trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 177 bài
  1 - 20 / 177 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Điểm nóngChính trị Việt Nam
Loạt bài: Tây Tạng, Việt Nam và Thế vận há»™i Bắc Kinh 2008
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28 
29.4.2008
Aude Genet
Việt Nam sẵn sàng cho buổi rước đuốc Thế vận hội, an ninh được thắt chặt
Vy Huyền dịch
 
Thành phố Hồ Chí Minh (AFP) – Thành phố lớn nhất Việt Nam đã sẵn sàng cho chặng rước trong hành trình đầy trắc trở của ngọn đuốc Thế vận vào thứ Ba này, háo hức để bảo đảm một hành trình êm thấm, trong khi một số nhà hoạt động thông báo sẽ thực hiện các cuộc biểu tình bất bạo động chống Trung Quốc.

Ngọn đuốc Olympic đã đến Việt Nam (Ảnh: BBC Việt ngữ)
Ngọn đuốc Thế vận hội Bắc Kinh từ Bắc Hàn đến Thành phố Hồ Chí Minh vào tối ngày thứ Hai, trước cuộc rước được dự định sẽ bắt đầu dưới sự bảo vệ nghiêm ngặt vào lúc 11:30 tối giờ Quốc tế, 101 ngày trước lễ khai mạc Thế vận hội.

Theo các quan chức, khoảng 60 người sẽ cầm ngọn đuốc từ khu vực Nhà hát thuộc trung tâm thành phố dọc theo một lộ trình khoảng 10 đến 13 km đến Nhà thi đấu Quân khu 7, gần phi trường quốc tế.

Thành phố từng được mang tên Sài Gòn này là nơi có cộng đồng người Hoa sinh sống đông nhất.

Theo dự kiến, an ninh sẽ được thắt chặt, nhưng các quan chức thành phố không cho biết có bao nhiêu công an sẽ được dàn trải và hoàn toàn kín tiếng về những chi tiết sau khi có việc bắt giữ một số nhà hoạt động dân chủ chống Trung Quốc vào tuần trước.

Những cuộc biểu tình ủng hộ Tây Tạng đã diễn ra trong suốt các chặng mà ngọn đuốc đi qua, bao gồm London, Paris va Caberra, nhưng với những người trẻ Việt Nam và những nhà hoạt động yêu nước thì điều thôi thúc [cho cuộc biểu tình lần này] là sự tranh chấp lâu dài của đất nước này với kẻ láng giềng phương bắc.

Cả Bắc Kinh và Hà Nội đều trong số những nước thừa nhận chủ quyền đối với quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa ở vùng Nam Hải, trong một tranh chấp vào cuối năm ngoái đã dẫn đến hàng loạt những cuộc biểu tình hiếm thấy ở một đất nước độc đảng như Việt Nam.

Những nhà lãnh đạo cộng sản của cả Việt Nam và Trung Quốc thường nhấn mạnh tình đồng chí giữa hai nước, và Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng tuần trước đã hứa hẹn với Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Dương Khiết Trì, trong chuyến thăm của ông này, rằng buổi rước đuốc sẽ được diễn ra êm thấm.

Thủ tướng cảnh báo rằng những “lực lượng phản động” sẽ lợi dụng cơ hội để chống phá sự kiện này, sử dụng thuật ngữ của phe cộng sản khi nói đến những người hoạt động dân chủ.

Công an Việt Nam đã thẩm tra và giam giữ một số nhà hoạt động và thứ Sáu vừa rồi đã trục xuất Vương Hoàng Minh, một kỹ sư hoá người Mỹ gốc Việt, người bị bắt với những áo thun mang dòng chữ “Huy chương vàng cho sự đàn áp”.

Nhóm Phóng viên Không Biên giới hôm thứ Tư kêu gọi Việt Nam trả tự do cho nhà báo Nguyễn Hoàng Hải, một thành viên trong Hội Những nhà báo Tự do, người mà theo Bộ ngoại giao Việt Nam bị giam giữ vì trốn thuế.

Nhóm nhỏ những nhà hoạt động chính trị, cả trong và ngoài nước, đã không hề giấu diếm những dự định thực hiện những cuộc biểu tình bất bạo động tại Thành phố Hồ Chí Minh và Hà Nội.

Lê Trung Thành, một sinh viên kiến trúc hiện đang theo học tại Đài Loan, người sử dụng tên trên blog là “Blacky”, đã viết một lá thư gởi đến ông Dũng tuần trước, thông báo những dự định cho cuộc biểu tình và kêu gọi công an “bảo đảm trật tự và an toàn cho đoàn người biểu tình”.

Anh ta viết “Nếu chúng ta im lặng tức là đồng ý mất Hoàng Sa Trường Sa”, để nói đến những quần đảo đã gây nên sự giận dữ mạnh mẽ ở Việt Nam.

Hàng trăm bạn trẻ đã xuống đường bên ngoài lãnh sự quán Trung Quốc ở đây vào tháng Mười hai vừa qua, trong những đợt biểu tình nhỏ được Việt Nam thoáng chấp nhận trước khi dàn trải hàng ngàn cảnh sát chống bạo động vào những tuần sau đó để ngăn chặn những đợt biểu tình lập lại.

Việt Nam bị Trung Quốc cai trị như một nước chư hầu ở phía Nam trong gần một ngàn năm và sau đó tiếp tục bị những triều đại sau này xâm chiếm.

Đa số những anh hùng dân tộc của người Việt Nam là những người lãnh đạo chống lại quân xâm lược phương bắc.

Cuộc chiến biên giới gần đây nhất giữa Trung Quốc và Việt Nam là vào năm 1979, nhưng những lãnh đạo Hà Nội và Bắc Kinh, hai trong số năm nước cộng sản còn lại của thế giới, từ đó đã bình thường mối quan hệ và trở thành những bạn hữu kinh tế.


Bản tiếng Việt © 2008 talawas