trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 884 bài
  1 - 20 / 884 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Tủ sách talawas
Loạt bài: Hồ sÆ¡ Nhân văn-Giai phẩm
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121 
4.12.2004
Đặng Đình Hưng
Ô Mai
Roman poem
 1   2 
 
Ô mai là tác phẩm cuối cùng của tác giả quá cố Đặng Đình Hưng, được viết ít lâu sau Bến lạ (đã xuất bản năm 1991, NXB Văn Nghệ TP. Hồ Chí Minh). Ô mai mang một hình thức đặc biệt, có lẽ chỉ có riêng ở tác giả và cũng chỉ xuất hiện một lần: trên nền một độc thoại nửa thơ nửa văn xuôi, hiện lên câu chuyện tình hư hư thực thực với những đoạn hát đôi của nhạc kịch, xen kẽ là những tùy bút đầy không khí và những đối đáp lý thú về công việc sáng tạo mà ông gọi là “thể ngiệm”. Gọi đây là một tác phẩm thơ thì nó là thứ thơ không chút bận tâm đến những qui ước có sẵn về thơ. Và quả thật nó là thơ đến tận cùng, ở một ngôn ngữ đầy nhạc tính bên trong, nén chặt và âm vang, gợi cảm và gợi tưởng, ở chất trữ tình trí tuệ, bông đùa rớm máu. Nó là thơ ở công phu “làm tiếng việt”, thứ tiếng Việt - Đặng Đình Hưng, quanh co và nhảy vọt, chắc nịch và lan man.

Ô mai là hình ảnh nội tâm của một “người thể ngiệm” sống chỉ để cảm nhận thế giới xung quanh và cảm nhận bản thân mình qua tất cả các giác quan. “Anh gọi đó là “nhập” – Thấy”. Sau những “cơn thể ngiệm” chỉ để xếp “vào va ly”, sau mọi “giao lưu” đã mòn, con người “cô đơn toàn phần” (“cô đơn là cứ phải toàn phần mới sinh năng lượng”) khao khát đến vô vọng một “người không quen”. “Người không quen” bất ngờ hiện ra, lại là cô bé “Ô mai” tủi nhục và trong sáng, đầy thương mến, của đời thường. Cô bé đem đến cho “người thể ngiệm cô đơn” một lần duy nhất những dòng thơ dịu dàng xanh tươi và bâng khuâng lạ. Để rồi lại biến đi như mộng - “Ô mai-em” là thực hay là mộng? - đẩy ông vào cơn thể ngiệm cuối cùng, bế tắc. Tuy nhiên, chỉ một lần đến với ông, “Ô mai-em” trở thành sự cứu rỗi, thành màu xanh lay động chốn “siêu hầm” nơi ông tự cô lập.

Nếu Bến lạ là cơn mê sảng của một tâm hồn đầy khát vọng bị dồn nén, thì có thể coi Ô mai như một sự giải thoát. Sự giải thoát mà tác giả đã gặp được ở cuối cuộc đời bi kịch của ông.
(Lời giới thiệu của Hoàng Hưng)
Sống khuôn nhịp. Tới mức người cùng cái ngôi nhà năm tầng này như thuộc. Thuộc jờ đi, về, sức nặng, sức nhẹ, dài ngắn bàn chân cầu thang.

Những câu hỏi thường lệ: đi đấy à - jờ này chưa đi à - vừa có người tìm ông.

Ai nhỉ? Hỏi thôi, chứ người đó thì biết. Chỉ người đó, [1] không ai, không ai tìm cả.

Vắng. Anh thường ngồi jờ dài, chẳng nghĩ. Chỉ cảm. Cảm bằng da. Da của mắt - bàn tay - chủ yếu là lưng. Tới mức toàn thân gắn hẳn vào không khí, đồ vật, tường, buồng. Rầm rì một cái chợ không lời dưới chân, anh rầm rì vỗ theo. Toàn thân, một con sông trôi, xô đẩy những cảm jác, những sực chợt. Một cơn mưa hình záng. Những hạt hột vỗ vỗ. Anh gọi đó là “nhập”- Thấy.

Những lúc này, hễ có jì phiền, ví dụ cần làm một điều jì thực tế ra tiền chẳng hạn, anh xua phăng đi. Khinh. Tư thế đó chốc chốc ngắt ra bằng hé cửa trò chuyện một cách cực kỳ mát dịu với một cháu nhỏ láng jiềng gõ guốc xíu ngoài hành lang tới trao đổi câu cú gồ ghề văn fạm.

Sau những cuộc cảm jác này, lệ - một ngày hai lần, anh ra quán. Uống, và nhìn. Nhìn người. Anh ngồi dài, tắm vào cái số đông di động ở quán. Cùng ngần ấy cảm jác - lạc thú. Cái ầm ầm ở quán, anh ầm ầm vỗ theo.

Sống như vậy nhiều năm, anh thấy thoải mái. Thoải mái tới sảng khoái. Bởi thế, hễ có ai tốt bụng gợi ý là nên tìm một cái trại sống cho tĩnh, anh lịch thiệp không đáp. Như vậy, tự tại. Trên cái nền tự tại này, thỉnh thoảng (hình như cứ năm năm một lần) lại nổi lên, có thể nói chồm lên một cơn xáo động. Xáo động mà anh gọi là “xáo động thể ngiệm”. Cụ thể, đã có những thể ngiệm đi tới tạm sơ kết, gần như tổng kết hẳn. Thể ngiệm về danh lợi quyền - tình-ước mơ - kiến thức jì đó…- những cái gọi là đề bắt buộc của đời (các tập chép, đóng, xếp từng chồng, fân loại đánh số). Khi nghe bàn, anh điềm đạm nghĩ qua việc khác.

Triệu chứng những cơn thể ngiệm này là nếp sống thay đổi. Thay đổi đột ngột. Vẹo khuôn nhịp. Ồn ào - thình lình lặng thinh. Ứ tràn trề - lại za ziết tự kiềm chế. Cố nhiên, sinh hoạt làn da ján đoạn. Có khi đình hẳn. Ít ngày này, những triệu chứng lại xuất hiện. Chiều hướng như thể lại một cơn thể ngiệm. Thể ngiệm jì, chưa biết. Nhưng đích là có: trầm ngâm - cửa sổ đóng ban ngày.

Điều lạ so với tuổi, cơn này có vẻ nặng hơn các cơn trước.

Cứ tấy lên - bồn chồn - người xọp da tái. Cài fòng nhỏ, rít thuốc liên tục, lúc lúc ngước lên já sách.

Triệu chứng còn cho thấy cơn này ngấu hơn các cơn trước - vẻ công phu. Dáng - âm - hình- màu… coi như xong qua các cơn trước. Dù sao, quyến luyến, anh cũng để đúng năm ngày ôn luyện lại - động tác sửa soạn cho việc nhập cơn này: sổ tay anh, mấy điều lộn đi lộn lại: vị - nếm - gu - khó.

Cho nên phương châm của anh là thính - kỹ. Anh ra chợ.


1. Chợ

Lần này không ngồi ở jữa chợ, ồn. Anh lui vào một quán không nhìn thấy, mà từ quán nhìn thấy các dòng đi - xe - người - những cái rổ rá - mớ rau - như thể một fông động. Thú, cực thú! có lúc mải ngắm và nếm (nếm là đích) anh quên khuấy một cái chén trên tay.

Nếm cả một cái chợ không fải là chuyện dễ. Fải có một động cơ cực mạnh: Thèm. Có thèm mới ăn được. Kiểu nhà thơ, người ta ăn tái.

ăn tái bình minh
ăn tái buổi chiều
ăn (ràu rạu) cả mặt trời [2]

kiểu người thịt, người ta ăn mâng

đi anh
mâng
thứ bảy… jờ dâng
mâng lại mùa mâng
mâng/cần
Con sông quên
Con sông lên
quên hết đợi chờ

Anh cảm thấy bất lực. Không phải thiếu thèm. Ngược lại, thèm cứ chồm. Mênh mông! Không điều khiển được. Chợt - thu gọn lại - một thèm bé - bé da diết: một mùi hương tóc. Tóc cả thảy bảy loại: ngắn - dài vai - tóc óng chanh bồ kết - tóc mồ hôi nức nở (vuốt cho em) - tóc đêm nhòe dưới vòm đèn.

Hương trời tóc - thở tóc - jật mình! hương người.

Nhưng, tìm tóc fải con sông quên. Anh đi quên. Thế là vào cơn thể ngiệm.

Có người bảo đây là cơn thể ngiệm số 7. Thực ra, anh không đặt tên đánh số. Cứ chồng đống lên nhau các cơn khác nhau. Cơn trước chưa xong, tiếp ngay cơn sau, kể cả các cơn cũ cũng tấy lên cùng dự. Bởi thế, ai hỏi, anh chỉ nói: Thế, thế. Không đánh số được cái thèm.

Kể từ buổi một dúm nguyên âm ă ấ ra đi, chưa bao jờ anh thấy fức tạp hơn cái cơn thể ngiệm này - cơn thèm. Thèm tổng hợp, đóng cục, đem ra cắt bằng các fích tự vị, không được. Lại còn là một lao động nhọc mệt cần sự phối hợp của toàn bộ ngũ quan, kể cả cơ bắp. Mà thú vị, thèm đi, thèm lại. Một cực thèm có thể tới ba lần. Có khi hàng ngày. [3] Điểm cao của thèm có khi chụm lại tất cả các thứ thèm: ăn - nghe - nhìn - ngắm, chẳng hạn ăn một quả chuông buông jờ…

Công việc phức tạp. Anh lại fải ra chợ.

Không như trước ngồi ngắm suông ở một quán, mà sà xuống cụ thể như mọi người: ăn - gắp - xin tí tương dấm… Ăn trực tiếp. Xách lên tay một con cá chép, mở cái mang ra xem có hồng tươi. Lên tay một tảng thịt. Nghe trọng lượng. Đi duyệt một lượt các mẹt gan - tim - bù dục - chân jò - thủ - lòng tràng. Tung nhẹ tay một quả xoài năm ký nâng niu. Lặng lẽ ngắm không lời một quả quýt đỏ chôn báo động… Nhưng đẹp vẫn là gạo. Gạo có khuôn mặt hiền. Đố thấy một mảy may ác ý. Chả cứ gạo mình thon (cái gọi lờ hăm mấy) mà mình bầu, tròn nom cũng thích. Đặm.

Xát máy tuy trắng - bốp, song hẳn mất một cái jì. Tiếc! Cho nên đáng tin hơn cả vẫn là gạo jã bằng chân người. Anh đi duyệt một lượt - có khi hai lượt - các loại: tẻ - nếp - trắng - đỏ (may ra còn đỏ lốc). Nói riêng về nếp, với cái mùi chớm sương, chỉ nom hình một hạt nếp cái là đã thấy sữa và hương trời. Nhìn anh loay hoay, quay đi quay lại cái khoanh chợ thúng - mẹt - bao tải - tay nải gạo, người tinh ý thấy không fải chỉ là để nắm cái hương - vị - dáng - hình jì đó - như thường lệ ở anh - mà rõ vẻ một suy tính. Cái suy tính từ nhiều ngày này theo dõi không buông anh. Biết thế - biết thế! nói sau.

Trở về quả quýt đỏ chôn - nhất là chớm - người ta thấy bao jờ cũng làm anh gai gai, khó nói. Nhất là thêm một tiếng buông: ai mua rươi ra mua… Cái tiếng nữ cao lê thê dài dọc fố mùa tro thổi thốc trời đông. Ngoại ô và phố bé. Bất thần anh đang ngồi trong một tiếng thở vang.

Cho nên có người còn cho cơn thể ngiệm này là cơn thể ngiệm tiếng vang. [4] Mà thật! Thế thì không hết mất. Cái jì cũng làm cớ.

Từ một quả bầu - dài mặt - đến con kiến - tha fương. Từ một bóng gà xa đi vào bụi thẳm tới những vệt bước chân đi quên bên một sườn đồi. Từ một cựa mình gối bé đến bóng đôi đi trên bãi biển xa vời…

Anh bèn tự kiềm chế, không mở rộng xúc động nữa. Trở về khuôn nhịp! Khuôn nhịp không lâu, cơn thèm lại chồm lên - dữ dội hơn. [5] Bèn fải thôi khuôn nhịp. Fải đi vào jao lưu.

Nhưng jao lưu với ai. Thoạt, tìm mãi không ra. Soi gương cũng không thấy. Anh lại “đi xa ra fố nửa jờ”. [6] Về - Thấy! Vội lấy jấy bút ra jao lưu hẳn với người không quen. Không quen có một mùi hương vị. Hương vị từ lâu không thấy ở quen. Thèm cái mùi không quen này! Tưởng chừng như khát. Thư “Tôi thèm quá! Thèm cái không quen. Tới với tôi đi người không quen ạ người ơi! Thiết tha- khẩn khoản - van nài - S.O.S”.

Thư gửi đi lúc nào - Chắc gửi ngay. Chỉ biết (nói trước một chút) số mệnh thư có hồi âm. Hồi âm ngày thứ bảy. Lúc nhận hồi âm, anh đang bận tiến hành gấp - ác liệt - đợt ba của cơn thể ngiệm jao lưu này. Cơn có já trị ngoặt đời anh.


2. Một cái ngoặc.

Cái ngoặc được đính vào - có thể tháo ra khỏi truyện - một tư liệu đời anh.
TG

Ác liệt sao? mệt, kiệt sức, tuyệt vọng hay jì vậy? mà một hôm tinh mơ đã thấy anh đóng cửa lại, jở và mang bày toàn bộ ja sản jấy má của đời mình ra sàn nhà. Một đống. Lẫn lộn với chiếu, mền chăn, cùng các hợp bụi (khoảng ba tầng). Jở ra làm jì thế? dọn nhà à? Chỉ biết thấy anh hí hoáy, fân khoanh khu. Đây khu já sách - dăm ba cuốn cứ lẽo đẽo đi theo nhau qua các cuộc dọn nhà - không nỡ rứt nhau ra. Sách và người thường nhìn lại nhau bằng cái bìa. Khoảng cách nhìn lại cứ thưa dần. Hình như có tới ngoài ba năm nay. Đây khoanh các mảnh, tờ các loại gập lẫn vào mấy chiếc fong bì tem đã bóc - vài cái cacpôtan mừng năm mới đã xưa hoen.

Cùng khoanh, khoảng vài chục mẩu kê ra những đồ nhỏ:

khăn mặt - đánh răng
cạo râu - quần áo lót - máy lửa
bút - kính
chìa khóa nhà…

Có lẽ của các cuộc lên đường nhỏ

Một tập những mảnh (mực - chì bi - chì thường) viết vội.

Nội dung na ná như nhau:

- Đến không gặp, chín giờ sáng - ký…
- ba lần đến không gặp - ký …
- ra ngay xiếc! ký tắt
- bà cụ x chết 4 giờ sáng - về ngay v.v…

Những mảnh treo cửa vào một cái đinh

lòng thòng một mẩu bút chì buộc dây thép - Ba sấp - riêng một thời jan gần đây - lên tới một trăm tờ mẩu. Đọc những mảnh mẩu, có cái đặc biệt là hiện lên một cách dễ chịu - những khuôn mặt của vòng sống, những ngẫu nhiên của ngày. Có khi cả những cảnh ngộ.

Ngừng. Như nghĩ một cái jì, như jải lao lấy sức tiến vào một khoanh khác. Khoanh một sấp những bức thư đặt trong một bìa các tông vải dán gãy đã long, đen mốc cùng một tấm ảnh không album xếp lẫn lộn nhau trong một tờ jấy đã ố vàng.

Thư nhiều loại, một số bằng pelure ngoại, khổ to, dầy. Thư người thân nói chuyện đời thân. Đời thân gồm có thiếu nhi - chữ mực tím nguều ngoào. Có cái đã lớn hơn vài chục năm.

Điều lạ, không một lá thư tình. Chưa yêu à? Hay tình đã fai xa.

Ảnh. Thuốc long ra. Những khuôn mặt chập lại. Fải nhẹ tay bóc ra. Lâu chưa? Không mở ra nhìn - không mở do thiếu tình - hay ghim tình mà thời jan ăn mặt. [7] Thời jan ăn cả đá, cả sắt, thành rỉ sắt chuyển thành vôi đất - chả cứ người - nhan sắc và công danh.

Và đây khoanh cuối cùng. Khoanh một cái va li. [8] Cái va li này cũng đã từng đi theo nhau lâu năm qua những thăng trầm - hợp tan tan hợp - những hình bóng cảnh huống - những vị mùi. Va li đựng các cơn thể ngiệm buộc từng chồng, fân loại đánh số và những thể ngiệm dở dang (non) quàn lại.

Mỗi lần gặp lại, hai bên nhìn nhau - mở ra - xua mấy con dán - đóng lại. Nhìn nhau mừng không - nhớ nhung không - fức tạp - mà an bài.

Bắt đầu cuộc lọc - thải và jữ. Khác các cuộc lọc trước, lần này anh thận trọng từng tờ, từng mảnh mẩu - đắn đo. Một lúc lâu, lọc được một đống bùng nhùng, có những tờ vò vo nhanh.
Chốc chốc lại bới cái đống ra xem có lẫn lộn một cái gì (như thể có thể níu lại, vớt).

Công việc bên ngoài như vậy. Thì cơn jông bên trong chạy theo tốc độ - theo từ của bão - lên tới cấp 10, 11, có khi 12 jó xoáy.

Cho nên mệt. Nhưng cái mệt như thể đã có sự thuận tình, mệt ngũ vị: cay - mặn - chát và ngòn ngọt.

Dùng dằng trước cái đống này. Ở hay đi? Cái đống hiện thân một mảnh đời dài. Một cuộc tổng tảo mộ. Để làm jì mà tổng tảo mộ! Một quyết định jì đây? Hay chỉ là cơn ngiện bệnh tật quen ăn quá khứ che lấp đi cái hiện hành. Thì thình lình, một tiếng bên trong: đi! bến con sông không tắm lại hai lần - đi! những thay đổi mong nhất cũng có cái vị buồn buồn đấy.

Thế là định. Định xong, anh thấy gọn và khỏe. Khỏe mệt nhoài.

Anh nằm xuống jữa cái đống ngổn ngang (như jữa một chiến địa chưa thu dọn).

Thiếp đi lúc nào không biết. Trong cơn thiếp, như có tiếng gõ cửa. Gõ khẽ, lâu lâu gõ lại - rồi thôi - anh ngủ hẳn.


*


Tiện anh ngủ, nói vắng anh những điều mà người ta bàn tán xung quanh anh những cơn thể ngiệm của anh - và anh. Những người này fần lớn tốt bụng - hoặc ít nhiều tốt bụng.

hỏi: thể ngiệm cô đơn làm gì? Chắc ông buồn lắm?

đáp: cô đơn mà là buồn? Thú vị đấy. Cô đơn, tôi về tôi - ông về ông. Tiện!

- cô đơn mức độ nào thì tốt?

- cô đơn là cứ phải toàn fần mới sinh năng lượng. Năng lượng 1! Từ 1 mà đi

hỏi: thể ngiệm đặm nhạt là thế nào? Nhạt có việc jì không?

đáp: 3 loại nhạt: nhạt 1 - nhạt 2 - nhạt 3 - Nhạt 3 thì cực độc - Đây ông xem fích đánh số - Nhạt 3: jả - thông dụng gọi là fô

hỏi: thể ngiệm dài ngắn là thế nào? Chắc ông không ưa lải nhải?

đáp: Fép văn là thế. Ít - ít - ít nữa thì tốt. Đây là ông xem fích. Dài: ôi lải nhải!

một loạt ý kiến khác gộp lại thành lời bình fẩm:

thực ra, ông ta đi vào những cơn thể ngiệm này để làm jì? đời vỡ từ lâu - tay trắng - nợ đầm đìa. Mà cứ đi vào những thể ngiệm đâu đâu - Ai trả công - ai dùng. Một thể ngiệm xong, vào va li. Tiếp một thể ngiệm, lại vào va li. Thế thì hết đời. Jời đầy.

Đáp: thế chả nhẽ con gà đẻ trứng - nuôi con - gầy mõ thân mình đi, cùng là jời đầy à? (một số lứa đẻ ấp, đẻ ấp, rồi jà, rồi chết. Con gà đâu tính toán khi sinh).

Lại như loài cỏ. Có những thứ li ti ở trong rừng - không hoặc chưa ai biết đến (cái công dụng của mình) thế mà cũng cứ gắng bằng toàn lực toài ra qua rặm thẳm. Thế cũng là jời đầy à? Ôi đã sinh mà không sinh có được đâu. Âu cái lí sinh! [9] một tiếng: không phải chuyện jời đầy. Thể ngiệm thì tốt thôi. Nhưng ra đời được, thì phải tôi với bà đi Văn Điển.

Anh cười. Bình bàn cái cười của anh, một người bạn đông tây lên tiếng: những loại thể ngiệm này thuộc loại thời đại nơi nơi hiện có và fải có. Chỉ còn xem nó khớp với cái ism nào, tôi đã tra -nó chả ism gì, cứ thường thường là tốt.

Một anh khác cười to - miệng rộng - yêu đời.

Một anh: fải!!! cảnh ngộ như vậy là phải.

Riêng một anh (người ấy) trầm trầm: nó thế đấy, con libiđô [10] .

Số đông bận đời mình, không chú ý những thể ngiệm này. Hoặc chú ý tầm xa khi có dịp. Xa nhưng gần. Vô tư - ấm, vài cái ngĩ kiểu: xem dáng uống thì thong dong nhàn tản-từng jọt kéo dài. Mà dáng ăn thì vất vả - hối hả. Như thể cái việc ăn là để cho qua đi mà thôi.

- Còn jì nữa mà ăn, uống cả rồi!

- Không hẳn thế. Có lúc ngồi trước một mâm đầy, anh ta uống rất lâu. Khi mọi người ăn xong, anh ta cũng xong, không động đũa. Hình như với anh ta, việc ăn làm ngừng trệ mạch nghĩ. Nom cái dáng anh ta ngồi uống một mình, thấy có cái jì chạy bên trong khá kịch liệt. Có thể là anh ta làm việc. Dù sao thì cũng là số jời không cho ăn, thế thôi.

- Thế thì anh ta dại. Thể ngiệm là điều không nắm trong tay, không có thật. Đây! miếng thịt lụa bày trên đĩa sứ (cộng hoa thể) đó là cái có thật. Duy nhất thật. Cho nên, của vạn loài, cái jống nhà thơ là dại nhất. Toàn mải mê đi.

ăn hoa
   ăn không
   ăn những tình không
Răng tốt/ cứ đòi ăn
Cả một sa mạc không tình

- Chả fải tất cả. Cũng có những nhà thơ ăn thật. Âu, mỗi người một kiếp.

- kiếp cái anh này lệch lạc.

- ừ, nhưng fải ngĩ thế này. Có người đàn bà ăn dở để sửa soạn đẻ: ăn gạch - ăn khế - ăn than -ăn bức vách… nhưng người ta đẻ.

- ai khiến đẻ!

- ai mà khiến hoặc không khiến người được đẻ!
……………
……………
…………..

Đại khái vậy. Các luồng đi. Riêng một luồng rợn nhất luồng rõi anh vào tận jấc ngủ. Tiếng cười gằn nhạt: bảo mà! chỉ dẫn tới ô danh - tiêu diệt mà thôi.

Người ngủ ú ớ. Một sa mạc kinh hoàng. Dơ hai tay cầu cứu. Tới ngay đi, tới với tôi đi, người ơi!

Trí vẫn tỉnh, định nói to lên điều đó. Nhưng cơ thể không tuân. Định thần mạnh hơn nữa - định toàn thần, anh thốt được tiếng ra. Xong, bình tĩnh mở mắt. Thì ra một đêm rét. Anh đang nằm trên đống jấy. Đông đã tới bao jờ. Mấy tia nắng đông lé loi cửa kính. Qua rồi cơn ác mộng ma đè. Sờ lại, thân thể nguyên. Gắng một nụ cười, anh định thần đứng dậy (hết ngoặc).


3. Một ngày đi

Thực hiện quyết ngị chiều hôm trước-cái quyết ngị trọng đại và ngần ấy khó mới đạt được, anh sửa soạn chuyến đi jao lưu - jao lưu một ngày.

Việc sửa soạn như thường lệ ở anh-gồm trước hết là một fép tạo mới, bằng cách cạo râu - tắm (hễ mùa đông thì nước nóng) - thay toàn bộ áo quần - nhất là đôi tất - chân thật khô lau cái khăn không. [11]

Khoan khoái-vẻ thong dong, anh ra fố. Thành bại cho cơn thể ngiệm đặt tất cả vào chuyến đi này. Chuyến đi sẽ gỡ cho anh cái tắc từ một số ngày. Tắc mới gây mất tự tin - hơn thế đưa tới tự ngờ (cái điều đau đớn ấy).

Vậy anh đi. Có một điều khác với các lần đi trước. Các lần trước, mải mê cái chủ yếu - cái bao quát, thì kì này - có lẽ tại méo mó ngề ngiệp - anh bị hút vào toàn chi tiết.

Phố: những dòng đi, lúc đậm, lúc nhạt. Vội - vướng - tránh xe nhau. Một chi tiết hấp dẫn/ là chỉ mới một cơn jó đông sang - chưa kịp rụng lá vàng - mà sớm mai lên hết các bộ đồ - kể cả cái khăn quàng nữ hai vòng che mũi - những bộ đồ - một số mang màu năm ngoái - thậm chí những năm rất xa xưa. Những bộ đồ cứ đều kì cất đi - rồi lại mang ra, xen vào, những bộ đồ chói ở những thành fần thanh thiếu nữ, thanh niên. Ngoài ra mấy cái áo zòng zọc thanh niên tay cộc cứ fóng xe nhanh ngược jó. Anh đi giữa họ với cái đồ đoocmơi - tuy sờn khuỷu nhưng kranh ngực còn đứng / anh cố đứng ngực mình theo.

Đi! phố - ngoặt fố - lại ngoặt fố. Chợ li ti chợ. Những cái mẹt, mải mê những cái mẹt thành ra những chợ qui mô tim – gan - jò thủ - anh không vào - từ lâu đã thể ngiệm xong - các quán đồ mỡ/ người lịch sự lau mồm đi ra - cô gái ngồi đuôi con vetpa tân trang nổ máy - anh cũng không vào. Đã thể ngiệm/ năm nào quên rồi. Những quán ăn công với một cái đuôi, và nhanh tay cái ghế/ anh cũng không vào.

Đã thể ngiệm kỹ qua các cuộc xuống tàu ga ngày hạ, tay xách nách mang kèm trẻ con và một bu gà. Lác đác vài khuôn mặt nhỡ ngước mắt nhìn nhau thì nhạt quá! hao hao quen khi học cùng trường với nhau ở một thời xa / hoặc xa xưa làm việc quan hệ qua loa với nhau thành một nơi công sở. Thành ra, đi đã khá lâu/ chưa gặp jao lưu. Chán! anh bèn ngĩ ra một fép - cho vui - fép gọi là tự tủm tỉm. Fép này júp rất tốt trong tình huống chưa có jao lưu. Tủm tỉm rằng jả sử cơ nhỡ thiếu một hào (điều này đang có thật) mà - để xem người đời phản xạ - dại dột khi tự jới thiệu mình là “người thể ngiệm”, thì ắt bị tự ái chết, tự ái tới xúc phạm: ai biết thể ngiệm là quái gì, thiếu một hào thì trả một hào!

Anh đi fố fố cột đèn. Tiếng sau lưng: có jì bán không chú. Anh khẽ lắc đầu. Chả cứ hỏi anh, mà có thể bất luận ai qua. Ngừng ở một quán rau công. Một cái đuôi dài (có lẽ cải bắp cải lơ về).

Bèn tủm tỉm là nhỡ đi thẳng lên người thứ nhất nhờ mua kết hợp một xu hành hoa, thì ắt lập tức: xếp hàng đi ông kia! Mà jả sử lại dại dột đi tự jới thiệu (cho thêm phần sức nặng) rằng mình là người thể ngiệm, thì lập tức: thể ngiệm thể ngụng gì, chị hàng đừng bán!

- bán cho người ta. Người ta là đàn ông. Mua có một xu hành. Mà nom dáng người chắc có điều jì vội vã. Đưa đây tôi mua hộ! Quay nhìn, tiếng mắng phần lớn là của các cháu choai choai nam nữ tuổi chua. Qua các tủ kính tạp hóa bày dăm ba cái lược mới anh nhìn lướt. Các quầy đồ cũ -chủ yếu các quần áo cũ - anh không nhìn (vờ không nhìn cái người thân ấy). Đứng tần ngần một lát ngã tư, anh quay vào fố trong. Cái khúc fố ngăn ra bằng hai biển sơn cắm hai đầu. Cho trẻ con chơi. Ngoài vài cháu xách chai không - cha mẹ sai đi mua nước mắm hoặc mua rượu có khách - hoặc rượu cho bố cháu ngày hai bữa. Các cháu đều bận vào con ngựa hoặc cái xe đạp vòng nhỏ. Anh đứng ngắm - xa xôi - không lời - quay đi.

Thế là suốt từ sáng chưa jao lưu. Bèn ngĩ ra một vài nơi đã jao lưu rồi. Jao lưu lại vậy. Thoạt là mấy cái quán vòng tròn quen gọi là quán độc đáo. Một vòng người ngồi làm độc đáo trên miệng chén tròn. Anh nhòm vào, tự nhủ: thôi, mòn mòn - dù sao cũng un souvenir - Tiếp tới một vài quán quen gọi là: quán không mòn [12] -anh nhòm vào: cũng mòn! mòn từ lâu. Thế còn quán đồng ngiệp? - đồng ngiệp? - đồng ngiệp nào? Không có đồng ngiệp.

Hiện ra một loạt khuôn mặt. Một bộ đồ gồm hầu hết các vần chữ cái. Những khuôn mặt tự lao vào đời. Jữa cái mênh mông/ kiểu họ/ họ đi tìm lí jải một cái jì - một cái jì mà họ cho là có thật/ cầm chắc được ở trong tay như họ ngĩ:

- mai, trận nữa ốc đi!

- không, ta cứ cộc cộc.

Nhưng jờ này đến thì A đi làm -B bảng fấn -C đi trẻ đón con - V cắt đinh - O chăn lợn băm chuối - U ngồi dán đèn lồng.

Đành gác lại - Anh đi tới một nơi. Một nơi quen ngủ trưa (thay đêm) cho tới chiều tà. Đứa con nói: bố cháu đi thư viện. Anh ngồi lại. Ngồi một mình. Ngồi rất lâu.

Về - fố lác đác đèn. Anh đi fía hồ nước. Jờ tình duyên - Những tình duyên bờ nước. Anh tránh nhìn. Họ cũng tránh nhìn anh. Quen chân, anh đi vào một quán - diện người thân. Quán bà cụ -Mấm: Thế là một ngày đi.



[1]La Mã II (Kômik)
[2]Lune atroce - soleil amer (Rimbaud)
[3]cơm
[4]lẽ cố nhiên ấu thơ
[5]hỏi người phau con bướm mini vườn thơ ấy
[6]Lirik
[7]nhà thời gian ở đâu? Đực hay cái? - nài xin biết nhà, sẽ sẵn sàng gõ cửa.
[8]một va li im lặng - va li đi đường - ai lại đi đường ngay ở trong nhà (Kômik)
[9]Thánh Thán (tựa Mái tây)
[10]libiđô mấy cháu, mà hôm qua gặp, bụng lại chửa tướng (chú thích này của tác giả bị NXB Hội Nhà Văn cắt bỏ khi in)
[11]1. thỏi phấn (Bến lạ)
[12]1. ước mơ à
Nguồn: NXB Há»™i Nhà Văn, 1993