trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 884 bài
  1 - 20 / 884 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcVăn học Việt Nam
Loạt bài: Hồ sÆ¡ Nhân văn-Giai phẩm
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121 
2.7.2008
Trần Công
Mấy ý kiến về vấn đề lãnh đạo của Phòng Văn nghệ Quân đội
 
1956 là một năm bản lề đối với toàn bộ khối XHCN trước đây. Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô cuối tháng Hai 1956 với “Báo cáo mật” của Nikita Khrushchev về những tội trạng của Stalin mở ra một giai đoạn “tan băng” ngắn ngủi nhưng cũng đủ để dẫn đến những biến động quan trọng trong các nước XHCN. Tháng Tám 1956, Hội Văn nghệ Việt Nam tổ chức một lớp học 18 ngày về đường lối cải cách chống tệ sùng bái cá nhân tại Liên Xô. Trong chừng mực nào có thể xếp phong trào Nhân văn-Giai phẩm tại Việt Nam vào bối cảnh quốc tế do sự kiện nói trên mở ra, đó là đề tài còn cần được nghiên cứu. Trong loạt tư liệu do Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài đăng trên báo Văn nghệ trong khoảng thời gian từ tháng Tám 1956 đến đầu năm 1957, với thư kí toà soạn là Nguyễn Đình Thi. Đây cũng là giai đoạn mà các số Giai phẩm và 5 số Nhân văn ra đời. Số Giai phẩm mùa Xuân đầu năm 1956 bị tịch thu cũng được in lại trong thời gian này.
talawas
Trước khi nói phải có mấy lời thanh minh. Đây tôi chỉ nói riêng về Phòng Văn nghệ trong quân đội chứ không nói đến phong trào văn nghệ trong quân đội. Sở dĩ nói thế là vì khi nhìn Phòng Văn nghệ Quân đội một cách không tốt đẹp lắm thì bản thân tôi, một người ở mười năm trong quân đội, tôi vẫn quý mến quân đội, nơi đã giáo dục tôi thành con người biết yêu, biết ghét, biết suy nghĩ… để biết làm văn nghệ phục vụ nhân dân.

Đã từng có người nói, người đó là Nguyễn Đinh Thi, nhưng nay tôi cũng nhắc lại, là không có một thứ văn nghệ quân đội riêng biệt mà chỉ có văn nghệ trong quân đội. Tôi thấy điểm này rất đúng, vì nếu không thì lại phải có một thứ văn nghệ công nhân, một thứ văn nghệ nông dân, một thứ văn nghệ tiểu tư sản! Trong kỳ học vừa qua, một nhà văn ở Phòng Văn nghệ Quân đội lâu năm là Hoàng Yến đã phát biểu "rất thắc mắc về việc có cái văn nghệ quân đội và đòi xét lại nó". Nay tôi sẽ đứng trên lập trường nhận định này để nói về vấn đề văn nghệ quân đội.

Để làm hậu thuẫn cho cuộc đấu tranh thống nhất đất nước, từ khi hòa bình lập lại, bộ đội ta ra sức học tập tiến lên hiện đại hóa. Tôi trông thấy hình ảnh những anh bộ đội ướt đẫm mồ hôi dưới nắng hè tập bắn súng trên bãi cỏ, cạnh đó là một số em thiếu nhi tung tăng đá bóng, thỉnh thoảng lại ngả lên lưng anh bộ đội; có anh ngừng tay súng nhìn theo quả bóng mỉm cười. Tôi thấy hình ảnh đó đẹp lắm, quý vô ngần. Hay cũng đã có những lúc tôi thấy mấy cô thiếu nữ trìu mến đứng nhìn một toán bộ đội tập thể dục. Theo tôi thì mấy cảnh như thế đều nói được tinh thần kiên quyết bảo vệ đất nước, tha thiết yêu hòa bình của bộ đội.

Thế mà trong văn nghệ quân đội đã tả nó như thế nào? Đám thiếu nhi, đám thiếu nữ sẽ biến thành cái động cơ mất tập trung tư tưởng… Tờ báo Văn nghệ Quân đội suốt năm hô hào viết về chỉnh huấn nhưng cho đến bao giờ các nhà văn quân đội sẽ ra được một tác phẩm văn học về chỉnh huấn? Tôi cho đó là một ảo tưởng. Đây tôi không chủ trương nói sâu về hướng viết, cách viết mà tôi chỉ nói qua thế để đặt vị trí và lối nhìn (tất nhiên là theo con mắt riêng của tôi) cho những người lãnh đạo Phòng Văn nghệ Quân đội. Theo ý tôi thì một số cán bộ lãnh đạo vì đã chủ trương có một thứ văn nghệ riêng biệt nên đã có những hành động độc đoán, không đếm xỉa tới nguyện vọng và nhân phẩm của những anh em văn nghệ sĩ công tác trong quân đội. Người văn nghệ sĩ bị gò bó vào điều lệnh, mỗi tuần chỉ được ra khỏi cổng trại ngày chủ nhật, sự đi lại tiếp xúc với nhân dân rất bị trói buộc. Nếu đi công tác thì phải xuống sinh hoạt với đơn vị để viết về điều lệnh, về thao trường. Còn cái khung hậu chính của cuộc đời là nhân dân, cái hồn chính của cuộc đời là con người, con người biết yêu biết giận thì không được có thời gian và luật lệ để hiểu. Dù là tiền phong đến thế nào chăng nữa, dù là bộ đội chính quy đến thế nào chăng nữa thì anh bộ đội cũng chỉ là con người, là nhân dân, giận giặc Pháp thì anh liều thân đánh giặc, nhưng là người thanh niên anh cần yêu, là người có con tim anh biết nhớ vợ, nhớ con, nhớ quê. Thế mà thứ văn nghệ tiền phong đó đã tạc anh nên một thứ tượng gỗ, tay cầm súng mắt mở to, chỉ hùng hục ngoài thao trường với lại lo cảnh giác đề phòng địch. Hoàn cảnh trong kháng chiến mở cho anh bộ đội một địa bàn hoạt động rộng lớn, sống cùng nhân dân nên cảm tình anh ít bị khô khan dù cho các nhà văn ta ít phản ánh được việc đó cho anh đọc. Hai năm gần đây bộ đội đóng trong trại, tập tành ngày đêm ít gần dân, tôi tưởng nhiệm vụ nhà văn là phải viết nhiều về con người bộ đội để giúp anh học tập chỉnh huấn chứ không phải thuật lại cảnh anh bộ đội chỉnh huấn để giúp anh chỉnh huấn. Cho nên dù là nhà văn quân đội (nói là trong quân đội thì đúng hơn) đi nữa thì khi viết cũng phải có một tấm phông cho tác phẩm của mình, tấm phông đó là nhân dân, trên đó hoạt động của con người bộ đội, đời tư của anh và đời công của anh. Trong truyện Cố hương, Lỗ Tấn phàn nàn về đời thơ ấu của mình bị bó hẹp trong bốn bức tường của lớp học khi so sánh mình với Nhuận Thổ. Ở Phòng văn nghệ Quân đội có một số nhà văn làm công tác nắm chính quyền ngồi vỏn vẹn trong buồng giấy và suy nghĩ về cách viết phục vụ bộ đội. Tôi tưởng rằng chữ phục vụ các anh đó dùng mà không thấy là mỉa mai, vì bản thân đã tự đóng khung óc mình vào bốn mảnh tường thì nhất định là họ bắt anh bộ đội phải nhai những tư tưởng lạc hậu, cũ rích của họ. Người bộ đội ta giầu tình cảm. Đó là căn bản để anh quên mình giữ nước. Sao lại có một số người bán thuốc giả cho anh em uống.

Nói thế này chắc lại có anh sẽ bảo là nói quá, chứ bây giờ thay đổi rồi. Tôi đồng ý có một số hình thức đã thay đổi rồi. Tôi đồng ý có một số hình thức đã thay đổi nhưng kỳ thực thì chưa có gì thay đổi về căn bản, mà cũng chưa đáng goi là cải lương (!) nữa. Sau khi Tú Nam đi Trung Quốc gặp Ngụy Nguy về có một vài điểm đề ra gọi là chính sách văn nghệ. Ví dụ như nhà văn quân đội được tự do đi lại hơn, có thể đi sáng tác một thời gian nào đó, nhưng kỳ thực đó chỉ là một lối làm theo chủ quan một vài cá nhân. Thực tế thì như thế nào? Thực tế thì các nhà văn, các nhà nhạc quân đội cũng "giống như tuyên huấn, như chính trị, người ta cũng phải suy nghĩ sáng tạo, sao người ta đúng giờ hành chính lên ngồi bàn giấy để làm việc mà các anh văn nghệ lại đòi ở riêng" (lời một người trực tiếp chỉ đạo văn nghệ quân đội). Thế tức là ở Phòng Văn nghệ Quân đội hiện nay, mỗi buồng có một số bàn ghế phân phối theo điều lệnh, đến giờ hành chính, các nhà văn lên ngồi đó sáng tác, hết giờ về phòng ngủ. Những người lãnh đạo sao không chịu suy nghĩ, tại sao lại có anh em quay mặt vào tường để sáng tác? Thực tế thì như thế nào? Thực tế thì trong bài nhận định về phong trào văn nghệ 6 tháng đầu năm đăng trên báo Văn nghệ Quân đội số gần đây, tình hình văn nghệ quân đội đã có gì đổi mới chưa hay vẫn là thế, vẫn là "nặng về chỉnh huấn, nhẹ về con người", "cần đi sâu đi sát hơn nữa". Thực tế là một nhà văn như Hồ Phương, vẫn thắc mắc lo lắng một cách đáng thương về những điểm rất nguyên tắc: "Chúng ta cần bàn bạc với nhau (trong cuộc kiểm điểm 6 tháng chưa bàn bạc đến sao?) làm thế nào để thể hiện được con người bộ đội cho sinh động và trung thực…", "Ta phải đi sâu vào những mơ ước, hy vọng của người chiến sĩ: tương lai, gia đình, tình yêu… công tác!...", "Ta cần nêu lên những cái hy sinh cao đẹp của người chiến sĩ, trong hòa bình không phải là họ đã hết gian khổ về vật chất và tình cảm" (trích bài “Viết về bộ đội” của Hồ Phương, báo Văn nghệ số 135). Sự thực thì cho đến nay trong tâm hồn con người đó vẫn như vướng mắc một cái gì chưa nói ra được và vì thế nên anh vẫn chưa viết nổi một tác phẩm nào thành hình.

Theo ý tôi thì những điểm nêu trên đây là cả những vương vất u ám hai năm nay trong Phòng Văn nghệ Quân đội. Nhưng cũng ở trong đó đã nẩy mầm lên những cái gì gọi là mới của văn nghệ nước ta. Từ cuối 1954, do hoàn cảnh thay đổi trên đường lối đấu tranh chính trị của nước nhà, nhiều anh em văn nghệ quân đội đã có một số kiến nghị mong xây dựng nên một chính sách văn nghệ toàn mỹ. Cụ thể có mấy điểm:

1) Văn nghệ và chính trị: đề nghị xét lại cương vị người chính trị viên trong các đơn vị văn nghệ, thường choán hết mọi quyền chuyên môn. Giả lại cho người văn nghệ những cái gì của họ để họ phát huy được triệt để khả năng phục vụ.

2) Phát huy mọi hướng sáng tác: đi đến cùng vẫn là phục vụ bộ đội. Chủ trương trăm hoa đua nở (từ đầu 1955 chúng tôi đã dùng danh từ này) cụ thể là tự do sáng tác. Người văn nghệ trong quân đội không chỉ viết về bộ đội mà có thể viết về công nhân, nông dân, nhưng để có tính chất riêng của nó, phải đứng trên quan điểm một người bộ đội để viết phục vụ bộ đội.

3) Yêu cầu cải tiến một số chế độ: như về học tập chính trị không nên căn cứ vào cấp bậc để định mức học. Vì thế thì có người như Văn Giáo, Phùng Quán chỉ là chiến sĩ cấp trung đội không được đi dự những lớp học trung cấp, rất thiệt cho sáng tác. Về điều kiện ăn ở, vì người văn nghệ không thể đến giờ hành chính buộc họ phải sáng tác, hết giờ về nghỉ được.

Vấn đề đề ra, đứng về trách nhiệm, về thành tâm thì rất đúng. Tất nhiên thời kỳ đó anh em đã có khuyết điểm là nóng nẩy trên thái độ, phát ngôn bừa bãi, không tuân thủ được một số kỷ luật. Nhưng tôi nghĩ rằng đấy không phải là điểm để người lãnh đạo không lắng nghe ý kiến đúng của quần chúng. Con nghịch ngợm làm bẩn rách áo thì mẹ đánh, nhưng không phải là lột áo của con bắt nó chịu rét.

Do lối nhìn thiển cận, thiếu quan điểm quần chúng, không rõ được đường lối văn nghệ cần thiết phù hợp với hiện trạng nước nhà, nên một số các người lãnh đạo văn nghệ và một số văn nghệ sĩ chuyên môn làm công tác lãnh đạo đã lúng túng trước những yêu cầu đó. Rồi không đủ khả năng giải quyết đã đi tới chỗ cho anh em đó là "hòa bình hưởng lạc", "bị tư sản tấn công", "đòi thoát ly chính trị", "vô chính phủ". Từ chỗ nhận định đó để bước vào bè phái chủ nghĩa, đàn áp ý kiến của những người không nghe mình, là một con đường rất gần. Hai năm nay trên con đường đó đã xảy ra nhiều việc không tốt mà tôi chưa tiện kể lại đây.

Nhưng tới nay, ánh sáng của Đại hội 20 đang khua dần u ám. Sự thực vẫn là sự thực. Những điều kiến nghị của chúng tôi dần dần được thực hiện. Tôi rất mừng và cám ơn Đảng, vì nếu không thì những cảnh đau lòng đó còn kéo dài đến bao giờ. Văn nghệ là một khí cụ đấu tranh của Đảng. Mà tâm hồn con người văn nghệ lại đen tối hay vướng mắc khổ sở thì bao giờ mới thực sự phục vụ được nhân dân, Đảng?

Một năm nay, Phòng Văn nghệ Quân đội đã làm được những gì? Tôi lại xin trích mấy câu của Hồ Phương, một nhà văn quân đội tương đối lâu năm: "… người bộ đội trong truyện hầu như thành một cái loa để tác giả mượn mồm mà thuyết lý chính trị và hô khẩu hiệu", "Quần chúng chiến sĩ họ không muốn đọc những bài máy móc, giáo điều và giả tạo ấy. Có đồng chí chiến sĩ đã nói: "đọc câu đầu đã biết câu cuối…, hoặc "lại đại khái như cái bài hôm nọ đã đăng báo rồi chứ gì?" (Bài “Viết về bộ đội” − Văn nghệ số 135 − Hồ Phương).

Tôi muốn mượn lời Gorki hỏi các bạn đó một câu: "Các anh viết nhân danh cái gì?" Trong đời con người có những phút cần im lặng để suy nghĩ. Trong cuộc chiến đấu thỉnh thoảng vẫn có một khắc không còn tiếng động. Bây giờ đã là lúc các bạn lãnh đạo văn nghệ quân đội nên thành thực tự hỏi mình câu hỏi của Gorki. Nên nhìn về quần chúng chiến sĩ xem mình đã thực phục vụ họ đến đâu, hai năm nay mình làm thiệt hại của nhân dân như thế nào. Và xét lại những cách đối xử sai lầm với anh Trần Dần trong một thời gian.
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hà Ná»™i, s. 136 (30.8.1956), tr. 8-11. Lại Nguyên Ân biên soạn.