Bà n tròn văn há»c, thá»±c hiện vá»›i Nguyên Ngá»c, Trung Trung Ãỉnh và DÆ°Æ¡ng TÆ°á»ng
Sau giai Ä‘oạn bùng phát rất đẹp (1985 - 1991) vá»›i những tên tuổi nhÆ° Nguyá»…n Huy Thiệp, Phạm Thị Hoà i, Bảo Ninh... văn chÆ°Æ¡ng Việt Nam bắt đầu dừng lại, lúng túng và ì ạch. Không có sá»± kiện, không có hiện tượng má»›i trong văn há»c. Không có tác phẩm hay tác giả nà o tạo nên được má»™t hiện tượng má»›i. NgÆ°á»i ta tá»± lặp nhau và lặp lại chÃnh mình....
Nháºn xét nà y của nhà văn Nguyên Ngá»c liệu có quá bi quan vá» tình hình văn há»c Việt Nam hÆ¡n 10 năm qua? Chúng tôi (Báo Sinh viên Việt Nam - SVVN) đã thá»±c hiện bà n tròn xung quanh vấn Ä‘á» nà y vá»›i những ý kiến thẳng thắn của nhà văn Nguyên Ngá»c, Trung Trung Ãỉnh và nhà phê bình DÆ°Æ¡ng TÆ°á»ng.
SVVN: Nếu tính từ "mốc son" năm 1991, tức là sau 3 cuốn tiểu thuyết đoạt giải của Bảo Ninh (Nỗi buồn chiến tranh), Nguyễn Khắc Trường (Mảnh đất lắm người nhiều ma), Dương Hướng (Bến không chồng), hơn 10 năm qua văn học Việt Nam có thêm những tác giả và tác phẩm nổi trội nào? Nếu chọn ra 5 tác giả và 5 tác phẩm tiêu biểu nhất của giai đoạn này thì đó là...
Nhà văn Nguyên Ngọc (NN): Những năm qua, giải thưởng văn học của Hội vẫn trao hàng năm, nhiều cuộc thi truyện ngắn, tiểu thuyết, thơ...vẫn diễn ra nhưng để tìm được những hiện tượng tiêu biểu khó lắm. Những giải thưởng văn học này hầu như không gây được tiếng vang và người ta quên ngay sau đó. Nói đến văn học Việt Nam hiện nay, vẫn không thể không nhắc lại những gương mặt đã quen biết như Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài, Bảo Ninh cho dù nhìn chung họ cũng đã lặp lại mình. Gần đây, khi sang Hoa Kỳ tôi có tiếp xúc với Bruce Weight và Larry Heinemann, những nhà văn Mỹ rất nổi tiếng, một người là chủ tịch Hội đồng giải thưởng quốc gia, một người từng đoạt giải thưởng ấy. Các ông đều đánh giá rất cao
Nỗi buồn chiến tranh, coi đó là một trong hai cuốn tiểu thuyết viết về chiến tranh hay nhất trong thế kỷ XX, cùng với
Phía Tây không có gì lạ của E. Remarque. Theo tôi, nói một cách thật nghiêm khắc, từ
Nỗi buồn chiến tranh, chúng ta mới thật sự có tiểu thuyết hiện đại. Trước đấy, về cơ bản là sử thi, tức chiến tranh được soi nhìn bằng cái nhìn của cộng đồng, từ góc độ của dân tộc mà nhìn cuộc chiến tranh (
Ðất nước đứng lên của tôi cũng vậy thôi). Ðến Bảo Ninh thì khác hẳn, lần đầu tiên chiến tranh được soi nhìn qua số phận của một cá nhân. Như vậy không hề có nghĩa là cái nhìn sau chống lại cái nhìn trước, nhưng đã là một cái nhìn khác hẳn. Ðiều này làm thay đổi hẳn ngôn ngữ của tiểu thuyết, từ độc thoại chuyển sang đối thoại, tức một giai đoạn mới trong tư duy tiểu thuyết. Rất đáng tiếc là từ sau
Nỗi buồn chiến tranh, xu hướng đó không được tiếp tục phát triển.
Cũng có một số tác phẩm đáng chú ý, như
Hồ Quý Ly của Nguyễn Xuân Khánh,
Chuyện kể năm hai nghìn của Bùi Ngọc Tấn, hay
Lạc rừng của Trung Trung Ðỉnh...Ðó là những cuốn sách được viết nghiêm túc, chặt chẽ, hoặc tươi tắn. Nhưng về cơ bản chưa có gì mới trong hình thức nghệ thuật. Một số tác giả khác, như Nguyễn Bình Phương, Tạ Duy Anh, Hồ Anh Thái, hoặc Vi Thuỳ Linh, Phan Huyền Thư trong thơ... có quẫy cựa, tìm tòi, cố phá vỡ hình thức nghệ thuật cũ, để tìm ra một hình thức mới. Nhưng cảm giác chung là những tìm tòi đáng hoan nghênh đó chưa định hình.
Nhà phê bình Dương Tường (DT): Theo tôi, kể ra cụ thể con số 5 cũng hơi khó đấy, cả tên tác giả lẫn tên tác phẩm. Giai đoạn này nếu có hiện tượng nổi bật thì lại rơi vào "đám cận vệ" già như Nguyễn Xuân Khánh, Bùi Ngọc Tấn hay gần đây là
Người sông Mê của Châu Diên. Ðiều này, nếu nhìn trên góc độ tiến triển thì vừa vui vừa buồn. Vui vì đó là những "cố gắng đáng cảm động của những nhà văn già", nhưng buồn là những người viết trẻ có triển vọng hình như có một cái gì đó bị tắt như Nguyễn Bình Phương trong tiểu thuyết hay Phan Thị Vàng Anh trong truyện ngắn. Nhưng tôi vẫn kỳ vọng và chờ đợi ở họ. Trong truyện ngắn, sau Phạm Thị Hoài, theo tôi, Vàng Anh là người có nội lực và tư tưởng nhất.
Lớp trung niên thì có "nhoe" lên một cái khá bất ngờ là
Ði tìm nhân vật của Tạ Duy Anh, có cố gắng tìm tòi về phong cách. Tôi cứ tưởng sau
Bước qua lời nguyền chỉ ở mức trung bình là đã hết vốn, nhưng tác phẩm mới nhất của Tạ Duy Anh đã bước qua được chính anh. Tôi có cảm giác như anh là một con ngài đã đục được kén để bay ra nhưng đôi cánh còn ướt nên bay chưa cao lắm...
Nói chung, cả ở trong tiểu thuyết, thơ, truyện ngắn vẫn trong một tình trạng loay hoay. Thơ đến bây giờ mà vẫn chưa thoát ra được quỹ đạo thơ năm 30 thì buồn lắm. Truyện ngắn thì sau Nguyễn Huy Thiệp, Phạm Thị Hoài vẫn chưa có ai thực sự gây sốc. Mà ngay cả Nguyễn Huy Thiệp gần đây cũng đã lặp lại. Thiệp là một nhà văn có nội lực nhưng gốc văn hóa không cao, khả năng thẩm định tác phẩm kém. Gần đây, Nguyễn Huy Thiệp rất lầm lẫn khi nhảy sang viết tiểu thuyết xuất phát từ một động cơ rất sai lầm là muốn chứng tỏ " viết tiểu thuyết cũng hay như truyện ngắn". Nguyễn Huy Thiệp đang làm tướng trong truyện ngắn tội gì lại đi làm tốt trong tiểu thuyết, điều đó rất đáng tiếc. Ngay cả gần đây khi viết tiểu luận, Thiệp cũng rất ngô nghê.
Nhà văn Trung Trung Ðỉnh (TTÐ): Ở ta, rất đáng tiếc là có những tác giả viết văn hay nhưng chả bao giờ được giải như nhà văn Thái Bá Lợi với những truyện ngắn, truyện vừa xuất sắc như:
Thung lũng thử thách,
Lòng cha,
Hai người trở lại trung đoàn và các tiểu thuyết như:
Bán đảo,
Họ cùng thời với những ai, và mới đây là
Trùng tu... Lại có những tác giả văn viết thì như búa bổ, thùng rỗng kêu to, giải to giải nhỏ gì cũng "kiếm" được, tiếp thị bằng cách lên ti vi, lên mặt báo trả lời phỏng vấn, nói năng cứ như đại văn hào. Thế thì khó mà tính được năm tác phẩm lắm bạn ơi!
SVVN: Hơn 700 hội viên Hội Nhà văn và rất nhiều nhà văn tự do khác, số lượng sách xuất bản hàng năm cũng cả trăm cuốn, vậy mà thử chọn ra 5 tác giả và 5 tác phẩm nổi trội trong hơn 10 năm qua khó đến thế sao? Có thể lý giải điều này như thế nào? Và "lực cản" nào, khách quan và chủ quan dẫn đến sự chậm tiến của văn chương Việt Nam trong 10 năm qua?
NN: Có rất nhiều lý do mà trong một cuộc trao đổi như thế này khó có thể nói hết. Nhưng theo tôi, một trong những lý do quan trọng là do hậu quả chung của nền giáo dục rất lắm vấn đề như chúng ta đều biết, các nhà văn trẻ của chúng ta khó lòng có được một nền tảng văn hoá cơ bản có thể giúp họ có được những đột phá và đi xa. Có lẽ tài năng văn học chúng ta không thiếu, nhưng nội lực chung của văn học thì không hậu. Có thể nói văn học ta đang đuối sức. Ðây là một vấn đề rất lớn, cần được nhìn nhận một cách thẳng thắn, và nghĩ cách giải quyết một cách nghiêm chỉnh.
Do những nguyên nhân khác nhau, chúng ta cũng bị tách biệt với sự phát triển của văn học thế giới quá lâu và quá xa. Ðến bây giờ có ít nhiều cởi mở hơn, thì tình hình sách dịch lại đang rất hỗn loạn. Những nhà văn trẻ có thể đọc trực tiếp văn học nước ngoài bằng nguyên bản ở ta hiện nay theo tôi biết chỉ đếm không đủ mười đầu ngón tay. Phải nói đó là một tình hình hết sức bất bình thường. Do vậy, những tìm tòi đổi mới của anh chị em cầm bút trẻ hiện nay thường rất lúng túng. Nó rất thiếu cơ bản và như vậy thì rất dễ sa vào chạy theo mốt, vay mượn, chắp vá...Cho nên, đôi lúc tôi nhìn anh em trẻ loay hoay tìm tòi rất tội, bởi anh biết dựa trên nền tảng nào mà anh tìm, khám phá. Những hiện tượng nếu có trong văn học Việt Nam cũng chỉ là may rủi hoặc trời cho thôi.
Anh Dương Tường có nói rằng một số tìm tòi đáng kể vừa qua lại rơi vào các nhà văn già. Theo tôi cũng dễ hiểu thôi: họ có cơ bản hơn. Nhưng ở tuổi ấy thì, đọc thật kỹ mà xem, vẫn không che dấu được sự gắng gượng! Ðúng là vừa đáng vui vừa đáng buồn.
DT: Tôi cũng đồng ý với quan điểm của anh Nguyên Ngọc. Nhà văn chúng ta... dốt quá. Không chịu học, không chịu đọc, lại mang cái bệnh "ếch ngồi đáy giếng", mới "nho nhoe" lên một tý cứ tưởng mình nhất thế giới. Nguyễn Huy Thiệp khi mới bật lên cũng tưởng mình nhất thế giới, thực ra cỡ như Thiệp ở Ðức, Mỹ, Nhật, Pháp... cũng có thể... vơ hàng tá!
Ngoại ngữ cũng là lực cản lớn để nhà văn chúng ta tiếp cận những dòng văn học mới của thế giới. Giới họa sỹ có đến 50% biết ngoại ngữ nên họ tiếp cận với hình thức của mỹ thuật mới thế giới rất nhanh trong khi cánh nhà văn trẻ thì đa số tiếp cận văn học thế giới qua bản dịch. Ðiều này cũng giống như ông bà già không có răng nên phải ăn trầu bằng cối giã nên mất hết cả mùi vị tiếp thụ. Sự trì trệ là điều đương nhiên.
SVVN: Thử nhìn vào những đóng góp văn chương của những cây bút trẻ thuộc độ tuổi U20, 30. Cuộc "bùng nổ" của truyện ngắn những năm đầu 90 và những giọng thơ "cách tân, phá vỡ truyền thống" gần đây đem đến những tín hiệu gì cho văn chương Việt Nam? Ai trong số họ có thể đi xa và được điểm lại trong... 10 năm nữa?
NN: Mấy năm gần đây, trong văn xuôi có hai tác giả trẻ triển vọng mà tôi rất thích là Nguyễn Ngọc Thuần và Nguyễn Ngọc Tư. Tư là một nhà văn trẻ miền sông nước Nam Bộ, viết rất có hồn về vùng đất này. Với Nguyễn Ngọc Tư dường như văn học ta đã trở lại hồn nhiên hơn, do đó cũng tươi tắn hơn, không còn phải "dấn thân" quyết liệt quá như trước. Trước một cây bút còn tươi tắn như Nguyễn Ngọc Tư, ta thường có cảm giác vừa mừng vừa lo. Lo sao cây bút rõ ràng giàu triển vọng này vừa ngày càng già dặn hơn, nhưng là già dặn một cách tự nhiên, không bị trở nên thông thái rởm như một số cây bút cũng từng rất hồn nhiên trước đây ở đồng bằng sông Cửu Long đã mắc phải.
Nguyễn Ngọc Thuần thì sáng lên với hai cuốn sách viết cho thiếu nhi. Hai cuốn sách của anh thậm chí ít nhiều khiến ta liên tưởng đến
Hoàng tử bé của S. Exupéry. Và một hiện tượng đẹp như vậy, cũng như tất cả những gì thật sự đẹp, đều đáng lo. Nó thường rất mong manh!
Nghe nói Nguyễn Ngọc Thuần cũng không đọc được ngoại ngữ. Tôi có một đề nghị tha thiết với các cây bút trẻ: hãy ra sức học ngoại ngữ đi!
DT: Trong thơ, tôi có cảm tình với 4 cây bút trẻ là Phan Huyền Thư, Vi Thuỳ Linh, Văn Cầm Hải và Nguyễn Hữu Hồng Minh. Tôi nghĩ họ là những giọng thơ đáng hứa hẹn, đáng tiếc là những vụ "đánh đấm" phê bình xung quanh hiện tượng Vi Thuỳ Linh không lành mạnh một chút nào. Cá nhân tôi thích thơ của Phan Huyền Thư hơn Vi Thuỳ Linh. Và Linh còn phải làm nhiều hơn để bớt số lượng và tăng chất lượng theo hướng bớt gây loá mắt bề nổi để lắng nghe lòng mình ở tầng sâu im lặng hơn. Tuy nhiên, thơ Linh là một biểu tượng giải phóng phụ nữ trong văn học.
Truyện ngắn thì tôi chú ý đến Bùi Hoằng Vị, một người có nội lực và đầy tiềm năng nhưng ít được ai chú ý. Theo tôi, 6 truyện ngắn trong tập truyện
Tầng trệt thiên đường của Vị đều thuộc vào loại xuất sắc.
TTÐ: Tôi thấy truyện ngắn của Thuỳ Linh đọc rất hay và sâu sắc, giọng văn của Vàng Anh, khối người viết theo. Thơ Vi Thuỳ Linh chả nhẽ toàn hay toàn dở? Tôi đọc thấy khác trước nhiều và điều đó rất quan trọng.
Cơ hội của Chúa của Nguyễn Việt Hà cũng thế, nó khác trước là đáng mừng lắm thay. Còn khác thế nào lại là một chuyện khác!
SVVN: Những cuộc tranh luận, phê bình văn học gần đây chủ yếu là tập trung vào những sai lầm về học thuật hay cách giảng dạy văn học trong nhà trường. Rất ít có những bài phê bình văn chương đương đại một cách thấu đáo. Hoặc nếu có thì cũng chỉ là "những vụ báo động giả, những cuộc cãi vã nhỏ nhặt và chưa kịp bùng đã tắt ngấm" [1] . Thực ra thì do văn chương đương đại Việt Nam không có gì để phê bình hay không có phê bình văn học?
DT: Cả hai. Phê bình văn học của ta hàng chục năm qua vừa lạc hậu vừa sợ đụng đến những chuyện gai góc. Có được một ông hay "phang" thì lại "phang bừa". Nhưng khốn nỗi, anh ta "xơi" các giáo sư cũng có nhiều cái đúng! Gần đây, cây bút phê bình trẻ Nguyễn Thanh Sơn cũng có nhiều tín hiệu, có giọng mới, tư duy mới và quan trọng là có kiến thức.
TTÐ: Tôi thấy những sách hay của ta mấy khi thấy các nhà phê bình phát hiện được? Gần như là giê-rô! Cả những sách dở nữa, họ toàn mách cấp trên sai để đến nỗi có cuốn bị đánh oan. Ðại đa số họ đọc văn theo lối của những kẻ cơ hội, nghĩa là nghe ngóng xem dư luận trong giới và dư luận xã hội thế nào, sau đó là ra tay "phang" hoặc "tâng bốc"
SVVN: Theo ông, để có được những tác phẩm hay, vượt lên trên cái gọi là "có nền nhưng không có đỉnh" của văn chương VN hiện nay cần những yếu tố gì?
TTÐ: Tôi thấy cô Vệ Tuệ của Trung Quốc sinh năm 1973 mà múa bút hoạt náo thế, chắc có nhiều "yếu tố" lắm, nhưng họ cũng chưa cho là "đỉnh" đâu!
NN: Cái cần nhất của chúng ta bây giờ là "khai hóa" lại văn học, trang bị cho những người viết trẻ những lớp triết học, lý luận cơ bản và mới nhất của thế giới. Chuyến đi Mỹ vừa rồi, tôi tha về khoảng 100kg...sách, chuyến đi Pháp năm ngoái cũng vài chục cuốn, đều là những cuốn sách quý cả. Tôi đã bàn với Vàng Anh bên NXB Trẻ, để thành lập một tủ sách triết học cho những người mới bắt đầu. Tôi cũng có một đề nghị nhưng không biết có được nghe, là Nhà nước nên dồn sức và làm trong vòng 50 năm liền để dịch ra tiếng Việt những tác phẩm lớn, cơ bản của thế giới mà chúng ta bỏ qua trong nhiều năm qua. Chúng ta phải có một "ưu tư chiến lược" chứ không thì tội cho lớp trẻ lắm! Tôi nghĩ văn học chỉ phát triển được trên nền tảng của văn hoá xã hội.
DT: Khoan hẵng bàn đến chuyện đỉnh, hãy lo đắp cái nền của văn học cho chắc cái đã. Khi đã có một cái nền chắc thì sẽ có đỉnh thôi. Cái cần nhất bây giờ là cố gắng của những người tâm huyết, những người lót đường, "điếu đóm" của thế hệ trước nhằm mang lại những tinh hoa nhất của thế giới cho những người viết trẻ hiện nay.
[1]ý kiến của Nguyên Ngọc