trang chủ talaCu ý kiến ngắn spectrum sách mới tòa soạn hỗ trợ talawas
  1 - 20 / 434 bài
  1 - 20 / 434 bài
tìm
 
(dùng Unicode hoặc không dấu)
tác giả:
A B C D Đ E F G H I J K L M N O P Q R S T U V W X Y Ý Z
Xã hộiĐời sống hiện đại
Loạt bài: Ngày Báo chí Việt Nam 21 tháng Sáu
 1   2   3   4   5   6   7   8   9   10   11   12   13   14   15   16   17   18   19   20   21   22   23   24   25   26   27   28   29   30   31   32   33   34   35   36   37   38   39   40   41   42   43   44   45   46   47   48   49 
2.9.2004
Patrick Raszelenberg
Giao diện mới của talawas: Một bullshit tất yếu
(Trả lời Xanh Melan)
 
Trong một bài viết gần đây, Xanh Melan xác định rằng “giao diện mới của talawas đơn giản là bullshit”: Vâng, bảo nó là ape doo doo thì cũng được. Thưa Xanh Melan, giao diện của talawas tất nhiên là dở hơi vì nó phải thích hợp với nội dung. Làm sao có thể tuyên truyền cho một trang web loạn trí bằng một giao diện tuân theo lý trí lành mạnh?

Hãy xem kỹ: Hệ thống tìm kiếm của trang web không thể đặt ở vị trí khiêm tốn hơn như anh đòi hỏi vì nó phải phản ảnh thái độ phô trương thanh thế trí thức (giả, như nhiều người đã nhận ra) của talawas. Đặt ở vị trí được để ý nhất cả trang, ngay ở giữa và gần trên cùng, có nghĩa là nó biểu thị cho sự tinh tướng của webmaster siêu việt của talawas, người đã thâu tóm đại ý của talawas trong một biểu tượng vừa nhàm chán vừa ngô nghê.

Hãy so sánh với bất cứ trang web chuyên nghiệp nào trong nước, chẳng hạn như VnExpress: một phần ba của trang (cột phải) được dành cho những lời khuyên bổ ích như “hãy khởi động ngay kỳ nghỉ với Ford“ và các quảng cáo đầy ý nghĩa sâu sắc như “Bringing Vietnamese Culture To the World“ của hãng Hàng không quốc gia – hãng này chưa kịp xếp thư độc giả của Trần Hùng Nam ngày 20 tháng tám („Bye Bye Vietnam Airlines“) vào những lời ca tụng mình. Ở talawas không có loại quảng cáo này vì khó tưởng tượng một công ty tự trọng như hãng Hàng không quốc gia của Việt Nam có thể tung cánh trên một trang web bị mắc hội chứng Đao (Down syndrome). Đơn giản mà thấy, talawas không thể “mang văn hóa Việt Nam đến với thế giới“ dầu nói cho đúng ra, nó cũng nên làm như vậy. Nhưng có lẽ nên để talawas mang văn hóa Việt Nam đến với cả địa cầu, bằng cách mời đội QK 7 tham dự champions league chẳng hạn.

Giao diện của talawas thuộc trường phái phá hình tượng hay sùng bái thần tượng, tùy theo. Phá hình tượng mỹ học, sùng bái thần tượng thẩm mỹ tồi tệ. Một trang web không tự biết mình (ta la was?) thì làm sao biết được mình phải trông như thế nào. Giao diện này bảo vệ cho một chân lý hiển nhiên: sự hiểu biết nào cũng có giới hạn nhưng sự ngu dốt thì thật là vô hạn.

Thưa Xanh Melan, anh miêu tả giao diện talawas như thể nó là một con ếch vừa đâm vào Mike Tyson và đang giãy chết. Sao anh không làm đốc-tờ giúp talawas diệt trừ ổ dịch đa nguồn, xuất phát từ nhiều bệnh lẻ khác nhau, ví dụ như bệnh chế nhạo: cái gì cũng bài, cũng bác. Và cái nào không hậu hiện đại thì đốt luôn. Một chiến dịch lớn để xé nát từng mảnh truyền thống thuần phong mỹ tục tốt đẹp. Và đầy đủ các trò điên cuồng như phê bình những tác phẩm văn học, nghệ thuật mang tính đột phá khẩu của sáng tạo cao cả như phim “Ký ức Điện Biên”.

Về navigator, anh đánh giá quá đúng: “Không nên để lộ ra các ngõ hẹp, bởi sẽ làm những con lừa rối trí. Hệ thống navigator được kiến thiết theo kiểu "chợ trời" của talawas chỉ khiến những con lừa hoa mắt, chạy lung tung, đâm sầm vào các ngõ ngách khác nhau và cuối cùng là... lạc đường.“

Vâng, bị đâm sầm vào các ngõ hẹp của talawas không thể so sánh với lướt trên các đại lộ rộng rãi của “The Onion” dẫn vào “Rural Nebraskan Not Sure He Could Handle Frantic Pace of Omaha” (17.1.2001). Ngoài ra, các con lừa khét tiếng vì mãi mãi đứng im, mặc kệ tình trạng lộn xộn dọc ngang quanh mình. Chỉ có hạng độc giả minh triết mới thường bị lạc đường. Độc giả hậu hiện đại của anh, tức con lừa, phải nhìn chằm chằm vào cái nốt ở giữa trang talawas, ngay trên ô tìm kiếm, tự hỏi sao lại không bấm được vào nó?

Sở dĩ talawas dùng màn hình > = 17 inches, gây bất tiện cho độc giả trong nước vẫn đang sử dụng màn hình 14 inches, là vì chưa có kế hoạch nhập khẩu màn hình Việt Nam cho toàn bộ toà soạn. Năm ngoái có một độc giả cổ điển (hạng minh triết) tặng cho toà soạn 2 chiếc màn hình 14 inches, nhưng vì toà soạn quá đông, lại chưa lên kế hoạch rút thăm nhận quà, nên chúng vẫn chưa được đem ra sử dụng. Tóm lại, lỗi là ở tình trạng vô chính phủ, vô tổ chức, không biết lập kế hoạch của talawas.

Theo anh, độc giả talawas được liệt vào ba loại: độc giả cổ điển, tức minh triết, không cần được hướng dẫn; độc giả hiện đại, tức con lừa, phải được hướng dẫn khá nhiều; và độc giả hậu hiện đại, tức con lừa thực thụ, không còn tự hiểu được gì cả. Như thế cũng chưa đầy đủ lắm vì theo các nhà văn Nam Mỹ, talawas có ít nhất bốn loại độc giả: Độc giả chính thống cùng họ với loài chim goofus bird của Borges, chỉ biết bay ngược vì không quan tâm đến vấn đề “đi đâu”, mà chỉ quan tâm đến vấn đề “đã ở đâu”. Rồi độc giả luẩn quẩn kiểu loài chim pinnacle grouse của Borges chỉ có một cánh và như vậy chỉ có thể bay về một hướng. Ngoài ra, còn độc giả hembra của Cortázar, tức là độc giả nữ, đọc gì cũng bằng thái độ tiêu dùng chứ không chịu suy diễn cùng tác giả [ai bảo nhà văn Nam Mỹ không kỳ thị?]. Cuối cùng, độc giả cómplice của Cortázar, độc giả đồng loã, ăn cắp cùng tác giả những ý nghĩ hay nhất của truyện và như vậy tái xác nhận câu của Proust rằng một tác phẩm được độc giả “viết” hết, vì chỉ có độc giả mới quyết định tác phẩm được đánh giá như thế nào. Quyết định bằng cách đọc của mình. Thế thì sao lại trách talawas?

Nếu chỉ chê giao diện mới của talawas là bệnh hoạn thì Xanh Melan vẫn còn khá rộng lượng đấy. Hình thức phải phù hợp với nội dung, vậy một trang web tượng trưng cho tâm thần rối loạn về phương diện nội dung, một chứng bệnh khá phổ biến trên mạng và đang được các bác sĩ tâm lý nghiên cứu dưới mật khẩu “hội chứng mạng thần rối loạn” hay nói tắt “talaloạn”, thì cũng nên chập cheng về phương diện hình thức?

Và người ta không còn ngạc nhiên khi thấy talawas đang nằm ở phòng riêng của bộ phận tăng cường theo dõi các trang khùng.

© 2004 talawas