trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 56 bài
  1 - 20 / 56 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z


Gửi bài này cho bạn bè
16.8.2006
 
Động vật quý hiếm
talaCu
Cơ quan ngôn luận của talawas – Sát cánh cùng Nhân Dân

Động vật quý hiếm

Hà Nội - Đầu tháng Tám vừa qua, đội cán bộ kiểm lâm rừng Cúc Phương phát hiện một nhóm thanh niên gồm 3 nam 2 nữ trú ngụ bất hợp pháp tại khu vực dành riêng cho một số loài thú quý hiếm đang được đặt dưới sự quan sát của Ủy ban Bảo vệ Động vật Rừng Nhiệt đới Việt Nam trong dự án Rừng Quốc gia IV do Liên hiệp châu Âu tài trợ và Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường chủ quản. Cụ thể, nhóm thanh niên này bị bắt gặp trong một hang đá, vốn là nơi ở của một đàn voọc mông trắng, trong đó có một con cái đang mang thai. Voọc mông trắng là loài thú được xếp hạng E (endangered) trong mức độ đe doạ tuyệt chủng, hiện rất hiếm tại Việt Nam và được nhiều nhà động vật học quan tâm. Bộ lông của chúng rất đẹp và có giá trị thẩm mỹ lớn.

Nhóm thanh niên này không có những biểu hiện man rợ hay hung hãn, khiến đội kiểm lâm có thể lập tức kết luận họ không phải người sói hay Tarzan. Ngược lại, họ tỏ ra là những người hiền lành vô hại và khá hiểu biết. Quần áo của họ tuy đã bẩn thỉu nhưng lúc còn mới chắc thuộc loại sành điệu thời nay, nên cũng có thể kết luận rằng họ không phải là lính Nhật sót lại trong rừng từ Chiến tranh Thế giới lần thứ Hai. Ngược lại, họ nói tiếng Việt thành thạo, trừ một người trong nhóm mà sau này được biết là Việt kiều thế hệ thứ hai rưỡi tại Hoa Kỳ. Hai người bị bệnh đường ruột và một người bị trướng bụng, hai chứng bệnh thường gặp ở loài voọc mông trắng, song nhìn chung tình trạng sức khoẻ của cả nhóm không có gì nguy kịch sau hơn 5 tháng ở trong rừng.

Được hỏi về mục đích xa lánh nền văn minh của đồng loại, họ cho biết: "Trong thời buổi hiện nay, khi những giá trị xác thịt khinh bỉ giá trị tinh thần, khi những lý tưởng văn hiến bị những lý tưởng tiêu thụ xua đuổi, chúng tôi tự thấy mình thuộc những loài thú sắp tuyệt chủng. Chỗ an toàn nhất cho chúng tôi là bên cạnh loài voọc mông trắng". Cả 5 người đều cho biết mình là nhà thơ, từng có thơ đăng trên một số website, 2 người đã có thơ được in chung trong một vài tuyển tập, 3 người đã có tác phẩm in riêng. Trong 5 tháng vừa qua, họ đã đọc thơ hoàn toàn tự do trước sự chăm chú lắng nghe của đàn voọc, "một cử toạ lý tưởng", như họ cho biết.

Các cơ quan chức năng hiện còn chưa thống nhất: Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường từ chối trách nhiệm giải quyết sự việc này, vì nhóm thanh niên nói trên tuy là những động vật cao cấp, nhưng không thuộc số động vật rừng nhiệt đới trong dự án mà bộ này chủ quản. Một lãnh đạo của bộ cũng tỏ ý lo ngại rằng nếu đưa các nhà thơ này trở về hang đá thì ảnh hưởng không nhỏ đến sinh hoạt của đàn voọc, đặc biệt đối với con voọc cái đang mang thai, niềm hy vọng của 2 chuyên gia Bỉ do Liên hiệp châu Âu phái sang giúp ta quản lý dự án mà dự tính ngân sách có thể lên tới 3,5 triệu đô-la. Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội cũng chưa có chủ trương đưa chỉ tiêu "nhà thơ" vào diện hưởng chính sách xã hội để có thể phụ cấp những chế độ giống như với các chỉ tiêu "neo đơn không nơi nương tựa" hay "có thành tích đặc biệt với cách mạng". Bộ Thông tin-Văn hoá thì nêu rõ quan điểm rằng họ chỉ có điều kiện quan tâm đến loài người, những vấn đề của loài thú - dù là thú quý hiếm - không còn thuộc thẩm quyền của bộ này.

Rút cuộc, chỉ có Bộ Công an tìm ra cách giải quyết: các nhà thơ phải nộp mỗi người hai triệu bảy trăm mười lăm ngàn đồng tiền phạt vì tội không đăng ký tạm trú 5 tháng trong hang đá, riêng nhà thơ Việt kiều phải nộp gấp đôi. Một nhân viên của bộ này còn cho biết, rừng Cúc Phương là rừng quốc gia Việt Nam, một địa điểm công cộng. Tụ tập đọc thơ trước cử toạ tại đây cần xin phép các cơ quan quản lý. Trong thời gian tới, nếu chu trình phát triển tâm sinh lý của đàn voọc có dấu hiệu bất bình thường, có thể bộ sẽ tính đến việc khởi tố nhóm nhà thơ này theo pháp lệnh của nhà nước về bảo vệ môi trường và các loài động thực vật quý hiếm.

(P.V.)

Trung Cận Đông



Nguồn: The Times





Nguồn: Courrier international

Cuộc thi Tân Kỳ tích

Các cụ nói “hết khôn dồn đến dại” là nói sai bét. Chứ ở nước Việt Nam hiện thời thì “hết khôn nọ lại sọ ra khôn kia”. Nhân dịp Xuông Cấp 2006 (World Cup), những người có đầu óc lành lặn ở Việt Nam nghĩ ra một cuộc thi mang tên Tân Kỳ tích 2006, hội tụ đủ mặt anh tài ba miền, nhưng giải thì có hạn để bảo đảm xứng đáng với Tân Kỳ tích.

Bắt chước lối trao giải Ớt-Cay (Oscar), giải Tân Kỳ tích được trao từ thấp lên cao cho thêm phần kỳ bí. Kết quả như sau:

Giải 3: Dự án Quốc hội nghỉ họp thời gian Xuông Cấp

Lời nhận xét của Ban chấm giải:

“Tác giả tỏ ra am hiểu nhân tình thế thái, hiểu rõ đại biểu Quốc hội dù chẳng đại diện cho ai, song dẫu sao cũng là ‘phương diện cuốc da, nhân dân nhòm xuống người ta nghếch vào’, nếu ban đêm thức xem bóng đá quá đà, ban ngày họp mà ngáp sái hàm hoặc ngủ gục hoặc đọc văn bản viết sẵn ấp úng hơn trẻ lớp mười hai, thì lại sẽ bị bọn bồi bút diễn biến hòa bình biến các vị đó thành Nghị Gật.”

Giải 2: Không có (thật đáng tiếc!)

Giải nhất: Xác chết biết nói

Lời nhận xét của Ban chấm giải:

“Tác giả tỏ ra nhạy cảm với tình hình đất nước thể hiện ở mô hình đầy sáng tạo có thể đem triển lãm quốc tế.”

ta la cu con có được coi mô hình đó, nó hình người với những nét mô tả như sau:

  • một đôi chân bị lún sụt què cụt và chỗ còn lại thì sứt sẹo lở loét;
  • một đôi mắt thất thần vì tệ nạn xem phim không đồi trụy;
  • một hộp sọ chất đầy phao thi và bằng cấp rổm;
  • một đôi cánh tay sệ cố vẫy về phía mặt trời;
  • một quả tim xưng phồng bên trong có hai ba bằng đại học bìa đỏ, kẹp giữa là những đồng đô-la xanh đựng trong cặp tài liệu mật;
  • một cái rốn sâu hoắm đen thui rỉ nước mắt rưng rưng trong lụt bão;
  • và vài ba “bộ” nữa, kể không hết;
đặc biệt trên mô hình ngắc ngoải đó vẫn có một cái mồm biết nói đi nói lại nhiều lần không mỏi đôi điều tâm sự cùng báo giới: “… nay tôi đã hơn 70 tuổi, nên nghỉ để thế hệ trẻ hơn làm, bà con yên tâm đi, lãnh đạo nghỉ không có đảo lộn chi hết trọi, hổng có sợ”.

(ta la cu con)

Khẩu hiệu Tân Hình thức



Tệ nạn ma tuý là hiểm hoạ lớn cho
Toàn xã hội tham gia tệ nạn ma tuý
Là có tội với nhân dân và sẽ bị
Pháp luật trừng trị thích đáng

Tin văn hoá nghệ thuật: Sốt chèo

Trong buổi xét duyệt danh hiệu Nghệ sĩ Ưu tú và Nghệ sĩ Nhân dân cấp nhà nước, khi đọc đến tên diễn viên chèo Xuân Hinh, ngài cựu Bộ trưởng Văn hoá vui vẻ nhận xét: “Ồ, cậu diễn viên này vợ tôi thích lắm”. Quả nhiên diễn viên Xuân Hinh được xét duyệt danh hiệu Nghệ sĩ Nhân dân.

Anh em văn nghệ sĩ các ngành nghề của cả nước hiện đang lũ lượt rũ nhau đi học thêm nghề hề chèo. Học phí cho mỗi buổi học Xuân Hinh tính bằng một sô diễn của Xuân Hinh (tối thiểu mươi triệu), đủ cho thấy đó là hề hết sức đắt tiền chứ không là hề rẻ tiền, phá nát nghệ thuật chèo, như những kẻ bất tài đố kỵ trước đây thường phê phán.

Dân Hà Nội cũng đang sốt hát chèo, vì ngài cựu Bộ trưởng đã chuyển sang làm Bí thư Thành uỷ Hà Nội, mà theo các nguồn thạo tin, sở thích của phu nhân của ngài tân Bí thư vẫn không thay đổi.


*


Năm nọ, nhà nước lần đầu tiên có chủ trương phong danh hiệu nghệ sĩ. Cụ Trần Vũ, đạo diễn bộ phim nổi tiếng Con chim vành khuyên, được phong Nghệ sĩ Nhân dân ngay đợt đầu tiên, kèm theo số tiền thưởng là 400.000 VNĐ.

Cũng năm đó, lần đầu tiên nuớc ta tổ chức thi hoa hậu. Bùi Bích Phương trúng giải Hoa hậu báo Tiền phong, kèm theo số tiền thưởng là 700.000 VNĐ.

Giữa sân Hãng Phim truyện Việt Nam ở số 4 phố Thụy Khê, Hà Nội, cụ Trần Vũ đọc vang hai câu thơ:

"Cả đời Nghệ sĩ Nhân dân
Không bằng Hoa hậu tụt quần một khi".

Chú Tễu

Đùa hay thật?

Đầu tháng 4/2006, các nhân viên của Trạm thu phí trên đường Bắc Thăng Long - Nội Bài hết sức ngạc nhiên khi ông trạm trưởng đột ngột thông báo: Để ngăn chặn tiêu cực xảy ra, từ ngày 15/4/2006 toàn bộ cán bộ, nhân viên của trạm phải khâu túi quần, túi áo lại khi đi làm. Lúc đầu các nhân viên đều nghĩ ông trạm trưởng... đùa. Một số người gọi điện thoại đến các trạm thu phí khác của Công ty quản lý và sửa chữa đường bộ 234 (Cục Đường bộ) thì nhận được thông tin "sếp" bên đó cũng yêu cầu nhân viên phải khâu túi quần, túi áo khi đi làm! Thắc mắc lên lãnh đạo Công ty 234 thì giám đốc cho biết: "Tất cả các trạm thu phí của công ty, nhân viên phải khâu túi quần, túi áo lại khi đi làm".

http://www.thanhnien.com.vn/Xahoi/2006/5/1/147178.tno


Những lời có cánh

Đã bao giờ bạn thầm khâm phục hay lớn tiếng xuýt xoa ca ngợi những phân tích sắc sảo, những nhận định sắc bén, những đánh giá chính xác, những kết luận chặt chẽ của các nhà lãnh đạo và các nhân vật quan trọng của công luận quốc gia cũng như quốc tế, mà bạn được đọc hay nghe trên các phương tiện truyền thông? Đã bao giờ bạn có cảm giác mình sẽ không bao giờ vươn tới được nghệ thuật hùng biện mà bạn vẫn thấy hàng ngày xuất hiện trên các mặt báo? Bạn hãy tự tin. Với mục “Những lời có cánh”, talacu đem tới các bạn những tinh túy nhất của nghệ thuật sử dụng ngôn từ. Nếu bạn chịu khó bỏ thời gian nghiên cứu những hòn ngọc lung linh này, bạn sẽ nhanh chóng trở thành một nhà hùng biện dày dạn kinh nghiệm trong một tương lai không xa.


Hiện đã phát hiện tới 2000 người mắc bệnh “chim sệ cánh” tại Việt Nam

TS Nguyễn Trần Hiển - Viện trưởng Viện Vệ sinh dịch tễ TW nhấn mạnh bệnh xơ hóa cơ Delta không phải do tiêm vaccine nhưng chắc chắn là do tiêm.

http://www.tienphongonline.com.vn/Tianyon/
Index.aspx?ArticleID=46413&ChannelID=2


Ký ức lịch sử

Ôn lại quá khứ và trau dồi ý thức lịch sử là nghĩa vụ của mọi công dân. Đóng vai trò gương mẫu, talaCu xin giới thiệu mục “Ký ức lịch sử”. Chúng ta hãy cùng nhau sống lại những giây phút hào hùng của lịch sử dân tộc cũng như của những đất nước (đã từng là) anh em.

Tài sản quý báu nhất

Một chủ nhà băng Mỹ sang thăm Đông Đức, thấy giữa sân trụ sở Bộ Tài chính một đống vàng nằm chỏng chơ, ngạc nhiên nói: "Ở nước Mỹ chúng tôi, vàng là tài sản quý báu nhất. Chúng tôi để kho vàng ở Fort Knox, xung quanh có tường bê tông kín mít, có trạm canh đêm ngày, có mìn và dây thép gai bao bọc, có lính gác và chó thường xuyên túc trực."

Bộ trưởng Bộ Tài chính Đông Đức đáp: "Xã hội các ông khác xã hội chúng tôi chính là ở đó. Tài sản quý báu nhất trong xã hội chúng tôi là con người".


*


Thật thà

Hai lính biên phòng Đông Đức đi tuần dọc theo Bức tường Berlin.

Người này hỏi: "Này cậu, giả sử tớ vượt tường sang bên kia, cậu có rút súng bắn ngay không?"

Người kia đáp: "Tất nhiên! Tớ mà vượt tường thì cậu cũng phải bắn thôi."

"Không. Chắc tớ sẽ đứng ngây ra vì sợ."

"Thật hả? Vậy cứ thế nhé. Chào cậu, tớ biến đây!"


*


Kim chỉ hướng

"Có thể dùng chuối làm kim chỉ hướng được không?"

"Tất nhiên là được. Ban đêm hãy để một quả chuối lên Bức tường Berlin. Sáng ra thấy đầu nào bị cắn, đó là hướng Đông." [1]


*


Khan hiếm

Một người dân Đông Đức gửi thư cho Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Đông Đức: "Đồng chí Honecker kính mến! Tôi đã phải xếp hàng 10 năm mới được mua một chiếc xe Trabant. Bây giờ lại phải xếp hàng 2 năm mới đến lượt mua ống xả. Lòng kiên nhẫn của tôi đã hết. Trong vòng 4 tuần nữa, nếu không được phân phối ống xả, tôi sẽ treo cổ tự tử."

Thư hồi âm của Tổng Bí thư: "Đồng chí thân mến, tôi khuyên đồng chí nên treo cổ tự tử ngay, vì tôi không chắc là 4 tuần nữa vẫn còn dây thừng để phân phối cho đồng chí."


*


Đông hay Đoài?

Ở thế giới bên kia, lãnh tụ cộng sản của Cộng hoà Dân chủ Đức Walter Ulbricht được lên Thiên đường. Thánh Peter hỏi: "Walter, cậu thích ở Thiên đường xóm Đông hay Thiên Đường xóm Đoài?"

Ulbricht: "Tôi suốt đời là một người cộng sản trung kiên. Chết đi tôi cũng nguyện trung thành với lý tưởng. Tôi xin được ở xóm Đông."

Thánh Peter: “Tốt thôi. Nhưng đến giờ ăn trưa thì sang xóm Đoài ăn nhé. Chúng tôi không nấu riêng cho một người đâu.”


[1]Chuối là loại hàng xa xỉ tại Cộng hòa Dân chủ Đức trước đây.

Thư tuyệt mệnh

Một người đàn ông ở Philadelphia tự tử, để lại bức thư tuyệt mệnh sau đây:

Tôi kết hôn với một goá phụ. Vợ tôi có một con gái đã lớn. Cha tôi phải lòng con gái của vợ tôi, kết hôn với nó, vậy cha tôi trở thành con rể tôi, còn con gái của vợ tôi trở thành mẹ tôi.

Vợ chồng tôi sinh được một con trai, vậy cha tôi là em rể của con trai tôi, còn con trai tôi là chú tôi, vì nó là em của con gái của vợ tôi.

Rồi vợ của cha tôi lại sinh một con trai. Đó chính là em trai tôi và cũng là cháu ngoại tôi, vì nó là con của con gái của vợ tôi. Luận ra thì vợ tôi chính là bà ngoại tôi, vì nàng là mẹ của mẹ tôi. Tôi là chồng nàng đồng thời là cháu ngoại của nàng. Mà chồng của bà ngoại phải là ông ngoại, vì thế tôi chính là ông ngoại của tôi.

(Mark Twain)

Chân tình

Nàng đã quá chán cái bản mặt ngây ngô thờ phụng của chàng. Nàng đã quá chán sự trung thành tẻ nhạt của chàng. Nàng đã quá chán tính cẩn thận chi li của chàng. Nàng tàn nhẫn dứt tình: “Anh biến đi, tôi chán anh lắm rồi”.

Chàng khẩn khoản: “Em đuổi thì anh đi. Nhưng bao giờ em cho phép anh gặp lại?”

Nàng: “10 năm nữa, hiểu chưa!”, và tưởng đã thoát nợ.

Chàng rạng rỡ: “Đồng ý. Vào lúc mấy giờ hả em?”


 


Gửi bài này cho bạn bè
31.5.2006
 
Chính thức ra mắt Hội Người cung cấp Dịch vụ Tình dục Việt Nam tại Hà Nội
talaCu
Cơ quan ngôn luận của talawas – Sát cánh cùng Nhân Dân

Số 34 – Ngày 31 tháng 5 năm 2006


Không lời



(Don Wright)

Google ở Trung Quốc

Google giỏi thật đấy, chính phủ chỉ tìm chữ “đối lập”, và thoắt một cái… … chúng ta đã ở trong này rồi.

(Tony Auth)

Chính thức ra mắt Hội Người cung cấp Dịch vụ Tình dục Việt Nam tại Hà Nội

Hôm qua, 30.5.2006, tại quán karaoke “Bạn của đại gia” ở 71 Hàng Trống, Hà Nội, Hội Người cung cấp Dịch vụ Tình dục Việt Nam đã chính thức ra mắt báo chí và truyền thông, ba tháng sau khi được thành lập. Chủ tịch Hội là bà Mỹ Loan, 26 tuổi, hiện đang là má mì ở khách sạn Bảo Sơn. 10 thành viên của Ban chấp hành Hội đến từ nhiều tỉnh và thành phố, trong đó có hai nam giới, một người khai có cả hai giới tính, và hai chị nước ngoài gốc Ukraina. Anh Phan Trường, 21 tuổi, pê-đê, công tác tại đầu đường Cách mạng tháng Tám ở Thành phố Hồ Chí Minh (gốc cây thứ hai), được bầu làm Tổng thư ký Hội. Nhân dịp này, talaCu đã có một cuộc trao đổi với bà Mỹ Loan.

talaCu: Xin bà cho biết lý do thành lập Hội?

Mỹ Loan: Nghề nào cũng cần có hội có phường. Nhà nông có Hội Nông dân, nhà văn thì có Hội Nhà văn. Nghề cung cấp dịch vụ tình dục của chúng tôi là một nghề vất vả và đòi hỏi vừa có kinh nghiệm vừa luôn luôn phải sáng tạo. Ngày ngày chúng tôi đối mặt với sự cô đơn trong căn phòng mát-xa nhỏ, dồn tâm tư tình cảm của mình vào lưng khách hàng trắng trước mặt. Chúng tôi muốn mọi người nhận thức được đúng đắn vai trò và đóng góp của chúng tôi trong xã hội. Khẩu hiệu của Hội là “Vui và an toàn cho mọi người, mọi nhà”, viết tắt là VAGINA.

Hội Người cung cấp Dịch vụ Tình dục Việt Nam giới thiệu các thành viên Ban chấp hành trong đêm ra mắt tại karaoke “Bạn của đại gia” ở 71 Hàng Trống, Hà Nội

talaCu: Mục tiêu của Hội là gì?

Mỹ Loan: Một trong những mục tiêu của Hội là đoàn kết giúp đỡ lẫn nhau. Hiện nay đang có sự chia rẽ, phân chia đẳng cấp. Hàng một triệu thì nghĩ mình thành công hơn hàng ba trăm, người làm mát-xa thì coi mình sang hơn người trong quán bia ôm. Chúng tôi cho rằng làm ở đâu không quan trọng, chất lượng và sự sáng tạo trong dịch vụ, sự yêu mến của khách hàng mới là những điều khẳng định tài năng.

talaCu: Liệu sẽ có một phân biệt mới giữa hội viên và những người ngoài Hội?

Mỹ Loan: Hoàn toàn không. Công chúng sẽ là người phán xét trung thực nhất giá trị công việc của anh, chứ không phải việc anh có là hội viên của Hội hay không, hay anh có giữ chức tước gì trong Hội hay không.

talaCu: Chị có thể cho biết một số hoạt động của Hội?

Mỹ Loan: Ngay sau khi mới thành lập chúng tôi đã tổ chức rất thành công Hội nghị các hội viên trẻ ở thành phố biển Nha Trang (thành phần theo quy định: hội viên tuổi không quá 25, chưa hội viên không quá 20), vừa vui chơi vừa trao đổi kinh nghiệm. Các hội viên trẻ ngồi đối diện với khán giả, tự trình diễn. Sân chơi rất nóng, người này “diễn” xong chuyển “đồ chơi” cho người tiếp theo bất kỳ. Rất vui là có nhiều người lên sàn cướp laptop để chiếu đĩa DVD chứa các tác phẩm của mình.

Hội nghị hội viên trẻ cũng tổ chức một toạ đàm với chủ đề “Dịch vụ của tôi”, chia làm các nhóm: những người hoạt động trên đường phố, những người làm việc trong nhà hàng, khách sạn, và những người hoạt động nghiệp dư. Mọi người sôi nổi thảo luận về câu hỏi “Bạn có dùng dịch vụ của người khác?” Các hội viên nam thì hào hứng tham gia chủ đề “2 phút cho một bàn tay sáng tạo trẻ”.

Cuối năm nay chúng tôi sẽ tổ chức Đại hội Toàn quốc lần thứ Nhất tại Hà Nội, có sự tham gia của đại diện các khách hàng ruột như giới kinh doanh, giới viên chức các Bộ, các Tỉnh, ngành công an, nhưng cũng kể cả những người bình dân thân thiết như anh em sinh viên và cánh lái xe ôm. Ngoài ra, tháng 7 này chúng tôi sẽ tổ chức một trại thực tập tại nhà nghỉ “Hòa Bình” ở Đại Lải, có sự tham dự của quốc tế. Ngôn ngữ mới của các dịch vụ luôn luôn vận động và thay đổi nhanh lắm, chúng ta phải bắt kịp với thế giới. Chúng tôi cũng sẽ đề cập tới các vấn đề lý thuyết và phê bình: làm thế nào để phân loại được chất lượng của một handjob, kỹ thuật blowjob đã phát triển trong hai thập kỷ vừa qua ra sao? Công chúng Việt Nam cần gì? Nên chạy theo thị hiếu của đám đông, hay phải chủ động hướng họ tới cái mới, khó ấn vào hơn? Làm thế nào để kết hợp hài hòa giữa hiện đại và truyền thống? Ví dụ hiện nay có một số người cho rằng chơi tay ba thì vẫn mang bản sắc dân tộc, nhưng chơi tay tư trở lên thì là vọng ngoại lai căng. Cá nhân tôi thì cho rằng con số bốn bản thân chưa nói lên điều gì, mà ta phải xét xem chơi tay tư như thế nào: 6996 hay là 6969 hay là 6699 hay là…

talaCu: Vâng, rất thú vị… Xin chị cho biết Hội dự định sẽ hỗ trợ các hội viên như thế nào?

Mỹ Loan: Hội chúng tôi sẽ hết sức năng động và linh hoạt. Chúng tôi không có các vị tóc hoa râm dính chặt hàng chục năm vào ghế lãnh đạo, chúng tôi mỗi năm đều thay đổi diện mạo, và hai năm thay đổi thế hệ một lần. Mục tiêu của chúng tôi là giúp đỡ những tài năng trẻ để họ có thể chuyên tâm vào công việc, không phải làm nghề tay trái kiếm sống. Hàng năm, chúng tôi sẽ trao giải “Bàn tay Vàng” và “Cặp môi Vàng” cho những người xuất sắc trong môn của mình. Ngoài ra, chúng tôi sẽ bình chọn danh hiệu “Nghệ sĩ Nhân dân” cho những người đã có hơn 5000 khách qua tay mình.

“Chúng ta đã sẵn sàng chết cho tình yêu, trong tương lai chúng ta sẽ sẵn sàng chết cho tình dục.” Tôi đọc được câu nói này từ một anh người Pháp tên là Michel Foucault. Tôi chưa gặp anh Michel và không biết anh là ai, nhưng nói được một câu thâm thúy như thế thì tôi đoán anh phải là một người chăn những đường dây gái gọi cực kỳ xịn.

Thiêu thân đi mua đèn



“Tất nhiên các vị có thể bật đèn lên được, tôi sẽ nấp ở đằng sau tủ lạnh cho tới khi các vị xong.”

(Dave Blazek)

Ký ức lịch sử

Ôn lại quá khứ và trau dồi ý thức lịch sử là nghĩa vụ của mọi công dân. Đóng vai trò gương mẫu, talaCu xin giới thiệu mục “Ký ức lịch sử”. Chúng ta hãy cùng nhau sống lại những giây phút hào hùng của lịch sử dân tộc cũng như của những đất nước (đã từng là) anh em.

Đâu phải là đời nữa

Ivanov làm đơn xin gia nhập Đảng. Ban Bí thư Đảng tổ chức phỏng vấn:

“Đồng chí Ivanov, đồng chí có hút thuốc không?”

“Có chút ít.”

“Đồng chí biết là đồng chí Lenin không hút thuốc và khuyên mọi người cộng sản không nên hút thuốc?”

“Thế thì tôi sẽ bỏ thuốc.”

“Đồng chí có uống rượu không?

“Tôi có uống chút đỉnh.”

“Đồng chí Lenin nghiêm khắc lên án việc uống rượu.”

“Thế thì tôi sẽ bỏ rượu.”

“Đồng chí Ivanov, thế còn đàn bà thì sao?”

“Một chút…”

“Đồng chí biết là đồng chí Lenin nghiêm khắc lên án những hành động vô đạo đức?”

“Nếu đồng chí Lenin lên án thì tôi sẽ không dính dáng gì tới họ nữa.”

“Đồng chí Ivanov, đồng chí có sẵn sàng hy sinh đời mình cho Đảng?”

“Tất nhiên rồi! Đấy đâu phải là đời nữa.”


*


Ơn Chúa

Một bà cụ già đợi hai tiếng để lên xe khách, hết chuyến này tới chuyến khác các xe đều chật ních. Cuối cùng cụ cũng leo được lên xe, vừa lau mồ hôi cụ vừa nói: “May quá, ơn Chúa!”. Người lái xe nói: “Cụ ơi, cụ không được nói thế. Cụ phải nói là ‘Ơn đồng chí Stalin’ chứ”. “Xin lỗi đồng chí”, bà cụ nói. “Tôi chỉ là một bà già lạc hậu. Từ bây giờ tôi sẽ nói như đồng chí dặn.”

Một lúc sau, bà cụ hỏi: “Xin lỗi đồng chí, tôi già và lẩm cẩm rồi. Thế nếu như, nói dại, đồng chí Stalin chết đi, thì tôi sẽ phải nói gì?”

“Cụ à, lúc đó cụ nói ‘Ơn Chúa!’”


*


Đỏ và đen

Hai anh em người Mỹ John và Bob, thành viên Đảng Cộng sản Mỹ, quyết định di cư sang Liên Xô. Mặc dù họ không tin vào những gì báo chí Mỹ viết về điều kiện sống ở Liên Xô, họ cho rằng vẫn nên cẩn thận. Trước tiên, John sang Nga thử xem sao. Nếu điều kiện sống ở Liên Xô tốt, và những sự thanh trừng của KGB mà báo chí Mỹ hay nói tới là nhảm nhí, thì John sẽ viết một lá thư cho Bob, dùng mực mầu đen. Mầu mực này có nghĩa là mọi điều viết trong thư là thật. Nếu điều kiện sống ở đó tồi, và John sợ không dám viết sự thực, anh sẽ dùng mực màu đỏ.

Ba tháng sau, John gửi bản báo cáo đầu tiên: “Anh Bob thân yêu! Em rất hạnh phúc ở đây. Một đất nước đẹp tuyệt vời. Em được hưởng tự do hoàn toàn và sống sung sướng. Báo chí tư bản đều nói láo cả. Ở đây mọi thứ đều có sẵn. Chỉ có mỗi điều nhỏ là họ thiếu mực màu đỏ.”


*


Tôi có điên đâu

Một thanh tra tới kiểm tra một nhà thương điên. Để chào mừng thanh tra, một dàn đồng ca của các bệnh nhân xếp hàng hát bài “Thật hạnh phúc khi được sống ở đất nước Xô-viết tươi đẹp”. Người thanh tra nhận thấy có một người không hát.

“Sao anh không hát?”

“Tôi có điên đâu, tôi chỉ làm việc ở đây thôi.”

Lười biếng với con mình, nhiệt tình với con người khác

Nhiều nghiên cứu cho thấy các ông bố nói chung rất ngại làm những việc như cho con ăn, tắm cho con, chơi với con, lùng mua quà cho con, kể chuyện cổ tích để dỗ dành chúng lên giường v.v... Theo thống kê, chỉ độ 30% đàn ông có tham gia làm những công việc này, nhưng cũng miễn cưỡng lắm, gắng gượng được vài phút là kiếm cớ chuồn mất, giao phó cho vợ, mẹ hay oshin.

Thế nhưng một nghiên cứu mới đây cho thấy các ông bố chỉ lười biếng với con của mình. Còn với con người khác thì các ông lại hết sức hăng hái, nhiệt tình làm những công việc đó mà không hề kêu ca, phàn nàn lấy một tiếng. Ngạc nhiên chưa?

Tý quên, con của người khác phải có giới tính trong giấy khai sinh là nữ, và ở lứa tuổi 17 – 18 trở lên, đừng bé quá!
(Đoàn Tiểu Long sưu tầm)

Tuổi hai mươi yêu dấu

Vợ chồng già nọ một hôm bảo nhau: Sống mãi thế này thì buồn quá. Hay là mình thử tìm lại những hồi hộp rung động thuở trẻ xem sao. Cụ ông nêu sáng kiến: “Đêm nay tôi sẽ chờ bà ở gốc cây thứ tư trong Công viên Lê-Nin, tính từ chỗ cái sân khấu ngoài trời rẽ tay phải.”

Tối đến, cơm nước xong, cụ bà rửa bát, cụ ông tất tả ra khỏi nhà, đến Công viên Lê-Nin. Chờ mãi, chờ mãi, không thấy cụ bà đến. Cụ ông mệt mỏi, bực bội về nhà, thấy cụ bà đang ngồi chép thơ lãng mạn vào một quyển sổ có hình trái tim. Cụ ông nổi giận mắng: “Mất toi 10 ngàn xe ôm, 3 ngàn vé vào cửa. Lại phải trả cho thằng bé giữ gốc cây 2 ngàn tiền chỗ, rồi phải mua của đội chống Aids 2 cái bao cao su mỗi cái 15 ngàn, đấy là chưa kể 5 ngàn bảo hiểm tự do 2 tiếng đồng hồ, mua của mụ hàng nước. Thế mà bà không đến!”

Cụ bà e thẹn đáp: “Em xin rồi, dưng mà mẹ em không cho đi.”

Chuyện nghệ thuật


“Van Gogh nghĩ rằng đây sẽ là một tuyệt tác”, nhưng tớ cho rằng phải lau cửa sổ.”

(Bob Thaves)

 


Gửi bài này cho bạn bè
24.5.2006
 
Đảng Cộng sản Việt Nam viết lại chủ nghĩa Mác–Lênin
talaCu
Cơ quan ngôn luận của talawas – Sát cánh cùng Nhân Dân

Số 33 – Ngày 24 tháng 5 năm 2006


George Bush: Chỉ còn có 109 tuần nữa thôi



(Kerry Waghorn)

Lời răn đe ở Trung Quốc


Đồ ngu! Hãy nhớ rằng trẻ con ốm đói Châu Phi sẵn sàng làm mọi việc để được vài mẩu bánh thôi đấy!

(Jack Higgins)

Đảng Cộng sản Việt Nam viết lại chủ nghĩa Mác–Lênin

Trong Đại hội Đảng X vừa qua, có một chi tiết quan trọng nhưng ít được các phương tiện truyền thông đề cập tới: đó là quyết định của Đảng Cộng sản viết lại chủ nghĩa Mác–Lênin. Nhận thức được tầm quan trọng của việc này, talaCu đã gặp và phỏng vấn giáo sư Tô Huy Rứa, Bí thư Trung ương Đảng, giám đốc Học viện Chính trị Quốc gia Hồ Chi Minh. Sau đây là nội dung cuộc phỏng vấn:

talaCu: Xin giáo sư cho biết lý do khiến Đảng ta quyết định sửa đổi chủ nghĩa Mác–Lênin?

GS. Rứa: Chúng ta đều thấm nhuần rằng chủ nghĩa Mác–Lênin luôn luôn là ngọn đèn soi sáng đường đi của Đảng và nhân dân ta, dẫn đường chỉ lối cho chúng ta tiến tới tương lai. Tuy nhiên, sau hàng trăm năm, kể từ ngày thân sinh của hai bậc tiền bối này, tình hình mọi thứ đã thay đổi nhiều. Để phù hợp với đường lối của Đảng hiện nay, ngọn đèn cần phải được chỉnh lại một chút để lại tiếp tục soi sáng. Chúng ta đổi đèn để chứng tỏ sự kiên định của mình. Đó chính là lý do chúng tôi muốn xét lại… ờ, viết lại chủ nghĩa Mác–Lênin.

talaCu: Xin giáo sư cho biết rõ các điểm được sửa đổi.

GS. Rứa: Trước hết là chúng tôi từ bỏ khái niệm giai cấp…

talaCu: Chúng ta đã đạt được xã hội không có giai cấp?

GS. Rứa: Chưa hẳn, nhưng sắp… Chúng tôi đề nghị từ bỏ chữ “giai cấp” vì hiện nay các giai cấp đã trở nên lẫn lộn, không rõ ràng. Ví dụ như một chị nông dân hôm trước còn cày ruộng, hôm sau đã có thể tiếp thu kiến thức thế giới, làm chuyên viên khâu giày ở khu chế xuất Bình Dương, nghĩa là trở thành công nhân, thành viên của giai cấp tiên phong. Nữa, một anh công nhân hôm trước còn làm trên công trường xây dựng, hôm sau đã có thể trở thành gác cửa ở một khách sạn sang trọng, gia nhập tầng lớp làm dịch vụ. Giai cấp trí thức thì đã chuyển mình từ ăn hại sang ăn bám, vân vân… Tóm lại, khái niệm giai cấp đã hết ý nghĩa.

talaCu: Vậy ngọn cờ chuyên chính đang nằm trong tay ai?

GS. Rứa: Nằm trong tay những người có đẳng cấp! Xã hội Việt Nam hiện đại có hai nhóm người: những người có đẳng cấp, và những người còn lại. Những người có đẳng cấp là những người ở nhà có đẳng cấp, đi xe có đẳng cấp, dùng điện thoại có đẳng cấp… Anh thấy đấy, từ một xã hội có nhiều giai cấp, chúng ta đã trở thành một xã hội chỉ có hai nhóm người thôi, nhóm có đẳng cấp và nhóm không đẳng cấp. Đây là một bước tiến lớn vượt bậc.

talaCu: Thế còn về khái niệm bóc lột, hiện nay đang có nhiều tranh cãi. Có phải có những người làm thuê hiện đang bị bóc lột…?

GS. Rứa: Tôi xin nói luôn: chữ “bóc lột” là kết quả của một nhầm lẫn trong dịch thuật lớn nhất và tai hại nhất của lịch sử cận đại Việt Nam. Tôi mà biết được tay nào đã dịch chữ exploitation thành “bóc lột” thì… Xin hãy tra 23 quyển từ điển bách khoa toàn thư lớn nhất thế giới. Họ đều dùng nghĩa “sử dụng”! Mỗi người đều “sử dụng” cái mình có để làm ăn. Các đại gia thì “sử dụng” những mối quan hệ quen biết của mình. Anh công nhân thì “sử dụng” hai bàn tay. Con gái ngoại tỉnh thì “sử dụng” bộ phận sinh dục của mình. Hết sức bình thường.

talaCu: Thế còn các trường hợp công nhân đình công…?

GS. Rứa: Chúng ta sống trên một đất nước tự do, ai cũng có lựa chọn. Ai không muốn ngồi yên ổn khâu giày thì có thể trở về làm ruộng, hay tiếp thị thuốc lá ở quán bia ôm, nhường chỗ khâu giầy cho người khác. Xin mời!

Tuy nhiên, tôi đồng ý là vẫn còn có nhiều bóc lột trong xã hội, cụ thể là người ta tự bóc lột mình. Đáng ngạc nhiên và không giải thích được là những trường hợp này phần lớn đều rơi vào nông dân. Mọi bóc lột đều đáng lên án, Mác đã chỉ ra cách đây hàng trăm năm. Những người này cần phải thay đổi cách sống của mình, nếu như họ không muốn hứng chịu hậu quả của nó.

Những người tự bóc lột mình một cách tàn bạo phải ý thức được về hậu quả của nó. Gia đình đánh cá này đã tự bóc lột bản thân 30 năm nay, với kết quả là người chồng bỏ mạng tuần trước trên biển vì bão. Các đại gia khuyên những người còn lại nên thay đổi cách sống, ví dụ như dồn tiền đầu tư vào thị trường chứng khoán.


talaCu: Còn con đường tiến lên chủ nghĩa cộng sản, chúng ta vẫn đang tiến bước…?

GS. Rứa: Tất nhiên rồi. Ở đây chúng tôi chỉ điều chỉnh một số chi tiết kỹ thuật nhỏ, so với nguyên gốc của Mác. Chúng ta sẽ không dàn hàng ngang tiến lên chủ nghĩa cộng sản nữa, mà trật tự xếp hàng dọc. (Theo nghiên cứu mới nhất của chúng tôi, cửa vào chủ nghĩa cộng sản hơi nhỏ.) Chúng ta có thể tự hào nói rằng hiện nay đã có một nhóm người tới đích. Họ đã sống trong chủ nghĩa cộng sản, “làm theo năng lực, hưởng theo nhu cầu”. Theo thống kê của chúng tôi, những người này tình cờ thuộc vào tầng lớp có đẳng cấp mà chúng ta nói tới bên trên.

talaCu: Khi nào thì những người còn lại biết rằng mình đã tới chủ nghĩa cộng sản?

GS. Rứa: Chúng tôi đã có kế hoạch là khi tất cả mọi người đặt chân vào chủ nghĩa cộng sản thì radio và TV sẽ dừng chương trình của mình lại để đưa tin, đảm bảo đồng bào ở vùng sâu vùng xa cũng được thông báo ngay tức khắc. Các báo điện tử cũng sẽ cập nhật tức thì, báo tin cho đồng bào hải ngoại. talaCu có thể cho tôi số điện thoại, khi đó tôi sẽ nhắn tin SMS cho báo.

talaCu: Cảm ơn Giáo sư Tô Huy Rứa.

Chó và thiên đường

- Này, thế tất cả chó đều lên thiên đường à?
- Họ bảo thế đấy.
- Thế trên thiên đường có mèo không?
- Không hiểu nữa.
- Mèo là ma quỷ nên đáng ra chúng không được lên thiên đường. Nhưng chó thích đuổi mèo, cho nên cũng cần có một số trên đấy. - Thế còn người đưa thư?
- Chỉ bộ chân thôi.


(Paul Gilligan)

Là ai?

Hai vợ chồng cãi nhau.

Chồng: “Sao cô cứ cãi lại tôi nhỉ, thế cô là vợ tôi hay là mẹ tôi?”

Vợ: “Ai biết đâu! Thằng nào vẫn bú tôi thì thằng đó là con tôi.”

Anh chồng tức lắm nhưng chưa biết nói gì, thằng con đế thêm: “Mẹ nói đúng rồi bố ạ.”

Anh chồng quát: “Lại cả mày nữa à, mày coi tao là bố mày hay là em mày hả?”

Thằng con: “Ai biết đâu! Thằng nào cai sữa trước thì thằng đó làm anh!”

Lịch sự là gì?

Trên xe buýt, một cô gái đang đọc quyển từ điển dày cộm. Anh chàng đứng kề bên chăm chú nhìn vào. Cô gái nhỏ nhẹ:

"Anh có biết lịch sự là gì không?”

Anh ta giằng ngay quyển từ điển: “Ðưa đây tôi tra cho, có thế mà nãy giờ không chịu nói.”

(www.xitrum.net)

Làm chồng

Tan học, Tom chạy ngay về nhà và khoe với bố:

"Bố ơi! Trường con sắp tổ chức diễn kịch. Con có một vai trong đó! Con sẽ diễn vai người chồng.”

Ông bố lắc đầu thở dài:

"Tệ thật, thế họ không cho con một vai nào khác có thể nói được vài câu à?”

(www.xitrum.net)

Mọc sừng

Một người đàn ông đi làm vào buổi sớm, gặp một gã lạ mặt cứ nói vào mặt:

"Đồ mọc sừng, mọc sừng!”

Ngày hôm sau, cũng vào giờ ấy anh ta lại gặp lại gã kia với câu nói cũ:

"Đồ mọc sừng, mọc sừng!”

Trò đùa cứ diễn ra ngày này sang ngày khác, làm cho người đàn ông đâm ra nghi ngờ vợ. Tối đến, anh về hỏi bà xã:

"Em có phản bội anh không đấy?”

"Sao anh lại nghĩ tới chuyện vớ vẩn ấy?”

Anh ta thành thật kể lại trò của gã lạ mặt cho vợ nghe. Hai ngày sau, vẫn đi theo hành trình cũ, ông chồng gặp lại gã kia. Lần này, gã ta hét tướng lên:

"Đồ mọc sừng! Mọc sừng kiêm hớt lẻo!”

(www.xitrum.net)

Mong ước



Vẹt: Trong thâm tâm tớ luôn luôn ước rằng tớ biết hát…

(Dave Coverly)

 


Gửi bài này cho bạn bè
17.5.2006
 
Bộ Văn hóa duyệt dự án nâng cấp chùa Một Cột và xây Ba Đình Plaza
talaCu
Cơ quan ngôn luận của talawas – Sát cánh cùng Nhân Dân

Số 32 – Ngày 17 tháng 5 năm 2006


Con rồng Trung Quốc thức tỉnh



(Deng Coy Miel, Singapore)

Phàm ăn



Chữ trên bát: Ngân sách quân sự của Trung Quốc
Bộ trưởng Bộ ngoại giao Mỹ: “Chúng tôi rất lo lắng về bệnh ăn uống vô độ của ông!!!”

(Stephane Peray, Thailand)
Bộ Văn hóa duyệt dự án nâng cấp chùa Một Cột và xây Ba Đình Plaza

Tuần qua, Bộ Văn hóa và Thông tin đã chính thức thông qua dự án nâng cấp chùa Một Cột. Bộ trưởng Phạm Quang Nghị phát biểu với phóng viên talaCu: “Đây là dự án mở đầu cho loạt các công trình kỷ niệm 1000 Thăng Long. Đã từ lâu chúng tôi nhận thấy rằng biểu tượng của thủ đô Hà Nội, chùa Một Cột, hiện nay quá bé nhỏ, không xứng đáng với tầm vóc đất nước. Nước Pháp có tháp Ép-phen, Mỹ có tượng Nữ thần Tự do, nước Anh thì có Pig Pen. Đã tới lúc chúng ta phải có một biểu tượng hoành tráng, xứng đáng với vị trí của Việt Nam.” Được hỏi về nội dung của dự án, ông Nghị cho biết: “Trước hết, chúng tôi sẽ kéo dài cái cột của chùa ra, để chùa treo cách mặt đất khoảng 15 m, tạo ra cảm giác dường như đang bay lơ lửng trên không trung. Ngoài ra, chúng tôi sẽ thay cột bằng chất liệu thép không gỉ, chạm trổ rồng phượng uốn lượn rất công phu. Dưới hồ sẽ có bốn nàng tiên cá cưỡi cá heo, miệng hơi hé mở phun nước vào cột thép. Sen tự nhiên trong hồ sẽ được thay bằng hoa và lá sen bê-tông, rất giống thật, dễ bảo quản mà lại không bị mục rữa, sâu ăn v.v… nhiều khi làm mất thẩm mỹ như hiện nay. Mái chùa cơ bản vẫn được giữ nguyên, nhưng sẽ được làm cong lên thêm so với nguyên gốc là 30 cm. Cái này là để đảm bảo chúng ta chiếm được kỷ lục có mái chùa cong nhất châu Á. Ngoài ra, chúng tôi sẽ xây xung quanh chùa một loạt các cửa sổ thiết kế theo kiểu Nhà hát lớn Hà Nội. Cái gu này đảm bảo không bao giờ hết mốt được. Buổi tối đèn nhấp nháy treo quanh cửa sổ, cùng với đài phun nước mầu sẽ rất vui mắt. Chùa Một Cột sau khi được nâng cấp sẽ thực thụ phản ánh được thẩm mỹ hiện đại của kiến trúc đô thị Việt Nam và phản ánh sự tinh tế và nhạy cảm của các nhà chính sách văn hóa nước nhà. Nó sẽ không còn là một nốt nhạc lạc lõng trong bản giao hưởng kiến trúc Hà Nội như hiện nay.”

Pha hai của dự án, theo ông Nghị, còn tham vọng hơn nhiều. Thành phố Hà Nội đã chính thức thông qua dự án đầu tư xây một siêu thị và trung tâm giải trí mang tên Ba Đình Plaza, chạy dài từ Bảo tàng Hồ Chí Minh hiện nay tới Lăng Bác Hồ. Chùa Một Cột sẽ nằm trọn bên trong Ba Dinh Plaza, và sẽ là nơi khách mua hàng ngồi nghỉ ngơi, ăn pizza và chụp ảnh lưu niệm sau buổi mua sắm của mình.

Ngoài ra, Ba Đình Plaza còn có một ý nghĩa đặc biệt. Người dân đến thăm Bác sẽ không còn phải xếp hàng dưới trời nắng chang chang, nhích từng bước một từ Bảo tàng Hồ Chí Minh tới Lăng Bác nữa. Trong tương lai, cả đoạn đường này sẽ nằm trong Ba Đình Plaza, người viếng Lăng có thể ung dung hưởng máy lạnh, xem đồ điện tử hay nhân tiện mua chai rượu vang ngoại trong khi xếp hàng vào thăm Lăng. Theo ông Nghị, đoạn đường này chính là biểu tượng của quá trình quá độ từ chủ nghĩa tư bản sang chủ nghĩa cộng sản.


Trong tương lai, người dân các tỉnh về Thủ đô thăm Bác sẽ không phải đứng chờ dưới cái nắng chang chang nữa, mà ung dung hưởng máy lạnh trong Ba Đình Plaza, xem đồ điện tử hay nhân tiện mua chai rượu vang ngoại trong khi xếp hàng vào thăm Lăng Bác.

Video: Bi kịch “Mẹ và Con”



Con: Mẹ ơi, khi nào mẹ được ra?
Mẹ: Một thời gian nữa con ạ.

Mẹ: Mẹ phải quay lại đây.
Con (gào): Mẹ ơi…!
Mẹ (khóc): Con ơi…!


Ký ức lịch sử

Ôn lại quá khứ và trau dồi ý thức lịch sử là nghĩa vụ của mọi công dân. Đóng vai trò gương mẫu, talaCu xin giới thiệu mục “Ký ức lịch sử”. Chúng ta hãy cùng nhau sống lại những giây phút hào hùng của lịch sử dân tộc cũng như của những đất nước (đã từng là) anh em.


Bây giờ thì tin

Sau những ngày dài đồn trú trên xứ người, anh đại úy Xô-viết hồi hương. Tại sân ga, anh bồi hồi đặt va-li xuống và xoa tay:

“Thế là mình đã về nhà rồi sao? Thật không thể tin được!”

Rồi anh nhìn xuống và phát hiện ra hai cái va-li đã không cánh mà bay.

“Giờ thì mình tin rồi!”


*


Phân biệt đối xử

Carter trách Brezhnev đã phân biệt đối xử với những công dân Xô-viết gốc Do Thái. Brezhnev phân trần:

“Làm gì có chuyện phân biệt đối xử! Chẳng hạn như trong Dàn nhạc Giao hưởng Moscow có chính xác là 83 người Do Thái. Thử hỏi ở Dàn nhạc Giao hưởng New York của các ngài, có bao nhiêu người Do Thái?”

Carter toát mồ hôi:

“Chịu, tôi không biết!”


*


Váy ngắn

Tổng thống Mỹ và tổng bí thư Liên Xô đổi nữ thư ký cho nhau trong vòng một tuần. Sau đó, tổng thống Mỹ hỏi cô thư ký xinh đẹp:

“Thế nào?”

“Tôi cảm thấy khó xử vì ông ấy phàn nàn sao tôi mặc váy ngắn thế.”

Tổng thống vỗ mông cô gái và bảo:

“Thế thì cô hãy thay bộ khác ngắn hơn để càng nhiều người được chiêm ngưỡng vẻ đẹp của cô.”

Tổng bí thư Liên Xô cũng hỏi cô thư ký Xô-viết:

“Tôi cảm thấy khó xử vì họ chê tôi mặc váy quá dài.”

“Vậy sao cô không thay bộ khác ngắn hơn?”

“Không được, thế thì lộ ra khẩu súng ngắn cài ở cạp quần tôi mất!”


*


Bánh bích qui

Ở Đức, một lính Nga vào quán và gọi liên tục loại bia ngon của Đức. Người bồi bàn nhận thấy cứ mỗi lần đưa bia ra, tờ bìa lót cốc bia lại biến mất. Lần cuối, khi mang vại bia ra, anh bồi không đưa mẩu bìa lót. Người lính Nga phật ý:

“Không có bánh bích qui à?”

Mỹ thuật hiện đại

Một bọn thiếu niên đột nhập vào bảo tàng Mỹ thuật hiện đại à? Có hiện vật nào bị hư hại không? Chịu, không biết được.


(Adrian Raeside)

Lời khuyên

Tại một trung tâm Nha khoa có dán trước cửa một bảng, trên có ghi ba điều răn cho khách hàng:

  • Mỗi ngày nên đánh răng 3 lần sau khi ăn.

  • Tối thiểu sáu tháng nên đến nha sĩ một lần.

  • Không nên chõ miệng vào chuyện người khác.


(www.xitrum.net)

Ngu ngốc

Một giáo viên mới vào nghề đang thử áp dụng môn tâm lý của mình. Cô bắt đầu bài giảng bằng yêu cầu:

”Em nào nghĩ rằng mình ngu ngốc thì hãy đứng lên!”

Vài phút sau, bé Johnny đứng dậy.

"Em nghĩ rằng em ngu ngốc hả, Johnny” - cô giáo hỏi.

"Không, thưa cô, nhưng em không thích phải nhìn thấy cô đứng đó mỗi một mình.”

(www.xitrum.net)

Lường trước

Người tài xế xe tải dừng lại trước một phụ nữ xinh đẹp, cầm chiếc can nhựa, xin quá giang.

"Bia đấy à?” - Anh ta tò mò hỏi.

"Không.”

"Rượu vang đỏ?”

"Không.”

"Vậy chất lỏng trong can là thứ gì?”

”Xăng.”

"Cô mang nó theo làm gì? Thời buổi này cây xăng mọc nhan nhản khắp nơi...”

"Tôi thường vẫy xe đi nhờ và thừa biết giới tài xế đường dài các anh! Khi chạy tới một cánh rừng vắng là ai cũng giở cái điệp khúc muôn thuở: Hết xăng!”.

(www.xitrum.net)
 


Gửi bài này cho bạn bè
10.5.2006
 
Chuyện trạng: Cuộc thi cá vượt vũ môn
talaCu
Cơ quan ngôn luận của talawas – Sát cánh cùng Nhân Dân

Số 31 – Ngày 10 tháng 5 năm 2006


Món ăn trưa



(Chan Lowe)

Trung Quốc tăng trưởng kinh tế



(Deng Coy Miel, Singapore)

Chuyện trạng: Cuộc thi cá vượt vũ môn

Chuyện trạng là một thể loại văn học dân gian của Nghệ An, có truyền thống từ xa xưa, thường gắn liền với phương thức ứng diễn độc đáo gọi là “nói trạng”. Người nói trạng phải là người nhạy cảm và giỏi biến báo, có óc hài hước và trí thông minh bẩm sinh, biết căn cứ vào những chuyện thời sự có thật, nóng hổi, để biến báo thành những câu chuyện thú vị, dí dỏm, rất giàu kịch tính, đôi khi còn “chơi chữ” khá điệu. Tuy vậy, do tính chất thời sự chi phối nên khi mọi thứ qua đi, thường không ai còn nhớ đến những chuyện này và cũng ít khi có được một cốt truyện trọn vẹn. Giáo sãi tôi vốn là người rất nghiêm túc, dù sống ở xứ Nghệ từ nhỏ cũng chẳng mấy để ý đến chuyện trạng mà sinh thời ông thân tôi vẫn coi là chỉ thuộc một thể loại cận văn học, nhưng không hiểu vì lý do gì mà từ sau Đại hội X Đảng Cộng sản Việt Nam đến nay, chuyện trạng lại lọt vào tai hơi nhiều, toàn của sĩ phu Bắc Hà và sĩ phu Nghệ Tĩnh. Xin cung cấp cho quý bạn một chuyện dưới đây, bảo đảm được nghe trực tiếp trăm phần trăm. Riêng mình chỉ đóng vai người sưu tầm không dám thêm bớt.
Giáo sãi HT



Để đảm bảo chất lượng cho nhân sự Đại hội X, sát trước ngày Đại hội được tổ chức, Bộ Chính trị Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa IX có hội ý và tham khảo kinh nghiệm Bộ Chính trị Trung Quốc tổ chức một khóa sát hạch cho các đại biểu về dự Đại hội gọi là cuộc thi “Cá Vượt Vũ Môn”. Cuộc thi diễn ra ở Đèo Ngang do TBT Nông Đức Mạnh chủ trì. Trần Đình Hoan đứng trên đèo ghi sổ. Phía Nam đèo tập trung không biết cơ man nào là ô tô vào loại sang nhất nước. Phía Bắc đèo, Nông Đức Mạnh tươi cười đứng vẫy tay khuyến khích các đại biểu vượt đèo. Mở đầu, ông tuyên bố: “Chúng ta quyết tiến hành cuộc thi một cách nghiêm túc, để cho thế giới thấy Đảng ta thật sự đổi mới, thực hiện công bằng, dân chủ, văn minh ngay từ kỳ đại hội này. Vì thế các đồng chí cứ tự do phóng xe, ai vượt qua đèo bình an là coi như kiểm tra xong tư cách đại biểu. Nhưng cũng cần chú ý chớ lái nhanh phóng ẩu, một tình trạng phổ biến hiện Việt Nam chưa có cách khắc phục; phải tránh ổ trâu; khi lên đèo cũng phải mắt trước mắt sau cẩn thận một tí. Chẳng giấu gì các đồng chí, đèo này dài và có hơi heo hút, mà tệ nạn xã hội ở ta còn khí nhiều, con đường mới sửa xong lại bị PMU 18 làm cho xuống cấp nhanh quá, còn hai đồng chí Đào Đình Bình và Cao Ngọc Oánh thì đang lâm nạn, phải để cho họ hạ cánh an toàn chứ không tiện tham gia vượt đèo, nên không có ai sửa đường và bảo vệ an ninh cho các đồng chí được đâu”.

Thế là cuộc thi bắt đầu.

Tốp thứ nhất gồm vài ba trăm đại biểu miền Trung, vọt xe rất nhanh qua đèo đầu tiên. Nông Đức Mạnh mừng rỡ hỏi: “Các đồng chí làm sao mà nhanh thế?”. Mấy đại biểu Quảng Bình, Hà Tĩnh thay mặt cả đoàn trả lời: “Có chi mô! Đèo Ngang (đang nghèo) là sản phẩm của nhà mềnh mà, đi như đi nhởi. Phải vượt trước mà kiếm phần chớ. Chậm chân nỏ chơi”.

Tốp thứ hai đông hơn nhiều, người nào ngồi trong xe cũng một cặp da to bự hơn cặp da của Nguyễn Văn Lâm. Xe họ chạy ì ạch nhưng cuối cùng cũng vượt qua. Nông Đức Mạnh chưa kịp hỏi gì đã thấy hai ông Nguyễn Văn Tự (Bí thư Khánh Hòa) và Vũ Văn Hiền (TGĐ Đài Phát thanh) thò cổ ra trao đổi với nhau: “Ủa? Phải gọi là Đèo Nghếch (đếch nghèo) mới được chớ hả? Tui cứ thấy tiếng chi lao xao như hàng vạn tiếng réo ở đằng sau, nghe mà muốn nổi da gà, ngứa hết con ráy! Chứ vậy mà cứ nhắm mắt bịt tai vượt lên rồi cũng xong à!”

Lại một tốp thứ ba đông bằng tốp trước, cũng mỗi người một cặp da dày cộp, trong đó có những phong bì thòi cả ra ngoài, thấy đề “Cựu cố vấn M”, “Đại tướng A”... Xe họ chạy xem chừng hơi loạng choạng nhưng khi nhìn thấy phía sau Nông Đức Mạnh thấp thoáng có bóng một ông tay cầm dao mổ lợn và một ông đeo kính đen che một con mắt thì tay lái người nào cũng vững vàng hẳn. Họ vượt qua. Nông Đức Mạnh đến gần hỏi: “Các đồng chí có mệt không?”. Nghe một tiếng “xì”, thì ra Nguyễn Văn Thuận (Bí thư Hải Phòng) và Nguyễn Bắc Son (Bí thư Thái Nguyên) đang lần lượt chui ra khỏi xe, dắt tay nhau đi tới; một ông lên tiếng: “Nhằm nhò gì cái loại Đèo Ngố (đố nghèo) này. Cánh này thì chấp!”

Đến tốp thư tư thì xe nào cửa cũng bịt sắt như xe tù nhưng hóa ra là xe chống đạn rất sang vừa lấy từ Tổng cục An ninh ra. Xe chạy khá nhanh, tuy nhiên lên đến đỉnh đèo thì nhất loạt dừng cả lại, ngắc ngứ không đi được nữa, có lẽ vì chở nặng quá mà người ngồi trong xe vừa dự tiệc cho nên hơi say. Nông Đức Mạnh nhìn lên như hiểu ý bèn quay sang một vị tướng đứng bên cạnh nói nhỏ câu gì đấy, thế là phía bên này một xe cảnh sát phóng như bay lên giữa đèo trao một tờ giấy cho chiếc xe đi đầu, nhìn vào chỉ thấy một chữ “Quắc!”. Lập tức tiếng máy xe đang gầm gừ bỗng lại giòn giã, cả đoàn rú ga xuống đèo an toàn. Người đi đầu đoàn bước ra khỏi chiếc xe đen bóng, mồ hôi dầm dề, nhìn kỹ là Đoàn Mạnh Giao, ngập ngừng thưa với ông Mạnh: “Báo... cáo đồng chí, Văn phòng Chính phủ đã gặp nạn ở con Đèo Ngừng (đừng nghèo) này nhiều... nhiều lần lắm rồi, may có giấy của đồng chí tư đến kịp không thì...”. Ông Mạnh lặng thinh vội phẩy tay cho đoàn đi tiếp.

Đi sau cùng là một đoàn xe phụ nữ, loáng thoáng thấy mặt các bà Trần Thị Trung Chiến (Bộ trưởng Y tế), Nguyễn Thị Hằng (Bộ trưởng Bộ Thương binh Xã hội) và nhiều bóng hồng khác nữa, đang hốt hoảng lái xe, xa xa tít đằng sau lại có những chiếc xe còn sang hơn đang tăng tốc đuổi theo, nhìn vào trong thấy hình như có bóng hồn ma của cả mấy ông PH, LĐT. Ở bên này, khi thấy đoàn xe của các bà, Nông Đức Mạnh mừng rỡ giơ tay vẫy gọi rối rít: “Cố lên! Cố lên!”. Nhưng một số xe của mấy nàng còn trẻ thì vượt được qua, còn lại mấy chiếc xe của Trần Thị Trung Chiến, Nguyễn Thị Hằng... không hiểu sao chạy đến giữa con dốc ngày một cao dần lại chậm hẳn lại, máy phát ra rì rì. Cuối cùng chỉ nghe thấy những tiếng gào thảm thiết từ phía các bà vọng tới: “Đèo Đứng (đừng đ.)!”

... Khi tất cả các đoàn xe đều đã sang đèo được hết, ai nấy đưa mắt về phía Nông Đức Mạnh, ra ý bây giờ đến lượt TBT. Nông Đức Mạnh đang cười bỗng xịu mặt có vẻ hơi miễn cưỡng, chần chừ một lúc rồi cũng định bước lên chiếc xe đang đợi mình. Bỗng từ phương Bắc có tiếng còi toe toe vọng tới. Mọi người giật mình đều ngoái cổ nhìn lại thì thấy một chiếc xe rất dài nhãn hiệu của Đức nhưng lại treo cờ Cộng hòa nhân dân Trung Hoa, trên có Giả Khánh Lâm (Chủ tịch Chính hiệp Trung Quốc) ngồi, phía sau là Nguyễn Chí Vịnh hộ tống, đang lao tới như bay. Ông cầm dao và ông đeo kính đen bỗng đưa mắt liếc nhau. Ngài Giả vừa dừng xe vội mở cửa bước xuống, không kịp chào hỏi, đã nói ngay: “Thỉnh giáo! thỉnh giáo! Có bút phê của Hồ Bí thư đây rồi. Hảo hảo! Xin nguyên lượng cho Nông Bí thư. Con cháu các cụ cả đấy mà, nhỡ có mệnh hệ gì thì thật là chí nguy cho định hướng xã hội chủ nghĩa và mười sáu chữ vàng lắm lắm. Các đồng chí không biết chứ cái đèo này là Đèo Hố (đồ héo/Hồ đ.) đấy. Rơi xuống tắc tử lơ”. Nông Đức Mạnh mặt tươi trở lại, ngước mắt lên gặp ngay ánh mắt của Nguyễn Văn An và Nguyễn Minh Triết đang chiếu kính vào mình, cả hai ông lịch sự nở nụ cười. Sau đó cả 1176 đại biểu cùng hối hả lên xe trở ra Hà Nội.

Cảnh báo

Này, tớ thấy có lời cảnh báo in trên chai bia của tớ này. Nó nói gì vậy? Cảnh báo: Sản phẩm này có thể làm cho bạn nghĩ rằng bạn hát Karaoke hay


(Glenn McCoy)

Ký ức lịch sử

Ôn lại quá khứ và trau dồi ý thức lịch sử là nghĩa vụ của mọi công dân. Đóng vai trò gương mẫu, talaCu xin giới thiệu mục “Ký ức lịch sử”. Chúng ta hãy cùng nhau sống lại những giây phút hào hùng của lịch sử dân tộc cũng như của những đất nước (đã từng là) anh em.


Sưu tầm

Thập kỷ 60, Walter Ulbricht (lãnh tụ theo Stalin của Đông Đức) và Willy Brrandt (thủ tướng Tây Đức) gặp nhau và chuyện trò xã giao. “Ông có sở thích gì không, ông Brandt?” Ulbricht hỏi. “Có”, Brandt trả lời, “Tôi sưu tầm chuyện tiếu lâm về bản thân tôi. Còn ông?”. “Tôi sưu tầm những tay sưu tầm chuyện tiếu lâm về bản thân tôi.”


*


Hai cộng hai

“Hai cộng hai có bằng bốn không?”
“Tôi không biết, báo Pravda hôm nay nói gì?”


*


Địa ngục

Một người chết phải xuống địa ngục. Tại đó, có hai cửa, một cửa đề "Địa ngục xã hội chủ nghĩa", cửa kia đề "Địa ngục tư bản chủ nghĩa". Trước cửa "Địa ngục xã hội chủ nghĩa", người ta xếp hàng rồng rắn, còn ở cửa "Địa ngục tư bản chủ nghĩa" chẳng có ai chờ. Anh này đến cổng "Địa ngục tư bản chủ nghĩa" và hỏi:

“Vào cửa này thì phải chịu hình phạt gì?”

“Bị đóng đinh vào người, bị xiên và nướng trên sắt nung bỏng rồi bị nấu trong dầu!”

Hoảng sợ, anh ta sang cổng "Địa ngục xã hội chủ nghĩa" và hỏi:

“Thế vào cửa này thì phải chịu hình phạt gì?”

“Bị đóng đinh vào người, bị xiên và nướng trên sắt nung bỏng rồi bị nấu trong dầu!”

“Thế sao vẫn lắm người xếp hàng thế?”

“Vì ở đây, hoặc không có đinh, hoặc không có sắt xiên thịt, hoặc không có dầu, nhưng thường là không có cả ba!”


*


Cái gì khỏe hơn

Thời đó, Kádár (lãnh tụ Hungary) và Brezhnev tranh luận xem bò đực khỏe hơn hay xe tăng khỏe hơn. Kádár bảo bò đực, Brezhnev bảo xe tăng. Hai người bất phân thắng bại, vì thế họ đồng ý phải thử. Một chú bò đực được đặt trước chiếc xe tăng T34, nhưng trước khi cuộc thư hùng bắt đầu, Kádár đến cạnh chú bò đực và thì thầm vào tai nó. Trong nháy mắt, chú bò đực húc đổ xe tăng.

Brezhnev thừa nhận:

“Thật khó tin, nếu không chứng kiến tận mắt, tớ chả tin được. Nhưng cho tớ biết, cậu thì thầm gì với con bò vậy?”

“Tớ chỉ bảo nó: năm 1945, lũ xe tăng này cướp vợ của mày và đưa về Nga đó!”


*


Tên đường

Bác Józsi lên Budapest, nhưng vì lâu lắm rồi - từ hồi trước Thế chiến - bác không lên thủ đô, nên bị lạc đường. Bác ngẫm nghĩ và hỏi một người qua đường:

“Anh làm ơn cho biết phố Horthy Miklós” (Thủ tướng Hung thời kỳ 1920-1944, khét tiếng vì tư tưởng chống Liên Xô) ở đâu?”

“Ôi, bác đừng nói thế, người ta bắt bác ngay bây giờ! Làm gì còn phố Horthy Miklós?” - ông khách qua đường nói. “Thay bằng phố Vladimir Ilyich Lenin rồi!”

Bác Józsi đi tiếp, rồi hỏi người thứ hai:

“Anh làm ơn cho biết quảng trường Mussolini ở đâu?”

“Ấy chết, khẽ thôi bác, không thì chết ráo cả nút đấy! Không còn quảng trường Mussolini nữa đâu! Thay vào đó là quảng trường Moscow rồi.”

Bác Józsi ngạc nhiên, đi tiếp rồi lại hỏi người thứ ba:

“Anh làm ơn cho biết phố Adolf Hitler ở đâu?”

“Chết nỗi, bác lẫn đấy à? Phố Adolf Hitler, từ lâu là phố Hồng quân rồi.”

Bác Józsi rất bực bội và đi tiếp. Đến bờ sông Duna (Danube), bác rầu rĩ ngồi bệt xuống một bậc thang. Một tay công an đi qua và hỏi:

“Bác làm gì ở đây đấy?”

“Tôi ngắm dòng Volga!” - cụ già buồn bã đáp.

Báo chí


“Lúc nào người đi săn cũng thắng, bò tót cũng thua như thế kia à?”
“Không, đây lại là một trường hợp báo chí nói phét ấy mà.”

(Bob Thaves)

Cô bé quàng Khăn Đỏ và các nhà văn

Với Gabriel García Marques

Nhiều năm sẽ trôi qua, và khi Sói đứng dựa vào bức tường chờ đợi phát súng bắn vào tim, anh sẽ nhớ lại buổi chiều xa xôi ấy, khi mà Bà ăn cái bánh ga tô với lượng thạch tín đủ để đầu độc một bầy chuột cống. Nhưng Bà vẫn tiếp tục hành hạ cây đàn dương cầm, và hát đến tận nửa đêm, như là không có chuyện gì xảy ra. Hai tuần sau thì Sói và Khăn Đỏ tìm cách gây nổ trong căn lều của bà cụ khó có ai chịu nổi này. Họ căng thẳng đến thót tim nhìn ngọn lửa xanh từ từ bò theo dây dẫn đến khối thuốc nổ. Cả hai bịt tai lại, nhưng thật là uổng công, vì không có tiếng nổ nào cả. Khi Khăn Đỏ đủ can đảm đi vào trong lều, hy vọng thấy xác của Bà, thì nàng thấy trong lều vẫn ngập tràn sự sống: Bà mặc một chiếc áo rách, với bộ tóc giả cháy dở, chạy thoăn thoắt trong lều và dùng cái chăn để dập lửa.

Với Umberto Eco

Ngày 16 tháng 8 năm 1968 tôi mua một quyển sách với cái tên Những truyện cổ tích cho trẻ em và trong gia đình (Leipzig, nhà in Abel và Muller, 188). Tác giả bản dịch ghi là những anh em nhà Grimm nào đó. Những chú thích lịch sử tương đối nghèo nàn cho biết các dịch giả đã dịch theo đúng bản thảo viết tay thế kỷ XVII. Ông Pero, một thành viên nổi tiếng của Viện Hàn lâm Pháp thế kỷ 17, người đã có đóng góp to lớn trong việc chép sử thời vua Lui XIV, đã tìm thấy bản dịch này trong thư viện của tu viện Melk. Trong trạng thái xúc động tôi đã bị cuốn hút bởi câu truyện cổ tích kinh dị đến nỗi tôi không nhận thấy là tôi đã bắt đầu dịch truyện cổ tích này và chép vào những cuốn vở lớn tuyệt diệu của công ty “Josep Giber”, những cuốn vở này vốn rất thuận tiện cho việc viết sách, đặc biệt nếu bút đủ mềm. Có lẽ người đọc đã hiểu rằng tôi đang nói về “Khăn Đỏ”.

Với Honore de Balzac

Sói đến gần ngôi nhà nhỏ của bà và gõ vào cánh cửa. Cánh cửa này được một người thợ vô danh nào đó làm vào khoảng giữa thế kỷ 17. Người thợ đã làm nó từ gỗ sồi Canada rất mốt vào thời đó, tạo cho miếng gỗ một kiểu dáng cổ điển và treo nó lên những bản lề sắt. Có lẽ hồi xưa thì những bản lề này cũng tốt lắm đấy, nhưng bây giờ thì kêu cót két kinh khủng. Trên cánh cửa không hề có hoa văn nào cả, chỉ có ở góc phải phía dưới vẫn còn nhìn thấy một vết xước nhỏ. Theo truyền thuyết trong vùng thì đó là vết xước do cựa giày của Selesten de Shavard – tình nhân của Maria Antoinette và anh em họ hàng về phía ngoại của bà của ông của Khăn Đỏ. Ngoài điều đó ra thì đó là một cánh cửa hết sức bình thường, và vì thế chúng ta sẽ không cần thiết phải xem xét cánh cửa ấy kỹ lưỡng hơn.

Với Arthur Conan Doyle

Thế đấy, bây giờ các vị cũng thấy rằng cả những khả năng khiêm tốn của tôi cũng cho phép sử dụng phương pháp suy luận, phương pháp mà bạn tôi đã sử dụng thành công xiết bao. Từ chỗ nấp của mình tôi thấy rất rõ một cô gái đội cái mũ đỏ rực đang nói chuyện bên bờ đầm lầy với một chàng thanh niên trẻ tuổi mà tôi hoàn toàn chưa biết, nếu cứ xem quần áo và mũ đội đầu của anh ta. Đó là một con Sói tầm thước, vẫn chưa mất hy vọng đạt được những đỉnh cao trong nghề nghiệp của mình, nhưng lại đang phải khổ sở vì không đủ khả năng đảm bảo cho gia đình mình những gì cần thiết nhất.

Tất nhiên là giá như có bạn tôi ở đây thì anh ấy sẽ xác định ngay được theo dạng của đuôi và tai của người lạ mặt, rằng cái gia đình ấy gồm có người mẹ - một bà lão, người cha hay quá chén, và hai cô em gái, nhưng những suy luận của cá nhân tôi thì không trải xa hơn những phỏng đoán mơ hồ về những gì chứa trong chiếc làn trên tay cô gái…

Không, không còn nghi ngờ gì nữa, người lạ mặt lịch sự đến để giúp cô gái, và bây giờ họ đang thảo luận sôi nổi vấn đề cứu bà cô – một bà lão tuyệt diệu mà không hiểu tại sao lại sống ở một nơi khỉ ho cò gáy, rất xa cô con gái hoàn toàn tầm thường của mình – một người phụ nữ nông thôn nước Anh điển hình, biểu tượng của tính bảo thủ của chúng ta và một ít truyền thống tức cười, ôi, những thứ mà tôi rất thiếu trong những năm lang thang ở Afghanistan…

Nhưng ai hay là cái gì đe dọa phu nhân đứng tuổi kia trong cái xứ hoang vu chẳng có người nào, chắc Chúa đã quên ấy? Bạn tôi đã có thể tự hào vì tôi – tôi đã có giả thuyết độc lập của mình! Tất nhiên là nguy hiểm xuất phát từ những gã đàn ông đáng nghi ngờ mà tôi đã nhìn thấy trong rừng tới hai lần – hình như là họ chẳng bao giờ rời tay khỏi những chiếc rìu của mình. Nhưng làm sao tôi có thể cản trở không cho chúng thực hiện âm mưu đó? Ôi, Holms, Holms, tôi cần anh đến chừng nào…

Với Fedor Mikhailovich Dostoevsky ("Tội ác và trừng phạt")

Sóikônnhikov thức dậy vào một sáng sớm mùa hè u ám, trong căn phòng nhỏ hẹp của mình. Tâm trạng anh đang tăm tối. Những khó khăn tài chính thường xuyên do cuộc sống thủ đô đắt đỏ, những ngày ăn kiêng nhiều khi đã làm anh thấy cuộc sống tởm lợm. Anh chỉ còn thấy một cách duy nhất để thoát khỏi tình trạng này là đi ăn trộm. Xoáy tiền cũng không phải khó khăn gì lắm. Anh biết rằng có một người nào đó thường xuyên đi qua rừng. Trong chiếc làn của người đó dưới lớp bánh rán là một số tiền. Anh quyết định. Không biết cái linh tính lạ lùng nào đã khiến anh nhét chiếc rìu dưới áo tu lup khi ra khỏi nhà.

Trên con đường mòn tăm tối thoáng hiện chiếc bóng của ai đó. Sóikônnhikov xông tới, tìm cách giật chiếc làn khỏi tay người kia. Cuộc vật lộn bắt đầu. Nhưng sức lực rõ ràng là không bằng nhau, và Sóikônnhikov cảm thấy chỉ một chút nữa thôi anh sẽ bị đối thủ vặn tay mất. Lúc bấy giờ anh rút rìu ra và lấy đà bổ xuống hai nhát. Thân thể đối thủ mềm nhũn. Hóa ra trong làn không có tiền. Và đối thủ của anh là một bà già.

Sóikônnhikov cảm thấy mặt đất rung rinh dưới chân anh.

Hai tháng sau tờ báo Vedomosti đăng tin trong mục “Tai nạn” rằng ở sông Neva người ta nhìn thấy cái xác nổi lên của Sóikônnhikov trước đó tưởng là đã mất tích.

(www.xitrum.net)