trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 51 bài
  1 - 20 / 51 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Văn họcVăn học Việt Nam
Loạt bài: Hồ sÆ¡ Nhân văn-Giai phẩm
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49   50   51   52   53   54   55   56   57   58   59   60   61   62   63   64   65   66   67   68   69   70   71   72   73   74   75   76   77   78   79   80   81   82   83   84   85   86   87   88   89   90   91   92   93   94   95   96   97   98   99   100   101   102   103   104   105   106   107   108   109   110   111   112   113   114   115   116   117   118   119   120   121 
12.2.2007
Từ Bích Hoàng
Vạch thêm những hoạt động đen tối của một số cầm đầu trong nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm
 
Trong số cầm đầu nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm, phải kể đến Trần Dần, Tử Phác, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh. Bọn này đã đóng một vai trò rất quan trọng và nguy hiểm, núp dưới danh nghĩa “văn nghệ sĩ kháng chiến, văn nghệ sĩ bộ đội” để lôi kéo quần chúng đánh lại Đảng và chế độ.

Trên các báo chí gần đây, nhiều đồng chí đã vạch rõ bộ mặt thực của họ. Vạch rõ hơn nữa sự thực về họ, vẫn là một việc cần làm, nên tôi sẽ góp thêm những điều tôi biết về họ. Bên cạnh, còn một số người nữa, trước đây cũng ở trong Văn nghệ Quân đội nhưng đã cố tình chạy theo nhóm tay tư đó để chống lại lãnh đạo trong quân đội, sau này lại tích cực tham gia nhóm Nhân văn-Giai phẩm, gây nhiều tác hại, cũng cần được nói tới ở đây. Đó là Phùng Quán, Trần Công, Quế Lâm, Trúc Lâm… Tôi cũng sẽ nói những điều tôi được biết về họ.

Tôi gắng bổ sung những điểm mới và nêu lên sự liên quan giữa họ với nhau trong hành động phá hoại suốt 3 năm qua.


Thời kỳ “đấu tranh chính sách” trong Văn nghệ Quân đội đầu năm 55

Về thời kỳ này đã có nhiều bài nói rõ rồi. Tôi chỉ thêm mấy điểm.

Từ Trung Quốc về, Trần Dần còn mang theo một bài thơ dài “Tiếng trống tương lai” trong đó Trần Dần gọi cán bộ chính trị là “người bệnh”, “người ròi”, “người ụ”. Đó chỉ có thể là cách nhìn của bọn thù địch đối với cán bộ của Đảng. Đủ biết sự hằn học của Dần lúc bấy giờ đã nặng đến thế nào! Không ngạc nhiên khi thấy Dần mới bước về Phòng Văn nghệ Quân đội đã đả kích luôn lãnh đạo, rồi nhân một số thắc mắc của anh em về công tác, Dần lợi dụng phát động từng người và biến thành một cuộc đấu tranh đối lập với lãnh đạo, lấy “áp lực quần chúng” hòng buộc lãnh đạo phải chấp nhận những yêu sách thoát ly chính trị, thoát ly quân đội như ta đã biết. Chính Trần Dần đã thú nhận tính chất hoạt động này của họ.

Cục Tuyên huấn bảo anh em nghiên cứu lại bản đề nghị, Dần không chịu, bỏ mặc và phá phách ngày một dữ hơn. Dần lôi kéo được một số phá phách theo mình. Trần Công quá khích ăn nói lung tung: “Sống trong vòng K.50 (ý nói trong doanh trại, bên ngoài có bộ đội gác) nghẹt thở quá!” Những luận điệu vô kỷ luật này rất phù hợp với chủ trương “phải phá mà ra” của Trần Dần và mở đường cho bọn Dần càng đi sâu vào cạm bẫy của tư sản. Hoàng Cầm, Quế Lâm chơi bời lăng nhăng, định bỏ vợ cũ lấy vợ mới, tổ chức khuyên can nhưng Dần lại gợi ý cho Cầm: “Chỉ có ra bộ đội mới bỏ vợ được”. Biết Hoàng Tích Linh vốn có tư tưởng địa vị nặng và lâu năm, Trần Dần khích: “Quân đội chỉ sử dụng, không bồi dưỡng văn nghệ sĩ”. Luận điệu vu khống này đã đánh trúng sự bất mãn kèn cựa trong Linh. Linh trở thành một phần tử rất xấu. Trần Dần đưa Mai-a ra làm chiêu bài, xuyên tạc cuộc đời cách mạng vĩ đại của Mai-a, để tự phỉnh nịnh mình và lừa bịp người khác. Dần đã vỗ ngực cho mình “Cộng sản hơn Đảng, ra Đảng để phục vụ Đảng nhiều hơn”. Thực tế 3 năm qua chứng tỏ Dần đã chạy theo địch đánh lại Đảng quyết liệt. Nhưng những câu “cách mạng đầu lưỡi” ấy, Phùng Quán đã nuốt ngon lành. Quán ngang nhiên chống lại sự khuyên răn của tập thể đối với Dần, to tiếng tán thành việc Dần ra Đảng, ra quân đội. Còn đối với số anh em khác không theo Dần, đấu tranh với những sai lầm của Dần thì bọn Dần nhìn bằng con mắt hằn thù, cho là “bọn hèn nịnh hót phản bạn, bị lãnh đạo mua chuộc, sắp được đề bạt, rình cắn lại Dần!”.

Tử Phác thì khôn ngoan, nham hiểm, đi vào “chiến thuật tầu bò” (tiếng của Tử Phác), cứ lừ lừ làm mọi việc theo ý mình không cần lãnh đạo. Thỉnh thoảng lại “dí điện” anh em và đặt chuyện kích Trần Dần chửi thêm lãnh đạo. Lúc đó, Tử Phác đang làm thư ký toà soạn tờ Sinh hoạt văn nghệ, Tử Phác đã lợi dụng tờ báo của quân đội để Dần nổ ra hai cuộc phê bình Vượt Côn Đảo và tập thơ Việt Bắc, với một dụng ý rất xấu. Trần Dần “bốc” thơ Hoàng Cầm lên để đẩy Cầm cùng mình và Lê Đạt đả tập thơ Việt Bắc, thông qua tập thơ đó đả vào đồng chí Tố Hữu lãnh đạo văn nghệ, “hạ thần tượng” như bọn Dần đã nói.

Phải nói thêm rằng lúc này, bọn phản cách mạng bên ngoài đã đánh hơi thấy đất tốt làm ăn, và thực tế chúng đã hoạt động. Nguyễn Hữu Đang có mặt trong buổi phê bình thơ Việt Bắc đầu tiên, không nói câu nào, nhưng sau đó thả mồi nhử Dần ra bộ đội. Minh Đức “túm” được Tử Phác, in nhạc cho Tử Phác, và Tử Phác đã chạy xin giấy giới thiệu của Cục cho Minh Đức mua giấy in, nhưng không được. Trương Tửu viết thư cho Phùng Quán, tung Quán lên mây xanh: “Vượt Côn Đảo, cuốn sách hay nhất của 10 năm kháng chiến”, Quán tìm tới Tửu và tôn Tửu làm “bậc thầy” từ đó.

Suốt thời gian này, Trần Dần, Tử Phác, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh, Trúc Lâm và cả Lê Đạt, luôn luôn bỏ việc đến tụ họp rượu chè trai gái ở nhà tư sản, đầu độc cho nhau những luận điệu phản động và bàn cách tấn công lãnh đạo trong quân đội. Hoàng Cầm càng đồi trụy trong lối sống đầy thèm khát thú tính của tư sản, lối sống rất quen thuộc với Cầm thời trước cách mạng, thì những tư tưởng quan điểm thù địch càng thấm sâu vào người, và Cầm biến chất rất nhanh. Bọn họ bàn nhau “tập trung giải ngũ” để bắt bí lãnh đạo. Thấy không xong, lại bàn “phân tán giải ngũ”. Bọn họ đã thực hiện chủ trương này. Trần Dần đi tiên phong làm một lúc hai lá đơn xin ra Đảng, quân đội, có tính chất tấn công vào Đảng, quân đội như ta đã biết.

Chính những hoạt động chống đối của Trần Dần, Tử Phác và sự hùa theo càng ngày càng có ý thức của số người kể trên đã gây tình trạng rối loạn hoàn toàn, một thời gian, trong Phòng Văn nghệ Quân đội, cầm đầu hồi này là Trần Dần và Tử Phác.


Thời kỳ Nhân văn-Giai phẩm

Nhân Đại hội Đảng Cộng sản Liên Xô lần thứ 20 và Đảng ta phát hiện sai lầm Cải cách ruộng đất, Trần Dần, Hoàng Cầm, Tử Phác, Hoàng Tích Linh nắm lấy thời cơ hoạt động chống Đảng, chống chế độ một cách quyết liệt và thâm độc. Hoàng Cầm “trưởng thành” trong tư tưởng và hành động phá hoại từ Giai phẩm mùa Xuân, lúc này “sạch sẽ” hơn Dần và Phác, nhảy ra giữ liên hệ giữa nhóm chống đối trước đây trong Văn nghệ Quân đội và nhóm Giai phẩm mùa Xuân. Còn Trần Dần tuy giấu mặt lúc đầu, nhưng vẫn “nhận định tình hình” trên cơ sở lý luận phản động “hệ thống Sta-lin” do đài địch, sách báo địch và bọn phản cách mạng, gián điệp trong nước truyền đi, để điều quân và chỉ huy chiến thuật, bên cạnh là “mưu sĩ số 2” Tử Phác (theo nhận định của Dần). Dần “góp ý” để Hoàng Cầm vào thường trực Nhân văn ngay từ số 1, sau thấy còn yếu lại “góp ý” để Lê Đạt vào thêm. Dần mặc cả “chiến thuật” với Nguyễn Hữu Đang, Trần Đức Thảo về báo Nhân văn nên để “bao nhiêu trang cho chính trị, bao nhiêu trang cho văn nghệ, nên chuyển sang chính trị hay chỉ nên ở lĩnh vực văn nghệ”, làm như Dần chỉ có chủ trương đấu tranh trong lĩnh vực văn nghệ mà thôi! Sự thực, bọn Dần đã đồng tình với bọn phản cách mạng như Nguyễn Hữu Đang, với bọn gián điệp như Thụy An về căn bản rồi mà chỉ khác nhau về cách đánh. Chính Dần đã thú nhận về mình rằng: “Toàn những luận điệu phỉnh nịnh, hô hào quần chúng đi vào con đường chống Đảng, gây ra sự biến chính trị. Nhiều lúc mong có những cuộc biểu tình…” Tử Phác, Hoàng Cầm cũng đã thú nhận như vậy. Sự ngoặc nhau giữa Cầm và Nguyễn Hữu Đang đã chặt chẽ đến chỗ có lần Đang nói với Cầm: “Cần lập một nhóm chính trị”, lần khác “Cần lập một Đảng quần chúng (?)”, lần khác nữa: “Phải lập mặt trận trí thức (?)”. Đúng hệt luận điệu và chủ trương của Trương Tửu, Trần Đức Thảo bên đại học. Trong tư tưởng nhiều người trong bọn lúc đó, cũng đều là sẵn sàng nổi loạn, Phùng Quán, Phan Vũ bị kích động đến mù quáng, đã có ý nghĩ: “Nếu biểu tình nổ ra, sẽ là những xung kích sẵn sàng cầm cờ đi đầu chết cho tự do (?)”. Thật là thảm hại! Rõ ràng nhóm Nhân văn là một tập đoàn chính trị phản động có tổ chức, mục đích và âm mưu chính trị từ đầu trong đó bọn Trần Dần, Hoàng Cầm, Tử Phác, Hoàng Tích Linh và số người kể trên là cái “vốn quý” đầu tiên cho bọn phản cách mạng và tay sai đế quốc! Cái chiến thuật “võ kín” (jeu serré) của Trần Dần muốn kìm hoạt động của Nhân văn lại trong phạm vi văn nghệ, chằng qua chỉ là một thủ đoạn hiểm độc hơn để đánh lạc thực chất vấn đề nhưng cũng không thể nào che nổi con mắt sáng suốt của nhân dân quần chúng. Trần Dần vẫn thường vỗ ngực nói mình là “chân thật” nhưng ở đây Trần Dần đã không “chân thật” bằng Trương Tửu khi Tửu nói lúc bấy giờ: “Sáng tác lỗi thời rồi, vấn đề lớn đặt ra là vấn đề khác”. Vấn đề khác đây, chúng ta đã thừa hiểu Tửu định nói vấn đề gì. Trần Dần cũng không “chân thật” bằng Trần Đức Thảo khi Thảo nhận định ở buổi họp sau Nhân văn số 4: “Tình hình này cần đẩy mạnh sang chính trị!”. Rõ ràng bọn họ chỉ dùng lĩnh vực văn nghệ làm chỗ gây men để đánh lan sang các lĩnh vực khác, chỉ dùng văn nghệ làm một phương tiện để đầu độc quần chúng và kêu gọi biểu tình chống Đảng, chống Chính phủ, dùng khuynh hướng nghệ thuật này, trường phái nghệ thuật kia cũng chỉ là ngụy trang cho những tư tưởng và âm mưu chính trị phản động mà thôi. Bọn họ đã nhằm lúc Đảng gặp nhiều khó khăn và trên thế giới có nhiều vụ biến, để kích động quần chúng hòng lật đổ hoặc thay đổi chính phủ theo kiểu tư sản phản động vào dịp khoá họp Quốc hội cuối 56. Tính chất chính trị phản động ấy của nhóm Nhân văn-Giai phẩm (trong đó bọn Trần Dần, Tử Phác, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh là những phần tử nguy hiểm và quan trọng), thật không thể chối cãi được.

Tôi đi vào sự việc cụ thể để nói rõ từng người trong bọn Trần Dần, Hoàng Cầm, Tử Phác, Hoàng Tích Linh đã tham gia Nhân văn như thế nào.

Trần Công trên tuần báo Văn nghệ đã viết bài xuyên tạc sự thực để đả kích vào lãnh đạo trong Phòng Văn nghệ Quân đội và vu khống anh em trong phòng là “bán thuốc giả” cho bộ đội.

Đó là phát súng đầu tiên của số người bất mãn chống đối với lãnh đạo trong Văn nghệ Quân đội, từ sau ngày họ giải ngũ. Rồi tới lớp học 18 ngày, cả bọn đã liên tiếp phản công vào lãnh đạo trong Văn nghệ Quân đội với một sự hằn học ghê gớm. (Cần nói luôn: thời kỳ này riêng Trần Dần, Tử Phác, Hoàng Tích Linh, Phùng Quán vẫn ăn lương bộ đội, mặc áo bộ đội.) Chuyện Trần Dần giả vờ cắt cổ để vu vạ cho lãnh đạo như lời Dần đã thú nhận, được xuyên tạc đi, căm phẫn của một số văn nghệ sĩ lại chĩa nhầm vào Đảng. Trần Dần nhờ đó được đề cao thành “con người dũng cảm”, một “tử vì đạo” và nhất là sau cái bài xuyên tạc trắng trợn và hiểm độc “Con người Trần Dần” của Hoàng Cầm thì Trần Dần được suy tôn thành “con người của thời sự” (l'homme du jour). Mỗi lời nói, mỗi hành động của bọn họ đều nhằm gây căm phẫn giả tạo trong quần chúng đối với Đảng. Trần Duy sung sướng tuyên bố: “Ma haine est partagée!”. (Căm thù của tôi đã được chia sẻ!).

Trên trại sáng tác Cải cách ruộng đất, Trần Dần và Hoàng Tích Linh cùng hoạt động ráo riết. Hoàng Tích Linh tung rất nhiều tin bịa đặt đả vào bộ đội và Cải cách ruộng đất. Linh cấu kết chặt chẽ với Chu Ngọc và Nguyễn Khắc Dực, hai phần tử xấu trong giới kịch bên Hội Văn nghệ, lúc đó cùng ở trại sáng tác với Linh, để làm mưa làm gió.

Hoàng Tích Linh đã kéo Phan Vũ “cái pháo thăng thiên của làng kịch” vào nổ trên tờ Nhân văn, và vận động anh em viết kịch tập trung vào những đề tài có thể khoét sâu thêm sai lầm Cải cách ruộng đất và làm cho quần chúng hoài nghi công tác sửa sai của Đảng. Còn Trần Dần thì đề ra phương châm viết về Cải cách ruộng đất như sau: “Thứ nhất đánh vào trung ương, thứ nữa đánh vào cán bộ, thứ nữa mới đánh đến cốt cán”, cứ theo thế mà viết, mà đánh giá sáng tác về Cải cách ruộng đất!

Tới khi Hoàng Cầm ngoặc với Nguyễn Hữu Đang quyết định ra báo Nhân văn, cả bọn đồng tình và tham gia tích cực: đóng tiền, viết bài, chạy nhà in, bán báo, cổ động… thôi thì từ việc to đến việc nhỏ, làm hết, say mê phấn khởi lạ thường! Và có đủ mặt “anh tài”:


Hoàng Cầm vào thường trực, phụ trách về nội dung bài vở, liên lạc với anh em lấy bài, sửa bài cho thêm “sắc”. Hoàng Cầm là người có sáng kiến mở mục “Ôn cố tri tân” rất ác. Khi thấy đồng bào và cán bộ miền Nam phẫn nộ đối với Nhân văn, Hoàng Cầm khôn khéo lôi kéo một số văn nghệ sĩ miền Nam viết bài cho Nhân văn để lấy đó làm bình phong; tóm lại Hoàng Cầm đã đóng một vai trò rất quan trọng và “được việc”. Hoàng Tích Linh phụ trách mục kịch của Nhân văn, viết vở Xem mặt vợ đăng trên Nhân văn, nội dung đả kích tổ chức công đoàn để bênh vực cho cái lối tự do kết hôn bừa bãi, nhưng Trần Dần vẫn còn chê là “dát” và “vấn đề hay mà không biết lợi dụng”. Trúc Lâm tuy là đảng viên nhưng lúc đó đã từ bỏ lập trường Đảng, chạy sang phía địch mất rồi, Trúc Lâm đã viết bài đả mậu dịch trên Nhân văn và bài thơ “Ngọn đèn” trên Giai phẩm đả thẳng vào Đảng, ngụ ý cho sự lãnh đạo của Đảng đang tàn rụi như ngọn đèn sắp tắt. Quế Lâm được phân công phụ trách mục “Không phải chuyện cười” và đã đi ô-tô của Trần Thịnh về Nam Định nói loa quảng cáo cho Nhân văn. Việc làm đó của Quế Lâm mới đúng là “không phải chuyện cười” thật! Trần Công đồng tình cho Lê Đạt mượn tên ký dưới bài “Chống bè phái trong văn nghệ”. Trần Công và Trần Thịnh đồng tình cho Nguyễn Hữu Đang mượn tên hai người ký dưới bài “Đã tiến, cần tiến thêm bước nữa”. Bản thân Trần Công cũng đã viết bài thứ hai “Chống bè phái trong văn nghệ”. Trần Công lại giới thiệu với Nhân văn, Trần Thịnh, con một tư sản thầu dây thép gai để đế quốc xây lô-cốt hồi chúng còn ở miền Bắc. Trần Thịnh và anh Thịnh là Trần Quế cho mượn ô-tô và bỏ tiền ra “ủng hộ” Nhân văn. Trụ sở Nhân văn chuyển từ nhà Minh Đức sang nhà Trần Duy, có lần đã chuyển sang nhà Trần Thịnh. Ở nhà Thịnh luôn luôn có gái, rượu, đài địch mở ngày và đêm. Nguyễn Hữu Đang bầy kế hoạch cho Trần Công về Xưởng phim Việt Nam - nơi Trần Công công tác - vận động quần chúng đập ai kéo ai trong bộ phận lãnh đạo. Trần Công đã tỏ ra là một tay sai đắc lực, hung hăng của bọn cầm đầu Nhân văn. Trần Công tự phong là đạo diễn, lôi kéo một số anh em điện ảnh ra làm báo Sáng tạo - đứa em của Nhân văn - bằng tiền của Trần Thịnh. Còn Phùng Quán, hồi này, không còn phải là một “cái loa”, một “tay sai” tầm thường nữa mà nhờ sự bồi dưỡng “tận tâm” và “nhiệt tình” của các “bậc thầy” và các “bậc đàn anh”, Quán đã “tiến bộ” có thể “độc lập tác chiến” được một cách vững vàng. Quán tiếc không được dự phần quan trọng xứng đáng trong Nhân văn. Tuy vậy, Quán đã tích cực tuyên truyển cổ động cho Nhân văn, là người đầu tiên mang Nhân văn về Phòng Văn nghệ Quân đội và Đoàn kịch Tổng cục Chính trị, hàng ngày đưa về phòng những tin tức luận điệu phản động, lôi kéo một số ít anh em hoang mang trong phòng theo khuynh hướng Nhân văn, và thực tế Quán đã lôi kéo được một hai người, điều mà Quán rất tự hào! Quán càng nổi lên chống đối với lãnh đạo Phòng Văn nghệ Quân đội bao nhiêu thì Quán lại càng được bọn kia phỉnh nịnh bấy nhiêu. Quán được tặng biệt hiệu “Cây thông trong Văn nghệ Quân đội”; Quán được Trần Duy khen: “Phùng Quán hăng hái như một Triệu Tử Long”; Quán được con gián điệp Thụy An khen: “Anh sôi nổi quá! tuổi già của tôi thấy ghen với tuổi trẻ của anh!”. Và đúng ý bọn kia nhất khi dùng Quán: “Một khẩu pháo nhỏ chống lại 30 đại bác Phòng Văn nghệ Quân đội”. Trong khi Quán tự phong cho mình, chả khác gì Trần Dần trước đây, là “người cộng sản nhất Phòng Văn nghệ”, là “xã hội không thể thiếu được mình” thì sự thực Quán chỉ đã là một “con rối” nguy hiểm và thảm hại.

Còn Tử Phác? Phác bầy mưu tính kế, bàn bạc với Trần Dần những vấn đề “nhận định lực lượng”, “cách đánh”… như mọi khi Phác thường làm. Đặc biệt lần này, Tử Phác còn tham gia tích cực, từ việc nhỏ như chữa mo-rát, Phác cũng làm, làm với tinh thần: “làm được gì cho Nhân văn thì tích cực làm”. Đó là một “tác phong công tác” mà hầu như không thấy Tử Phác có bao giờ khi Tử Phác còn trong bộ đội. Ngoài ra Tử Phác còn chọn bài dịch, với dụng ý xấu, Nguyễn Hữu Đang cắt xén để xuyên tạc thêm, Tử Phác đã đồng tình và cho là giỏi. Tử Phác còn định làm mục “Điểm các báo” trên tờ Nhân văn để đả vào đường lối tuyên truyển của Đảng.

Hồi này “được thế”, bọn cầm đầu thường thường tổ chức tiệc tùng chè chén, bữa ngọt bữa mặn, ăn uống ngon lành với tiền của Minh Đức và của bọn tư sản phản động, tâng bốc nhau và chửi bới chế độ, chửi bới lãnh đạo. Có lần bọn họ đã “đùa” chia “ghế” bộ trưởng, vụ trưởng cho nhau. Tự họ đã phơi trần âm mưu bẩn thỉu của họ mà trên tờ Nhân văn, họ vẫn che đậy bằng danh từ lừa bịp “vì trách nhiệm đối với quần chúng (?)”, “vì trăm hoa đua nở”, “vì chống công thức,đi tìm cái mới”, v.v…

Tóm lại trong thời kỳ này, bọn Trần Dần, Tử Phác, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh đã “say mê” (lời của Hoàng Cầm) hoạt động, mỗi người mỗi vẻ, tư tưởng thù địch dâng lên ngập đầu ngập óc, nó trở thành máu thịt của bọn họ, từ cái nhìn, cái nghe, cái ăn, cái nói, tất cả đều mang một ý thức chống đối, hằn thù với Đảng, với nhân dân. Vì quyền lợi giai cấp đối địch như Trần Dần, Tử Phác, Hoàng Tích Linh (con quan lại cũ, vợ buôn lậu và cho vay nợ lãi) hoặc vì thái độ chính trị đã trở thành đối địch như Hoàng Cầm, Trần Công, Phùng Quán…, bọn họ đã ngoặc một cách tự giác và chặt chẽ với bọn phản cách mạng và tư sản phản động để hòng thực hiện âm mưu đen tối của chúng nhưng nhân dân đã kịp thời vạch mặt và chặn tay chúng lại. Không những chúng không cải tà quy chính mà còn lợi dụng thái độ khoan hồng của nhân dân, của Đảng đối với chúng, để tiếp tục hoạt động phá hoại tinh vi và hiểm độc hơn.


Thời kỳ sau Nhân văn

Nhân văn bị đóng cửa, Trần Dần với ý thức của một kẻ cầm đầu “gan dạ” nhất bọn, đứng ra củng cố tinh thần và hàng ngũ bọn Dần bằng luận điệu lừa bịp của Nguyễn Hữu Đang: “Trung ương rồi sẽ sửa sai”. Với chiến thuật “võ kín”, Dần ít đi đâu, nhưng những người trong bọn thường tới nhà chịu sự “ban phát tư tưởng” của Dần. Đặc biệt thời kỳ này, Nguyễn Hữu Đang lại hay tới gặp Dần hơn thời kỳ trước. Đang và Dần đã bàn bạc, âm mưu gì trong những cuộc gặp gỡ tay đôi này? Thụy An và tay sai Thụy An cũng đến tìm Dần ở nhà đôi ba lần. Dần cũng gặp Thảo hai lần, lần sau được Thảo truyền cho lý luận phản động cho rằng “có hai phe trong Đảng, phe tiến bộ và phe quan liêu luôn luôn mâu thuẫn và đi đến chỗ tiêu diệt nhau. Cần phải giúp phe tiến bộ đánh đổ ‘hệ thống quan liêu ấy’ thì đời sống mới thoải mái được”. Dần nói sau lần gặp Thảo này, Dần “vỡ” ra nhiều trước luận điệu ấy của Thảo. Sự thực Đảng ta vốn có truyền thống đoàn kết nhất trí trong kháng chiến cũng như trong hoà bình. Đảng ta có nguyên tắc phê bình tự phê bình để giải quyết những mâu thuẫn nội bộ. Đảng ta bao giờ cũng chủ trương chống bệnh quan liêu trong hàng ngũ của Đảng, bao giờ cũng gắn bó với quyền lợi của quần chúng và đi theo đường lối quần chúng. Luận điệu trên chỉ là luận điệu của bọn trốt-kít phản động, dựng lên những mâu thuẫn giả tạo để có thể khoác cái vỏ mác-xít, vỏ tiến bộ lừa bịp nhân dân để đánh lại Đảng, đánh lại chế độ. Có thể nói trong thời kỳ này, bọn Dần đã “trau dồi” cho nhau về lý luận phản động với một “tinh thần học tập” khá sôi nổi. Sách báo phản động ở lò Thụy An, Trần Đức Thảo tuồn ra càng nhiều. Không đủ, đánh máy thêm, truyền tay cho nhau đọc và truyền miệng. Phùng Quán là một cái loa đắc lực. Tổ chức học tập báo phản động Thời đại mới (Temps modernes), Lê Đạt thuyết trình, có thảo luận hẳn hoi. Chu Ngọc rủ Hoàng Tích Linh đến học “triết lý” của Trần Đức Thảo. Thảo hứa với Quán sẽ mở một lớp riêng huấn luyện cho bọn trẻ. Hoàng Tích Linh ở nhà một tư sản, luôn theo dõi đài địch, mỗi lần thấy báo sắp có buổi phát thanh riêng về Nhân văn, lại đi triệu tập “anh em” đến nghe. “Anh em” rất phấn khởi khi thấy đài địch đề cao Nhân văn, đọc bài Nhân văn, và thường khen: “Chúng nó chửi có kỹ thuật lắm”! Chủ trương của Văn Cao, Trần Dần là “phục xuống sáng tác” đợi thời cơ, “lấy cái nhỏ đánh cái to” mà “đã viết thì phải lách” nghĩa là nhất thiết phải luồn được vào sáng tác chất đả kích. Hoàng Tích Linh đọc vở Cơm mới ở nhà Phan Tại, có Thụy An nghe. Mọi người đều khen “hay”. Bàn nhau dùng cái thòng lòng tượng trưng cho Cải cách ruộng đất làm hình tượng chính trên sân khấu. Sau Hoàng Tích Linh có chữa khéo đi ít nhiều để đăng trên báo Văn, Trần Dần chê là “dát, mất hay đi nhiều!”. Sự thực Linh chẳng “dát” gì. Trong sáng tác, Linh luồn khéo và độc như rắn. Linh còn biết bảo đồng loã: “Chúng mày đánh được đấy nhưng còn đánh hở lắm”. Có lần, Linh đã tự khen công khai: “Tao vừa viết vở kịch hay lắm. Đả thẳng vào Đảng”. Phùng Quán làm bài thơ “Lời mẹ dặn”. Trần Dần, Văn Cao kéo Quán đi khao chả cá, Văn Cao khen: “Phùng Quán viết khá, không đánh vào hiện tượng mà biết đả thẳng vào bản chất”. Những sáng tác kiểu hai mặt như thể nhan nhản ra đời, không thể kể hết ở đây.

Ít lâu sau, “nhận định tình hình thấy bế tắc”, bọn họ đối phó bằng chủ trương: “Chuyển nhanh sang tô hồng. Làm ngay đi!” Không phải bọn họ có ý định tốt đẹp gì mà thực ra để gây lại một phần tín nhiệm trong quần chúng, bọn họ thấy cần phải “thay đổi phương pháp hoạt động để giữ đất làm ăn”. Tuy vậy, ý thức tư tưởng phản động đã ngấm sâu vào đầu óc, bọn họ không thể viết cái gì mà không xen vào một hai câu đả chế độ, đả nhân dân. Như khi Hoàng Tích Linh viết vở kịch Hạt giống cố tình viết “tô hồng” rồi mà sau cùng Linh vẫn phải “gài” một câu đả kích ở đoạn kết mới yên tâm. Chính Linh đã nói ra miệng như vậy.

Không phải bọn Trần Dần chỉ lũng loạn về mặt tư tưởng và sáng tác, bọn họ đã lũng đoạn rất nhiều về mặt tổ chức, kéo bè kéo cánh, nắm cơ sở trong các hội văn học nghệ thuật như Hoàng Cầm ở nhà xuất bản Hội Nhà văn, Trần Dần ở Ban nghiên cứu sáng tác, Tử Phác ở Hội Nhạc sĩ và trên tờ Tập san Âm nhạc; tuần báo Văn bị lũng đoạn như thế nào, v.v… nhiều bài đã nói tới rồi, tôi không nhắc lại ở đây. Đặc biệt tôi nói tới âm mưu tấn công vào Đoàn kịch nói Tổng cục Chính trị của họ.

“Thời kỳ sóng gió đã qua rồi”, Hoàng Tích Linh lại nghĩ đến chuyện “làm ăn”. Linh, trong bụng thèm địa vị, muốn trở về bộ đội làm đoàn trưởng đoàn kịch nói nhưng vừa ngại “anh em” vừa ngại phải tuân theo điều lệnh của bộ đội. Linh tìm đến hỏi ý kiến “tiên chỉ” Văn Cao. Văn Cao bảo: “Cứ về mà nắm lấy đoàn kịch làm công cụ biểu diễn”. Linh và bọn Linh bắt đầu hoạt động theo hướng đó. Gặp các đồng chí diễn viên, Linh tìm cách đề cao mình: “Mình về đoàn mình sẽ tổ chức cho các cậu học văn học và lập hội đồng chuyên môn, không tiền đồ các cậu bi lắm”, đồng thời hạ uy tín cán bộ phụ trách đoàn: “Chúng nó không thể làm chuyên môn được, không có máu đạo diễn, đạo diễn một vở thì uy tín sụp ngay”. Linh phỉnh nịnh diễn viên một cách khá trắng trợn và khôi hài: “Tớ rất mến các cậu!”; “Phải mạnh tay viết, không cần học chính trị thì tác phẩm mới hay được. Tớ về đoàn, sẽ để các cậu tự do thoải mái”. Nhưng quân đội đã nhìn rõ âm mưu đen tối của bọn Linh, chặn không cho Linh chui được vào đoàn và trả lại Linh vở Cơm mới mà Linh định mập mờ đưa vào cho đoàn diễn. Linh đành phải xin giải ngũ. Hằn học, bọn Linh quay sang đả liên tiếp vào cán bộ phụ trách đoàn, chia rẽ diễn viên với lãnh đạo: “Chúng nó dùng diễn viên như con rối, con cờ. Chúng nó chỉ muốn leo lên, thiết gì đến chúng mày!”, rồi đưa ra cái lối “lập nhóm sáng tác, đạo diễn” để kều một số đạo diễn và diễn viên khá ra ngoài: “Tao khuyên mày nên ra bộ đội. Tường dày bốn phía thế này, sáng tác thế nào được!” hoặc “Cậu ra ngoài làm kịch tư, rích tiền!” hoặc đem kịch bản của một số anh em Văn nghệ Quân đội sang cho đoàn kịch điện ảnh tập rồi tung dư luận cho là lãnh đạo bên quân đội là hẹp hòi, thành kiến. Bọn Linh đánh vào chỗ yếu của một số người muốn sống cái kiểu tự do bừa bãi, kiêu ngạo tự cho mình có thể làm lớn không cần sự giáo dục của Đảng, thực ra đi theo con đường của bọn Linh chỉ có thể đến chỗ bế tắc sa đoạ. Đối với nữ diễn viên, bọn Linh thường lợi dụng chỗ sinh hoạt lúc này còn khó khăn trong hoàn cảnh chị em có con nhỏ để làm cho chị em phải suy nghĩ thắc mắc về tương lai, không yên tâm phục vụ trong bộ đội. Những luận điệu đó của bọn Linh không phải đã không ảnh hưởng phần nào tới sự lãnh đạo của Đoàn Kịch nói, lan cả sang Đoàn Ca vũ và tư tưởng của anh chị em diễn viên. Một số giao động đòi giải ngũ, một số ít theo luận điệu “phải bất khuất, phải vùng lên” đã không muốn lãnh đạo tham gia góp ý vào chuyên môn, chỉ thích làm những cái lớn, nặng về kỹ thuật, coi nhẹ nội dung tư tưởng của sáng tác và yêu cầu trước mắt của bộ đội. Có người đã nói rất văn vẻ nhưng cũng rất sai lầm là: “Ở bộ đội như chim ở lồng, phải bay ra khỏi lồng để hót những tiếng hót tự nhiên”. Quân đội ta có kỷ luật, có tổ chức chặt chẽ, không thể dung thứ cái kiểu “tự do thoải mái” thoát ly lãnh đạo ấy được. Muốn thoát khỏi bộ đội để đi vào cái kiểu “tự do thoải mái” của bọn Linh thì chỉ có thể rơi vào cái lồng của tư sản, hót những tiếng hót ca ngợi tư sản, chống đối lại nhân dân như bọn Trần Dần, Tử Phác, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh đã làm và như chúng ta đã thấy! Một cái gương tầy liếp là con đường Phùng Quán đã đi sau khi giải ngũ với lời hứa hẹn của Hoàng Cầm: “Cứ ra bộ đội, tao in sách cho mà sống!”.

Hãy nghe Hoàng Tích Linh nói tâm sự của Linh. Linh nói rằng Linh với quần chúng không thể nào hoà hợp được, ra phố thấy nhân dân tươi cười như trong ngày bầu cử Hội đồng Nhân dân thành phố Hà Nội, thì Linh thấy buồn. Cái “buồn” của Linh, không phải chỉ mình Linh thấy đâu. Cả bọn Trần Dần, Hoàng Cầm, Tử Phác, cả bọn Nhân văn-Giai phẩm đều “buồn” như thế trước chế độ ngày một tốt đẹp hơn của chúng ta mà những lời nói hành động phá hoại của bọn họ dù có điên cuồng thâm hiểm tráo trở đến chừng nào cũng không thể bôi đen hoặc thay đổi được. Bọn họ càng sa đoạ về tư tưởng, về chính trị, càng tự thấy đời sống của họ “ảm đạm tối tăm quằn quại, không lối thoát”. Chắc chắn, bọn họ sẽ dìm mình xuống vực thẳm, nếu họ không muốn vươn tới ánh sáng của chế độ ta. Bàn tay chuyên chính của vô sản quyết không để cho họ thực hiện những ý muốn phản động của họ hòng cản trở bước đường tiến lên xã hội chủ nghĩa của chúng ta ở miền Bắc. Bao kế hoạch “giải toả” kiểu Trần Dần, Văn Cao, bao “mưu mẹo” trá hàng của mưu sĩ số 2 Tử Phác và của mưu sĩ số 1 Đặng Đình Hưng cũng không thể củng cố tinh thần cho bọn họ. Bọn họ muốn có “một cuộc biểu tình, một cuộc nổi loạn để giải thoát cho mình”, nhưng không bao giờ có một cuộc biểu tình theo ý muốn họ được. Đó là một điều chắc chắn. Nhân dân và bộ đội chúng ta dưới sự lãnh đạo của Đảng đã đổ biết bao xương máu trong kháng chiến, bao mồ hôi trong kiến thiết hoà bình để xây dựng một chế độ tươi đẹp như thế này, không bao giờ lại để cho bọn họ phản bội lật đổ đi được. Tất nhiên họ chỉ có một con đường giải thoát cái tâm trạng tối đen của họ là lao mình vào rượu chè, thuốc sái, đĩ bợm. Hoàng Tích Linh rủ anh em về quê Linh hút thuốc phiện. Tử Phác vác bàn đèn về nhà. Trần Dần bảo: “Không còn đất sống”. Đúng, chế độ ta không thừa đất để nuôi những con người phản dân phản nước mà ngoan cố không chịu cải tạo. Lê Đạt nói: “Chỗ nào sống tốt, chỗ ấy là Tổ quốc”. Chúng ta không lấy làm ngạc nhiên, bởi vì con đường tất nhiên bọn họ đi tới là như thế. Những người đã chống đối với chế độ, chống đối với nhân dân, cũng không thể có Tổ quốc được. Cái “mới, mới, mới”, cái “bay cho cao, bay cho xa”, cái “hãy đi mãi” rốt cuộc cũng chỉ là như thế đó: mất hết phẩm chất con người, sẵn sàng làm tay sai cho bọn đế quốc tư sản phản động!


*


Một đồng chí văn nghệ sĩ Nam Bộ đã kể lại cho chúng tôi nghe câu chuyện sau đây. Một hôm, bọn Mỹ-Diệm đem báo Nhân văn ra dán ở một đầu phố Sài Gòn nhằm dụng ý để cho đồng bào miền Nam đọc, “biết tình hình Việt cộng ở miền Bắc đen tối như thế nào!”. Một chị đứng đọc hồi lâu rồi không giữ nổi căm giận, chị giơ tay xé tan tờ Nhân văn trước mặt chị. Một phát súng của một tên lính Mỹ-Diệm lập tức xuyên qua lưng chị, và chị đã gục xuống. Máu từ ngực chị đã thấm đỏ những trang báo Nhân văn. Đồng chí kể xong, nói: “Tội ác ấy, đồng bào miền Nam không bao giờ quên được!”.

Bộ đội chúng ta cũng không thể quên được rằng máu nhân dân và bộ đội chúng ta đã đổ ở Quỳnh Lưu, máu nhân dân và những chiến sĩ cộng sản đã đổ ở Hung-ga-ri, vào giữa thời kỳ nhóm Nhân văn-Giai phẩm đang tung hoành ở Hà Nội.

Suốt 3 năm qua, tội lỗi của nhóm phá hoại Nhân văn-Giai phẩm, trong đó bọn Trần Dần, Tử Phác, Hoàng Cầm, Hoàng Tích Linh đã đóng một vai trò chủ chốt, thật là lớn đối với Đảng, đối với chế độ, đối với nhân dân, đối với Tổ quốc, không thể tha thứ được. Bộ đội chúng ta rất căm phẫn, nhất là đối với số người trước đây đã ở trong bộ đội, thời gian qua lợi dụng cái vốn kháng chiến, cái áo bộ đội để quay trở lại đánh vào hàng ngũ chúng ta và làm những việc hại dân hại nước.

Bộ đội chúng ta muốn nói với họ rằng:

Họ không thể lợi dụng chính sách khoan hồng của Đảng được nữa.

Họ không thể lừa dối nhân dân, bộ đội được nữa.

Trước mặt họ, chỉ có một con đường:

Đầu hàng thực bụng, ăn năn hối lỗi, quyết tâm cải tạo từ đầu, theo con đường cách mạng, con đường của Đảng.

Quyết không thể có con đường thứ hai được!

4-58
Nguồn: Văn nghệ Quân Ä‘á»™i, số 5 (tháng 5-1958), tr. 63-69. Bản Ä‘iện tá»­ do talawas thá»±c hiện.