trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 227 bài
  1 - 20 / 227 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Dịch thuật
30.8.2006
Anh Trí
Một cuốn sách làm ngơ ngác và kinh hãi
 
Vừa đọc bài “Thư ngỏ gửi Nhà xuất bản Văn hoá Thông tin nhân dịp sinh nhật lần thứ 257 của Johann Wolfgang Goethe” của bạn Ngọc Hà trên talawas, tôi cảm thấy như “bị” gãi ngứa. Cái ngứa dị ứng khi gặp thái độ thiếu lương tâm, vô trách nhiệm đối với văn chương, sách vở. Tôi chưa được cầm trên tay cuốn J. W. Goethe - Cuộc đời, văn chương và tư tưởng của PGS. TS. Nguyễn Tri Nguyên, nên không biết nó là gì, có liên quan gì tới cuốn sách J. W. Goethe - Về nghệ thuật và văn học (Nhà xuất bản Văn học, 1995, Người dịch: Nguyễn Tri Nguyên) mà tôi nói tới sau đây không, nhưng có một điều thấy hay hay là: vị Phó tiến sĩ ngày nào (mấy lần trưng danh trong cuốn sách dịch của mình cho thiên hạ khiếp) thì nay đã thành PGS-TS, Viện phó, Chủ tịch Hội đồng khoa học của Viện Văn hoá Thông tin. Không biết có phải nhờ những công trình như thế này không? Nếu có như thế, nếu hai cuốn sách có liên quan (chẳng hạn vị PGS-TS đáng... khiếp này lại sử dụng dữ liệu cuốn sách cũ vào sách mới), thì… quả thực tôi chẳng biết nói sao nữa!

Tôi gửi talawas bài sau đây (đã từng được đăng ở Tạp chí Xuất bản, Cục Xuất bản, Bộ Văn hoá Thông tin Việt Nam, 1996), để... biết. Mọi người cùng biết. Đó là những gì mà một người dân cầm bút có thể làm.

Còn về nhà xuất bản thì, tôi tin là nó không hoàn lại tiền cho người mua như bạn Ngọc Hà mơ tưởng đâu. Hàng mua rồi miễn trả lại. Mục đích, nguyên tắc của họ là thế. Bạn, và những bạn đọc trót dại, đừng hi vọng hão!


*


Mua được cuốn sách J. W. Goethe. Về nghệ thuật và văn học, tôi vừa sướng vừa lo. Sướng vì nghe nói ông Gớt (tôi xin phiên âm ra tiếng Việt cho dễ đọc) vĩ đại lắm, nay mới được đọc; lo là vì nghe nói ông Gớt cao siêu lắm, khó đọc nên không biết mình có thể hiểu tí gì không.

Mở sách ra, toát mồ hôi với nó một buổi tối, tôi ngạc nhiên, đến ngơ ngác, và kinh hãi.


1.

Ngơ ngác vì tôi đọc không vào, không thể vào, vì đọc mà không hiểu gì cả. Có phải tại mình quá dốt nát, quá kém cỏi, chưa đủ trình độ để hiểu những vấn đề phức tạp ông Gớt viết về văn học nghệ thuật (mà tôi vẫn tự nhận mình trình độ ở mức trung bình, có tốt nghiệp đại học, nhưng không là Phó Tiến sĩ), hay là tại bản dịch tiếng Việt cuốn sách – tôi nói về phương diện ngôn từ, câu cú – quá rối rắm, quá mù tịt? Thú thật, trừ lời đề tặng ở mấy trang đầu và một vài chỗ hiếm hoi khác tôi còn ít nhiều hiểu được, còn từ bản dịch thơ “Nữ thần của tôi” cho đến cuối sách, kể cả bài viết của PTS dịch giả, tôi đều thấy nằm ngoài sức cảm nhận, phân tích thông thường của mình. Xin dẫn một vài đoạn (tôi ghi lại trọn vẹn cả đoạn trích nên chắc hẳn không bị kêu là cắt xén gây khó hiểu):

“Các anh dựng xây tráng lệ, anh bầu trời yêu mến! Người ta trôi nổi thế nào, giờ đây anh ta mới sống vương giả như thế, và tạo ra sự nhầm lẫn (nảy sinh)” (trang 49).

“Hiện tượng không được giải quyết bằng quan sát nên tốt hơn hết là bện chặt và làm rối trong cá thể” (trang 53).

“Bởi vì nhà thơ dự báo thế giới nhờ vào sự làm trước thời đại, thế thì thế giới hiện thực thâm nhập vào anh thực là bất tiện và rối ren đối với anh. Nó định mang đến cho anh những gì mà anh ta đã có, nhưng mặt khác là anh ta cần phải thiên về lần thứ hai” (trang 214).

Tôi xin thành khẩn nhắc lại, tôi rất ngơ ngác, phân vân: hoặc là tại cá nhân tôi không đủ sức hiểu, hoặc là tại bản dịch quá rối rắm (tôi chưa nói sai nghĩa, quá tồi). Tôi kính mong được dịch giả, những người làm sách, những bậc thông thạo - nhất là những vị giỏi tiếng Ðức và hiểu biết về Gớt - chỉ giáo.


2.

Kinh hãi là vì cuốn sách làm quá ẩu. (Ðiều này thì tôi mạnh dạn khẳng định, không có gì phải phân vân.) Lỗi ở ai - PTS dịch giả, người biên tập và duyệt bản thảo, hay người sửa bản in? Tôi không rõ, chỉ biết là bản thân cuốn sách được in ra với quá nhiều lỗi. Xin nêu một vài dẫn chứng:

  1. Phiên âm tiếng nước ngoài không thống nhất

    Trong sách khi thì để nguyên chữ gốc (Shakespeare, Voltaire...), khi thì phiên âm ra tiếng Việt (Tônxtôi, Ði-đơ-rô, Frăng-phuốc...), thậm chí cũng là một tên nhưng lại để cả hai dạng (Goethe - Gớt, Faust - Phaoxtơ, Wecte - Vec-te, v.v…).

  2. Tên các tác phẩm dịch mỗi chỗ mỗi khác

    Thí dụ 1:

    • Những năm học nghề của thợ cả Wilhelm (tr. 26)
    • Những năm học nghề của thợ cả Wilhelm Meister (tr. 92)
    • Những năm học hành của Wilhelm Meister (tr. 101)
    • Wilhelm Meister những năm học nghề (tr. 129)

    Ðây là một tác phẩm hay các tác phẩm khác nhau?

    Thí dụ 2:

    • Những nỗi của chàng Wecte (tr. 32 [1]
    • Những nỗi đau khổ của chàng Vec-te (tr. 327)
    • Những đau khổ của chàng Vec-te (tr. 330)
Có thể kể thêm những ví dụ khác.

Ngoài ra nhiều, quá nhiều những lỗi chính tả, lỗi ngữ pháp… người đọc rất dễ nhận ra.

Dịch sách là khó; in sách dịch cũng khó; mà đọc sách dịch đâu có dễ. Việc dịch và in tác phẩm của Gớt là rất công phu; mặt công phu của người dịch không thể ai phủ nhận. Nhưng dù sao sách dịch, in ra và bán là để cho người đọc sử dụng. Người đọc cần có những cuốn sách sử dụng được, chất lượng tốt. Tất nhiên mỗi cuốn sách được in ra đều vì một mục đích nào đó, nhằm thỏa mãn lợi ích của ai đó, nhưng cũng xin đừng xem nhẹ quyền lợi của bạn đọc rộng rãi.

Dù sao đây cũng là một ý kiến riêng, nếu có gì không phải xin được chỉ bảo.



[1]Trích nguyên văn như trong sách
Nguồn: Tạp chí Xuất bản, Cục Xuất bản, Bá»™ Văn hoá Thông tin Việt Nam, 1996