trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
Văn học
  1 - 20 / 257 bài
  1 - 20 / 257 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcThơ và Thơ Trẻ
Loạt bài: Văn học miền Nam trÆ°á»›c 1975
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63 
30.12.2006
Đặng Tiến
Thơ học trò, Nguyễn Nho Sa Mạc
 
Thơ Nguyễn Nho Sa Mạc là thơ học trò. Học trò hiểu theo nghĩa ngây thơ trong trắng, hồn nhiên, đôn hậu, và hiểu theo số mệnh của tác giả, làm thơ trong tuổi học trò. Rồi ra đi, vĩnh biệt thơ trong tuổi học trò, sau một buổi liên hoan tất niên với bạn bè, tại một trường trung học tỉnh lẻ.

Phận bạc tầm thường, ảm đạm, có chút gì thảm đạm. Nhà thơ tên thật là Nguyễn Nho Bửu, sinh năm 1944 tại Quảng Nam; ở tuổi 17 đã có thơ đăng báo. Dưới bút hiệu Nguyễn Thị Liên Phượng, đã có tập thơ in chung, Chung nhau tuổi mộng, 1963; đang chuẩn bị tập Vàng lạnh thì đột ngột qua đời, đầu năm 1964, chưa tròn tuổi đôi mươi. Lạ lùng là anh đã có bài thơ tiên tri, gọi là "xúi quẩy" cũng được:

Chiều cuối năm ngồi trên tầng phố cũ
Trời quê hương nhiều mây trắng sa mù
Hai mươi tuổi những ngày nuôi mộng nhỏ
Đã xanh rồi cây trái mọc suy tư

(…) Tôi gọi nhỏ tên mình sa nước mắt
Sống trên đời vừa đúng hai mươi năm
Máu sẽ khô xin tim này đừng rụng
Giữa hư vô phần mộ nhỏ yên nằm…

(“Mùa Xuân của một con người”)

Xuất thân từ một gia đình nông dân, sinh trưởng tại nông thôn trong thời kỳ giặc giã, Nguyễn Nho Sa Mạc làm thơ thật thà, bình dị như cuộc sống:

Tôi sinh ở xóm nghèo (…)
Mẹ già ăn khoai sắn (…)
Cha cày sâu cuốc bẫm
Đất cát thắm mồ hôi (…)
Người anh đi đánh giặc
Nhớ nhà mòn con mắt (…)
Mẹ dạy tôi làm người
Phải yêu thương đồng loại (…)

Nên tôi buồn biết mấy
Làm người dân Việt Nam
Hằn vết thương chia cắt
Đớn đau mầu da vàng

("Cuộc đời", 1963)

Đã xa rồi, cái thời "hoa niên” thơ mộng, vô tư của Đinh Hùng (1920-1967):

Khi mới nhớn tuổi mười lăm mười bảy
Làm học trò mắt sáng với môi tươi (…)
Ngoài cặp sách trần ai xem cũng nhẹ
Đời thấp thoáng qua học đường nhỏ bé
Phố phường vui, cuộc sống mới lên hoa…

(Đinh Hùng, “Khi mới nhớn”)

Và bây giờ, là tâm sự của lớp thanh niên sinh ra giữa thế kỷ XX:

Thằng con trai mười tám
Lớn lên với nỗi buồn
Một bàn tay rỏ máu
Một vết thương trong hồn…

Đi giữa đời quạnh quẽ
Khuôn mặt nó buồn tênh
Môi sầu cao bằng núi
Sự nghiệp còn lênh đênh

("Tâm sự")

Khi mới nhớn là thơ hoài niệm, Đinh Hùng làm khi đã trưởng thành, đã có địa vị trên thi đàn. Lăng kính hồi quang có khi thay màu đổi sắc thực tại. Nhưng thử lấy trường hợp Tế Hanh (sinh 1921), làm tập Nghẹn ngào vào tuổi mười lăm mười bảy, được giải Tự lực Văn đoàn 1939, khi xuất bản đổi tên là Hoa niên, 1944. Đây thật sự là thơ học trò, tiêu biểu là bài "Quyển vở nháp". Chàng học trò thời đó, như mọi thời, cũng yêu đương, mơ mộng vẩn vơ, nhưng rõ nét tin tưởng ở cuộc đời:

Chân bước khoan thai giữa biếc hường
Và lòng vơ vẩn giữa yêu thương
Cả hai: không hẹn đều mang máng
Biết có mùa xuân đợi cuối đường

(Tế Hanh, "Phơi phới")

Nguyễn Nho Sa Mạc không có niềm tin đó, và nói trong bài tự thuật: cuộc đời vốn buồn, biết chi chuyện mai sau. Hạnh phúc trong câu thơ Tế Hanh nằm trong chữ mang máng. Mang máng chỉ có nghĩa là mơ hồ, nhưng mơ hồ một cách êm ả, dịu dàng. Thế hệ sau này không có cảm giác dịu nhẹ ấy. Họ hoang mang, ngờ vực, khắc khoải, ưu tư. Trong giấc yêu đương, Nguyễn Nho Sa Mạc vẫn hoang mang:

Là từ giã màu môi em rất đỏ
Những lần hôn chưa định nghĩa cuộc đời
Cầm tay nhau mà vẫn thấy xa xôi
Để thương nhớ như mây trời xa vắng

Là từ giã con đường em đi học
Mỗi chiều qua thành phố nuối thương
Kỷ niệm tươi nguyên bỗng chốc hoang đường
Cho thương nhớ lại lần vào dĩ vãng.

("Từ giã")

Không có mùa xuân phía trước, như trong thơ Bùi Giáng hay Tế Hanh, vì trong thơ Nguyễn Nho Sa Mạc không có "phía trước". Cái bút danh Sa Mạc dường như là niềm hoang tưởng về một tiền sử nào đó:

Xòe bàn tay vốc lên từng hạt cát
Bỗng vô cùng đau xót ở trong tim
Người lặng lẽ một mình trong sa mạc
Như một mình trong tiền sử buồn tênh.

("Tự thuật")

Hướng về tiền sử là một cách khước từ hiện tại và tương lai – với một phần quá khứ gần gũi.

Thơ học trò của Nguyễn Nho Sa Mạc mang những hình ảnh chung chung:

Áo nữ sinh qua cửa đời thèn thẹn
Em trở về ôm cả một trời thu
Thành phố xưa tan những lớp sa mù
Áo em trắng màu đông phương e lệ

("Màu áo đông phương")

Thơ học trò của Nguyễn Bính có bài "Trường huyện", 1938, được truyền tụng:

Học trò trường huyện ngày năm ấy
Anh tuổi bằng em lớp tuổi thơ
Những buổi học về không có nón
Đội đầu chung một lá sen tơ

Lá sen vương phấn hương sen ngát
Ấp ủ đôi ta chút nhụy hờ
Lũ bướm tưởng hoa cài mái tóc
Theo về tận cửa mới tan mơ

Em đi phố huyện tiêu điều quá
Trường huyện giờ xây khác kiểu rồi
Mà đến hôm nay anh mới biết
Tình ta như chuyện bướm xưa thôi.

Câu chuyện chắc là hư cấu để nói lên giấc mơ tình ái và tấm lòng hoài cựu của Nguyễn Bính, cũng như chuyện Phường chèo làng Đặng, yếm đỏ khen thâm trẩy hội chùa… Nhưng ông tin yêu những hình ảnh ấy, muốn sống lại và khôi phục nó cho kẻ khác. Nguyễn Nho Sa Mạc không có cái may mắn và niềm hạnh phúc kia. Sinh ra rồi lớn lên trong chiến tranh Việt Pháp, tiếp theo là chiến tranh Nam Bắc, cuộc sống thu hẹp không gian, cho đến những giấc mơ cũng nghèo đi:

Tôi khôn lớn nhìn nỗi buồn đất nước
Một dòng sông biên giới hai loài người
Nỗi đau đớn chất chồng cao bằng núi
Ôi Sài Gòn – Hà Nội chảy trong tôi


Tôi còn lại nửa mùa xuân phiêu lãng
Giữa lênh đênh tìm nắm một bàn tay
Trời tháng giêng những ngày sầu nổi gió
Nhớ Sài Gòn thương Hà Nội mây bay.

("Mùa Xuân của một người")

Ngày nay, người ta nói đến những phong tục của xứ sở, ca ngợi lễ hội ngày xưa, là tâm hồn đã thư thái. Ca tụng lễ hội xa xưa cũng là một cách nhấm nháp hiện tại. Thế hệ Nguyễn Nho Sa Mạc không được diễm phúc đó. Sinh quán của anh, làng La Qua - năm anh sinh 1944 - còn là tỉnh đường, dinh Tổng đốc Quảng Nam, như Nguyễn Tuân đã kể lại trong tùy bút Cửa Đại.

Trường huyện anh theo học tại Vĩnh Điện xưa kia là một thị trấn phồn thịnh đã từng thu hút những đêm hát bội tưng bừng. Nem chua Vĩnh Điện gói với lá ổi, chả lụa bằng ngón tay cái, những món ăn đặc sắc, là dư vị của một thời vàng son vang bóng. Nhưng hào quang này không để lại tia sáng nào nơi tâm hồn Nguyễn Nho Sa Mạc và lớp thanh niên thế hệ anh, nửa tỉnh nửa quê, quê nhiều hơn tỉnh, mải lo học hành, chiến tranh, cơm áo:

Lấy mồ hôi người cha
Thêm nước mắt người mẹ
Tôi lớn lên một mình
Giữa cuộc đời quạnh quẽ
(…) Tôi trưởng thành lặng lẽ
Giữa cuộc đời phong ba

("Thân phận")

Gió thổi sân trường chiều chủ nhật… Một câu thơ đơn giản, thậm chí tầm thường. Nhưng làm một câu thơ như thế, phải là Huy Cận, và trong một thoáng tâm hồn êm ả, trong một xã hội ổn định. Thơ học trò của Nguyễn Nho Sa Mạc không có những câu bình an như thế kia, và ngược lại Huy Cận cũng không làm được những câu chơn chất như Nguyễn Nho Sa Mạc: Những người con thời đại / Mấy ai lo ngày sau.

Tản Đà mô tả ngôi mả cũ bên đường, có câu thơ: tài cao phận thấp chí khí uất, có thể vận vào Nguyễn Nho Sa Mạc.

Anh sống cuộc đời ngắn ngủi, sáng tác thơ trong tuổi học trò, không nhiều, ít kinh nghiệm sống và ít tìm tòi thi pháp, nhưng chân thành, trong lành và trong sáng, đánh dấu một tâm trạng trong thời đại. Tâm trạng này ít được quan tâm, nay bè bạn sưu tập những bài thơ bất hạnh, phiêu bạt từ bốn mươi năm nay để xuất bản và giới thiêu [1] .

Tình người ở đây là quan trọng và cao quý nhất.

Văn nghệ, nơi đây là những mảnh vụn, làm bãi hẹn cho tình người.

Ưu tiên cho những người cô thế tìm nhau, mà không trông chờ một vinh quang nào ráo.

Ngày giỗ Xuân Diệu
Orléans, 18/12/2006

Nguồn: Đây là bài giá»›i thiệu cho tập thÆ¡ Nguyá»…n Nho Sa Mạc, ThÆ° Ấn Quán xuất bản, 2006.


[1]Thơ Nguyễn Nho Sa Mạc, Thư Ấn Quán xuất bản, sách in tặng những bạn yêu văn nghệ. Thư Ấn Quán, P.O. Box 58, South Bound Brook, NJ 08880, USA. Tranhoaithu@verizon.net