Chú thích sơ lược của dịch giả về tiểu sử và tác phẩm của Heidegger
A. Chung quanh Heidegger
Martin Heidegger sinh ngày 26 tháng 9 năm 1889 tại Meßkirch; học tiểu học tại Meßkirch; học trung học từ 1903-1909 tại những trường ở Konstanz và Freiburg im Breisgau; năm 1909, học tại trường đại học Freiburg, đậu tiến sĩ triết năm 1913; làm giảng sư tại trường đại học Marbung năm 1923; năm 1927, xuất bản tác phẩm quan trọng
Sein und Zeit, làm giáo sư tại trường Freiburg năm 1928, thế chân giáo sư của Husserl; đến năm 1933, dưới thời Đức Quốc xã, Heidegger làm Viện trưởng trường đại học Freiburg, rồi từ chức năm 1934; năm 1935, Hitler mời Heidegger về Berlin, Heidegger từ chối. Sau đó, giữa lúc chiến tranh và sau khi trận thế chiến chấm dứt, Heidegger sống ẩn dật như một đạo sĩ cô đơn trong vùng núi non hoang vu ở miền Huyền Lâm (Foret Noire) của nước Đức. Càng ngày Heidegger càng ít nói, càng đi vào sâu trong im lặng, càng sống cô đơn ẩn dật, trên đỉnh núi của vùng Todtnau ở Huyền Lâm, sống hiu hắt trầm lặng huyền bí với hồn thơ cô liêu của Hölderlin, với vài ba mật ngữ sâu kín của Hy Lạp đại cổ thượng. Không có tư tưởng gia nào ở thế kỷ XX đã sống quen thuộc thường xuyên với hư vô, như là Heidegger đã sống trong cuộc đời và tư tưởng mình. Giáo sư William Barrett, tư tưởng gia nổi danh ở Mỹ, khi dạy tại trường đại học New York, đã ví Heidegger như là một người “đã đào xới con đường đi của mình một cách kiên trì nhẫn nại, đào xáo một lối đi ra ngoài đống gạch vụn hoang tàn mà Nietzsche đã để lại cho thế kỷ XX, đào xới một lối đi như là kẻ sống sót tìm đường ra ngoài thành phố tan hoang sụp đổ vì bom đạn” (cf. William Barrett,
Irrational Man, 1962, tr.205).
Tư tưởng của Heidegger càng ngày càng lan rộng và ảnh hưởng khắp toàn cầu, trong mọi lãnh vực như triết lý tôn giáo (Berdiaeff, Martin Buber), thần học (Schrey, Bultmann, Paul Tillich), phân tâm học (Fromm), y học trị liệu thần kinh (Binswanger), triết lý (Sartre, G. Marcel), lịch sử triết lý (Szilassi). Lịch sử nghệ thuật (Bauch), lịch sử văn chương (Ruprecht), vật lý học thuần lý (Karl Friedrich von Weizsäcker (cf. A. de Waelhens,
Phénoménologie et Vérité, P.U.F., 1953, tr. 90).
Trong văn hóa Đông phương thì triết gia Nhật Bản nổi danh như Yamanouchi Tokuryù và Tanabe Hajime, vân vân, cùng chịu ảnh hưởng của Heidegger (cf. G. Piovesana,
Les principaux courants de la philosophie, Janvier-Mars, 1957, pp. 118-132).
Hiện giờ thì ảnh hưởng của Heidegger càng ngày càng ăn sâu vào sinh hoạt trí thức ở thế giới, đến nỗi hầu hết những tác phẩm triết gần đây của bất cứ tác giả nào xuất bản ở Tây phương đều có nhắc đến Heidegger, nhưng nguy hiểm là càng được phổ biến như thế thì tư tưởng Heidegger càng bị hiểu sai, người nói Heidegger là “hiện sinh”, người nói là “vô thần”, người khác thì cho rằng “hữu thần”, “thần bí” (mystique); kẻ thì kết án “Đức Quốc xã”, kẻ khác thì nói là “trưởng giả tư sản” vân vân. Bao nhiêu nhãn hiệu đối nghịch đã được người ta chồng chất trên đầu Heidegger đã phủ nhận hết tất cả danh hiệu, phủ nhận hết tất cả khuynh hướng, đứng ngoài sinh hoạt văn hóa đương thời, sống ngoài vòng, sống cô đơn, sống “trái ngược thời đại” (“intempestif”, “unzeitgemäss” như Nietzsche đã chủ trương). Vì phủ nhận tất cả học thuyết, tất cả ý thức hệ và tất cả nhãn hiệu, nên Heidegger bị người ta gán cho là chủ trương chủ nghĩa hư vô (nihilisme), nhưng chính Heidegger lại xác nhận rõ rằng tư tưởng của ông không phải là chủ nghĩa hư vô, vì chủ nghĩa hư vô chính là vong tính (l’oubli de l’être), tức là hiện trạng lan tràn ở thế giới hiện nay qua sự thống trị của nền văn minh này nô lệ vào vật thể và khách thể hóa, đối tượng hóa, đối thể hóa tất cả mọi sự; trong tập
Zur Seinsfrage, Heidegger đã viết chữ Sein và gạch chéo trên chữ Sein ấy với dấu X để phủ nhận mọi khách thể hóa, đồng thời gợi lại tính cách viên dung từ tượng (Geviert) của tính thể (Sein) (cf. Heidegger,
Zur Seinsfrage, V. Klostermann, 1956). Lần hồi, Heidegger thay thế chữ
Sein bằng chữ
Seyn để phân biệt giữa tư tưởng tính thể của mình với siêu hình học truyền thống về
Sein.
Từ hiện tượng luận của Husserl và giải phóng
tư tưởng thoát ra ngoài
triết lý. Tư tưởng của Heidegger là “tính tưởng” (Denken), nghĩa là tư tưởng của tính thể chứ không còn tư tưởng của triết lý nữa. “
Chúng ta có thể đánh liều một bước đi thoát từ triết lý để đến tư tưởng của Tính thể, lúc ấy, nơi suối nguồn của tư tưởng, chúng ta thở được không khí quê hương” (Heidegger,
Aus der Erfahrung des Denkens, 1954).
Con đường tư tưởng Heidegger là con đường mới lạ đầu tiên đã thoát ra ngoài thể phận Tây phương trong hai ngàn năm trăm năm. Con đường ấy là con đường đầu tiên cũng là cuối cùng, đóng lại một sinh mệnh, cưu mang tất mệnh để đi vào Tính Mệnh của lịch sử nhân loại, mở ra một lối rẽ quan trọng, qui định lại một nền văn minh mới của nhân loại.
B. Tóm tắt tác phẩm Thể tính và thời tính (Sein und Zeit), khởi điểm quan trọng của Heidegger
Quyền
Sein und Zeit xuất bản năm 1927, nguyên tác chữ Đức gồm có 437 trang (theo bản in năm 1960 của n.x.b. Max Niemeyer, Tübingen).
Tác phẩm
Sein und Zeit (Tính thể và thời thể) gồm có hai phần. Mỗi phần gồm có ba phân bộ. Phần thứ nhất gồm có nội dung đại khái như vầy:
- Phân tích căn bản và chuẩn bị về Dasein (hiện tính thể)
- Phân tích về thời tính (Zeitlichkeit) của Dasein (hiện tính thể)
- Phân tích về thời gian (Zeit) như là chân trời siêu thế của vấn đề Tính thể (Sein)
Phần thứ hai sẽ gồm có nội dung đại khái như vầy:
- Phê phán học thuyết căn bản của Kant: về cấu thể, cấu thức (Schematismus) và về thời gian như là giai đoạn chuẩn bị để phân tích về vấn đề thời gian tính (Temporalität)
- Nền tảng bản thể luận (ontologisches Fundament) của “cogito sim” trong tư tưởng Descartes và sự biến chuyển từ thể luận Trung cổ thành ra vấn đề “res cogitans”
- Thiên thảo luận của Aristote về thời gian đặt dưới khía cạnh tiêu chuẩn về nền tảng và giới hạn của thể luận Hy Lạp.
Nguyên văn chữ Đức rõ ràng như nầy:
- Die vorbereitende Fundamentalanalyse des Daseins
- Dasein und Zeitlichkeit
- Zeit und Sein
Der zweite Teil gliedert sich ebenso dreifach:
- Kants
Lehre vom Schematismus und der Zeit als Vorstufe einer Problematik der Temporalität
Das ontologische Fundament des cogito sum Descartes und die Übernahme der mittelalterlichen Ontologie in die Problematik der “res cogitans”
Die Abhandlung des Aristoleles über die Zeit als Diskrimen der phänomenalen Basis und der Grenzen der antiken Ontologie.
Nói gọn lại chủ đích của phần thứ nhất và phần thứ hai là như sau:
- Phần thứ nhất: thông diễn ý nghĩa của Dasein (hiện tính thể) dưới khía cạnh Zeitlichkeit (thời tính), và giải thích thời thể (Zeit) như là chân trời siêu thế (als des transzendentalen Horizontes) cho câu hỏi về tính thể (der Frage nach dem Sein)
- Phần thứ hai: những nét căn bản về việc phá hủy hiện tượng luận của lịch sử về bản thể luận (phänomenologische Destruktion der Geschichte der Ontologie) dưới ánh sáng của vấn thể về thời gian tính (am Leitfaden der Problematik der Temporalität).
Nơi trang 39 của quyển
Sein und Zeit, Heidegger đã thu gọn lại mục đích của toàn thể nỗ lực suy tư mình: “Câu hỏi và ý nghĩa của Tính thể là một câu hỏi phổ biến tổng quát nhất, câu hỏi rỗng tuếch nhất trong những câu hỏi, nhưng đồng thời câu hỏi ấy lại cũng có thể được cụ thể hóa chung đúc lại rõ ràng trong bất cứ hiện tính thể cá biệt nào (das jeweilige Desein)”. Nếu chúng ta muốn đạt tới ý niệm căn bản về “Tính thể” và muốn vạch ra những nét chính về những quan niệm bản thể luận mà ý niệm ấy đã trải qua thì chúng ta cần phải có một “lý nhất quán”. Chúng ta sẽ tiến tới ý niệm về Tính thể đặc biệt vào đó, như là hiện tính thể (Dasein), rồi từ đó chúng ta sẽ đi tới chân trời cần thiết để lý hội Tính thể và để có thể thông diễn ý nghĩa của Tính thể; tính cách phổ biến của ý niệm về Tính thể không bị đánh mất vì tính cách tương đối “đặc biệt” của sự khảo sát chúng ta. Chính thực thể này,
Dasein (hiện tính thể) đã là có tính cách “sử thể” rồi, do đó, sự khai minh thể luận về hiện tính thể nhất định phải là sự thông diễn ý nghĩa có tính cách lịch sử (Die Frage nach dem Sinn des Seins ist die universalste und leerste; in ihr liegt aber zugleich die Möglichkeit ihrer eigenen schärfsten Vereinzelung auf das jeweilige Dasein. Die Gewinnung des Grundbegriffes "Sein" und die Vorzeichnung der von ihm geforderten ontologischen Begrifflichkeit und ihrer notwendigen Abwandlungen bedürfen eines konkreten Leitfadens. Der Universalität des Begriffes von Sein widerstreitet nicht die "Spezialiät" der Untersuchung – d.h. das Vordringen zu ihm auf dem Wege einer speziellen Interpretation eines bestimmten Seienden, des Dasens, darin der Horizont für Verständnis und mögliche Auslegung von Sein gewonnen werden soll. Dieses Seeinde selbst aber ist in sich "geschichtlich" so dass die eigenste ontologische Durchleuchtung dieses Seienden notwendig zu einer historischen Interpretation wird) (cf.
Sein und Zeit, 39).
Quyển
Sein und Zeit chỉ mới được xuất bản hai phân bộ đầu của phần thứ nhất, tức là:
- Phân tích căn bản và chuẩn bị về Dasein (Die vorbereitende Fundamentalanalyse des Daseins)
- Phân tích về thời tính của Dasein (Dasein und Zeitlichkeit).
Từ năm 1927 cho đến hôm nay, 1967, tức là đã năm chục năm qua rồi, mà phần kế tiếp vẫn chưa được Heidegger cho in thành sách và có lẽ không bao giờ xuất bản, Heidegger nói rằng ngôn ngữ của triết lý Tây phương không còn đủ khả năng diễn đạt tư tưởng của tính thể; sau cuốn
Sein und Zeit xuất bản năm 1927 thì chỉ có quyển
Vom Wesen der Wahrheit (về thể tính của chân lý) đã được mọi người nhận là tác phẩm quan trọng nhất của Heidegger. Sau đây, tôi xin tóm tắt lại nội dung của quyển
Sein und Zeit để từ đó chúng ta có thể làm khởi điểm đi vào
Vom Wesen der Wahrheit (Về thể tính của chân lý).
Có năm ý niệm quan trọng
Sein und Zeit:
- Sein (tính, tính thể, thể tính)
- Seiendes (thể, hữu thể, thể thể, hiện thể)
- Dasein (hiện tính, hiện tính thể, hiện hữu thể).
- Vorhandensein (hiện vật thể, hiện tiền thể).
- Zuhandensein (thủ thể, dụng thể).
Có hai lãnh vực khảo sát quan trọng:
- Lãnh vực thuộc về Sein và được gọi là ontologisch (tính luận)
- Lãnh vực thuộc về Seiendes và được gọi là (thể luận)
Riêng về
Dasein có cấu tính nền tảng (Grundverfassung) là
In-der-Welt-sein (Tại thể tính).
Có thể khảo sát tính luận về
In-der-Welt-sein (Tại thể tính) trong những khía cạnh sau đây:
- Die Weltlichkeit der Welt
(Thể tính của Thế gian)
Mitsein (cộng tính)
Selbstsein (tự tính).
Về Tại Tính (In-Sein) có thể khảo sát qua Hiện Tính (Dasein) qua hai khía cạnh:
- Cấu thể xuất thể tính của Hiện Tính (Die existenziale Konstitution des Daseins);
- Thường nhật tính của Hiện tính và đọa tính của hiện tính thể (Das alltägliche Sein des Daseins und das Verfallen des Daseins).
Về cấu thể xuất thể tính của Hiện tính, có thể chia ra làm ba mặt:
- Befindlichkeit (cảm thể tính)
- Verstehen (tri thể tính)
- Rede (ngôn thể tính)
Về thường nhật tính của hiện tính và đọa tính (Verfallen) của hiện tính thể, có thể chia ra làm bốn khía cạnh:
- Nói nhảm nhí (Das Gerede)
- Tò mò tọc mạch (Die Neugier)
- Hồ đồ bấp bênh (Die Zweideutigkeit)
- Sa đọa và bỏ rơi (Das Verfallen und die Geworfenheit).
Về Hiện tính thể (Dasein) có thể đặt trong hai khía cạnh sau đây:
- Tính thể (Sein) tức là ưu tính (die Sorge): ưu lo như là tính thể của hiện tính thể (als Sein des Daseins)
- Thời thể (Zeitlichkeit) qua tử thế thể, tức là Sein zum Tode (tính thể qui tịch).
Về tương thế giữa hiện tính thể (Dasein) và thời kỳ (Zeitlichkeit) có thể khảo sát qua hai khía cạnh:
Khả tính nguyên tính về toàn tính (Das eigentliche Ganzseinkönnen) của hiện tính thể (Dasein).
Về thời gian tính (Alltäglichkeit) có thể đặt qua hai khía cạnh:
- Sử tính (Geschichtlichkeit)
- Nội thế thời tính (Innerzeitigkeit).
Nội dung của
Sein und Zeit đại khái gồm những gì đã trình bày như trên.
C. Những bước đi căn bản của quyển Sein und Zeit
Ngay từ những trang mở đầu của quyển
Sein und Zeit, Heidegger đã xô chúng ta vào một bước đi xa lạ; chúng ta ý thức bàng hoàng rằng mình đang bước vào không khí bí ẩn, ngỡ ngàng: chữ “là” là quá hiển nhiên, ai cũng biết, ai cũng quen, ai cũng thừa hiểu “là” là thế nào rồi, nhưng Heidegger tuyên bố ngay rằng sự việc không phải minh bạch dễ dàng như vậy đâu. “Trong thời đại của chúng ta hiện nay, chúng ta có trả lời được câu hỏi về ý nghĩa mà chúng ta hiểu thực sự về chữ
là?” (cf.
Sein und Zeit, p.1: “
Haben wir heute eine Antwort auf die Frage nach dem, was wir mit dem Wort “seiend” eigentlich meinen?”). Chữ “là” nơi đây là chữ dịch của Đức “seiend”: chữ “seiend” có nghĩa là “đang là” mà người Pháp dịch là “étant” và người Anh dịch là “being”. Heidegger dịch phân từ hiện tại Hy Lạp “õn” của Platon là “seiend”, tức là phân từ hiện tại “seiend” với động từ Đức “sein” (là, être, to be). Chúng ta phải phân biệt phân từ hiện tại “seiend” với động từ nguyên mẫu “sein”, đồng thời chúng ta cũng phải phân biệt “sein” (viết thường) và “Sein” (viết hoa); “Sein” (viết hoa ) là danh từ (danh động từ); đồng thời phải phân biệt “seiend” (viết thường) và “Seiendes” (viết hoa).
Rút gọn lại, chúng ta nên nhớ:
- seiend (đang là, hiện thể, thể)
- Seiendes (thể, thể thể, thực thể, hữu thể, hiện thể)
- sein (là)
- Sein (Tính thể, Thể tính, Tính).
Đối với Heidegger, ngay ở thời đại này, chúng ta cũng vẫn chưa trả lời được về ý nghĩa của “cái đang là” (hiện thể:
seiend); do đó, chúng ta phải cần làm sống lại, đánh thức dậy
câu hỏi về ý nghĩa của Tính thể (cf.
Sein und Zeit, p.1: “
und so gilt es denn die Frage nach dem Sinn von Sein erneut zu stellen”). Chúng ta hãy để ý câu “câu hỏi về ý nghĩa của Tính thể”; câu này vô cùng quan trọng, tất sự nghiệp của Heidegger xoay vào câu này: nguyên văn chữ Đức là “
die Frage nach demm Sinn von Sein”, người Pháp dịch là “
la question du sens de l’être”, người Anh dịch là “
the question of the meaning of Being”, tôi dịch theo tinh thần triết lý về Việt và Tính là “Tính vấn về Tính nghĩa của Tính thể” (cf.
Im lặng hố thẳm, con đường triết lý Việt Nam).
Chúng ta cần phải phân biệt sự khác nhau giữa chữ “Sinn” và chữ “Bedeutung”: “Sinn” có nghĩa là “ý nghĩa” theo nghĩa tính thể; còn “Bedeutung” có nghĩa là “ý nghĩa” theo nghĩa thể luận. Ngay trong lời mở đầu của
Sein und Zeit, Heidegger nêu lên câu hỏi về ý nghĩa, theo nghĩa tính thể: ý nghĩa của chính tính thể. Heidegger lại đặt nghi vấn rõ rệt hơn nữa: chúng ta đã không hiểu “hiện thể” (seiend) có nghĩa là gì, chúng ta lại cũng không lúng túng bận tâm về việc mình không hiểu ý nghĩa của “Tính thể” (Sein); do đó, Heidegger thấy rằng chúng ta cần phải đánh thức lại sự hiểu biết về
ý nghĩa của Tính thể: nghĩa là chẳng những đặt lại
câu hỏi ý nghĩa của Tính thể (die Frage nach dem Sinn von Sein), mà chúng ta lại phải đặt lại cả
ý nghĩa của chính câu hỏi ấy (den Sinn dieser Frage).
Mục đích của Heidegger trong quyển
Sein und Zeit là dựng lên một cách cụ thể câu hỏi về ý nghĩa Thời gian (Interpretation der
Zeit) như là chân trời giới hạn khả thể (als des möglichen Horizontes) cho bất cứ sự lãnh hội nào về tính thể (eines jeden Seinsverständnisses überhaupt).
Chúng ta hãy đọc lại lời mở đầu quan trọng của Heidegger nơi trang đầu quyển
Sein und Zeit; lời mở đầu này rút gọn lại bước đi căn bản nhất cùa
Sein und Zeit và nói lên tất cả khởi điểm và cứu cánh của con đường suy tư của Heidegger; Heidegger mở đầu
Sein und Zeit bằng một câu của Platon:
“Từ lâu rồi mỗi khi dùng chữ
Thể, chắc các ngài cũng đã hiểu chữ ấy có nghĩa như thế nào. Riêng đối với chúng tôi, trước kia chúng tôi nghĩ rằng chúng tôi hiểu nghĩa chữ ấy, thế mà bây giờ thì chúng tôi lại cảm thấy trở nên lúng túng bỡ ngỡ vô cùng” (Platon
Sophistes, 244 a).
Và Heidegger đặt nghi vấn tiếp theo:
“Bây giờ đây, chúng ta đã trả lời được câu hỏi về ý nghĩa thực sự của chữ “
thể”” chưa? Chưa được gì cả. Vì thế, tưởng cũng đúng lúc
nên đặt câu hỏi về ý nghĩa của Tính (die Frage nach dem Sinn von Sein). Hiện nay, chúng ta có cảm thấy lúng túng bối rối vì không thể hiểu nổi chữ “Tính”? Hoàn toàn không. Vì thế chúng ta nên gợi dậy sự hiểu biết giao cảm cần thiết cho ý nghĩa của câu hỏi này.
Lập thể cho câu hỏi về ý nghĩa của
Tính là mục đích của tập luận này. Mục đích tạm thời ở đây là trình bày diễn nghĩa
Thời gian dưới khía cạnh của phương trời có thể thấy được phương trời cho bất cứ sự tìm hiểu nào về Tính.
Theo đuổi cứu cánh ấy, đi trên con đường dẫn về nẻo ấy, tưởng cũng nên mở ra những lời giải thích đầu đường.
Xin trình bày lại nguyên tắc chữ Đức, vì lời mở đầu này vô cùng quan trọng, nếu chúng ta không lãnh hội thấu đáo lời mở đầu này thì không bao giờ chúng ta có được cái trọn đời tư tưởng của Heidegger.
Denn offenbar seid ihr doch schon lange mit dem vertraut, was ihr eigentlich meint, wenn ihr den Ausdruck, seiend “gebraucht, wir jedoch glaubten es einst zwar zu verstehen, jetzt aber sind wir in Verlegenheit gekommen” (Plato,
Sophistes 244 a). Haben wir heute eine Antwort auf die Frage nach dem, was wir mit dem Wort “seiend” eigentlich meinen? Keineswegs. Und do gilt es denn,
die Frage nach dem Sinn von Sein erneut zu stellen. Sind wir denn heute auch nur in der Verlegenheit, den Ausdruck “Sein” nicht zu stellen. Sind wir denn heute auch nur in der Verlegenheit, den Ausdruck “Sein” nicht zu verstehen? Keineswegs. Und so gilt es denn vordem, allererst wieder ein Verständnis für den Sinn dieser Frage nach dem Sinn von “Sein” ist die Absicht der folgenden Abhandlung. Die Interpretation des Seinsverständnisses überhaupt ist ihr vorläufiges Ziel.
Das Absehen auf ein solches Ziel, die in solchem Vorhaben beschlossenen und von ihm geforderten Untersuchungen und der Weg zu diesem Ziel bedürfen einer einleitenden Erläuterung” (cf.
Sein und Zeit, p. 1).
Chỉ trong những dòng đơn sơ như trên, Heidegger đã tóm tắt lại tất cả lộ trình cách mạng của ông trong truyền thống Tây phương, tưởng cũng nên nhắc lại một lần nữa lời mở đầu trên rất quan trọng; chúng ta cần đọc đi đọc lại nhiều lần, để ý từng chữ một, từng nghĩa một, vì nếu không nắm được tất cả ẩn ý trong lời mở đầu này thì chúng ta sẽ hiểu sai hết tất cả suy tư cội rễ của Heidegger.
Heidegger muốn nói gì trong lời mở đầu này?
Trước hết, chúng ta phải để ý những chữ in nghiêng trong nguyên tác:
- seiend
die Frage nach dem Sinn von Sein
Sein
Zeit.
Tất cả sự nghiệp của Heidegger xoáy vào trong bốn chữ đơn sơ trên, Heidegger mở đầu bằng một nghi vấn căn bản của truyền thống triết lý Tây phương bằng cách đặt lên nghi vấn triệt để của Platon về chữ “Õn” (seiend). Tư tưởng phải bắt đầu bằng một trở lực: tư tưởng gia và triết gia cao siêu nhất của loài người đều phải chấm dứt sự nghiệp suy tư của mình bằng một trở lực hoặc phải mở đầu sự nghiệp suy tư của mình bằng một trở lực; chính sự trở lực (Verlegenheit) là nền tảng của tất cả suy tư chân chính; Heidegger mở đầu sự nghiệp suy tư mình bằng nỗi trở lực (Verlegenheit) của Platon: Platon bị rơi vào trong nỗi trở lực lớn lao nhất là không hiểu được chữ “õn”, mà Heidegger dịch chữ Đức là “seiend” có nghĩa là “đang là”, tức là phân từ hiện tại của động từ “là” (chữ Đức:
sein). Chữ tầm thường ấy, chữ “đang là” ấy, tức là “
hữu thể”, hay nói gọn là “
thể”, từ lâu mọi người tưởng rằng mình đã hiểu “thể”, “hữu thể” có nghĩa là gì rồi; người ta thường dùng chữ “hữu thể”, “thể” từ lâu; ai cũng cho rằng mình hiểu được chữ ấy, và ngay đến Platon, từ lâu, Platon cũng tưởng rằng mình hiểu được chữ ấy, bỗng nhiên, một hôm, chính Platon cũng thấy rằng mình trở nên “lúng túng”, “bối rối”, cảm thấy bị đặt trước một vấn nạn, “nỗi khó khăn, trở ngại, trở lực, chướng ngại, bí lối, bế tắc, mê lộ” (Verlegenheit): không hiểu được ý nghĩa của “cái đang là”, tức là “hữu thể”, “hiện thể”, “thể” (on = seiend = being = étant). Platon đã nói lên “sự bí lối, mê cung, ngỡ ngàng, ngõ cụt” (Verlegenheit) trong quyển
Sophistes (224 a). Chúng ta cũng nên để ý thêm rằng tất cả những thiền sư trong Phật giáo Thiền tông khi đưa ra những công án cho môn đệ, tất cả những công án ấy đều nhắm vào việc đẩy xô môn đệ vào “Verlegenheit” (mê lộ, bí lối) để rồi một lúc nào đó môn đệ sực thấy rằng mê lộ ấy chính là con đường thoát tối hậu! (Sơn cùng thủy phúc vô lộ, liễu ám hoa minh hựu nhất thôn.) Từ Platon cho đến thế kỷ XX này, nghĩa là non hai ngàn năm trăm năm nay, có ai thoát ra ngoài “nỗi khó khăn lúng túng” (Verlegenheit) của Platon về việc lãnh hội ý nghĩa của chữ “thể” chưa? Ở thế kỷ XX này, có ai
thực sự, thực tình, “thực tính” (eigentlich) hiểu được”cái đang là” (thể) có nghĩa là gì không? Heidegger trả lời rằng chưa có ai trả lời được cả, chưa có ai thực sự hiểu “seiend” là gì cả. Như vậy phải làm sao? Heidegger cho rằng mình phải đặt lên câu hỏi về ý nghĩa của Tính (die Frage nach dem Sinn von Sein); phải đặt câu hỏi về
Tính, về
ý nghĩa của
Tính thì mới có thể hiểu
Thể. Nhưng ở thời đại này, có ai cảm thấy “nỗi khó khăn bối rối” (Verlegenheit) về việc không hiểu được
nghĩa của chữ Tính? Cũng chẳng có ai cảm thấy thế nữa. Do đó, cần phải
đánh thức dậy (zu wecken), đánh cho mọi người thức tỉnh, đánh thức lại sự hiểu biết về ý nghĩa của câu hỏi (ein Verständnis für den Sinn dieser Frage); ngay đến câu hỏi (Frage), về ý nghĩa của câu hỏi ấy (den Sinn dieser Frage), mọi người cũng ngủ quên, thành ra mục đích của Heidegger trong
Sein und Zeit là dựng đứng lên một cách cụ thể
câu hỏi về ý nghĩa của câu hỏi ấy (den Sinn dieser Frage), mọi người cũng ngủ quên, thành ra mục đích của Heidegger trong
Sein und Ziet là dựng đứng lên một cách cụ thể
câu hỏi về ý nghĩa của Tính (die konkrete Ausarbeitung der Frage nach dem Sinn von
Sein). Chúng ta phải để ý rằng trước tiên nhất Heidegger bận tâm đến
câu hỏi (Frage); đặt lên một câu hỏi là đưa mọi người đến chỗ ý thức rằng mình đang bế tắc, bối rối, lúng túng trước điều mà mình tưởng rằng mình trả lời được; đặt lên câu hỏi, biết cách đặt lên câu hỏi tối hậu là xô người ta vào ngõ cụt để cho người ta thấy rằng người ta đang kẹt trong mê lộ, trong “nỗi bàng hoàng khó khăn rối rắm” (Verlegenheit). Tôi đã cố ý dùng chữ “Verlegenheit” nhiều lần trong khi trình bày vấn đề để cho chúng ta thấy rằng Heidegger đã bắt đầu khởi điểm triết lý của ông từ “nỗi khó khăn lúng túng” (Verlegenheit) của Platon về “thể” (seiend), Heidegger đưa sâu vào “Verlegenheit” về “tính” (Sein), nhưng quan trọng nhất là Heidegger không đi ngay vào “Tính” “Sein” ở bước đầu này, mà lại đánh thức câu hỏi (Frage) để cho chúng ta bị đặt trước nỗi khó khăn này, chúng ta mới có thể nhảy vào “Tính” trong con đường tối hậu của Heidegger khi làm một “cuộc đảo ngược” (Kehre) từ
thể mệnh qua
Tính mệnh: hai chặng đường của Heidegger:
- Đứng từ thể để lấy trớn mà hướng về tính bằng một cái nhảy để thoát ra ngoài thể phận của siêu thể học Tây phương, đó là nỗ lực của Sein und Zeit.
- Đứng từ tính và bắt đầu nói bằng ngôn ngữ của tính mệnh bằng cách chối bỏ hẳn tất cả những con đường để đi vào con đường mất lối giữa cảnh rừng lao xao huyền bí trong nỗi im lặng triền miên, khi con người đã bỏ “mảnh trời cuối cùng” khi không còn: gượng níu lấy quãng đường trở về: mà Heidegger gọi là “Gelassenheit”, không còn hỏi “tại sao”, không còn tìm kiếm, không còn đặt bất cứ câu hỏi nào giữa lòng đời, hồn mở rộng ra trước Huyền Tính (Geheimnis); đó là con đường cuối của Heidegger từ quyển Vom Wesen den Wahrheit cho đến những tác phẩm rời rạc cuối cùng.
Đó là hai chặng đường của Heidegger; ngay chặng đường đầu, trong phần mở đầu của
Sein und Zeit, Heidegger đã nhấn mạnh đến Thời Gian (Zeit), vì
thời gian chính là “chân trời” (Horizont), Heidegger dùng
thời gian (Zeit) như là “chân trời có thể có được” (als des möglichen Horizontes) để đi vào việc tìm hiểu về Tính; Thời gian chính là “mảnh trời cuối cùng” mà con người phải “gượng níu lấy quãng đường trở về” cho đến khi nào không còn bất cứ “mảnh trời cuối cùng” nào nữa thì lúc ấy “hoa hồng nở, bởi vì hoa hồng nở” như “
tiếng vỗ cánh của muôn nghìn con bướm bay lao xao trong ngàn lá xanh phơi phới”; hoa hồng không có
tại sao, “hoa hồng nở bởi vì hoa hồng nở”.
Die Ros ist ohne warum; sie blühet, weil sie blühet … (cf Heidegger,
Der Satz vom Grund, p. 77).
Thể là gì? Tính là gì? Thể tính là gì? Tính thể là gì?
Tại sao chỉ toàn là Thể mà lại không là Vô Thể? (Warum ist überhaupt Seiendes und nicht vielmehr Nichts?)
Tại sao mặt trời không bao giờ thực?
Heidegger trích lại lời của Goethe:
“
Hãy giữ lấy bởi vì, chứ đừng hỏi
tại sao” (Du halte dich ans Weil und frage nicht Warum?).
Chỉ những người không còn hỏi “tại sao” giữa “vầng tóc lê thê” mới còn đứng lại dưới tiếng gọi của Tính thể (im Zuspruch des Seinschen), chỉ có những kẻ ấy mới có thể chất, nghĩa là “cưu mang nỗi chết qua nỗi chết”: Nur solche Wesen vermögen zu sterben, d. h. den Tod als Tod zu übernehmen (Heidegger,
Der Satz vom Grund, p.209).