang có vấn đề ...Cái chuyện này lôi thôi hơn việc đọc một vài quyển sách rất nhiều, và do chỗ nó không phải là bệnh riêng của giới nhà văn nên lại càng thấy đáng ngại.

Xin ông nói rõ hơn về thực tế sáng tác văn chương hiện nay?

Nói cho to tát thì một nền văn học thời nay phải có những tác giả lớn, sánh ngang với các bậc tiền bối và đi ra nước ngoài theo những cửa chính đàng hoàng. Những tác phẩm văn chương có giá trị sẽ có đóng góp lớn vào sự phát triển nhân cách con người, làm cho người ta có một đời sống tinh thần phong phú lành mạnh, sống đẹp lên, tử tế, cao thượng và sang trọng hơn. Một nền văn học như thế chẳng những ta chưa có, mà điều nguy hơn, là chưa tin rằng mình có thể làm được, chưa kiên trì ủng hộ nhau, thúc đẩy nhau cùng làm. Các thày dạy văn lo dạy cho học trò cách thưởng thức văn chương, còn các nhà thơ sau khi làm được ít câu thơ hay muốn người đọc chia sẻ với mình ít niềm vui bếp núc - những việc đó rất cần. Nhưng với tư cách một công cụ tự ý thức của văn học, lý luận phê bình không thể dừng lại ở chỗ đó. Văn học là gì, chúng ta đã có một nền văn học như thế nào và rồi ra phải tự làm khác mình đi thế nào, tại sao hai cuộc chiến tranh lớn của dân tộc đi qua đã gần 30 năm rồi mà vẫn chưa xuất hiện một tác phẩm nào xứng đáng với tầm vóc của nó, và tới đây chúng ta phải cùng nhau lo làm một nền văn học như thế nào để có tác động tốt tới xã hội… những vấn đề ấy phải là mối bận tâm lớn của cả giới sáng tác cũng như trở thành lo nghĩ thiết thân của mỗi người cầm bút. Mấy chục năm trước, có dịp chuyện trò với các bậc đàn anh trong nghề, tôi thấy họ luôn luôn nghĩ về văn học, cũng như nói chung họ đọc sách thế giới khá nhiều và đọc nhau cũng khá nghiêm túc. Gần đây, ngược lại, thấy một số đồng nghiệp khi gặp nhau chỉ kháo ai mới xoay được món tài trợ rất bở, ai sắp bán được mớ sách ế với giá cao, ai đang chạy cái giải thưởng nọ giải thưởng kia, cùng lắm thì ai vừa vớ được vài ý tưởng rất lạ trên báo Tây và sắp sửa mang ra trộ thiên hạ... Sự tầm thường trong quan niệm, lẽ tự nhiên, dẫn tới sự tầm thường trong kết quả.

Chẳng cứ văn học mà nhiều ngành hoạt động khác cũng vậy. Học thuật tiêu điều; sách in nhiều nhưng chạy nhất là sách đọc chơi, sách phong thuỷ, sách dạy làm giàu; phim ảnh khuyến khích xu hướng giải trí rẻ tiền hoặc nhập "rác" của nước ngoài về; âm nhạc thì hỗn loạn. Và như thế làm sao để đòi hỏi văn chương có những tác phẩm lớn được?

Ðúng là nhìn ra xã hội đang thấy có nhiều điều phải lo. Tôi nhớ hồi Sea Games có mỗi cái việc cỏn con là bán vé cho người ta xem bóng đá cũng loạn hết cả lên, rồi mỗi lần đến Tết là xe tàu đầy vé chợ đen, phố xá cứ mưa xuống là ngập... Tiếp nhận văn hoá đại chúng nước ngoài cũng thế, ba cái mốt tóc tai xanh đỏ thì nhập cuộc bắt chước rất nhanh nhưng những cái tử tế, mới mẻ của người ta thì chả học được gì. Trong tất cả những việc này chính văn học cũng có lỗi. Thơ văn chưa giúp cho con người tốt hơn tử tế với nhau hơn như lẽ ra nó phải thế.

Có phải là do áp lực của kinh tế thị trường nên văn học mới quên mất chức năng của mình?

Một phần là vậy. Tôi đọc thấy một nhà văn Nga là D.Granin gần đây nói rằng thời Xô Viết nhìn vào giới cầm bút còn thấy có những nét mặt ưu tư; thay vào chỗ đó, thời nay toàn những khuôn mặt hãnh tiến của đám trưởng giả mới phất. Thế nhưng ngay ở Nga, bộ phận văn học chân chính vẫn làm việc nghiêm túc và họ có những đổi mới thực sự. Còn ở ta, sở dĩ những yếu tố mới non yếu vì cái nền chung của ta thấp, đã thế lại mải mê thi nhau lao vào cuộc kiếm sống. Trong tập Những kiếp hoa dại in 1993, tôi đã thử nêu mấy đặc điểm của các nhà văn ở ta: thiếu tính chuyên nghiệp; không tự đào tạo thành những trí thức; và quan liêu hoá nhanh chóng. Ðến nay, những căn bệnh đó chưa hết mà chỉ bộc lộ thêm những biến chứng mới.

Trở lại với chuyện thay đổi trong văn học. Nhà văn Nguyên Ngọc có nói đại ý bắt đầu từ Nỗi buồn chiến tranh, chúng ta mới có tiểu thuyết hiện đại còn về cơ bản trước đó là sử thi. Có khá nhiều phản hồi khác nhau về ý kiến cực đoan này. Bản thân ông nhìn nhận ra sao?


Có thể nói trong phạm vi văn học ở ta, hai cuốn Ðất nước đứng lên của Nguyên Ngọc và Nỗi buồn chiến tranh của Bảo Ninh là hai dấu mốc, hai đỉnh cao của tiểu thuyết sử thi và tiểu thuyết hiện đại. Nhưng cho rằng tới Bảo Ninh chúng ta mới có tiểu thuyết hiện đại là không đúng. Bởi nói một cách sơ lược, tư duy hiện đại trước tiên là quan sát thực tế ở khoảng cách gần, tiếp cận nó một cách suồng sã; không lý tưởng hoá nó, diễn tả nó như chủ quan mong muốn; mà chỉ muốn nhìn muốn nắm bắt nó như chính nó vốn vậy. Lối tư duy này quan niệm cái thực là cái khó nhất trong văn học, nó không chiều theo ý con người và thường khi lại lung linh ẩn hiện sau nhiều mặt nạ; nhưng dù vất vả đau xót đến mấy thì cũng phải tìm cho được, phải có cách gọi tên chỉ mặt nó một cách đích xác. Theo nghĩa này, tư duy hiện đại đã có ở một số người đi trước, như ở một số truyện ngắn của Nguyễn Minh Châu (tập Bến quê), ở tiểu thuyết Lê Lựu (Thời xa vắng), Ma Văn Kháng (Ðám cưới không có giấy giá thú). Nguyễn Khải là một trường hợp rất lạ, tư duy hiện đại ở ông đã hình thành từ hồi viết Xung đột (1957), nhưng suốt thời gian cầm bút, lối tư duy ấy chỉ được ông sử dụng trong phạm vi những quan sát chật hẹp, tác giả kiềm chế nó và buộc nó dừng lại nửa vời. Chính trong một hoàn cảnh chung như thế mà Nguyễn Huy Thiệp nổi bật lên với cái nhìn soi mói, không ngại sống sượng thô lỗ, miễn sao vạch vôi đánh dấu được thực tế. (Về mặt lý thuyết, truyện ngắn chỉ được coi là một biến thể của tiểu thuyết; ở ta trước đây hay ở Trung Quốc, truyện ngắn thường được gọi là đoản thiên tiểu thuyết; và một người như Lỗ Tấn vẫn được coi là một nhà tiểu thuyết cự phách.) Nhìn chung tôi cho rằng những yếu tố mới trong tư duy văn học ở ta lúc nào cũng có, bởi đó là áp lực của thời đại, là một nhu cầu thực tế, nhưng nó lại chỉ xuất hiện theo kiểu tự phát, không được nâng lên thành lý thuyết, càng không được đẩy tới cùng, nên cũng không đủ sức tạo thành một dòng chảy mạnh mẽ .

Thế còn ý kiến cuối cùng của các nhà văn tham dự bàn tròn là phải dành thêm nhiều tiền của cho việc giới thiệu văn học nước ngoài, ý ông thế nào? Ðâu là đề nghị của riêng ông?

Ðồng ý, nhưng tôi cho rằng nên thực tế một chút. Nghề dịch bị coi thường lâu quá nên người có tài bỏ hết, lớp trẻ lâu nay có học ngoại ngữ chỉ lo tìm việc dịch miệng kiếm tiền, thành thử bây giờ có tiền tỉ bỏ ra cũng không phải đã thu ngay được hiệu quả. Ðồng thời với dịch thuật, theo tôi một việc còn cần kíp hơn là lôi cuốn mọi người vào cuộc tự vấn, tức ngồi bình tâm nghĩ lại mọi điều, trông trước trông sau, theo dõi văn học nước ngoài một cách sát sóng, rút kinh nghiệm chuyện cũ, tính toán cho hết mọi việc phải làm từ nay về sau. Giá kể do chỗ cùng ngồi nghĩ ngợi như vậy mà có phải bớt đi một ít sáng tác dở thì cũng không có gì phải hối tiếc .
Nguồn: Sinh Viên Việt Nam, số 7, ra ngày 18.2.2004