trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 434 bài
  1 - 20 / 434 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tủ sách talawas
10.10.2005
Milovan Djilas
Giai cấp mới
10 kì
Phạm Minh Ngọc dịch
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11 
 
Mục đích và phương tiện

1.

Các nhà cách mạng và các cuộc cách mạng không bao giờ từ chối sử dụng các biện pháp vũ lực và đàn áp.

Nhưng chưa có cuộc cách mạng nào, chưa có nhà cách mạng nào lại sử dụng bạo lực một cách có ý thức, đưa bạo lực thành hoàn thiện, thành công việc thường ngày như những người cộng sản.

“Không được lựa chọn phương tiện trong cuộc đấu tranh với kẻ thù của chế độ...hãy đàn áp tất cả những ai không có ích, không giúp gì cho nước cộng hoà”. Dường như đấy không phải là những lời của Saint-Just mà được phát ra từ miệng lưỡi các lãnh tụ cộng sản đương đại vậy. Nhưng Saint-Just nói những lời này khi ngọn lửa cách mạng đang hừng hực cháy, khi lòng ông tràn ngập nỗi đau cho số phận của cách mạng, còn cộng sản thì khẳng định điều đó trong suốt cuộc hành trình, từ khi bước ra vũ đài chính trị cho đến lúc đạt đến đỉnh cao quyền lực và bắt đầu tan rã.

Mặc dù bạo lực cộng sản bao trùm hơn, kéo dài hơn, dã man hơn nhưng có thể nói rằng ngay trong cách mạng họ thường biết lựa chọn phương tiện hơn là các đối thủ của mình. Nhưng sau cách mạng thì phương pháp của họ, tuy ít đẫm máu hơn, nhưng càng ngày lại càng phi nhân hơn.

Nếu không kể đến hoàn cảnh lịch sử đó thì chủ nghĩa cộng sản cũng như bất kì phong trào chính trị-xã hội nào cũng buộc phải sử dụng một loạt các biện pháp (chính trị là chính trị) phù hợp với quyền lợi và phân bố lực lượng trong xã hội bất kể lí lẽ, bất kể đạo đức.

Ở đây chúng ta chỉ xem xét những biện pháp làm cho chủ nghĩa cộng sản hiện đại khác biệt với các phong trào chính trị xã hội khác, tuỳ hoàn cảnh, có thể dã man hơn, phi nhân hơn hay nhân đạo hơn các phong trào kia. Cũng như trong các lĩnh vực khác, chúng ta chỉ quan tâm tới sự khác biệt, tính đặc thù của các biện pháp được cộng sản sử dụng, nghĩa là chỉ quan tâm tới sự khác biệt giữa cộng sản và các phong trào khác, không cần biết đấy là có phải là phong trào cách mạng hay không.

Ta có thể nói ngay rằng sự dã man không phải là điểm “khác biệt” của các biện pháp cộng sản. Dã man là điều dễ thấy nhưng không phải là điểm khác biệt chủ yếu. Phong trào đặt cho mình nhiệm vụ khó khăn như thế - bằng bạo lực thay đổi toàn bộ nền kinh tế cũng như toàn xã hội - nhất định phải sử dụng các biện pháp dã man. Nhưng các phong trào cách mạng trước đó cũng đã buộc phải làm như vậy hay buộc phải tiến đến cách làm như vậy. Tiến đến nhưng không thành: giai đoạn bạo lực của họ không thể kéo dài. Và không thể toàn diện như bạo lực cộng sản: hoàn cảnh không cho phép.

Cũng không thể cho rằng cộng sản áp dụng các biện pháp ấy là do họ là những người không có các nguyên tắc đạo đức nhất định.

Những người cộng sản ngoài việc là cộng sản họ cũng là những con người bình thường, trong giao tiếp với những người khác họ buộc phải tuân thủ những nguyên tắc đạo đức của cộng đồng. Chân không đạo đức của họ không phải là nguyên nhân mà là kết quả của những biện pháp mà họ áp dụng. Trong tất cả các bộ luật cũng như trên lời nói, cộng sản luôn luôn tỏ ra là những chiến sĩ đấu tranh kiên cường để bảo vệ đạo đức và chủ nghĩa nhân đạo. Đôi khi họ có vi phạm các tiêu chuẩn đạo đức của mình thì cũng chỉ là do hoàn cảnh bắt buộc mà thôi. Nếu không phải làm như vậy thì sẽ tốt biết bao, họ vẫn thường nói như thế. Về điểm này thì họ cũng gần giống với các phong trào kia, nếu có khác thì chính tính chất phi nhân của họ được thể hiện dưới những hình thức phải gọi là quái gở và kéo dài hơn mà thôi.

Các biện pháp bạo lực chính là những chỉ dấu phân biệt rõ nhất cộng sản với các phong trào chính trị khác. Điều kiện lịch sử và nhiệm vụ mà phong trào cộng sản muốn giải quyết là nguồn gốc của những biện pháp ấy.

Có một sự khác biệt căn bản mà mới nhìn người ta có thể cho rằng chủ nghĩa cộng sản có những nét tương đồng với những giáo phái trong quá khứ.

Đấy là những mục đích “lí tưởng”, người cộng sản có thể áp dụng mọi thủ đoạn nhân danh những mục đích ấy. Thêm nữa thủ đoạn lại ngày càng trắng trợn hơn khi mục đích “lí tưởng” ngày càng xa vời hơn.

Nếu trong quá trình cách mạng người cộng sản phải sử dụng những biện pháp mà đối thủ cũng như tiến trình đấu tranh bắt buộc phải làm như thế, thì sau khi đã nắm được chính quyền, sau khi đã tiêu diệt được những kẻ thù trực tiếp, việc tiếp tục sử dụng những biện pháp đó, thậm chí những biện pháp đàn áp dã man hơn vì “lí tưởng” như “chủ nghĩa xã hội”, “chủ nghĩa cộng sản”, “quyền lợi của giai cấp công nhân và của toàn thể nhân dân lao động” là điều không những không thể biện hộ được về mặt đạo đức mà còn chứng tỏ họ là những kẻ bất lương và tham quyền tàn nhẫn. Các giai cấp cũ, đảng phái cũ, hình thức sở hữu cũ đã không còn hoặc đã bị vô hiệu hoá, không thể kháng cự, nhưng biện pháp thì vẫn như cũ. Hơn nữa, chỉ đến lúc này việc sử dụng chúng mới thể hiện rõ tính phi nhân của toàn thể hệ thống.

Tính chất bất nhân của các biện pháp đàn áp của Stalin đạt đỉnh điểm chính trong quá trình xây dựng “chủ nghĩa xã hội”. Khi tuyên bố quyền lợi của mình là mục đích tối thượng mà xã hội nhất định phải tiến tới, khi đã tạo được cho mình sự độc quyền trong lĩnh vực tinh thần cũng như các lĩnh khác, giai cấp mới tìm mọi cách hạ thấp giá trị của phương tiện. Họ thường tuyên bố: “Quan trọng là mục đích, phương tiện chỉ là thứ yếu”. “Điều quan trọng là chúng ta đang xây dựng chủ nghĩa xã hội, những việc khác rồi sau sẽ hay”, cộng sản thường biện hộ cho những hành động tội lỗi đê tiện của mình như thế đấy.

Mục đích biện minh cho mọi phương tiện, mà phương tiện ở đây chính là đảng. Đảng ngồi trên đầu trên cổ xã hội, giống như nhà thờ Trung cổ, đảng biện minh cho chính mình.

“Khi gặp nguy hiểm nhà thờ vứt bỏ hết mọi lời răn. Coi sự thống nhất là mục đích, nó đã dùng mọi phương tiện: lừa dối, phản bội, đàn áp, mua quan bán tước, nhà tù và án tử hình. Vì mọi chế độ đều nhân danh những mục đích chung nào đó và cá nhân phải hi sinh cho sự nghiệp chung” (Dietrich von Nieheim, Hồng y Verden)

Câu này như được phát ra từ miệng lưỡi của một trong những lãnh tụ cộng sản vậy.

Mặc dù chủ nghĩa cộng sản đương đại khá giống với chủ nghĩa phong kiến (thí dụ tính chất giáo điều đến mức cuồng tín) nhưng chúng ta không sống dưới thời Trung cổ và cộng sản cũng không phải nhà thờ.

Bề ngoài cộng sản giống với nhà thờ Trung cổ vì cả hai đều có tham vọng độc quyền về tư tưởng và cả các lĩnh vực khác, cả hai đều áp dụng cùng một biện pháp “tác động”. Nhưng thực chất thì đây là hai hiện tượng khác nhau. Nhà thờ chỉ nắm một phần quyền lực và sở hữu, trong trường hợp xấu nhất thì nó cũng chỉ đòi độc quyền trong lĩnh vực tinh thần nhân danh hệ thống xã hội đương thời. Những kẻ dị giáo thường bị truy bức nhân danh đức tin chứ không nhằm một lợi ích cụ thể nào vì lúc đó người ta cho rằng thân thể kẻ dị giáo có bị giết đi thì tâm hồn tội lỗi của hắn mới được cứu, nghĩa là mọi phương tiện trần thế đều có thể được sử dụng nhân danh thiên đường.

Trong khi đó, tham vọng của cộng sản là quyền lực trực tiếp, là chiếm và giữ chính quyền nhà nước. Và cả quyền lực trong lĩnh vực tinh thần nữa, sự truy bức nhân danh “đức tin” chỉ là biện pháp phụ trợ để củng cố quyền lực mà thôi. Khác với các cố đạo, cộng sản không phải là điểm tựa của chế độ, họ chính là “hiện thân” của quyền lực.

Nói tất cả những điều này để thấy rằng vì sao người cộng sản về lí thuyết không phải là những người sử dụng các phương tiện một cách bừa bãi, trên thực tế lại phản bội chính những nguyên tắc của mình. Vì giai cấp mới không xuất hiện như một hiện tượng nhất thành bất biến mà biến đổi từ lực lượng cách mạng thành giai cấp hữu sản và phản động, nghĩa là các phương tiện của nó vẫn giữ cái vỏ bên ngoài nhưng nội dung thì cùng với thời gian đã từ cách mạng trở thành phản động, từ tự vệ thành đàn áp, áp bức.

Các phương tiện của cộng sản vốn là vô đạo đức và trắng trợn, chúng cũng sẽ vẫn là như thế ngay cả khi về hình thức đã không còn quá dã man như cũ. Quyền lực toàn trị tuyệt đối không từ bất kì thủ đoạn nào.

Cộng sản đã tiến hành áp bức, cướp bóc, thủ tiêu con người mà không cần nhà tù và giá treo cổ. Điều đó được thưc hiện bằng cách tước đoạt khả năng gây ảnh hưởng của người dân đối với những thay đổi diễn ra trong xã hội, bằng cách tước quyền làm chủ ngay chính sức lao động của họ, không cho họ được quyền nói lên suy nghĩ của mình. Cộng sản đã biến tài sản xã hội thành tài sản của giai cấp mình, hứa huỷ bỏ nhà nước cùng với quá trình dân chủ hoá, nhưng trên thực tế càng ngày càng củng cố quyền lực của chế độ chuyên chế; họ cũng làm tương tự như thế với các phương tiện đàn áp: nếu họ có nới lỏng các biện pháp khi không còn kẻ thù hoặc kẻ thù đã bị vô hiệu hoá thì cũng chỉ có tính chất tượng trưng.

Cộng sản đã chứng tỏ cho mọi người thấy rằng họ không thể từ bỏ nguyên tắc “mục đích biện minh cho phương tiện”, phương tiện bảo vệ quyền thống trị tuyệt đối và quyền lợi ích kỉ của họ.

Dù không muốn, cộng sản vẫn cứ là những chủ sở hữu và những kẻ chuyên chế, không từ bất cứ thủ đoạn nào. Trái với những lí thuyết đẹp đẽ và những dự định tốt đẹp, hệ thống bắt buộc họ phải làm như thế. Khi một cái gì đó đã trở thành tất yếu thì nhất định hệ thống sẽ biến một số tù nhân tinh thần của mình thành những kẻ thực hiện tự nguyện.


2.

Cộng sản thường nói đến “đạo đức cộng sản” , đến “con người mới xã hội chủ nghĩa” như là những phạm trù đạo đức cao cả. Nhưng những khái niệm đó chỉ có một nghĩa duy nhất: đoàn kết để chống lại mọi ảnh hưởng từ bên ngoài. Trên thực tế chúng không phải là những phạm trù đạo đức.

Và mặc dù người cộng sản không có những qui tắc hành xử đặc biệt nào cũng như không thể có “con người xã hội chủ nghĩa”, nhưng cộng sản cố tình đưa vào hàng ngũ của mình “quan điểm riêng” về đạo đức: không phải như những nguyên lí tuyệt đối mà là những tiêu chuẩn động, ăn sâu bén rễ, thâm căn cố đế trong hệ thống thang bậc, nơi cấp trên có thể làm nhiều việc mà nếu cấp dưới vi phạm và bị phát hiện thì sẽ bị “ăn đòn” đủ.

Thái độ và tiêu chuẩn đạo đức mang tính biệt phái của họ không phải là những tiêu chuẩn hoàn hảo và ổn định mà trải qua một quá trình phát triển lâu dài, đôi khi chính chúng cũng có đóng góp vào việc đưa giai cấp mới lên những tầng cao mới. Kết quả là đã hình thành nên những tiêu chuẩn đạo đức bất thành văn, phục vụ cho nhu cầu của tầng lớp chóp bu, tuy bất thành văn nhưng lại là những tiêu chuẩn bắt buộc. Nói tóm lại, quá trình hình thành tiêu chuẩn đạo đức mang tính biệt phái đó trùng hợp với việc thăng tiến của giai cấp mới, các tiêu chuẩn đó thực chất là nguyên tắc “mục đích biện minh cho phương tiện”, không chấp nhận các phạm trù đạo đức chung của nhân loại nữa.

Xin khảo sát từng vấn đề một cách cụ thể hơn.

Tiêu chuẩn đạo đức cộng sản cũng như mọi tiêu chuẩn đạo đức mang tính biệt phái khác, khởi kì thuỷ tuy thuộc về một phong trào khép kín nhưng vẫn là các tiêu chuẩn nhân bản nói chung chứ chưa phải hoàn toàn mang tính giáo phái hay biệt phái. Không phải vô tình mà phong trào cộng sản đã xuất hiện như một phong trào có tính lí tưởng và hi sinh nhất, đã tập hợp được trong đội ngũ của mình những người con ưu tú nhất, dũng cảm nhất và dĩ nhiên là cũng đức hạnh nhất của dân tộc.

Kết luận này và tất cả những kết luận nói đến ở trên liên quan đến các nước mà phong trào cộng sản sinh ra và giành được sức mạnh trong lòng dân tộc (Nga, Nam Tư, Trung Quốc).

Khắp mọi nơi phong trào cộng sản đều bắt đầu từ ước mơ về những điều tốt đẹp hơn, ước mơ về lí tưởng; chính vì thế nó mới hấp dẫn những người đức hạnh. Đồng thời, là một phong trào quốc tế, như cây hướng dương tìm mặt trời, nó luôn hướng về nơi có phong trào mạnh nhất, nơi phong trào đã giành được chính quyền. Cho đến nay đấy chính là Liên Xô. Vì vậy phong trào cộng sản ở những nước chưa giành được chính quyền đã mất chất cộng sản lúc đầu và tiếp thu những phẩm chất cộng sản cầm quyền. Các lãnh tụ cộng sản ở phương Tây hiện nay cũng có thói quen xuyên tạc sự thật và lèo lái các tiêu chuẩn đạo đức hệt như các đồng nghiệp của họ ở Liên Xô. Nói chung, trong giai đoạn đầu, cộng sản là phong trào của những người đức hạnh, nguyên tắc đạo đức đó được người ta gìn giữ như báu vật và đấy là lí do của những cuộc khủng hoảng, hậu quả của những hành động vô luân và duy ý chí của các lãnh tụ về sau này.

Lịch sử có chưa nhiều các phong trào bắt đầu và phát triển trên những nguyên tắc cao thượng và với những chiến sĩ xả thân vì sự nghiệp, đoàn kết vì lí tưởng, gắn bó bằng tình yêu, tình đồng chí, lòng chân thành, sự nhiệt tình, sinh ra trong bão lửa đấu tranh nơi họ hoặc sẽ chiến thắng hoặc sẽ chết như thế. Cùng làm việc, ước nguyện có cùng suy nghĩ và cảm xúc, cùng chia sẻ niềm vui, hi sinh cá nhân cho sự nghiệp của đảng, của tập thể, sẵn sàng hi sinh vì đồng đội, thương yêu thanh thiếu nên, chăm sóc người già cả, đấy là đặc điểm của những người cộng sản trong giai đoạn khi mà phong trào đang hình thành như một phong trào cộng sản chân chính. Đảng viên nữ, đấy không chỉ là một chiến hữu, một người đồng chí bình thường. Cần luôn luôn nhớ rằng chị đã hi sinh tất cả khi tham gia phong trào, cả tình yêu, cả khả năng làm mẹ. Giữa đàn ông và đàn bà đã hình thành mối quan hệ trong sáng, ấm áp, một mối tình đồng chí lí tưởng, bảo bọc lẫn nhau. Lòng trung thành, tương trợ lẫn nhau, chân thành trong từng ý nghĩ cao thượng nhất, đấy là những nét đặc trưng của những người cộng sản chân chính lúc đó.

Nhưng đấy là ở những giai đoạn ban đầu, khi phong trào chưa được nếm vị ngọt ngào của quyền lực.

Để có những đặc trưng đó phong trào phải đi qua những đoạn đường dài, đầy chông gai, thử thách. Phong trào cộng sản đã lôi cuốn được những thành viên của nhiều tầng lớp và lực lượng xã hội khác nhau. Sự đồng nhất về mặt tâm lí không thể xuất hiện ngay, trước đó nhất định phải diễn ra quá trình va chạm của những nhóm, những phe cánh khác nhau và chiến thắng (nếu điều kiện khách quan cho phép) sẽ thuộc về phe nhận rõ thực chất của phong trào và vì vậy cũng là phe thể hiện giá trị đạo đức cao nhất. Trải qua các cuộc khủng hoảng về đạo đức, qua các âm mưu về chính trị, các trò lừa đảo bẩn thỉu, các trò vu cáo lẫn nhau, các cuộc xung đột nội bộ, các vụ vỡ mộng về tinh thần cũng như trí tuệ, phong trào phát triển mãi lên, tạo ra hạt nhân lãnh đạo và giáo lí, đạo đức và tâm lí, phong cách và phương pháp làm việc.

Phong trào cộng sản trở thành một phong trào cách mạng thật sự và như ta đã thấy, trong một giai đoạn ngắn, đã có những phẩm chất đạo đức cao thượng. Đã có một giai đoạn khi lời nói thường đi đôi với việc làm, nói đúng hơn những người lãnh đạo phong trào, những người trung thành nhất, những người cộng sản chân chính đã thực sự tin vào lí tưởng của mình và một lòng một dạ thực hiện lí tưởng ấy. Đấy là giai đoạn trước cuộc đấu tranh vũ trang giành chính quyền, là nói các phong trào phải trải qua giai đoạn như vậy.

Tất nhiên đấy là đạo đức có tính biệt phái, nhưng là đạo đức cao thượng. Đây là một phong trào khép kín cho nên nó thường khó nhìn nhận được sự thật, mặc dù như thế không có nghĩa là người ta không tìm kiếm và không biết giá trị của sự thật. Tính biệt lập về trí thức và đạo đức là kết quả của cuộc đấu tranh lâu dài vì sự thống nhất về tư tưởng và hành động, ta sẽ khó tưởng tượng nổi một phong trào cộng sản cách mạng thiếu những đặc trưng vừa kể. “Thống nhất về ý chí và hành động” sẽ không thể nào xảy ra nếu thiếu sự thống nhất về tâm lí và đạo đức. Và ngược lại. Nhưng chính sự thống nhất về đạo đức và tâm lí tự phát như thế, không cần một nội qui và qui tắc nào, đã trở thành một thói quen và làm cho cộng sản thành một gia đình cố kết, bảo vệ lẫn nhau, có cùng cách phản ứng, có cùng những suy nghĩ và tình cảm, người bên ngoài không thể hiểu và không thể xâm nhập được. Sự xuất hiện một tổ chức thống nhất về đạo đức và tâm lí như thế là dấu chỉ rằng phong trào cộng sản đã đứng vững và trước mắt những người ủng hộ nó cũng như trước mắt nhiều người khác đây đã là một cơ thể duy nhất, một tâm hồn duy nhất, một bàn tay đã nắm thành quả đấm. Đấy là một phong trào đoàn kết nhất trí đầy tương lai. Nhưng đấy là cái tương lai khác hẳn với ước nguyện ban đầu.

Tất cả rồi sẽ qua đi, sẽ bạc màu, sẽ tan dần trong quá trình tiến đến đỉnh cao của quyền lực. Chỉ còn lại hình thức và những thói quen rỗng tuếch, nội dung thực sự đã bị thay thế từ lâu.

Sự thống nhất hình thành trong cuộc đấu tranh với kẻ thù và những nhóm “nửa” cộng sản khi đối diện với một nhóm chóp bu nắm quyền (thường là một ông vua “xã hội chủ nghĩa”) đã biến thành sự thống nhất của những tên tay sai, những kẻ quan liêu “ăn theo nói leo” bám vào phong trào. Thói luồn cúi, nịnh bợ, không dám phát biểu công khai, sự can thiệp vào đời sống riêng tư (sự tương trợ có tính đồng chí trước đây đã trở thành vũ khí nô dịch của nhóm đương quyền), hệ thống cấp bậc và khép kín, phụ nữ chỉ còn vai trò thứ yếu và mang tính tượng trưng, thói bon chen, ích kỉ, đố kị và thù hận – càng gần đến lúc giành được chính quyền thì những thói hư tật xấu nói trên càng xuất hiện nhiều và thế chỗ dần cho những phẩm chất cao thượng ban đầu. Tính nhân bản của một phong trào khép kín đã trở thành thói đạo đức giả của một giai cấp đặc quyền đặc lợi. Lòng chân thành cách mạng giữa các đồng chí với nhau cũng chấm dứt, mánh khoé và dự giả dối lại thành lẽ sống. Những người anh hùng (những người còn sống và chưa bị hất ra khỏi guồng máy) mới ngày hôm qua còn sẵn sàng hi sinh tất cả, kể cả mạng sống của mình vì người khác, vì lí tưởng và hạnh phúc của nhân dân đã trở thành những kẻ ích kỉ hèn nhát, chẳng còn lí tưởng, cũng chẳng còn ai là đồng chí của ai nữa. Họ sẵn sàng từ bỏ danh dự, từ bỏ chân lí và đạo đức miễn là được ở lại trong giai cấp cầm quyền, miễn là giữ được chiếc ghế trong bộ máy. Nếu trước đây thế giới ít khi được thấy nhiều người anh hùng như thế, nhiều người sẵn sàng chịu hi sinh, chịu đau khổ, nhiều người có niềm tin, thông minh và không khoan nhượng như thế (những người cộng sản đã là như vậy trước và trong cách mạng) thì thế giới cũng chưa từng biết nhiều kẻ hèn nhát thiếu tư cách đến như thế, những người anh hùng ngày hôm qua, khi vừa nắm được quyền lực liền biến thành những kẻ bảo vệ mù quáng những khẩu hiệu đã mất hết sức sống. Chỉ vì quyền lực, vì đặc quyền đặc lợi mà thôi. Những phẩm chất nhân bản tuyệt vời là điều kiện tạo ra phong trào và sự hấp dẫn và sức mạnh của phong trào ấy, thì tinh thần bè phái, sự chà đạp đạo lí và đức hạnh lại là điều kiện bảo đảm cho sự hùng mạnh và sự sống còn của chính nó. Nếu trước đây sự trung thực, lòng chân thành, đức hi sinh, tình yêu chân lí là một cái gì đó hoàn toàn tự nhiên, là điều kiện tham gia phong trào và điều kiện để chính phong trào tồn tạI, thì nay sự giả trá cố ý, âm mưu, vu khống, xuyên tạc, khiêu khích đã dần trở thành những hiện tượng đồng hành không thể thiếu của sự thống trị toàn diện và tuyệt đối của giai cấp mới nói chung và giữa các thành viên của giai cấp ấy với nhau nói riêng.


3.

Những người không nắm được sự phát triển một cách biện chứng đó của phong trào cộng sản sẽ không bao giờ hiểu được cái gọi là những vụ án Moskva và tại sao những cuộc khủng hoảng về đạo đức do sự phản bội của những kẻ mới hôm qua còn được coi là thánh sống lại không gợi lên trong tâm trí những người cộng sản sự chuyển biến mang tính quyết định mà một người bình thường hay một thành viên của những phong trào khác sẽ nhận ra ngay.

Khrushchev từng khẳng định rằng tra tấn là biện pháp chủ yếu để buộc các nạn nhân các vụ thanh trừng của Stalin phải thú nhận tội lỗi, tự vu khống mình. Ông ta không nhắc đến ma tuý mặc dù có bằng chứng chứng tỏ rằng ma tuý đã được sử dụng. Nhưng sự đàn áp dã man nhất và chất ma tuý có hoạt tính hữu hiệu nhất lại chính là cái chất có sẵn trong lòng các “tội nhân”.

Những tội phạm bình thường, không phải đảng viên thường không rơi vào trạng thái bị thôi miên, không tự vu khống một cách điên rồ và không xin được chết vì “tội lỗi”. Chỉ những người có “tư chất” đặc biệt, những đảng viên cộng sản mới làm như thế.

Đầu tiên họ kinh ngạc vì sự tàn bạo và vô luân của cú ra đòn và những lời buộc tội của thượng cấp, họ còn chưa chịu tin rằng cái thượng cấp ấy lại vô nguyên tắc và vô luân đến như vậy dù rằng trong thâm tâm (và giữa những bạn bè thân hữu) họ đã ngầm lên án nó vì nhiều chuyện rồi. Thế mà bỗng nhiên họ bị bứt ra như người ta bứt mấy cây cỏ dại vậy. Ai đã quyết chuyện đó? Chính giai cấp của họ, lãnh đạo của họ, lãnh tụ của họ đã quyết như thế. Người ta đã nắm cổ và vứt họ ra đống rác. Tệ hơn nữa, họ đã bị coi là những kẻ phản bội dù không làm gì nên tội. Thế mà từ lâu họ đã được giáo dục, từ lâu họ đã quen là một tế bào của đảng, hết lòng vì lí tưởng của nó. Nay, sau khi bị bật khỏi gốc rễ, họ trở thành những người cực kì cô đơn. Họ không biết hoặc không nhớ rằng còn có một thế giới khác, thế giới bên ngoài giáo phái cộng sản, bên ngoài những quan niệm và quan hệ bệnh hoạn của nó, nhưng đã muộn, họ không còn thời gian: người ta không cho họ quay lại nữa, từ lâu, trong tư tưởng, trong tâm lí họ đã là tù binh của giáo lí đó rồi.

Con người không thể đấu tranh thậm chí không thể sống bên ngoài xã hội, bên ngoài cộng đồng. Đấy là dấu hiệu không thể tách rời của con người bao lâu người ấy còn có thể được coi là người, Aristotle đã nhận thấy điều đó, đã giải thích nó và gọi con người là “con vật chính trị”.

Một người đã từng là thành viên của một giáo phái biệt lập, nay bị tách ra khỏi môi trường quen thuộc, bị kết án về mặt đạo đức, lại bị tra tấn một cách tinh vi và dã man, có thể làm được gì? Người đó chỉ còn mỗi một việc là “thú nhận” và bằng cách đó giúp cho giai cấp, giúp cho các “đồng chí”, những người đang cần những lời thú nhận đó để tiếp tục chiến đấu với “kẻ thù của chủ nghĩa xã hội” với “bọn đế quốc” mà thôi. Đấy là hàng động “vĩ đại”, hành động “cách mạng” cuối cùng của một thân phận đã bị bỏ lỡ, một thân phận đã tan nát hoàn toàn.

Mọi người cộng sản chân chính đều được dạy và tiếp tục dạy người khác rằng bè phái, tranh chấp nội bộ là tội ác đối với đảng, đối với lí tưởng. Đúng như thế, nếu đảng cộng sản mà chia rẽ thì nó sẽ không thể giành chiến thắng trong cách mạng, không thể giành và giữ được quyền lực. Giữ sự thống nhất bằng mọi giá, đấy chính là cái mệnh lệnh bí hiểm mà đằng sau nó, giống như đằng sau bức tường công sự, ẩn chứa ước mơ của giới chóp bu về một quyền lực không giới hạn, không gì ngăn trở được. Ngay một người đối lập trong đảng, một người đã nghi ngờ hay biết rõ điều đó cũng không thể giải thoát khỏi sự thần bí của yêu cầu thống nhất. Ngoài ra anh ta còn có thể nghĩ rằng các lãnh tụ sẽ đến rồi đi, những kẻ ngu dốt và độc ác, ích kỉ và tham quyền kia cũng sẽ phải đi, nhưng mục đích thì vẫn còn đó, vĩnh viễn. Mục đích là tất cả, chẳng phải ngay từ đầu, từ ngày thành lập đảng đã là thế ư?

Chính Trotsky, một người đối lập kiên trì nhất cũng không vượt qua được cách lí luận như vậy. Một lần, trong cơn phấn khích tự phê bình, Trotsky đã tuyên bố rằng đảng không bao giờ sai vì đảng chính là hiện thân của nhu cầu lịch sử, nhu cầu xây dựng xã hội phi giai cấp. Còn khi đã lưu vong, để lí giải sự vô luân không thể tưởng tượng được của các vụ án ở Moskva, ông đã dựa vào các vụ tương tự trong lịch sử: xảy ra trước khi Thiên chúa giáo giành thắng lợi ở Rome, trong thời Phục hưng, trong giai đoạn đầu của chủ nghĩa tư bản; tất cả đều kèm theo những vụ hành quyết vô luân, vu khống và lừa dối đã là hiện tượng phổ biến và nhiều tội ác khác. Giai đoạn quá độ sang chủ nghĩa xã hội cũng không thể tránh được những hiện tượng như thế, đấy chính là tàn dư của xã hội có giai cấp, Trotsky đã kết luận như vậy đấy. Ông ta đã chẳng lí giải được gì, nhưng bằng cách đó ông đã tự an ủi: ông đã không phản bội “chuyên chính vô sản”, không phản bội chính quyền Xô Viết, “hình thức quyền lực duy nhất trong giai đoạn quá độ sang xã hội phi giai cấp”. Nhưng nếu Trotsky đi sâu vào vấn đề thêm một chút nữa thì có lẽ ông đã hiểu rằng chủ nghĩa cộng sản cũng như thời Phục hưng và nói chung trong lịch sử, khi một giai cấp hữu sản nào đó đang dọn đường cho mình thì khó khăn càng lớn, bức tranh về một thế giới ngày mai mà nó vẽ ra cho mình và cho những người khác càng “lí tưởng”, ước vọng của những người chiến đấu cho thế giới ấy càng sâu sắc và càng cao thượng thì đức hạnh càng ít có giá trị.

Tương tự như vậy, những người không hiểu các thay đổi xã hội to lớn đang diễn ra sau khi cộng sản chiến thắng đã đánh giá sai những cuộc khủng hoảng về đạo đức trong hàng ngũ của họ. Thí dụ người ta đã đánh giá quá cao cuộc công kích của những cộng sự của Stalin vào phong cách làm việc của ông ta được gọi là quá trình phi Stalin hoá.

Các cuộc khủng hoảng về đạo đức, lớn có, nhỏ có, là một phần không thể thiếu được của tất cả các chế độ chuyên chế vì những kẻ bảo vệ các chính thể ấy đã quen cho rằng đồng phục tư tưởng chính là lòng yêu nước, là trách nhiệm công dân cao cả nhất và họ cảm thấy đau khổ trước mỗi khúc quanh, trước mỗi thay đổi nhất định phải xảy ra. Các chế độ toàn trị lại càng không thể tránh được các cuộc khủng hoảng như thế.

Đồng thời cộng sản lại biết rõ bằng bản năng rằng cứ sau mỗi khúc quanh như thế quyền lực toàn trị của giai cấp họ không những không giảm mà còn tăng thêm, đấy chính là con đường phát triển tự nhiên của họ, đức hạnh và bao điều khác không có vai trò gì, thậm chí lại còn có hại. Họ nhanh chóng nhận thức được điều đó qua thực tiễn. Vì vậy mà những cuộc khủng hoảng về đạo đức đó dù có sâu sắc đến đâu cũng chỉ là hiện tượng tạm thời. Thực ra khi toàn thể trái tim và khối óc đã dành cho các mục đích thực tế, còn các cuộc thảo luận về lí tưởng chỉ là bức màn che giả tạo, thì phương tiện nào mà chả tốt.


4.

Chủ nghĩa cộng sản còn giữ được đức hạnh cho đến khi các lãnh tụ của nó bắt đầu thanh toán những người muốn lời nói đi đôi với việc làm ngay trong hàng ngũ của mình. Nhưng việc mất giá về đạo đức đó trong mắt người ngoài không có nghĩa là cộng sản bắt đầu suy yếu. Cho đến nay thì ngược lại. Tất cả các vụ thanh trừng, kể cả những vụ án ở Moskva, không những không làm suy yếu mà ngược lại còn tăng cường sức mạnh của hệ thống nói chung và Stalin nói riêng. Tất nhiên một số tầng lớp, đặc biệt là giới trí thức trong đó có André Gide, đã từ bỏ chủ nghĩa cộng sản vì ngờ rằng trong tình hình hiện nay thì đấy không phải là hiện thân của lí tưởng mà họ hằng mơ ước. Nhưng chính cái chủ nghĩa cộng sản mà ta đang thấy đây không những không yếu đi: giai cấp mới đã cứng cáp, đủ sức lực và sau khi giải phóng khỏi những trở ngại về đạo đức thì đang dìm chính những chiến sĩ cộng sản chân chính trong biển máu. Mất giá về đạo đức trong mắt người khác, chủ nghĩa cộng sản trên thực tế đã tăng cường được quyền lực đối với xã hội và củng cố được địa vị trong mắt giai cấp mình.

Chủ nghĩa cộng sản hiện thời chỉ có thể bị mất giá về mặt đạo đức trong mắt chính giai cấp của mình khi bên cạnh việc thanh toán lẫn nhau của các lãnh tụ còn phải kèm theo các điều kiện khác nữa. Đấy là khi cách mạng không chỉ “ăn thịt những đứa con của mình” mà còn có thể nói tự ăn thịt mình nữa. Đấy là khi chính giai cấp cầm quyền nhận ra rằng mục đích của nó là không thực tế, là không tưởng, không thể thực hiện được. Đấy là khi những bộ óc thông thái nhất của nó nhận thức được rằng đây là giai cấp bóc lột, chính quyền của nó là chính quyền bất công. Đấy là khi giai cấp đó hiểu rằng việc tiêu diệt nhà nước cũng như xây dựng xã hội cộng sản, nơi mọi người làm theo năng lực và hưởng theo nhu cầu là không thực tế trong một tương lai có thể nhìn thấy được. Khi đó họ sẽ hiểu rằng phương tiện mà giai cấp đã và đang sử dụng, trên lời nói là cho mục đích cao cả còn trong thực tế là để củng cố quyền lực của mình đã không còn ý nghĩa nữa, khi đó họ sẽ hiểu tính phi nhân và không phù hợp của những phương tiện đó. Điều đó có nghĩa là trong giai cấp cầm quyền đã có dao động và chia rẽ, quá trình này sẽ không thể đảo ngược được. Nói một cách khác, cuộc đấu tranh cho sự sống còn của chính nó sẽ buộc giai cấp cầm quyền nói chung và các phe nhóm trong lòng nó nói riêng từ bỏ các phương tiện cũ cũng như từ bỏ chính mục đích, cái mục đích không thực tế và thiếu tương lai.

Hi vọng sự xuất hiện một hoàn cảnh như thế chỉ có tính chất lí thuyết, chưa có nước cộng sản nào gợi ý cho ta thấy rằng hi vọng đó sẽ được hiện thực hoá trong một tương lai gần, Liên Xô sau Stalin lại càng không. Giai cấp cầm quyền ở đó vẫn là một lực lượng cố kết, còn việc lên án các biện pháp của Stalin lại được tiến hành nhằm bảo vệ chính giai cấp ấy khỏi những hành động chuyên quyền của nền độc tài cá nhân. Tại đại hội XX của Đảng Cộng sản Liên Xô, Khrushchev đã biện hộ cho cuộc “khủng bố cần thiết” chống kẻ thù và cho rằng nó khác xa với sự chuyên quyền của Stalin trong quan hệ với “các đồng chí tốt”. Ông ta không lên án các biện pháp như chúng vốn là mà chỉ kết tội cách áp dụng có phần làm cho giới cầm quyền lo ngại. Những thay đổi nhãn tiền sau cái chết của Stalin diễn ra trong nội bộ giai cấp cầm quyền lúc này đã đủ mạnh, đủ sức ngăn chặn việc thiết lập quyền lực tuyệt đối của lãnh tụ và bộ máy cảnh sát. Còn chính giai cấp và các biện pháp thì vẫn chưa có thay đổi đáng kẻ, các vết rạn nứt và suy thoái đạo đức cũng chưa thấy rõ. Nhưng những dấu hiệu của sự rạn nứt thì đã có, đấy là cuộc khủng hoảng đạo đức như đã nói đến bên trên. Quá trình phân hoá về mặt đạo đức chỉ mới bắt đầu. Các điều kiện cho quá trình ấy đã bắt đầu hiện ra ngày càng rõ nét hơn.

Khi nhóm chóp bu tự cho mình đặc quyền chỉ trích việc Stalin o ép những người cộng sản thì câu chuyện đó nhất định sẽ tìm được tiếng vọng trong lòng những người còn bị o ép gấp trăm, gấp ngàn lần hơn thế. Cách mạng tư sản Pháp khi đã chán ngấy chiến tranh và chế độ chuyên chế, cũng đã nổi dậy chống lại hoàng đế Napoleon của mình. Nhân dân Pháp cuối cùng đã rút ra những bài học bổ ích. Các biện pháp của Stalin nhân danh xã hội tươi sáng tương lai không thể nào trở lại được nữa. Nhưng điều đó không có nghĩa là nhóm chóp bu hiện nay, dù không thể sử dụng bừa bãi mọi biện pháp được nữa, về nguyên tắc sẽ đoạn tuyệt với các biện pháp ấy. Điều đó cũng không có nghĩa rằng Liên Xô sẽ bất ngờ biến thành nhà nước dân chủ pháp trị trong một tương lai gần.

Nhưng dù sao rõ ràng là đã có một số thay đổi.

Trong tương lai giai cấp cầm quyền không thể biện hộ, dù trong nội bộ, việc sử dụng bừa bãi các biện pháp nhân danh mục đích “lí tưởng”. Nó vẫn sẽ còn ba hoa về chủ nghĩa cộng sản như là mục đích cuối cùng; nếu không thế thì sự độc quyền cũng sẽ tiêu ma. Nhưng đấy có lẽ chỉ là thói quen sử dụng bừa bãi các phương tiện còn sót lại từ quá khứ mà thôi. Không phải lúc nào nó cũng dám liều như trước nữa. Một sức mạnh lớn hơn, đấy là nỗi sợ trước dư luận quốc tế, sợ làm ảnh hưởng đến hình ảnh của mình, quyền lực tuyệt đối của mình đã làm cho nó dao động, chùn tay. Cảm thấy mình đủ mạnh để có thể giỡ bỏ hiện tượng sùng bái cá nhân Stalin, của người sáng lập hệ thống, giai cấp mới đã đánh một đón chí mạng vào ngay lí tưởng của mình. Ngay khi đạt đến đỉnh cao của quyền lực, giai cấp mới bắt đầu tránh xa cái hệ tư tưởng, cái lí thuyết giáo điều đã góp phần dẫn nó đến quyền lực. Đã xuất hiện những vết rạn nứt, đã có dấu hiện rã đám. Trên bề mặt thì dường như vẫn phẳng lặng, vẫn yên tĩnh, nhưng ở trong lòng, ở ngay trong hàng ngũ của nó bắt đầu xuất hiện những suy nghĩ mới, các tư tưởng mới đang cày xới nền đất, đang tung ra những hạt giống cho những trận cuồng phong trong tương lai.

Chính vì vậy mà giai cấp mới sau khi đã từ bỏ các biện pháp của Stalin cũng sẽ không thể giữ mãi được giáo điều Stalin nữa. Các biện pháp đó chỉ là sự thể hiện giao lí đó trên thực tế.

Không phải là lương tâm, cũng không phải là lòng nhân đạo đã buộc các chiến hữu của Stalin công nhận tác hại của những biện pháp mà ông ta đã sử dụng. Chính quyền lợi của giai cấp cầm quyền đã buộc họ, dù đã hơi muộn, dù sau khi người thày của họ đã qua đời, phải quay lại với lương tri và nhận ra rằng họ có thể xử sự một cách nhân đạo hơn.

Từ bỏ những biện pháp man rợ cực đoan, nhóm chóp bu dù không muốn cũng đã gieo vào lòng giai cấp mình hạt giống nghi ngờ chính những mục tiêu của nó. Trước đây mục đích đã là tấm màn che đậy cho những phương tiện vô luân. Từ bỏ nguyên tắc “mục đích biện minh cho phương tiện” tạo ra sự ngờ vực vào ngay chính mục đích. Nếu đã chứng minh rằng các phương tiện phải đưa đến mục đích đó lại là những phương tiện giả, thì mục đích cũng là giả nốt. Vì trong chính trị chỉ có phương tiện là thật còn mục đích, trên lời nói, thì lúc nào cũng là tốt đẹp cả. “Con đường đưa đến địa ngục được xây bằng các ý tưởng tốt” là như thế đấy.


5.

Lịch sử chưa hề thấy mục đích lí tưởng nào được xây dựng bởi những phương tiện vô nhân đạo, phản nhân tính; cũng như nó chưa từng thấy một xã hội tự do nào lại được xây dựng bởi những kẻ nô lệ. Không gì có thể phản ánh rõ thực chất của mục đích bằng chính các phương tiện để đạt mục đích ấy.

Nếu mục đích có trách nhiệm biện minh cho các phương tiện phản nhân tính thì phải nói mục đích có vấn đề. Trong thực tế thì chính là phương tiện, sự hoàn thiện liên tục và nhân đạo hoá các phương tiện mới có thể biện minh cho mục đích, biện minh cho những cố gắng và hi sinh cho thắng lợi của nó.

Chủ nghĩa cộng sản hiện đại chưa bắt đầu quá trình này. Nó mới chỉ tạm dừng chân, lòng tràn đầy niềm tin vào sức mạnh của mình và đang suy nghĩ về các phương tiện đã được lựa chọn.

Tất cả các chế độ dân chủ trong lịch sử (tương đối dân chủ thôi, phù hợp với hoàn cảnh) không phải được xây dựng trên ước vọng đạt đến mục đích lí tưởng mà trên những cố gắng tuy nhỏ nhưng thấy được từng ngày với việc sử dụng các phương tiện phù hợp. Bằng cách đó các chế độ ấy đã và đang đưa, với ít nhiều tính tự phát, nhân dân họ đến gần những mục đích lớn lao hơn. Trong khi đó các chế độ chuyên chế thường tự biện hộ bằng những mục đích lí tưởng.

Không chế độ chuyên chế nào có thể dẫn người ta đến những mục đích cao thượng mà nó từng tuyên bố.

Chủ nghĩa cộng sản đương thời, bằng các biện pháp cách mạng, đã đập tan một hình thái xã hội này và bằng các biện pháp độc tài đã tạo ra một hình thái xã hội khác. Trong trường hợp thứ nhất họ được cổ võ bởi ước mơ thánh thiện nhất, vĩ đại nhất, ước mơ tự ngàn đời của con người về bình đẳng và bác ái, sau đó chính những ước mơ này đã là tấm màn che địa vị thống trị được áp đặt và thực thi bằng mọi phương tiện, kể cả những phương tiện xấu xa, bỉ ổi nhất.

Giống như nhân vật Sigaliov trong tác phẩm Lũ người quỉ ám của Dostoevski: “Hắn xếp đặt mọi chuyện đâu ra đấy trong một cuốn sổ ghi chú. Hắn vạch ra một mạng lưới do thám thật hay. Trong hệ thống đó, mỗi người của phong trào sẽ dò xét mọi người khác và báo cáo về họ. Mỗi người đều thuộc về tất cả và tất cả đều thuộc về mọi người. Tất cả đều là nô lệ và bình đẳng trong sự nô lệ. Trong những trường hợp hãn hữu mới cần đến vu khống và xử tử, còn chủ yếu là bình đẳng… Đám nô lệ phải được bình đẳng: không có sự chuyên chế thì chẳng bao giờ có tự do hay bình đẳng…” [1]

Như vậy là khi dùng mục đích để biện minh cho phương tiện thì mục đích ngày càng trở nên xa vời và phi thực tế. Còn phương tiện thì ngày càng khủng khiếp hơn và không thể nào chấp nhận được.



Bản chất


1.

Không có lí thuyết nào nói về bản chất của chủ nghĩa cộng sản hiện đại có thể chứa đựng được tất cả mọi vấn đề. Tác phẩm này cũng vậy mà thôi. Chủ nghĩa cộng sản hiện đại xuất hiện là do một loạt nguyên nhân lịch sử, kinh tế, chính trị, tư tưởng, dân tộc và quan hệ quốc tế nữa. Vì vậy một khẳng quyết duy nhất về bản chất của nó không thể coi là hoàn toàn đúng và đầy đủ được.

Không thể nắm được bản chất của chủ nghĩa cộng sản trước khi nó chưa phát triển hoàn toàn, chưa thể hiện được toàn bộ chính mình. Thời điểm đó sẽ tới khi chủ nghĩa cộng sản bước vào giai đoạn chín muồi. Chỉ lúc đó ta mới có thể nhận thức được đầy đủ bản chất quyền lực, quyền sở hữu và hệ tư tưởng của nó mà thôi. Còn khi chủ nghĩa cộng sản vẫn đang phát triển, đang là hiện thân chủ yếu như một hệ tư tưởng thì thật khó nhận thức được bản chất thật sự của nó.

Giống như mọi sự thật khác, sự thật về chủ nghĩa cộng sản hiện đại là công việc của nhiều tác giả, nhiều nước, nhiều phong trào khác nhau. Sự thật này sẽ hé lộ từng bước một, song song với sự phát triển của phong trào cộng sản, nhưng ta không thể nói đâu là sự thật cuối cùng vì chính phong trào cộng sản cũng còn đang phát triển.

Nhưng dẫu vậy đa số các lí thuyết hiện thời đều chứa đựng những kết luận đúng và trong từng trường hợp cụ thể đã nắm bắt được một nét đặc thù hay một hình thức biểu hiện cái bản chất của nó.

Tồn tại hai quan điểm khác nhau về chủ nghĩa cộng sản hiện đại. Một quan điểm coi chủ nghĩa cộng sản hiện đại là một loại tôn giáo kiểu mới. Nhưng như chúng ta đã thấy bên trên, đây không phải là tôn giáo, không phải nhà thờ dù rằng chúng có nhiều nét tương đồng.

Quan điểm thứ hai lại coi chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa xã hội cách mạng, nghĩa là sự phủ nhận nền công nghiệp và chủ nghĩa tư bản, sự phủ nhận nảy sinh từ trong lòng nó cùng với giai cấp vô sản với những bất hạnh của giai cấp này. Chúng ta cũng đã khẳng định rằng quan điểm này cũng chỉ đúng một phần: chủ nghĩa cộng sản xuất hiện trong lòng các nước tư bản phát triển như một tư tưởng về sự công bằng và phản ứng đối với tình trạng nghèo khó của quần chúng lao động trong quá trình công nghiệp hoá.

Nhưng sau khi giành được quyền lực ở những nước chậm phát triển, chủ nghĩa cộng sản lại trở thành một cái gì đó khắc hẳn – thành một hệ thống bóc lột, đi ngược lại quyền lợi của chính giai cấp vô sản.

Cũng tồn tại quan điểm cho rằng chủ nghĩa cộng sản hiện đại chỉ là biểu hiện hoàn toàn mới của chủ nghĩa chuyên chế vốn là bản chất của những người nắm được quyền lực trong tay. Chính bản chất nền kinh tế hiện đại với nhu cầu quản lí tập trung đã tạo cho nó điều kiện trở thành quyền lực tuyệt đối. Cách đặt vấn đề như vậy cũng có phần đúng: chủ nghĩa cộng sản hiện đại thực tế đúng là một chế độ, chế độ đó nhất định có xu hướng trở thành toàn trị. Nhưng không phải chế độ chuyên chế hiện đại nào cũng đều là cộng sản và về mức độ toàn trị thì các chế độ đó không thể nào so với cộng sản được.

Như vậy là sau khi xem xét các luận điểm đó ta thấy rằng chúng chỉ giải thích một khía cạnh nào đó, một số đặc trưng nào đó, một phần sự thật chứ không phải tất cả sự thật về chủ nghĩa cộng sản hiện đại. Quan điểm của tôi về bản chất của chủ nghĩa cộng sản cũng không có tham vọng giành sự chính xác một trăm phần trăm. Và nói chung mọi định nghĩa đếu là “màu xám”, nhất là khi nói về những hiện tượng xã hội vốn rất phức tạp và sống động.

Nhưng về mặt lí thuyết ta vẫn có thể nói đến bản chất của chủ nghĩa cộng sản, nói đến những đặc điểm căn bản của nó.

Chủ nghĩa cộng sản cũng như bản chất của nó luôn luôn chuyển động, từ hình thức này sang hình thức khác. Chúng không tồn tại bên ngoài chuyển động ấy. Vì vậy nó mới thu hút những nhà nghiên cứu, thu hút việc đào sâu mãi cái sự thật đã được phát hiện về chính mình.

Bản chất của chủ nghĩa cộng sản chính là thành quả của một loạt điều kiện lịch sử và các điều kiện đặc thù khác. Nhưng sau khi chủ nghĩa cộng sản đã đứng vững thì bản chất của nó lại trở thành tác nhân độc lập, tự tạo ra những điều kiện cho sự tồn tại của chính mình. Vì vậy cần phải xem xét nó một cách riêng biệt, trong các hình thức, điều kiện tồn tại và hoạt động của nó trong giai đoạn hiện nay.


2.

Quan điểm cho rằng chủ nghĩa cộng sản hiện đại là biểu hiện của chủ nghĩa toàn trị mới đã được rất nhiều người nói tới và là quan điểm hoàn toàn đúng. Nhưng toàn trị mới là gì, nhất là khi liên hệ đến chủ nghĩa cộng sản thì lại chưa được lí giải đúng mức.

Chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa toàn trị với ba nhân tố thống trị con người - quyền lực, sở hữu và tư tưởng - cả ba đều là độc quyền sở hữu của một đảng chính trị duy nhất hay như tôi đã trình bày và gọi ở trên là giai cấp mới, còn trong tình hình cụ thể hiện nay thì là độc quyền của nhóm chóp bu của đảng đó hay giai cấp đó. Không có chế độ toàn trị nào trong quá khứ và cả hiện nay, ngoài chế độ cộng sản, có được cùng một lúc cả ba tác nhân thống trị đối với con người như vậy.

Xem xét và cân nhắc từng tác nhân ta có thể kết luận rằng quyền lực đã và vẫn là tác nhân quyết định cho sự phát triển của chủ nghĩa cộng sản. Có thể một lúc nào đó một trong hai tác nhân kia sẽ nổi lên, nhưng phân tích các quan hệ hiện thời cũng như các điều kiện khác cho thấy điều đó khó có thể xảy ra. Tôi nghĩ rằng quyền lực sẽ trở thành đặc điểm chủ yếu của chủ nghĩa cộng sản.

Trong giai đoạn xuất hiện, chủ nghĩa cộng sản chỉ mới là một hệ tư tưởng. Nhưng hệ tư tưởng đó, ngay từ phôi thai đã chứa đựng bản chất toàn trị và độc quyền. Có thể nói một cách tự tin rằng hiện nay tư tưởng đã không còn đóng vai trò chủ yếu, vai trò quyết định trong việc đảm bảo cho quyền thống trị của nó đối với con người nữa. Như một hệ tư tưởng, chủ nghĩa cộng sản đã đi hết lộ trình, nó không thể nói được điều gì mới nữa. Mặt thật của nó hiện nay là quyền lực và sở hữu.

Có thể nhận xét rằng giành lấy một kiểu quyền lực nào đó, dù đấy là quyền lực về chính trị, quyền lực về tinh thần, quyền lực về kinh tế, là mục đích của mọi cuộc đấu tranh, là mục đích mọi hoạt động xã hội của con người. Nhận xét này chứa đựng một phần sự thật. Có thể thêm rằng trong hoạt động chính trị thì quyền lực, đấu tranh để giành và giữ quyền lực là vấn đề chủ yếu, hướng chủ yếu. Nhưng với chủ nghĩa cộng sản hiện đại vấn đề không chỉ là quyền lực. Nó là quyền lực đặc biệt, quyền lực bao hàm trong nó quyền thống trị đối với tư tưởng và sở hữu, nghĩa là quyền lực trở thành mục đích tự thân.

Chế độ cộng sản Xô Viết, có lịch sử dài nhất và phát triển nhất, đã trải qua ba giai đoạn. Chế độ cộng sản ở các nước khác dù ít dù nhiều cũng đều trải qua các giai đoạn tương tự, ngoại trừ Trung Quốc, nơi cộng sản đang ở giai đoạn hai, giai đoạn củng cố quyền lực.

Ba giai đoạn như sau: cách mạng, giáo điều và phi giáo điều. Mỗi giai đoạn có những khẩu hiệu, nhiệm vụ và người cầm cờ tương ứng: cướp chính quyền là Lenin; “chủ nghĩa xã hội” hay là xây dựng hệ thống là Stalin; “pháp chế” hay là sự ổn định của hệ thống là “lãnh đạo tập thể”.

Điều cần phải thấy là các giai đoạn đó không có biên giới rõ ràng và mỗi giai đoạn riêng biệt lại vẫn chứa những đặc điểm chung. Ngay trong giai đoạn của Lenin đã đầy giáo điều và bắt đầu “xây dựng chủ nghĩa xã hội”, Stalin cũng vậy, ông ta không từ bỏ cách mạng và không chấp nhận những giáo điều cản trở việc thành lập hệ thống.

Và hôm nay gọi là chủ nghĩa cộng sản phi giáo điều cũng chỉ là một cách gọi tượng trưng: giáo điều không phải là lí do để nó từ bỏ lợi ích dù nhỏ đến đâu, mặt khác, trong khi theo đuổi lợi ích nó sẽ không khoan nhượng đối với bất kì mối nghi ngờ nào về tính trong sáng và chân thành của giáo lí.

Như vậy là do nhu cầu và khả năng của mình, chủ nghĩa cộng sản hiện nay đã tạm thời cho hạ cánh buồm cách mạng và bành trướng quân sự xuống rồi. Cho hạ không có nghĩa là từ bỏ.

Vì vậy việc chia làm ba giai đoạn như trên chỉ đúng trong những biểu hiện chung nhất, chỉ có ý nghĩa khoa học thuần tuý mà thôi. Trong thực tế không có sự phân chia rành mạch, giữa các nước cộng sản với nhau chúng cũng không trùng hợp về mặt thời gian.

Trong các nước cộng sản khác nhau sự phân cách giữa các giai đoạn, sự tương tác giữa chúng và hình thức biểu hiện cũng không giống nhau. Thí dụ như Nam Tư đã trải qua cả ba giai đoạn nêu trên trong một thời gian tương đối ngắn, dưới quyền lãnh đạo của vẫn một số người và vì vậy có ảnh hưởng đến quan điểm và nguyên tắc làm việc của những người đó.

Quyền lực đóng vai trò chủ yếu trong cả ba giai đoạn. Đầu tiên, trong giai đoạn cách mạng thì cần phải giành chính quyền; sau đó trong giai đoạn “xây dựng chủ nghĩa cã hội” thì phải dựa vào chính quyền để thiết lập hệ thống; còn hôm nay chính quyền phải bảo vệ hệ thống đó.

Trong thời gian đó, từ giai đoạn một đến giai đoạn ba, bản chất cốt lõi nhất của chủ nghĩa cộng sản là quyền lực đã trải qua quá trình tiến hoá từ phương tiện thành mục đích.

Trong thực tế, dù ít dù nhiều, quyền lực vẫn là mục đích, nhưng các lãnh tụ cộng sản không quan niệm như vậy khi họ tin tưởng rằng nhờ quyền lực, sử dụng quyền lực như là phương tiện họ sẽ đạt được mục đích “lí tưởng”. Chính vì quyền lực được coi là phương tiện để thực hiện cái mưu toan viển vông là cải tạo thế giới nên quyền lực nhất định phải trở thành mục đích tự thân. Trong giai đoạn một và giai đoạn hai nó có thể giống như là phương tiện. Nhưng giai đoạn ba thì không thể che dấu được nữa, nó đã là mục đích tối thượng, là bản chất của chế độ cộng sản.

Tư tưởng đã bị bạc màu, lại không thể tuyên bố thẳng thừng về quyền sở hữu, chế độ cộng sản buộc phải bám lấy quyền lực như là phương tiện chủ yếu, là biện pháp chính để đảm bảo quyền thống trị đối với con người.

Trong cách mạng cũng như trong cuộc thế chiến việc tập trung toàn bộ nguồn lực vào tay chính quyền là lẽ đương nhiên: cần phải thắng. Trong giai đoạn công nghiệp hoá việc đó cũng còn có thể coi là tự nhiên: cần phải công nghiệp hoá, cần xây dựng “xã hội chủ nghĩa”, biết bao nạn nhân đã được đặt lên bàn thờ của nó. Nhưng sau khi điều đó đã được thực hiện thì mới rõ rằng quyền lực đối với cộng sản không chỉ là phương tiện mà là mục đích chủ yếu, nếu không nói là duy nhất.

Hôm nay, đối với những người cộng sản, những người đang cố giữ bằng được đặc quyền đặc lợi và sở hữu, thì quyền lực vừa là phương tiện lại vừa là mục đích. Mà ở đây lại là một hình thức quyền lực và sở hữu đặc biệt, nghĩa là dùng quyền lực để chiếm đoạt sở hữu cho nên quyền lực vừa là mục đích tự thân vừa là bản chất của chế độ cộng sản. Các giai cấp khác có thể giữ được sở hữu mà không cần độc chiếm quyền lực hoặc có quyền lực mà không cần độc chiếm sở hữu. Nhưng giai cấp mới, giai cấp hình thành trong chế độ cộng sản thì chưa làm được như thế và có thể trong tương lai cũng sẽ không làm được như thế.

Trong cả ba giai đoạn hình thành và phát triển của chế độ cộng sản, quyền lực là mục đích bí ẩn, không nhìn thấy được, không được gọi tên, tự phát, nhưng lại là mục đích chủ yếu. Quyền lực có thể mạnh yếu khác nhau trong mỗi hình thức biểu hiện sự thống trị đối với con người; giai đoạn một thì tư tưởng là động lực để giành chính quyền, giai đoạn hai thì quyền lực đóng vai trò người sáng tạo xã hội mới, tuy không quên tự tạo “điều kiện” cho chính mình, còn hôm nay thì “sở hữu tập thể” đã nằm trọn trong tay chính quyền, hoạt động theo nhu cầu của chính quyền.

Đối với chủ nghĩa cộng sản hiện đại thì quyền lực là tất cả, ngay cả khi nó cố tránh điều đó.

Các thứ tư tưởng, các nguyên lí triết học và đạo đức, nhân dân và dân tộc, lịch sử của chính mình và ngay cả một phần tài sản “của mình”, tất cả đều có thể đem đổi, có thể hi sinh. Nhưng quyền lực thì không. Làm khác đi nghĩa là phủ nhận chính mình, phủ nhận ngay bản chất của mình. Từng cá nhân có thể được. Nhưng cả giai cấp, cả đảng, cả nhóm chóp bu thì không thể. Đấy chính là mục đích, là ý nghĩa sự tồn tại của họ.

Mọi quyền lực đều vừa là phương tiện, vừa là mục đích (đối với những người đang cố giành quyền) và nguồn gốc đặc lợi.

Trong chế độ cộng sản thì quyền lực gần như hoàn toàn là mục đích vì nó là nguồn gốc và sự bảo đảm cho tất cả mọi đặc lợi trên đời. Giai cấp nắm quyền nhờ nó và thông qua nó mà chiếm đoạt được tất cả đặc lợi và quyền bá chủ đối với mọi tài sản quốc gia. Cân đong, đo đếm giá trị của con người, cho con người được sống hay bắt phải chết đều là quyền lực cả.

Đấy là sự khác biệt của quyền lực trong chế độ cộng sản với mọi hình thức chính quyền khác. Cộng sản cũng khác với mọi hệ thống khác chính vì thế.

Chính vì quyền lực là bản chất căn bản nhất của chế độ cộng sản nên chế độ ấy nhất định phải trở thành toàn trị, bất dung và khép kín. Giả sử chế độ ấy còn có (hay có khả năng có) những mục đích khác thì nó buộc phải cho những lực lượng khác được tự do phát triển và trở thành lực lượng đối lập với chính nó.


3.

Chế độ cộng sản hiện nay có thể nằm trong định nghĩa nào không phải là điều quan trọng. Nhưng vấn đề đó cũng phải được đặt ra đối với bất kì người nào có ý định tìm cách giải thích nó; dù các điều kiện cụ thể, trong đó người cộng sản ca tụng hệ thống của họ là “chủ nghĩa xã hội”, “xã hội phi giai cấp’, “hiện thân của ước mơ ngàn đời của loài người”, còn phía chống lại thì chỉ nhìn thấy những sự đàn áp vô nghĩa, hay những thắng lợi “vô tình” của một nhóm những kẻ khủng bố và sự lăng mạ giống người, không bắt buộc phải làm như thế.

Bất cứ môn khoa học nào muốn đơn giản hoá việc mô tả cũng buộc phải sử dụng các phạm trù có sẵn.

Liệu trong môn xã hội học có phạm trù nào, dù là tương đối, có thể áp dụng cho chủ nghĩa cộng sản hiện đại?

Cũng như nhiều tác giả, dù đứng trên những quan điểm khác, trong những năm qua tôi đã coi chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa tư bản nhà nước, đúng hơn là chủ nghĩa tư bản nhà nước toàn trị.

Quan điểm này đã từng chiếm thế thượng phong ở Nam Tư trong giai đoạn đối đầu với chính phủ Liên Xô. Nhưng người ta đã nói không quá rằng cộng sản thay đổi “quan điểm khoa học” của mình như người ta thay tất tay vậy. Các lãnh tụ cộng sản Nam Tư cũng thay đổi quan điểm của mình (một cách bí mật và nhục nhã) sau khi đã “làm lành” với chính phủ Liên Xô và lại tuyên bố Liên Xô là nước xã hội chủ nghĩa, còn việc tấn công nước Nam Tư độc lập của chủ nghĩa đế quốc Xô Viết chỉ là một biền cố đầy “kịch tính và khó hiểu” xuất phát từ “sự tuỳ tiện của một vài cá nhân”, như Tito từng nói.

Chủ nghĩa cộng sản hiện đại rất giống với chủ nghĩa tư bản nhà nước toàn trị. Nguồn gốc và những nhiệm vụ của nó đã nói lên điều đó: cẩn phải cải tạo công nghiệp, tương tự như chủ nghĩa tư bản đã làm, nhưng khác với chủ nghĩa tư bản, ở đây người ta sử dụng bộ máy nhà nước để làm việc đó.

Có thể dẫn ra không ít lí lẽ (nếu không nói là nhiều) chống lại định nghĩa đó.

Nếu nhà nước trong chế độ cộng sản là chủ sở hữu thay mặt cho xã hội, cho dân tộc thì hình thức quyền lực chính trị của nó phải thay đổi, vì một lí do đơn giản là xã hội đó, dân tộc đó có rất nhiều khát vọng, hoài bão. Về bản chất, nhà nước là cơ quan liên kết và hoà hợp xã hội chứ không chỉ là sức mạnh áp đặt lên xã hội. Thay mặt xã hội nắm tài sản có nghĩa là thực hiện những chức năng đó của nó, hay nói cách khác, các lực lượng và xu hướng mà nó có trách nhiệm giữ cho cân bằng sẽ thể hiện quyền lực đối với nhà nước dưới những hình thức cực kì đa dạng. Nhà nước không thể vừa là chủ sở hữu vừa là chúa tể được. Ở đây hoàn toàn ngược lại: nhà nước là công cụ, nó chỉ phục vụ cho quyền lợi của một chính đảng, của một ông chủ duy nhất hay một xu hướng duy nhất trong lĩnh vực kinh tế cũng như tất cả các lĩnh vực khác của đời sống xã hội.

Tài sản nhà nước ở phương Tây phải được coi là chủ nghĩa tư bản nhà nước chứ không phải là sở hữu như trong chế độ cộng sản.

Khẳng định chủ nghĩa cộng sản là chủ nghĩa tư bản nhà nước phát xuất từ sự “cắn rứt lương tâm” của những người thất vọng với hệ thống cộng sản, không lí giải nổi hệ thống ấy và đem so sánh nó với các khiếm khuyết của chủ nghĩa tư bản. Vì trong chế độ cộng sản tài sản tư nhân không hề tồn tại, về mặt hình thức tất cả sở hữu đều thuộc về nhà nước cho nên mọi tội lỗi đều có thể đổ cho nhà nước cũng là hợp lôgic vậy. Từ đó mà có chủ nghĩa tư bản nhà nước. Định nghĩa này cũng được những người cho rằng tư hữu không phải là xấu, sử dụng, hơn nữa họ còn luôn nhấn mạnh rằng cộng sản cũng là tư bản, nhưng tồi hơn nhiều.

Khẳng định rằng chủ nghĩa cộng sản hiện đại là giai đoạn chuyển tiếp sang một cái gì đó chỉ là đưa vấn đề vào ngõ cụt và làm cho mọi tìm tòi giải pháp đều trở thành bất khả.

Chủ nghĩa cộng sản hiện đại, ngay cả khi cho rằng nó hàm chứa những đặc trưng của chủ nghĩa tư bản nhà nước đi chăng nữa, thì nó cũng chứa nhiều đặc thù không kém và vì vậy phải coi nó là một hệ thống xã hội đặc biệt, hoàn toàn mới.

Không thể lẫn lộn bản chất của chủ nghĩa cộng sản hiện đại với bất kì một hệ thống nào khác. Hàm chứa nhiều đặc điểm của chủ nghĩa phong kiến, chủ nghĩa tư bản, và ngay cả chế độ chiếm nô, đồng thời nó vẫn là một chế độ hoàn toàn độc đáo, hoàn toàn riêng biệt, chưa từng có.


© 2005 talawas



[1]Theo bản dịch Lũ người quỉ ám của Nguyễn Ngọc Minh, Nhà xuất bản Văn học và Trung tâm ngôn ngữ Đông Tây, 2000, trang 521.

Nguồn: Bản tiếng Nga, tại http://dzhilas-milovan.viv.ru/index.htm