trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
Xã hội
Kinh tế
  1 - 20 / 135 bài
  1 - 20 / 135 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Xã hộiKinh tế
16.2.2008
Quan Hoán Tường
Sự bành trướng của cải kinh người
Lý Nguyên dịch
 
Trong lịch sử năm ngàn năm, chưa bao giờ của cải của người Trung Quốc tăng trưởng nhanh chóng như mấy năm gần đây.

Bẩy, tám năm trước một số người có 100 triệu nhân dân tệ (NDT) đã là đại phú hào cả nước biết tiếng, nhưng hiện nay với số tiền đó sợ rằng không được xếp vào loại 2000 người đứng đầu. Theo sắp xếp thứ tự của Hồ Nhuận, tài sản riêng của tân khoa giầu nhất nước đã cao tới 130 tỷ NDT. Năm 2006 tài sản cá nhân của người giầu nhất là 27 tỷ NDT [1] ; con số này chỉ đứng thứ 16 của năm 2007.

Tất nhiên những phú hào chỉ là số ít. Thế còn tình hình toàn bộ tài sản của Trung Quốc như thế nào? Theo tính toán do Ngân hàng Thế giới công bố năm 1998 về tài sản quốc dân các nước trên thế giới, thì tổng giá trị tài sản quốc dân Trung Quốc là 3.700 tỷ USD. Trong đó hai hạng mục tài nguyên thiên nhiên và tài sản đang có cộng lại vào khoảng 70.000 tỷ NDT. Hiện nay chỉ riêng thị trường công ty cổ phiếu A đã có giá trị gần 30.000 tỷ NDT, nếu tính thêm ở Hồng Công, Mỹ và các thị trường khác có mặt thương hiệu công ty Trung Quốc thì chỉ riêng số công ty niêm yết đã vượt 40.000 tỷ NDT, nếu cộng thêm các tài sản khác của Trung Quốc (tài nguyên thiên nhiên, nhà ở cũng như của cải ở các hình thức khác) vào nữa thì con số được khẳng định sẽ vượt xa 70.000 tỷ NDT.

Chúng ta lấy nhà đất tương đối dễ tính toán làm thí dụ. Hiện nay tổng diện tích phòng ở đã vượt quá 30 tỷ m2, nếu lấy giá trung bình là 1.500 NDT để tính thì chỉ riêng hạng mục nhà ở chí ít đã tập trung tới 45.000 tỷ NDT của cải. Trên thực tế chỉ riêng thành phố Thượng Hải tổng lượng nhà ở của cư dân gần đây nhất đã tới gần 300 triệu m2, giá trung bình là hơn 10.000 NDT/m2, tính ra tổng giá trị vào khoảng 3.000 tỷ NDT. Mấy năm vừa qua, ở Trung Quốc đã xuất hiện hiện tượng giá nhà ở tăng lên có tính toàn quốc, giả sử giá mỗi m2 phòng ở trong toàn quốc trung bình tăng 500 NDT, thì chỉ riêng khoản này đã làm cho tổng mức tài sản tăng thêm hơn 15.000 tỷ, bình quân đầu người vượt 10.000 NDT.

Ngoài nhà đất, thị trường cổ phiếu là một căn cứ làm giầu khác. Chỉ trong hơn hai năm trước tổng trị giá thị trường cổ phiếu A chỉ là 3.000 tỷ NDT, còn hôm nay, tổng trị giá thị trường cổ phiếu A đã là gần 30.000 tỷ NDT. Trong quá trình này một số lớn người đầu tư thu lợi không nhỏ. Chỉ căn cứ vào số liệu công khai đã không có ít người vì chơi cổ phiếu mà trở thành người trên 100 triệu.


Vì sao nhà đất trở thành tài sản đầu bảng

Một đặc điểm rõ ràng nhất của sự tăng trưởng tài sản quốc dân Trung Quốc là nó không tăng trưởng một cách chen nhau cùng tiến trong các lĩnh vực mà chỉ bành trướng tốc độ nhanh trong mấy lĩnh vực và bộ môn đặc định. Trên bản đồ tìm của báu tài sản quốc dân kiểu Trung Quốc đã viết to mấy chữ: nhà đất, tài chính, cổ phiếu, tài nguyên khoáng sản. Chúng vốn là “tứ đại kim cương” của sự tăng trưởng tài sản quốc dân.

Trong “tứ đại kim cương” này, nhà đất đứng đầu bảng. Hơn bốn năm trước, trong số 100 vị phú hào đứng đầu của Trung Quốc năm đó có hơn 40 người liên quan đến nhà đất. Trong danh sách năm 2007 xu thế này lại càng rõ: trong 100 phú hào đứng đầu có 48 vị liên quan trực tiếp đến nhà đất, chiếm gần một nửa giang sơn.

Lý do của việc các phú hào giầu nhất nằm trong ngành nhà đất không phải là bởi những người trong ngành này thông minh hoặc giỏi làm ăn hơn những người làm việc trong các ngành khác, mà là do chế độ nhà đất ở Trung Quốc tạo nên.

Ngành nhà đất Trung Quốc sử dụng “mô hình Hồng Công”. Các thương nhân nhà đất đã lấy được quyền sử dụng đất trong 70 năm từ tay chính quyền, sau đó khai thác thành nhà cửa, rồi đem bán quyền sử dụng đất trong 70 năm và những kiến trúc trên mặt đất cho người cần mua nhà.

Nguyên nhân của việc nhà cửa không ngừng tăng giá không phải là phần kiến trúc trên mặt đất mà là chính mặt đất.

Uỷ ban Xây dựng thành phố đã làm cho giá đất tăng lên nhanh chóng. Ví dụ giá phòng ở ven đường xe điện ngầm rõ ràng là cao hơn các nơi khác. Trong quá trình phát triển nhanh chóng của một hình thái kinh tế, Uỷ ban Xây dựng thành phố cũng nhanh chóng phát triển điều này và đã làm cho không ít mảnh đất được đi “chuyến xe thuận chiều” của Uỷ ban. Các khoản chi công (Uỷ ban Xây dựng thành phố), cuối cùng sẽ thể hiện tại lợi ích thu được trên báo biểu tài vụ của các nhà kinh doanh nhà đất. Đó là chiếc bánh sữa đầu tiên mà nhà kinh doanh nhà đất lấy được.

Những người kinh doanh nhà đất không cần giấy phép đặc biệt. Về lý thuyết, trong điều kiện cạnh tranh đầy đủ, giá bán sỉ đất đai thể hiện lợi nhuận trong tương lai của Uỷ ban Xây dựng thành phố, mà như vậy thì những ngườì kinh doanh nhà đất chẳng được lợi gì.

Thế nhưng sự thật không phải như vậy. Dưới “mô hình Hồng Công” đất đai được bán sỉ từng miếng lớn, tạo nên một trở ngại thực sự khiến số đông những người ít vốn hoặc những nhà thầu nhỏ không có nổi ngay cả cơ hội tới tham gia trả giá, mà chỉ có thể mua được vài miếng đất nho nhỏ tại “thị trường bán lẻ”. Sự chênh lệch giá giữa bán sỉ to lớn và bán lẻ vụn vặt chính là chiếc bánh sữa thứ hai mà những nhà kinh doanh nhà đất lấy được.

Ngoài hai nguồn lợi “Uỷ ban Xây dựng thành phố” và “chênh lệch giá giữa bán sỉ và bán lẻ”, những người kinh doanh nhà đất còn hưởng lợi từ nhu cầu nhà ở bùng nổ mấy năm gần đây. Loại nhu cầu này một mặt liên quan tới tiến trình đô thị hoá, mặt khác có liên quan tới món nợ lịch sử lâu dài hình thành trong việc phân phối phòng ở phúc lợi; ngoài ra, đầu tư nhà đất khiến nhu cầu mở rộng hơn nữa. Những nhân tố này tụ tập lại với nhau làm cho những người kinh doanh nhà đất trở thành tập đoàn thủ lợi nhiều nhất trong cuộc đại bùng nổ tài sản.


Thị trường cổ phiếu, khoáng sản: dây chuyền sản xuất phú hào

Từ hơn hai năm trước, cổ phiếu A đã từ 1000 điểm tăng lên đến 6000 điểm hôm nay. Trong danh sách phú hào năm 2007, nguyên nhân tài sản của các gia đình phú hào có thể tăng mạnh chủ yếu là do giá cổ phiếu tăng, khiến cho giá trị của các công ty gia tăng mạnh mẽ.

Ngoài những nhà doanh nghiệp sản xuất thực sự, những dân chơi cổ phiếu đầu tư vào thị trường cổ phiếu cũng thu hoạch rất lớn. Trong hai năm qua, không ít người thu lợi hơn 10 lần.

Mấy năm qua, trên thị trường quốc tế giá các loại tài nguyên khoáng sản tăng toàn tuyến, một cách tương ứng những nhà đầu tư trong nước nào đầu tư vào các xí nghiệp tài nguyên cũng kiếm được những khoản tiền lớn đặc biệt. Được nhiều người biết tiếng nhất là các chủ mỏ Sơn Tây. Vào năm 2004, giá một tấn than khoảng 310 NDT, còn hiện nay con số đó đã thành 410 NDT. Do giá thành sản xuất cơ bản không thay đổi, cho nên hầu như toàn bộ phần tăng giá đó là lợi nhuận. Tình hình càng rõ rệt đối với dầu mỏ giá dầu tăng với mức độ lớn khiến Công ty Dầu mỏ Trung Quốc trở thành “Công ty kiếm được nhiều tiền nhất châu Á” và giá cổ phiếu của nó cũng không ngừng tăng.


Nguồn gốc của tài sản hay nhọt độc của tài sản

Về trực quan, sự gia tăng tài sản của một quốc gia tất nhiên là một việc tốt. Thế nhưng nghiên cứu sâu thì chưa chắc đã hoàn toàn như vậy. Nói riêng, vòng tăng trưởng lớn tài sản hiện nay của Trung Quốc có khả năng là hoạ chứ không phải là phúc.

Lất nhà đất làm ví dụ. Cùng một căn nhà hôm qua giá 500.000, hôm nay giá 1 triệu, tài sản tăng đột xuất 500.000 trong một ngày, chẳng lẽ khoản tiền đó từ trên trời rơi xuống à? Tất nhiên là không phải, và nói chung phải có người trả giá cho việc này.

Ở Thượng Hải mấy năm trước có người đã đề xuất “phải tính chỉ số mặt tiền”, ý nói muốn xem nhà cửa một khu vực giá bao nhiêu tiền, phải xem trước những nhà hàng ở mặt tiền của khu vực đó giá bao nhiêu, sau đó nhân với hệ số 1000, sẽ được giá nhà cửa hợp lý của khu vực đó. Tất nhiên đây chỉ là cách nói rất sơ lược, thế nhưng nó có đạo lý ở chỗ, giá nhà đất và giá cả sinh hoạt quan hệ trực tiếp với nhau. Bạn có thể không cần mua nhà, nhưng bạn cần mua hàng hoá, cần đi khách sạn, cần đáp tắc-xi, mà đằng sau những dịch vụ đó đều có nhà cửa. Người lái xe tắc-xi cũng cần có nơi ở, mà giá phòng ở tăng lên cũng nhất định ảnh hưởng đến giá thành sinh hoạt của anh ta. Giá cả tăng lên có tính toàn quốc và giá nhà đất tăng trong năm nay đã thể hiện quan hệ tương hỗ đó.

Việc giá cổ phiếu của các ngân hàng tăng liên tục được một số ngươì cho rằng đó là một thành tích, là một hình thức gia tăng giá trị tài sản quốc hữu nào đó. Thế nhưng đó là dùng hành vi lũng đoạn nhân tạo để tạo ra những lợi nhuận và thành tích, song không phải là tạo ra của cải mà chỉ là sự chuyển dời lớn tài sản. Đằng sau cảnh phồn vinh ấy, một loạt lớn xí nghiệp vốn nên được cho vay tiền nhưng đã không vay được, một số xí nghiệp vốn đáng được vay tiền với lãi suất thấp nhưng không vay được với lãi suất thấp, người có tiền vốn có thẻ được hưởng lợi tức cao một chút, thế nhưng khoản thu nhập đó đã bị các tập đoàn ngân hàng nuốt mất.

Ngành ngân hàng đã gia tăng tài sản trong cục diện đó, chỉ có điều đó là tài sản tổn thất của các xí nghiệp và cá nhân vay tiền của toàn xã hội mà thôi.

Sự hình thành những ung nhọt tài sản không phải là hiện tượng cá biệt mà có nguyên nhân ở sự thiết kế chế độ không hợp lý. Chẳng hạn, sự tăng trưởng với mức độ lớn của thị trường cổ phiếu Trung Quốc có quan hệ trực tiếp với việc cung không đáp ứng cầu, mà cái tạo ra cục diện cung không đáp ứng cầu đó chính là chế độ phát hành và thẩm tra cổ phiếu của Trung Quốc. Giá cả tài nguyên tăng là theo thị trường quốc tế, điều này không sai, nhưng vấn đề là trong lợi nhuận mới tăng thêm đó có bao nhiêu là do bản thân tài nguyên khoáng sản mang lại, có bao nhiêu là do kinh doanh của xí nghiệp khoáng sản mang lại? Việc thu thuế đối với xí nghiệp khoáng sản liệu có phản ánh chính xác cống hiến của tài nguyên khoáng sản?

Tài sản là chiếc gậy chỉ huy, chỉ huy hành vi xã hội của người ta. Một chiếc gậy chỉ huy tốt phải như thế này: nó có thể khiến người ta phải sáng tạo ra của cải cho xã hội đồng thời với việc thu được tài sản, để cho những người khác trong xã hôi có thể được chia hưởng những sản phẩm hoặc dịch vụ do nó cung cấp, hơn nữa giá cả của những sản phẩm và dịch vụ này phải tràn đầy sức cạnh tranh và hợp lý. Như vậy, tài sản của toàn xã hội mới có thể không ngừng gia tăng, xã hội mới tiến bộ. Thiết kế được một kiểu xã hội như vậy mới là phúc cho toàn xã hội.


Bản tiếng Việt © 2008 talawas


[1]Khoảng 18 tỷ US Dollar (chú thích của talawas)
Nguồn: Nam phÆ°Æ¡ng tuần mạt ngày 18 tháng 10 năm 2007