trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 227 bài
  1 - 20 / 227 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcVăn học Việt Nam
Loạt bài: Hồ sÆ¡ Nhân văn-Giai phẩm
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121 
16.7.2008
Huy PhÆ°Æ¡ng
Phê bình và đả kích, một mặt của chủ nghĩa hiện thực xã hội
 
1956 là một năm bản lề đối với toàn bộ khối XHCN trước đây. Đại hội 20 của Đảng Cộng sản Liên Xô cuối tháng Hai 1956 với “Báo cáo mật” của Nikita Khrushchev về những tội trạng của Stalin mở ra một giai đoạn “tan băng” ngắn ngủi nhưng cũng đủ để dẫn đến những biến động quan trọng trong các nước XHCN. Tháng Tám 1956, Hội Văn nghệ Việt Nam tổ chức một lớp học 18 ngày về đường lối cải cách chống tệ sùng bái cá nhân tại Liên Xô. Trong chừng mực nào có thể xếp phong trào Nhân văn-Giai phẩm tại Việt Nam vào bối cảnh quốc tế do sự kiện nói trên mở ra, đó là đề tài còn cần được nghiên cứu. Trong loạt tư liệu do Lại Nguyên Ân sưu tầm và biên soạn sau đây, chúng tôi xin giới thiệu một số bài đăng trên báo Văn nghệ trong khoảng thời gian từ tháng Tám 1956 đến đầu năm 1957, với thư kí toà soạn là Nguyễn Đình Thi. Đây cũng là giai đoạn mà các số Giai phẩm và 5 số Nhân văn ra đời. Số Giai phẩm mùa Xuân đầu năm 1956 bị tịch thu cũng được in lại trong thời gian này.
talawas
Văn nghệ hiện thực nhằm miêu tả chân thực cuộc sống. Trong việc miêu tả đó có bao hàm thái độ của nhà văn nghệ đối với xã hội. Thái độ ấy gồm có hai mặt: khenchê, hoặc nói một cách khác, ca ngợiphê bình. Tác dụng tích cực của văn nghệ chính là ở chỗ đó. Chính vì chỗ đó mà chúng ta thường nói: văn nghệ là một vũ khí đấu tranh sắc bén.

Trước đây chúng ta thường phân biệt hai thứ hiện thực: hiện thực phê bình hoặc đả kích, xem như là một loại riêng của xã hội tư bản; và hiện thực xã hội chủ nghĩa có biểu hiện hướng đi lên, (v.v…) xem như là một kiểu hiện thực riêng của xã hội chủ nghĩa. Nếu do đó mà hiểu rằng hai thứ hiện thực ấy khác hẳn nhau về phương pháp và tính chất, hiểu rằng trong chủ nghĩa hiện thực xã hội không có yếu tố phê bình, đả kích thì đó là một nhận thức không đúng. Sự thực, hiện thực xã hội chủ nghĩa gồm có hai mặt: một là ca ngợi cuộc sống mới, con người mới, đề ra triển vọng và hướng đi lên của xã hội, v.v… đó là mặt tạm gọi là xây dựng và lãng mạn cách mạng; thứ hai là: phê phán những tàn tích của xã hội cũ, đả kích những tệ tục còn tồn tại hoặc mới nảy nở ngay trong quá trình phát triển của cách mạng v.v…, đó là mặt phê bình hoặc gọi là phê phán, đả kích.

Điều này hoàn toàn không phải do những người văn nghệ muốn hay không muốn, không phải do ý định tô hồng hay bôi đen này nọ của tác giả. Nó là một đòi hỏi của thực tế xã hội; thực tế ấy là sự đấu tranh giữa cái cũ và cái mới, giữa cái tiến bộ và cái thoái hóa, giữa cái tốt và cái xấu, một cuộc đấu tranh rất quyết liệt diễn ra hàng ngày trong cuộc sống. Cuộc đấu tranh ấy đã bắt đầu từ nghìn năm về trước qua các chế độ xã hội và sẽ còn tiếp tục lâu dài sau này nữa.

Do đó chúng ta thấy trong những tác phẩm hiện thực của xã hội phong kiến và tư bản không phải chỉ đơn thuần có một mặt vạch cái xấu, đả kích, phủ nhận mà không xây dựng gì. Hài kịch của Mô-li-e bên cạnh những nhân vật phản diện cũng có cả những nhân vật chính diện; tác phẩm của Ban-dắc vạch những tội lỗi của bọn địa chủ, bọn tư sản hãnh tiến nhưng đồng thời cũng bênh vực cho những nạn nhân của đồng tiền, ca ngợi những tâm hồn trong trắng bị xã hội vùi dập… Chỉ có một điều, tác dụng chủ yếu của các tác phẩm ấy vẫn là đả kích, vẫn là phủ nhận, không những chỉ là những thói hư tệ xấu của những con người mà thôi mà có khi còn gián tiếp lên án cả một chế độ, phủ nhận cả một thực tế xã hôi. Một mặt khác, hoàn cảnh lịch sử và ý thức tư tưởng của nhà văn lúc bấy giờ cũng chưa cho phép nhà văn có thể nêu lên một lối thoát nào, một hướng đi nào cho cái xã hội đương thời.
Trong hoàn cảnh xã hội chúng ta, mặc dầu đã có chế độ tốt đẹp, đã có một lý luận cách mạng soi đường cho bước tiến của quần chúng, như thế không có nghĩa là mọi thói hư tật xấu của xã hội và của con người đã có thể tự khắc chấm dứt ngay. Chế độ không phải là một đạo bùa linh nghiệm một lúc có thể cải lão hoàn đồng cả một xã hội. Vì xã hội và con người là một sự tiếp tục ; xã hội cũ, và xã hội mới cũng là một sự tiếp tục, một khối thống nhất đang phân hóa, đang biến đổi. Cho nên không có lý do gì nhà văn khi nhìn vào cuộc sống chỉ thấy toàn những điều tốt đẹp, thanh bình như ở một thời Nghiêu, Thuấn lý tưởng nào đó. Cái khác căn bản của hiện thực mới chỉ là ở chỗ chúng ta chỉ đả kích phê bình những thói hư, tệ xấu của xã hội nhưng vẫn tán thành chế độ, vẫn ca ngợi chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa cộng sản.

Nói như vậy, tôi muốn trình bày một điều: cần phải phân biệt phê bình xã hội với phê bình chế độ. Xã hội là thực tế của cuộc sống và con người có tốt, có xấu. Chế độ là một hình thức chính trị, một chủ nghĩa, một phương hướng cách mạng… Chế độ ta đang đấu tranh và tạo nhiều điều kiện thuận lợi cho việc cải thiện xã hội. Nhưng không nên nghĩ rằng có chế độ tốt là hoàn cảnh xã hội đã tự khắc tốt ngay (ngay bản thân chế độ trong quá trình phát triển và trưởng thành của nó cũng không phải là không có những khuyết điểm sai lầm tạm thời). Hiện nay qua các cuộc tranh luận văn nghệ hoặc các bài phê bình trên mặt báo (nhân một số bài vở trong Giai phẩm mùa thu và báo Nhân văn), nhiều khi chúng ta vẫn còn lầm lẫn ở chỗ đó.

Theo ý tôi có phân biệt được điều này mới hiểu được tại sao dưới chế độ phong kiến và tư bản vẫn có thể xuất hiện một số tác phẩm đả kích vào một tập đoàn phong kiến hoặc một bộ phận nào đấy của giai cấp tư bản. Điều đó chính vì ngay bọn cầm quyền chính trị trong xã hội phong kiến và tư bản cũng không tán thành một số bộ phận thuộc tầng lớp phong kiến và tư bản. Những bộ phận này trong khi lộng hành, trong khi phát triển đến cao độ những thủ đoạn ngang ngược, trắng trợn của chúng chính cũng làm mất "nhân tâm" và có khi xâm phạm ngay đến cả cái trật tự an ninh của chế độ thống trị đương thời. Chính vì lẽ đó mà trong nhiều trường hợp và ở một mức độ nhất định, ta thấy hình như trong xã hội phong kiến và tư bản, nhà văn vẫn được hưởng một quyền tự do tư tưởng và tự do sáng tác nào đấy. Tất nhiên, ngoài ra còn nhiều lý do phức tạp khác nữa bắt nguồn từ cái cơ cấu đầy rẫy mâu thuẫn của bản thân chế độ phong kiến, tư bản mà chúng tôi chưa thể phân tích đầy đủ trong phạm vi bài này.

Lại nói đến xã hội ta. Trong hoàn cảnh hiện tại của xã hội chúng ta, bên cạnh những thành tựu lớn lao đã thu được trong sự nghiệp giải phóng con người, cải thiện cuộc sống tinh thần và vật chất của quần chúng, ngay trong lòng cuộc sống tươi vui đang trên đà phát triển và nẩy nở, vẫn song song tồn tại những tệ tục, những khuyết điểm nghiêm trọng luôn luôn tấn công và đe doạ sự phát triển của Cách mạng. Những tệ tục khuyết điểm ấy là những tàn tích của xã hội cũ để lại, hoặc là những hiện tượng mới do trình độ ấu trĩ của Cách mạng mà sinh ra, hoặc là những bệnh tật − theo ý tôi − nó là những bệnh kinh niên của con người của mọi thời đại, những bệnh tật mà loài người còn phải đấu tranh lâu dài lắm mới khắc phục được.

Sự phát triển của những tệ tục, những thói hư tật xấu ấy có khi công khai, có khi bí mật, khi tinh vi, khi trắng trợn. Người văn nghệ cần phải thật dũng cảm, cần phải kiên nhẫn đi sâu vào thực tế cuộc sống của quần chúng, mới lật được nó ra trong những ngóc ngách phức tạp của cuộc đời và của tâm hồn con người. Thái độ của nhà văn trước tác phẩm của mình phải là thái độ kiên quyết bảo vệ chân lý. Có như vậy thì nhà văn mới có được lòng yêu thương, giận ghét rành mạch, mới có được nhiệt tình cách mạng đầy đủ để tăng thêm chất đấu tranh cho tác phẩm của mình. Và cũng chỉ có như vậy thì nhà văn mới xứng đáng là người viết sử trung thực của thời đại và người kỹ sư tâm hồn, dùng con mắt của mình rọi chiếu vào mọi góc cạnh bí ẩn nhất của cuộc sống. Ở trên, tôi có nói đến tinh thần dũng cảm của nhà văn. Đúng như vậy, nhà văn nếu muốn làm được cái sứ mệnh phát hiện lên những vấn đề xã hội, tất nhiên không thể nào không phải đương đầu với những sóng gió của cuộc đời, đương cầu với sức phản ứng của những lực lượng phản tiến bộ, có khi ngụy trang dưới hình thức của công lý, và của chính nghĩa.

Ngay đến nhà thơ lớn Mai-a-cốp-ski ở Liên Xô, trong một chế độ dân chủ, cũng đã phải phấn đấu vô cùng gian khổ trong bao nhiêu năm với những tập quán, những tệ tục, những điều vu cáo, sỉ nhục của một số người xung quanh để bảo vệ lấy chân lý và bảo vệ những tác phẩm của mình.

Ở nước ta, trong 10 năm qua, có thể nói chúng ta đã thiếu cái tinh thần dũng cảm đó. Do chỗ thiếu cái tinh thần dũng cảm đó trước cuộc sống, cho nên chưa nói đến việc phê bình những phía đen tối trong xã hội, ngay đến việc ca ngợi chế độ này, cuộc sống mới này, chúng ta cũng chỉ làm được một cách hời hợt, sơ lược, và công thức. Tiếng nói của chúng ta chẳng những chỉ là tiếng nói một chiều, mà còn là một tiếng nói yếu đuối, vụng về. Cỗ xe văn nghệ thiếu hẳn một bánh xe đi từng bước dò dẫm, khập khểnh trên con đường khúc khuỷu của cách mạng. Biết bao nhiêu lần mỗi khi viết trọn một bài thơ, hoàn thành một tập truyện − tất nhiên cũng có cái thỏa mãn nói được một phần nào cái sự thực tốt đẹp của cuộc sống mới và những con người mới mà chúng ta yêu tha thiết − nhưng chúng ta không khỏi có lúc thấy nặng trĩu trong lòng một nỗi băn khoăn: bài viết hôm nay đã có những gì khác với bài viết hôm qua, đã đề xuất ra được một vấn đề gì mới cần phải suy nghĩ cho những người sẽ đọc chúng ta. Và khi buông bút, trở về với cuộc sống hàng ngày, chúng ta không khỏi thấy một cái gì gần như là một nỗi thất vọng, bực bội với chính mình, thấy rằng hình như chưa nói được những gì đang nóng bỏng trong lòng, những bất bình, những thắc mắc đối với cuộc sống còn nhiều bất công vô lý chung quanh. Nhưng nghĩ như thế nhưng chúng ta vẫn không dám làm, không dám viết như ý nghĩ. Mỗi lúc cầm bút ta lại vẫn không đủ can đảm nói lên sự thực: ngọn bút lại hiền lành đi vào cái nếp một chiều, lắm khi giả tạo, như một con cừu lười biếng quen theo lối cũ.

Và cứ như thế, qua tác phẩm của chúng ta, cuộc sống như không có gì đáng băn khoăn nữa cả, trong khi trong lòng chúng ta và ngay trong lòng cuộc sống, bao nhiêu va chạm, xung đột, bao nhiêu lo âu, thắc mắc, đang sục sôi.

Những tác phẩm một chiều ấy không thể đi sâu vào lòng quần chúng. Người đọc chép miệng thấy tác phẩm xa lạ với mình. Một mặt khác nó gieo rắc một tâm lý thỏa mãn và dễ dãi đến mức lười biếng, một tâm lý bưng bít và sợ hãi sự thực, tạo điều kiện cho những tệ tục càng mạnh mẽ phát triển trong bóng tối của công luận.
Lác đác gần đây trên báo Văn nghệ có thấy đăng một số thơ của Mai-a, truyện của Sê-khốp đả kích những kẻ nịnh hót, đạo đức giả. Rồi đến những mẩu châm biếm nhỏ trong mục Nụ cười. Những "nụ cười" này chỉ mới là những cái cười hiền lành cũng đã gây phản ứng trong một số người đọc. Phản ứng đối với một số bài vở trong Giai phẩm mùa thu và báo Nhân văn càng rộng rãi và kịch liệt hơn. Tôi không nói đến những khuyết điểm bản thân của những nụ cười, và những bài vở đó. Sự phản ứng của một số chúng ta đôi khi hơi khe khắt, thiếu độ lượng, thậm chí đi đến chỗ qui kết, chụp mũ cho nhau chứng tỏ chúng ta đã "mất thói quen" đối với loại văn đó.

Theo tôi quan niệm, hiện nay chúng ta cần chú ý nhiều hơn nữa đến yếu tố "phê bình" khi nói đến hiện thực xã hội chủ nghĩa và nên đặt thành vấn đề tranh luận rộng rãi để đi đến chõ thống nhất ý kiến.

Về cụ thể, trong tác phẩm chúng ta nên chú ý nhiều hơn đến những hiện tượng đấu tranh tư tưởng trong xã hội, sự xung đột giữa cái cũ và cái mới, cái xấu và cái tốt. Trước đến nay, nhân vật phản diện trong tác phẩm thường chỉ là đế quốc với phong kiến. Còn trong hàng ngũ nhân dân thì cơ hồ như đã đại đoàn kết cả rồi, không còn người nào, không có việc gì cần phê bình công kích nữa. Đó là một trong những nguyên nhân làm cho tác phẩm nào cũng ửng một màu hồng vô tội vạ mà người đọc đã bắt đầu không chịu được nữa.

Lại có những trường hợp, trong tác phẩm chúng ta chỉ nêu một hiện tượng xấu, một nhân vật xấu mà không cần giải quyết, không cần xây dựng hướng đi lên, có được không? Điều này gần đây chúng ta đã tranh luận nhiều và còn nhiều ý kiến đang phân tranh. Theo ý của tôi cái đó tùy theo tài năng, cá tính của tác giả và hoàn cảnh xã hội. Nếu bản thân tác giả thấy việc "xây dựng hướng đi lên" ấy giả tạo, gò ép đối với mình, hoặc ngay trong xã hội vấn đề mình đặt ra thực tế còn chưa được giải quyết thì cũng không cần thiết phải có một cái đuôi "vui vẻ cả, dĩ hòa vi quí" cho tác phẩm. Như thế, thì tác dụng giáo dục của tác phẩm sẽ như thế nào? Thiết nghĩ rằng: bất cứ một sự thực nào − dù là một sự thực xấu − khi đã dựng lên được một cách trung thực sinh động và có lý lẽ thì đều có tác dụng giáo dục. Nếu đưa lên một hiện tượng xấu bằng một cách nào đó làm cho người đọc phải phỉ nhổ nó, lên án nó và thấy rằng nó không thể có lý do tồn tại ở xã hội này nữa thì tác phẩm vẫn có tác dụng giáo dục sâu sắc. Loại truyện "đặt vấn đề" và không giải quyết này không ít ở Liên Xô. Một vài truyện ngắn của Ô-vet-kin chúng ta đã được đọc gần đây cũng thuộc về loại này.

Ngoài ra, còn có thể phát triển những loại văn thuần túy phê bình và đả kích. Theo ý tôi, vẫn có thể có một nhà thơ yêu tha thiết chế độ, yêu tha thiết cuộc sống này, nhưng suốt đời chỉ làm thơ đả kích, làm nhiệm vụ của "người công an và người y sĩ tinh thần", phòng ngừa những thói bất lương và bệnh tật cho xã hội. Nói như vậy, chúng ta không lo rằng rồi đây sẽ sinh ra một khuynh hướng chỉ toàn đi tìm những ngóc ngách tối tăm của cuộc đời, trong tác phẩm chỉ toàn thấy một giọng đả kích châm biếm. Cuộc sống hiện tại của chúng ta căn bản vẫn là một cuộc sống tốt đẹp, phong phú tình yêu và hy vọng, lớn lao và cũng phức tạp vô cùng, khả năng và cá tính của văn nghệ sĩ chúng ta cũng trăm hình muôn vẻ, mỗi người mỗi khác, nhất thiết chẳng phải vì có năm bảy người đả kích mà không còn ai muốn ca ngợi những phía tốt đẹp của xã hội nữa.

Trong vấn đề văn nghệ đả kích còn có một vấn đề phụ thuộc thường làm cho chúng ta suy nghĩ nhiều. Đó là vấn đề thái độ, phương pháp. Thái độ thế nào cho đúng "mức"? Phê bình thế nào cho sâu sắc mà vẫn còn giữ được tình nghĩa bạn bè? Đả kích thế nào để khỏi lầm lẫn giữa ta và địch?

Đó là một vấn đề phức tạp và khó khăn cần phải trao đổi nhiều giữa chúng ta. Chỉ có một điều đã gọi là phê bình đả kích thì về mặt thái độ cũng nên cho phép nhà văn được thật rộng rãi. Có điều chỉ đáng phê bình thân ái, vừa nói vừa mỉm cười với nhau, nhưng cũng có những điều cần mỉa mai, châm biếm, gay gắt, đập một cách không thương xót. Cái đó tùy theo trường hợp và tùy theo cá tính của nhà văn.

Truyện Sê-khốp có cái mỉa mai chua chát "càng lắng càng đau". Nhưng thơ Mai-a lại có cái khí thế giận dữ, sát phạt, khi Mai-a đánh vào những tên nịnh hót thì ai cũng thấy đó quả là "đánh một cái chết tươi"! Kẻ chết tươi đây không phải là cá nhân ai, nhưng chính là những tệ tục, những thói xấu thù địch của chủ nghĩa cộng sản. Cái khác nhau khi ta đả kích vào "ta" và đả kích vào "địch" cũng là ở chỗ ấy. Đả kích vào ta chỉ là đả kích vào bộ phận, vào cá nhân, vào hiện tượng cá biệt hoặc đột xuất của xã hội ; đả kích vào địch là nhân một trường hợp mà lên án cả một chế độ, một bản chất xã hội.

Chúng ta sẽ lại nghĩ nếu phát triển lối văn phê bình và đả kích có sợ địch lợi dụng không? Tất nhiên kẻ địch sẽ không từ chối chộp lấy bất cứ một cơ hội nào để xuyên tạc, vu cáo và nói xấu chế độ ta. Nhưng vấn đề là sự vu cáo, nói xấu của chúng có tác dụng bao nhiêu, có tác dụng thế nào trong quần chúng. Về chỗ này có thể nói rằng nhân dân miền Nam yêu chế độ miền Bắc nhất thiết không phải hoàn toàn chỉ vì họ nghĩ rằng ở miền Bắc tuyệt đối không còn có một tệ tục, một con người nào xấu xa, lầm lỗi nữa. Họ yêu chế độ miền Bắc chủ yếu vì họ tin rằng dưới ánh sáng của chế độ dân chủ nhân dân, xã hội miền Bắc đang đấu tranh để bài trừ mọi tệ tục và cải tạo những người xấu trở nên những người tốt. Còn miền Nam thì trái lại, đó là nơi chế độ phát xít của Mỹ Diệm đang khuyến khích mọi thứ bóc lột, đàn áp, bất công và vô lý, đó là nơi con người càng ngày càng bị đẩy vào trụy lạc, sa ngã, bóng tối đang có đủ điều kiện để chồm lên ngự trị hết mọi ngóc ngách của cuộc đời. Nếu chúng ta phê bình những sai lầm của ta một cách cụ thể, chính xác, quang minh chính đại, thì điều đó chỉ càng chứng tỏ cho mọi người rằng xã hội chúng ta đang lớn mạnh và chế độ chúng ta ngày càng tốt đẹp. Điều đó cũng là điều làm cho chúng ta càng phải suy nghĩ, phải thận trọng mỗi khi cầm bút để làm thế nào cho tác phẩm của chúng ta không trở thành chiếc gậy đánh con chuột nhắt mà làm vỡ cả chiếc lọ quí, trở thành "viên đá tảng của con gấu" vô tình giết chết cả bạn mình.

*


Vấn đề hiện thực xã hội chủ nghĩa là một vấn đề bao la, rộng rãi, vấn đề phê bình, đả kích cũng là một vấn đề rất lớn cần được tranh luận tập thể và lâu dài.

Nhân mấy vấn đề thời sự văn nghệ nóng hổi, và cũng nhân một số băn khoăn cá nhân tôi xin trình bày lên ở đây một số ý kiến lẻ tẻ, chưa đủ điều kiện sắp xếp thành lý luận, tạm gọi là nêu thắc mắc và đặt vấn đề. Mong các bạn chung quanh có nhiều kinh nghiệm hơn, cùng góp ý kiến.
Nguồn: Báo Văn nghệ, Hà Ná»™i, s. 142 (11.10.1956), tr. 7, 9. Lại Nguyên Ân biên soạn.